Phong cách sống
50 Câu thả thính ngày Tết khiến crush “đổ gục”
Vào ngày Tết, bên cạnh gửi cho nhau những lời chúc năm mới thì đây còn là dịp “buông” những câu thả thính để tán đổ crush, với nguyện ước trong năm mới thoát kiếp FA. Vậy, những câu thả thính ngày Tết nào “chất” nhất, hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây để biết được bí kíp tán gái bạn nhé!
1. Câu thả thính ngày Tết bằng thơ
Những câu thơ với vần điệu liền mạch, vui tươi và có phần tinh nghịch, chắc chắn sẽ khiến crush của bạn “đổ gục” ngay lập tức. Cụ thể, bạn có thể tham khảo những câu sau đây:
1. Tết ăn bánh kẹo thả ga
Có điều ngọt nhất vẫn là yêu anh
2. Tết này bánh kẹo ngập nhà
Anh thích kitkat hay là kiss em
3. Mời anh một cốc trà đào
Tiện cho em hỏi lối vào tim anh
4. Trân châu nấu với đường đen
Uống xong cho thiếp làm quen với chàng
5. Tết này em lại lên chùa
Không yêu em cũng bỏ bùa cho yêu
6. Bao nhiêu tiếng pháo giao thừa
Bao nhiêu thính bả mới lừa được anh
7. Mứt dừa đi với chè xanh
Còn em cũng phải có anh mới vần
8. Nem rán canh măng trên cỗ Tết
Cưới rồi em làm hết cho anh
9. Giao thừa em lại làm gà luộc
Chỉ mong năm tới thuộc về anh
10. Ăn thử một chiếc kẹo ngô
Em ơi em đã có bồ hay chưa
11. Tết này chẳng thiếu bí đao
Còn em sao lại nỡ nào thiếu anh
12. Lì xì thì màu đỏ
Bánh chưng thì màu xanh
Lẽ nào anh không biết
Em đang thầm thích anh
13. Tết ngồi cắn chút hạt dưa
Bao lâu mới được đưa em về nhà
14. Tết này đã có hoa đào
Còn em chưa có anh nào rước đi
15. Giao thừa không có Táo quân
Năm nay anh biết quây quần bên ai
16. Tết này anh có được em
Thì chẳng khác gì chén trà sen ân tình
17. Anh ơi em thích chả giò
Cũng thích luôn cả việc hẹn hò với anh
18. Tết thì chẳng thiếu bí đao
Còn em sao lại nỡ (lòng) nào thiếu anh
19. Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ
Thì thầm nói nhỏ "Em yêu anh"
20. Xuân sang cây lá có cành
Vậy cho em hỏi anh đã có ai chưa.
Bạn có thể tận dụng các câu thơ để thả thính người mình thầm thích trong dịp Tết
2. Thả thính bằng status
Bên cạnh những câu thả thính ngày Tết bằng thơ thì bạn có thể áp dụng các status thả thính dưới đây, đảm bảo crush cũng sẽ “đổ gục” ngay.
1. Tết này em không thích một mình, một mình mãi chán lắm rồi!
2. Ơ kìa, ánh mắt của em còn chói hơn cả sắc vàng cây mai bố anh mới mua.
3. Hoa đào có sắc hồng, tựa như đôi má của em vậy!
4. Anh thích em nhiều hơn cả những nụ đào đang bung tỏa trong vườn.
5. Ngoài kia người ta rộn ràng chơi Tết, em cũng muốn như người ta.
6. Miền Bắc có hoa đào, miền Nam có hoa mai, còn em thì mong có anh.
7. Tết này, đường đi vào trái tim anh là đường nào vậy.
8. Tết này có rất nhiều điều hạnh phúc, nhưng hạnh phúc nhất vẫn là có anh.
9. Dự báo thời tiết Tết 2020 nói rằng, có em ở cạnh anh.
10. Tết này anh không cần bánh mứt, vì có môi em ngọt tựa sen hồng. Tết này anh không cần đốt pháo, vì tiếng cười em rộn rã cả lòng anh.
11. 30 chưa phải là Tết và em thì vẫn mãi chưa hết thích anh.
14. Trong năm Canh Tý, em có đồng ý chấp nhận mã gen của anh không?
15. Tết này người ta muốn đưa e hoa, quà. Nhưng em lại muốn anh đưa em về dinh.
16. Bắc Đẩu đã có Nam Tào. Còn anh đã có người nào hay chưa.
17. Tết nay uống cà phê không đường. Liệu anh có muốn cùng đường với em.
18. Bia xuân không thể giải sầu, uống là để biết trong đầu nhớ ai.
19. Tết này em lại lên chùa. Không yêu em cũng bỏ bùa cho yêu.
20. Ăn bánh chưng rồi lại... lưng chừng thích em.
Những câu status thả thính ngày Tết chắc chắn sẽ khiến crush “đổ gục”
Qua bài viết trên đây, chắc chắn bạn đã có trong tay những câu thả thính ngày Tết “chất như nước cất”. Ngoài ra, để có thể chinh phục được trái tim của nàng, bạn có thể tham khảo khóa học "Trở thành nghệ sĩ tán gái bậc thầy" của giảng viên Hoàng Linh (Link PUA) có trên Unica.vn.
>> Mách bạn những lời chúc Tết cho người yêu 2020 hay nhất
>> Cách nhắn tin làm quen bạn gái trên Facebook khiến nàng “đổ gục” nhanh chóng
Tham khảo khóa học "Trở thành nghệ sĩ tán gái bậc thầy"
Lộ trình khóa học có 41 bài giảng với thời lượng 02 giờ 43 phút, bao gồm các chủ đề như: Mindest để thành công, giải mã tâm lý phái đẹp, các cách bắt chuyện phái đẹp, hướng dẫn tiếp cận nàng trong từng hoàn cảnh cụ thể, trình tự một cuộc trò chuyện hấp dẫn, nguyên tắc để tiếp cận nàng thành công.
Kết thúc khóa học, bạn sẽ được trang bị những kiến thức và tuyệt chiêu tán gái đỉnh cao nhằm chiếm giữ trái tim nàng một cách nhanh chóng.
Vậy còn chần chừ gì mà không nhanh tay đăng ký để có cơ hội sở hữu khóa học ngay hôm nay bạn nhé !
XEM NGAY: Trở thành nghệ sĩ tán gái bậc thầy
13/01/2020
6674 Lượt xem
Nên cúng ông Táo buổi nào là tốt nhất?
Nên cúng ông Táo buổi nào là tốt nhất? chính là thắc mắc chung của nhiều người. Để phong tục cổ truyền tốt đẹp này của người Việt được thực hiện một cách trọn vẹn nhất, bạn hãy tham khảo thêm các kiến thức mà Unica tổng hợp dưới đây.
1. Nên cúng ông Táo buổi nào?
Phong tục cúng ông Công ông Táo được xem là một trong những nghi lễ quan trọng của người Việt. Theo quan niệm từ xa xưa, việc cúng ông Táo là để tiễn ông về trời báo cáo tình hình trong năm qua của gia đình gia chủ. Đồng thời, báo cáo những nguyện ước của gia chủ trong năm mới. Do đó, gia chủ cần sắm đầy đủ lễ vật để thể hiện lòng thành của mình với thần linh, tổ tiên.
Trong phong tục của người Việt, lễ cúng ông Công ông Táo sẽ được tiến hành vào ngày 23 tháng Chạp, đây là ngày chính thức ông Táo về trời. Tuy nhiên, gia chủ cũng có thể cúng trước tầm 1 ngày (tức là vào ngày 22 âm lịch), trong ngày này, tốt nhất là cúng vào buổi tối.
Nghi lễ cúng ông Công ông Táo thường được thực hiện vào ngày 23 tháng Chạp
Còn vào ngày 23 tháng Chạp, cúng ông Táo buổi nào tốt nhất? Theo lời khuyên trong phong thủy, gia chủ nên làm lễ cúng ông Táo trước 12 giờ trưa trong ngày 23 tháng Chạp. Bởi sau khoảng thời gian này, ông Công ông Táo đã lên chầu Ngọc Hoàng và việc thực hành lễ cúng sẽ không còn ý nghĩa.
>> Mâm cúng ông Táo gồm những gì? Những lưu ý bạn cần ghi nhớ
2. Có được cúng ông Táo vào buổi tối không?
Bên cạnh thắc mắc cúng ông Táo buổi nào tốt nhất thì nhiều người cũng đặt ra câu hỏi là có được cúng ông Táo vào buổi tối hay không. Bởi, thực tế không phải cũng có thời gian chuẩn bị và thực hiện nghi lễ trước 12 giờ trưa trong ngày 23 tháng Chạp, đặc biệt là với những người đi làm theo giờ hành chính.
Theo chuyên gia văn hóa, việc cúng ông Táo buổi nào sẽ tùy thuộc vào từng vùng miền. Và quy chuẩn cúng ông Táo trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp là theo tục lệ của người miền Bắc. Còn đối với người miền Nam, họ cho rằng, buổi cúng ông Táo tốt nhất là lúc trời xẩm tối hoặc vào lúc 20 - 23 giờ.
Trong phong tục của người miền Nam, họ thường cúng ông Công ông Táo vào buổi tối
Sỡ dĩ có sự khác nhau này bởi theo quan niệm của người miền Nam, khi hết ngày, gia chủ đã nấu ăn xong thì sẽ không làm phiền đến các Táo và có thể làm lễ cúng để đưa ông Táo về trời. Để nghi lễ được trọn vẹn hơn thì gia chủ nên dọn bàn thờ vào buổi sáng và cúng ông Táo vào buổi chiều hoặc buổi tối.
Có thể thấy, không có một quy định mang tính bắt buộc nào đối với việc cúng ông Táo vào buổi nào là tốt nhất. Điều quan trọng vẫn là tiến hành đúng ngày 23 tháng Chạp và lòng thành của gia chủ đối với tổ tiên, các vị thần linh.
3. Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo bao gồm những gì
Tùy vào phong tục của mỗi vùng miền mà mâm cỗ cúng ông Công ông Táo sẽ có những món khác nhau. Nhưng nhìn chung, mẫm cỗ tiễn ông Công, ông Táo về chầu trời sẽ có những thứ cơ bản như sau:
- 1 Đĩa gạo
- 1 Đĩa muối
- Thịt gà
- 1 Bát canh
- 1 Đĩa mặn xào thập cẩm
- 1 Đĩa giò
- 1 Đĩa xôi
- 1 Đĩa hoa quả
- 3 Chén rượu
- 1 quả cau, lá trầu, lọ hoa
- 1 Tập giấy tiền vàng mã
- 3 Con cá chép sống hoặc loại vàng mã để tiễn "Vua bếp" lên chầu trời.
Như vậy, bài viết trên đây đã giải đáp cụ thể về thắc mắc nên cúng ông Táo buổi nào tốt nhất. Bạn có thể tham khảo thêm để nghi lễ trang trọng này được tiến hành trọn vẹn nhất. Chỉ còn vài ngày nữa là đến Tết nguyên đán, để đón một cái Tết an lành và hạnh phúc, bạn hãy tham khảo ngay khóa học “Để Tết không là ác mộng” của giảng viên Đặng Thị Hạnh trên Unica.
>> Bài cúng ông Táo theo phong tục cổ truyền của người Việt
13/01/2020
3692 Lượt xem
Bật mí các kiểu trang trí Tết 2020 độc đáo, đẹp mắt
Trang trí Tết là một trong những công việc được yêu thích nhất vào dịp Tết. Theo đó, các gia chủ sẽ tiến hành “thay áo” cho không gian sống của mình theo từng phong cách riêng. Và nếu bạn đang loay hoay chưa biết cách trang trí như thế nào thì có thể tham khảo các kiểu trang trí Tết 2020 mà Unica chia sẻ dưới đây.
Trang trí cho cây đào, cây mai
Trong ngày Tết, sẽ thật thiếu sót nếu vắng bóng hình dáng của cây đào, cây mai, bởi đây được xem là “linh hồn” của ngày Tết cổ truyền Việt Nam. Tùy theo nhu cầu, điều kiện khác nhau mà gia chủ sẽ chọn cây đào như thế nào. Đó có thể là một cây đào lớn, nhiều cành hoặc một nhánh đào cắm trên bàn thờ mang không khí xuân nhẹ nhàng. Và để tăng thêm vẻ đẹp cho cây đào thì bạn có thể áp dụng một trong các kiểu trang trí Tết 2020.
Cây đào được xem là “linh hồn” của ngày Tết cổ truyền Việt Nam
Cụ thể, đối với cây đào lớn, bạn có thể lựa chọn đặt ở không gian rộng rãi, thoáng đãng trong một chậu vừa phải. Trong chậu đất trồng đào, bạn có thể rải sỏi trắng xung quanh để che đi phần đất và giúp cho chậu hoa được đẹp hơn. Xung quanh các cành đào, bạn có thể trang trí thêm các câu đối, đồng tiền vàng tài lộc… Một điểm nhấn không thể thiếu cho cây đào đó là những chiếc bóng đèn nháy rực rỡ sắc màu.
Đối với cây mai thì bạn có thể áp dụng cách trang trí tương tự như cây đào. Tuy nhiên, mai thường thân thấp, cành không nhiều nhánh như cây đào nên bạn cần chú ý hạn chế các phụ kiện trang trí.
Trang trí cây nêu
Trong các kiểu trang trí Tết 2020, chắc chắn không thể thiếu hình ảnh cây nêu. Theo phong tục cổ truyền của người Việt, cây nêu tượng trưng cho sự trấn giữ ma quỷ, không cho xâm nhập vào nhà của gia chủ. Đồng thời, rước tài lộc và cầu bình an tốt lành hơn.
Ngày nay, trong cách trang trí ngày Tết của người Việt đang dần vắng bóng hình ảnh cây nêu. Tuy nhiên, ở các miền quê Việt Nam thì vẫn giữ vững phong tục tốt đẹp này. Khi trang trí cây nêu, bạn nên chú ý chọn những cây tre con, thân mảnh nhỏ, chiều cao từ 3 - 5m.
Trên ngọn nêu, bạn có thể gắn đèn lồng, cờ tổ quốc hoặc các biểu tượng tài lộc. Để tạo ấn tượng cho cây nêu vào ban đêm, bạn có thể trang trí xung quanh thân bằng đèn nháy. Cây nêu nên đặt ở vị trí trước sân nhà để hợp với phong thủy.
>> Cách lựa chọn cây phong thủy 12 con giáp giúp phát tài, phát lộc nhanh chóng
Cây nêu cũng là một trong các kiểu trang trí ngày Tết được nhiều người áp dụng
Trang trí bàn thờ
Trong ngày Tết, bàn thờ gia tiên thường được dọn dẹp sạch sẽ và trang trí đẹp mắt để thể hiện lòng thành của con cháu và rước tài lộc. Trong các kiểu trang trí Tết 2020, có rất nhiều cách để trang trí bàn thờ gia tiên, tùy theo nhu cầu và phong tục gia truyền của gia đình gia chủ.
Nếu như trước đây, bàn thờ gia tiên được trang trí kỳ công thì trong cuộc sống hiện đại, mọi người thường hướng đến sự tối giản. Theo đó, bàn thờ sẽ được chưng các lọ hoa tươi, hai bên gắn câu đối đỏ. Nhiều gia đình còn dựng cây mía hai bên bàn thờ với mong muốn rước tài lộc và xua đuổi tà ma. Để tăng thêm sự ấm cúng, may mắn trong ngày Tết thì gia chủ cần thắp thêm đèn, nến…
>> Cách lau dọn bàn thờ đón Tết không bị tán tài tán lộc
Trang trí cây quất
Nếu mọi năm bạn đã chán ngán với cách trang trí cây đào, cây mai thì năm 2020, bạn có thể “đổi gió” với cách trang trí cây quất. Đây cũng chính là loại cây tượng trưng cho sự tài lộc, may mắn trong suốt một năm. Cũng chính vì vậy mà phong trào “chơi quất” ngày Tết xuất hiện ngày càng nhiều.
Tương tự như các kiểu trang trí Tết 2020 với cây đào, cây mai, bạn cũng có thể sử dụng các phụ kiện trang trí như câu đối, đồng tiền vàng, đèn nháy để trang trí cho cây quất. Riêng với đèn nháy thì bạn có thể quấn thành vòng tròn từ ngọn đến cho đến gốc cây, như vậy sẽ trông bắt mắt và độc đáo hơn.
Cây quất được xem là biểu tượng của tài lộc trong ngày Tết
Hoa treo tường
Khi nhắc đến hoa Tết, người ta thường nghĩ ngay đến hoa đào, hoa mai hay các khóm hoa trang trí Tết như: ly, tầm xuân, hoa cúc, thạch thảo… Nhưng nhiều người không biết, hoa treo tường cũng là một loại hoa độc đáo để trang trí cho không gian sống của bạn vào dịp Tết.
Để tăng thêm sự may mắn và tài lộc, bạn nên sử dụng những loại hoa treo tường màu đỏ hoặc màu vàng. Và để tránh bị chói mắt hoặc khiến cho không gian sống bị rối thì bạn nên trang trí một cách tối giản. Tức là chỉ gắn hoa treo tường vào những vị trí thích hợp và chỉ cần một đến 2 khóm hoa là được.
Ngày Tết, mọi người thường tất bật, lo toan với hàng tá việc trên đầu. Và để cho ngày Tết được an nhàn, nhẹ nhàng và hạnh phúc hơn, bạn nên tham khảo thêm những bí quyết trong khóa học “Để Tết không là ác mộng” của giảng viên Đặng Thị Hạnh trên Unica.
Hy vọng với những chia sẻ về các kiểu trang trí Tết 2020 nêu trên, bạn sẽ chọn được cách trang trí độc đáo và đẹp mắt cho gia đình trong dịp Tết xuân về.
>> Top 3 cách cắm hoa ngày Tết đơn giản mà vô cùng đẹp mắt
13/01/2020
1874 Lượt xem
Tìm hiểu về mâm cơm ngày Tết các miền
Ẩm thực là một nét đẹp không thể thiếu trong những ngày Tết. Tùy thuộc vào đặc trưng văn hóa mà mỗi vùng miền lại có nét riêng về ẩm thực. Trong bài viết hôm nay, Unica sẽ giới thiệu cụ thể hơn cho bạn về mâm cơm ngày Tết các miền, các bạn cùng theo dõi nhé!
Mâm cơm ngày Tết các miền
Mâm cơm ngày Tết không chỉ đơn thuần là những món ăn cho cả gia đình cùng thưởng thức vào dịp Tết, mà nó còn thể hiện lòng thành của con cháu trong lễ cúng tổ tiên. Vì vậy, gia đình cần chuẩn bị mâm cơm thật chu đáo. Tùy theo từng vùng miền mà gia chủ lại có cách chuẩn bị mâm cơm riêng. Cụ thể như sau:
Mâm cơm ngày Tết của miền Bắc
Mâm cơm ngày Tết của người miền Bắc được xem là mâm cơm chuẩn nét Việt, đậm chất Tết nhất trong truyền thống của người Việt Nam. Cụ thể, người Bắc thường chú trọng đến hình thức trong cách chế biến món ăn. Theo đó, mâm cỗ sẽ có 4 đĩa, 4 bát, nó tượng trưng cho tứ trụ, 4 phương và 4 mùa. Ngoài ra, một số gia chủ sẽ chuẩn bị mâm cơm với 6 bát, 6 đĩa hoặc 8 bát, 8 đĩa. Đây là cách sắp xếp tượng trưng cho sự phát tài, phát lộc.
Mâm cơm ngày Tết của người miền Bắc mang nét đặc trưng rõ nét nhất trong văn hóa của người Việt
Trong mâm cơm ngày Tết các miền thường chú trọng đến các món ăn, và miền Bắc cũng không ngoại lệ. Cụ thể, trong 4 bát chính thì sẽ có một bát chân giò hầm với măng, một bát miền, một bát bóng thả, một bát mọc nấm thả. Còn 4 đĩa sẽ bao gồm thịt gà, thịt lợn, giò lụa, chả quế. Giờ đây, trong cuộc sống hiện đại, gia chủ còn bày biện thêm nhiều món ăn khác như: thịt đông, các kho, món nộm.
Riêng món tráng miệng hoặc dùng để trang trí thêm thì có các loại mứt, chè kho. Việc bày trí này sẽ giúp cho mâm cơm thêm phần đẹp mắt hơn. Và một món không thể thiếu trong mâm cơm ngày Tết của người miền Bắc đó chính là bánh chưng. Đây được xem là linh hồn của ngày Tết cổ truyền, nó không đơn thuần là sự thể hiện cho tinh hoa của đất trời mà còn thể hiện sự khéo léo của người làm.
>> Thử tài với các món ăn ngày Tết 2020 cực hấp dẫn
Mâm cỗ ngày Tết của miền Trung
Hơi khác so với người miền Bắc, trong mâm cỗ ngày Tết của người miền Trung không thể thiếu món bánh tét, thịt kho, nem chua. Riêng người dân xứ Huế thì sẽ bổ sung thêm thịt đông, giò lụa, chả Huế, thịt lợn luộc. Bên cạnh đó còn có các món ăn kèm với cơm như: thịt bò hoặc thịt heo ngâm với nước mắm, nem cuốn, rau sống cuốn bánh tráng…
Mâm cơm ngày Tết các miền riêng với người miền Trung sẽ chú trọng đến phong tục mang tính gắn kết. Cụ thể, các thành viên trong gia đình, anh em họ hàng sẽ ngồi lại cùng với nhau, cùng trò chuyện và cùng ăn uống trong những ngày Tết. Nhân rộng ra, phong tục này không chỉ thể hiện thông điệp gắn kết đơn thuần giữa con người với con người, mà nó còn thể sự gắn kết giữa con người với quê hương, đất nước.
Mâm cơm ngày Tết của người miền Trung không thể thiếu món bánh chưng xanh
Mâm cơm ngày Tết miền Nam
Nếu người miền Bắc, miền Trung thường đón Tết với tiết trời hơi giá lạnh thì miền Nam lại đón Tết trong không khí ngập tràn nắng vàng. Cũng chính nét đặc trưng này mà mâm cơm ngày Tết của người miền Nam thường có sự khác biệt hơn. Theo đó, trong mâm cơm của người miền Nam sẽ không thể thiếu món bánh tét. Khác với 2 vùng miền trên, bánh tét miền Nam có sự đa dạng về cả hương vị và màu sắc.
Người miền Nam thường sử dụng nhiều nguyên liệu khác nhau để làm nên chiếc bánh tét như: lá dứa, lá cẩm, đậu đen, dừa nạo… Chắc chắn, thực khách lần đầu thấy món bánh tét của miền Nam sẽ không thể cưỡng lại được bởi sự bắt mắt của nó. Đây cũng chính là điểm tạo nên nét đặc sắc trong mâm cơm ngày Tết các miền.
Bên cạnh món bánh tét, mâm cơm ngày Tết của người miền Nam không thể thiếu món thịt kho tàu. Món ăn này được tạo nên từ các nguyên liệu như: nem bì, lòng heo khìa, giò heo nhồi, lạp xưởng tươi, gỏi gà xé phay, củ kiệu chua, củ hành, tôm kho kiệu… Ngày Tết, cả gia đình sẽ cùng quây quần bên nhau để thưởng thức và gắn kết tình cảm.
>> Cách muối dưa hành trắng giòn ngon cho Tết 2020 thêm đủ vị
>> Cách làm các món ăn vặt ngày Tết 2020 ngon ngất ngây
Trong mâm cơm Tết của người miền Nam thường có sự xuất hiện của món thịt kho tàu
Bí quyết chế biến món ăn ngày Tết
Sau khi nắm được đặc trưng về mâm cơm ngày Tết các miền, nếu bạn muốn sở hữu bí quyết chế biến các món ăn ngày Tết sao cho thơm ngon, hấp dẫn thì hãy tham khảo thêm khóa học “Món ăn ngày Tết - Trọn yêu thương” của giảng viên Chu Anh Tiệp trên Unica.
Đến với khóa học này, bạn sẽ được giảng viên chia sẻ, hướng dẫn tận tình cách thực hiện các công thức và cách trang trí các món ăn truyền thống cũng như hiện đại sao cho hấp dẫn nhất. Chắc chắn, sau khi kết thúc khóa học này, mâm cơm ngày Tết do chính tay bạn chuẩn bị sẽ trở nên tròn vị hơn.
Qua bài viết Unica chia sẻ, chắc chắn bạn đã nắm được mâm cơm ngày Tết các miền có đặc trưng gì, cũng như bí quyết chế biến các món ăn trong ngày Tết, Hy vọng những thông tin này sẽ thực sự hữu ích đối với bạn. Chúc bạn và gia đình một năm mới an khang, thịnh vượng!
13/01/2020
1861 Lượt xem
Mâm cơm ngày Tết gồm những món gì
Trong ngày Tết, trên bàn thờ gia tiên của mỗi gia đình đều không thể thiếu những món ăn đặc trưng. Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn mâm cơm ngày Tết gồm những món gì để bạn có thể chuẩn bị một cách chu đáo nhất.
Mâm cơm cúng ngày Tết gồm những món gì?
Tùy vào khu vực, vùng miền mà trên mâm cơm cùng gia tiên có những món khác nhau.
- Nếu bạn là người miền Bắc, trên mâm cỗ cúng ông bà tổ tiên nhất định phải có những món ăn sau: cơm trắng, xôi, giò hoặc chả, thịt gà, canh, bánh chưng, nem rán, rau xào. Nếu bạn lần đầu về làm dâu Bắc thì nhớ gà được chọn phải là gà trống. Không cần con quá to, chỉ cần con vừa đủ từ 1.5 - 2 kg. Trên miệng gà, cần cắm một bông hoa hồng.
Thịt gà là lễ vật không thể thiếu trong mâm cúng của người miền Bắc
- Mâm cúng của người miền Trung rất đặc sắc, trên mâm cúng gia tiên thường bao gồm những món: xôi, gà luộc, rau xào, cá thu, canh xương nấu rau củ quả, thịt kho tiêu, cuốn ram, thịt phay, tôm rim, măng khô xào thịt, mít trộn... Khác với người miền Bắc cúng bằng bánh chưng, thì người miền Trung lại sử dụng bánh tét.
- Mâm cơm cúng người miền Nam: Người miền Nam khá chú trọng đến việc nêm nếm thức ăn, mỗi mâm cơm cúng của gia đình thường bao gồm 4 món chính là thịt kho tàu, thịt ba chỉ luộc, thịt heo hầm măng, món xào chua. Mâm cơm cúng miền Nam có đặc điểm là luôn dùng thịt heo để nấu. Ngoài ra, mâm cơm 3 ngày Tết cũng không thể thiếu được các món ăn khác như giò heo nhồi, lạp xưởng, canh khổ qua, tai heo ngâm dấm...
Dù mâm cơm ngày tết gồm những món gì thì đều có điểm chung ở 3 miền là thể hiện tấm lòng của con cháu với tổ tiên. Khi thắp hương tổ tiên, người nấu không được nêm nếm thức ăn hay dùng bữa trước tổ tiên. Mâm cúng phải được đặt riêng, sử dụng chén, đũa mới, không được dùng đồ đóng hộp.
>> Giải đáp ý nghĩa mâm cơm ngày Tết cúng tổ tiên
Mâm cơm ăn ngày Tết thường ngày của người Việt
Bữa cơm Tết ngày thường của người Việt rất dân giã, bình thường. Vào những ngày Tết, khi các thành viên trong gia đình sum họp, mâm cỗ bao gồm các món như: gà luộc, nem rán, nộm thập cẩm, giò xào, rau luộc, thịt luộc.
Tuy nhiên, vào những ngày đầu tiên của năm, bữa cơm sẽ trở nên trang trọng hơn vì chủ nhà sẽ tiếp đón những vị khách đến chơi, cũng như quan niệm đầu năm phải ăn thật đầy đủ món để cả năm sung túc. Mâm cỗ lúc này bao gồm nhiều món như: thịt gà, tôm hấp, chả cá, nem rán, súp lơ xào lòng gà, gà quay, xôi gấc, giò xào, giò lụa, chân giò hầm xương…
Mâm cơm đãi khách của người Việt trong ngày Tết
Với những chia sẻ ở trên, chắc chắn chúng ta có thể nhận được câu trả lời mâm cơm ngày Tết gồm những món gì phải không? Hy vọng rằng, bài viết trên sẽ mang lại cho các bạn thật nhiều thông tin hữu ích. Chúc các bạn một năm mới vui vẻ và bình an!
>> Chọn thực phẩm sạch cho ngày Tết an toàn và khỏe mạnh
>> Thử tài với các món ăn ngày Tết 2020 cực hấp dẫn
11/01/2020
3298 Lượt xem
Những phong tục Tết cổ truyền Việt Nam đặc sắc
Tết Nguyên Đán hay còn gọi là Tết cổ truyền có ý nghĩa rất thiêng liêng, là dịp để các thành viên trong gia đình tụ tập, quây quần bên nhau. Tết của người Việt rất đặc trưng, toát lên được vẻ đẹp và nét văn hóa riêng. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn những phong tục Tết cổ truyền Việt Nam vẫn được lưu truyền đến ngày nay.
Cúng ông Công, ông Táo
Cúng ông Công, ông Táo được xem là một trong những phong tục Tết cổ truyền Việt Nam không thể thiếu. Cứ đến ngày 23 tháng Chạp, các gia đình sẽ dọn dẹp sạch sẽ nhà bếp, bàn thờ để cúng ông Công, ông Táo. Lễ cúng này phải có cá chép vàng để tiễn đưa ông Thổ Công về trời, mong ông sẽ báo cáo với Ngọc Hoàng những điều tốt đẹp nhất mà một năm qua gia chủ đã thực hiện được. Bởi vì, theo truyền thuyết kể lại, ngày này Ngọc Hoàng sẽ trách phạt hoặc thưởng cho gia chủ dựa trên những gì mà ông Công báo cáo.
>> Mâm cúng ông Táo gồm những gì? Những lưu ý bạn cần ghi nhớ
Mọi gia đình Việt đều làm lễ đưa ông Công về chầu trời
Thăm mộ tổ tiên
Vào những ngày cuối năm, con cháu trong gia đình sẽ cùng nhau đi thăm viếng, làm sạch đẹp nơi an nghỉ của ông bà, tổ tiên dòng họ mình. Đây được xem là một phong tục thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của người Việt bao đời nay. Thông qua đó, con cháu thể hiện được đạo hiếu, lòng kính trọng đối với đấng sinh thành và các bậc tổ tiên đã khuất.
Lau dọn nhà cửa
Vào những ngày giáp Tết, bạn sẽ thấy các gia đình ở Việt Nam đều hối hả dọn dẹp, vệ sinh nhà cửa, đồ vật sạch sẽ, sắp xếp lại những đồ dùng không được hợp lý trong nhà. Mục đích của việc làm này dùng để xóa bỏ, xua đuổi những điều xấu đã đeo bám gia đình trong xuất 1 năm qua, đón những điều mới mẻ, hạnh phúc, nhiều tài lộc, may mắn, bình an.
>> Mách bạn mẹo dọn nhà cửa nhanh - đón tết 2020 an lành
Gói bánh chưng
Đã gọi là phong tục Tết cổ truyền Việt Nam thì không thể việc gói bánh chưng. Vào chiều tối ngày 28, 29 Tết, mọi người trong gia đình cùng sum họp bên nhau để gói bánh và trông nồi bánh chưng. Thịt mỡ, đỗ xanh, gạo nếp là những nguyên liệu cần có của bánh chưng.
Gạo nếp là loại gạo của vụ mùa vừa gặt, được xem đi tách vỏ trấu, ngâm qua đêm, nhặt sạch bẩn, xóc muối. Thịt được thái miếng to, ướp với tiêu, muối để làm nhân cùng với đỗ xanh nấu chín. Bánh chưng được gói bằng lá dong sẽ cho màu xanh đẹp và mùi thơm hấp dẫn.
Trong tiết trời mùa đông, các thành viên trong gia đình ngồi bên cạnh bếp để chờ bánh chưng chín, mang những chiếc bánh đẹp nhất để thắp hương tổ tiên, bày tỏ lòng kính trọng đối với ông bà. Không những thể, đây còn là thời gian để cả nhà chia sẻ, trò chuyện công việc với nhau trong một năm bận rộn.
Bánh chưng không thể thiếu được trong ngày Tết cổ truyền
Ăn tất niên
Tất niên là phong tục Tết cổ truyền Việt Nam đến ngày nay vẫn còn được lưu truyền. Hay còn gọi là lễ rước vong linh tổ tiên vào tối ngày 30 Tết. Vào chiều 30 tháng chạp, các gia đình sẽ chuẩn bị mâm cỗ gồm thức ăn, trái cây bày biện trên bàn thờ, thắp nén hương chắp tay cung kính vái lạy và cầu xin ông bà, tổ tiên về nhà hưởng lễ vật và ban phúc cho con cháu một năm mới an khang, thịnh vượng, vạn sự như ý.
Cúng giao thừa
Theo quan niệm xưa của ông bà kể lại, mỗi năm Thiên Đình lại thay toàn bộ quan quân trông nom thiên hạ dưới hạ giới. Vào đêm giao thừa, là lúc các vị quan binh được bàn giao các quan quân tiếp quản tại mỗi gia đình. Trong thời gian đó, các gia đình sẽ làm một mâm cỗ mang ra ngoài trời để làm lễ vật chào đón các Thiên binh. Mâm cúng bao gồm các loại lễ vật như: gà, xôi, trái cây, hoa quả, gạo, trứng, tiền vàng… cùng với lòng thành tiễn đưa người nhà trời năm vừa rồi tiếp quản nhà mình và đón người mới xuống làm nhiệm vụ cai quản, phù hộ gia đình có một năm mới mọi sự tốt lành.
>> Bày trí mâm cúng giao thừa để rước tài lộc vào nhà năm 2020
Tục xông nhà
Xông nhà, hay còn gọi là xông đất đầu năm. Đây được xem là phong tục rất thú vị, được kế thừa và phát huy mạnh mẽ từ người già, đến người trẻ. Quan niệm lựa chọn người xông nhà đầu năm thì cả năm đó cả gia đình sẽ làm ăn phát đạt, hòa thuận, hạnh phúc. Bởi vậy, nhiều người rất chú trọng đến người xông nhà.
Phong tục dựng cây nêu ngày Tết
Cây nêu Tết là một phong tục Tết cổ truyền Việt Nam thường thấy ở nhiều địa phương. Thực chất cây tre cao khoảng 5 đến 6 mét. Ở ngọn cây có treo rất nhiều thứ như vàng mã, bùa trừ tà, hình cá chép bằng giấy, cành cây xương rồng, bầu rượu bện bằng rơm, giải cờ vải tây, tấm vải đỏ…
Dân gian cho rằng khi người dân treo những món đồ đó lên cây nêu, cộng thêm tiếng động của những chiếc khánh đất sẽ làm cho ma quỷ sợ hãi không dám vào nhà. Nhiều nơi khác, vào buổi tối còn treo đèn lồng ở cây nêu để tổ tiên biết đường vào nhà ăn Tết cùng con cháu.
Hình ảnh cây nêu được trang trí vào dịp Tết
Hái lộc đầu năm
Hái lộc xuân là một nét đẹp trong ngày Tết truyền thống của người Việt. Người dân Việt Nam thường đi hái lộc vào đêm giao thừa hoặc sáng mồng một Tết để cầu may năm mới luôn vui vẻ, may mắn, rước lộc vào nhà.
Những phong tục Tết cổ truyền Việt Nam ngày nay vẫn còn được lưu giữ và phát triển để phù hợp với cuộc sống hiện đại. Những nét đẹp đó đã phần nào toát lên được nét đẹp văn hóa cổ truyền từ thời xa xưa. Với những chia sẻ trên, hy vọng rằng các bạn sẽ có cái nhìn tổng quát nhất về Tết cổ truyền của dân tộc ta.
>> Những điều kiêng kỵ đầu năm mới tuyệt đối phải tránh
11/01/2020
1808 Lượt xem
Kinh nghiệm du lịch Tết Nguyên Đán mà bạn cần biết
Tết Nguyên Đán Canh Tý sắp tới gần, có rất nhiều người lựa chọn cách đóng Tết bằng cách tự thưởng cho mình những chuyến du lịch với thời gian khoảng 3 ngày. Để thay đổi cách đón Tết truyền thống như mọi năm, du lịch Tết Nguyên Đán là một ý tưởng vô cùng tuyệt vời. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn một số kinh nghiệm du lịch trong dịp Tết mà bạn cần “note” lại ngay.
Lựa chọn phương tiện đi lại
Việc đầu tiên khi bạn muốn đi du lịch Tết Nguyên Đán đó là xem xét phương tiện di chuyển của mình là gì để đặt vé trước. Bởi vì, vào những ngày giáp Tết, nếu bạn mua vé có thể rất đắt hoặc hết vé.
- Bạn có thể lựa chọn đi tàu hỏa. Du lịch bằng tàu hỏa cũng khá thú vị, giá lại rẻ. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý khi chọn phương tiện này bởi vì tàu hỏa mất khá nhiều thời gian.
Du lịch bằng tàu hỏa khá thú vị và hấp dẫn
- Máy bay được xem là phương tiện di chuyển nhiều nhất vào dịp Tết nhưng giá của nó thì khá “chát”. Tuy nhiên, nếu bạn lựa chọn đi máy bay trong dịp Tết thì thời gian sẽ được rút ngắn, đi lại thuận tiện. Những mẹo bạn cần “bỏ túi” đó là hãy book vé từ vài tháng trước và nên là vé khứ hồi để tiết kiệm chi phí.
- Nếu bạn đi du lịch quanh thành phố thì xe khách là phương tiện giá rẻ. Tuy nhiên, ngày Tết việc chen lấn, chèn ép khách là điều diễn ra rất nhiều. Vì vậy, bạn cần cân nhắc khi lựa chọn phương tiện này.
Hành lý mang theo
Theo kinh nghiệm du lịch Tết Nguyên Đán, hành lý bạn mang theo chỉ là những vật dụng mà bạn cảm thấy quan trọng. Bạn cần lên một danh sách những đồ dùng cần thiết như quần áo, thuốc men, thực phẩm và tiền. Bạn không nên mang quá nhiều quần áo, chỉ mang những theo những bộ quần áo sẽ mặc và cần thiết khi check-in. Với tiền, bạn đừng lên mang theo tiền mặt trong người, thay vào đó hãy để tiền vào thẻ ngân hàng. Bạn nhớ hãy mang theo những giấy tờ tùy thân như chứng minh thư, hộ chiếu…
Một số địa điểm du lịch Tết Nguyên Đán
Vinpearl Land Nha Trang
Nếu bạn đã tự thưởng cho mình một chuyến du lịch vào đầu xuân, thì Vinpearl Land Nha Trang là một khu du lịch bạn không thể bỏ qua. Tại đây, bạn và gia đình mình có thể đón Tết vui vẻ, hạnh phúc và sang trọng trên đảo Hòn Tre. Đầu xuân năm mới, bạn sẽ được tận hưởng các dịch vụ đẳng cấp 5 sao tại các resort, mua sắm tại các trung tâm thương mại sầm suất.
Tại khu du lịch này có rất nhiều đảo lớn nhỏ nổi tiếng như đảo Hòn Tằm, vịnh Ninh Vân, viện Hải dương học. Đến thành phố Nha Trang, bạn có thể ghé thăm Hòn Tằm để nghỉ dưỡng tại những bãi biển xanh, cát trắng, nắng vàng xinh tươi, tận hưởng các món hải sản và các hoạt động du lịch hấp dẫn.
Huế- Đà Nẵng - Hội An
Bạn có thể làm một tour du lịch miền Trung từ Huế - Đà Nẵng - Hội An trong 7 ngày lễ Tết sắp tới. Thời gian này, miền Trung có khí hậu nóng ấm cũng như tổ chức nhiều hoạt động.
Phố cổ Hội An mơ mộng và quyến rũ vào ban đêm
Phố cổ Hội An không còn quá xa lạ với mọi người khi nhắc tới vùng đất Quảng Nam. Với những nét cổ kính được gìn giữ lâu đời, Hội An được xem là một điểm du lịch trong dịp Tết hấp dẫn. Không những không khí trong lành, người dân thân thiện và cảnh quan ấn tượng.
Đà Lạt
Bạn có thích đi du lịch cùng vợ hoặc chồng tại Đà Lạt mộng mơ trong dịp tết này không? Vào mùa xuân, Đà Lạt cũng vào mùa sắc xuân nở đẹp nhất. Bạn có thể tận hưởng không khí mát mẻ, say đắm lòng người và nhìn trăm hoa đua nở. Bạn có thể đạp xe quanh những con dốc hay thả mình trên đỉnh Langbiang. Đà Lạt mơ mộng, trữ tình trên những vườn dâu nổi tiếng với trẻ. Ngày Tết, đây thực sự là địa điểm du lịch tuyệt vời.
Đặt phòng khách sạn và chế độ ăn uống
Khi bạn đã quyết định được địa điểm du lịch Tết Nguyên Đán cũng như lộ trình thì bạn cần phải đặt phòng khách sạn trước. Do nhu cầu du lịch trong dịp Tết của người dân tăng cao nên nếu bạn không đặt sớm thì sẽ không còn phòng hoặc phải thuê những nhà nghỉ kém chất lượng với giá khá đắt đỏ.
Vào những cuối năm, khi đi du lịch bạn cần coi trọng việc ăn uống của mình. Do dịp lễ, các nhà hàng chưa phục vụ nhiều nên bạn cần mang theo một số đồ ăn cần thiết để không bị đói.
Bạn nên mang theo đồ ăn vặt khi đi du lịch vào dịp Tết
Hoặc thậm chí để cho chuyến du lịch của bạn trở nên hoàn hảo và đơn giản hơn, chúng tôi khuyên bạn và gia đình nên lựa chọn những tour du lịch trọn gói giá rẻ để không cần phải lo lắng các vấn đề như đặt vé, book phòng, chuyến đi không an toàn…
Với những chia sẻ quan trọng trong chuyến đi du lịch Tết Nguyên Đán sắp tới, hy vọng rằng các bạn sẽ nắm được cho mình những thông tin quan trọng, những địa điểm du lịch nổi tiếng nhất trong nước. Chúc bạn và gia đình có một kỳ nghỉ Tết vui vẻ, hạnh phúc và bình an!
11/01/2020
715 Lượt xem
Bí quyết kích hoạt tài lộc cho cả năm 2020 được sung túc
Phòng trọ kế bên cứ văng vẳng lên giai điệu trong bài hát “Xuân này con không về” khiến cho Hưng càng bực mình. Giời ơi, lòng tui đang buồn muốn rã ra, thế mà người ta cứ như đang trêu ngươi. Lương ba đồng ba cọc, chi tiêu thiếu thốn, Tết nhất giá cả leo thang khiến con đường về quê ăn Tết của Hưng đã xa nay lại còn mù mịt, chẳng lẽ lại bám thủ đô với một khúc tình buồn rồi!
Hưng lên thành phố ngót nghét cũng được 5 năm, khoảng thời gian ngắn cũng không ngắn mà dài cũng chả dài, nhưng nó giúp anh nếm mùi đời và sự khổ rõ rệt. 5 năm là năm cái Tết, và sắp đến gần cái Tết thứ 6, Hưng ngồi giở ngón tay ra đếm mới thấy, ồ hóa ra mình ăn Tết ở đất khách nhiều hơn đất nhà. Nghĩ cũng buồn nhưng Hưng chả thèm trách, bởi coi nó như số.
Nhớ hồi mới lên thành phố, Hưng đi theo tiếng gọi lập nghiệp cùng đứa bạn, nó bảo lên đây kinh doanh nhanh giàu chứ không như ở quê. Mới có 6 tháng, giàu chả thấy đâu, chỉ thấy lỗ và nợ nần đeo bám. Rồi Hưng đi làm thuê, đủ trả nợ nhưng túng quấn nó vẫn cứ theo, mãi chả thoát ra được, Hưng gọi đó là hố bùn của số phận.
Hưng lên thành phố lập nghiệp nhưng bước đầu hoàn toàn thất bại. Ảnh minh họa
Có năm cố gắng lắm, kiếm được chút tiền, Hưng mới dám gói ghém về quê. Mẹ mê tín, đưa đi thầy này xem đến thầy khác xem, chứ trong mắt bà cụ với hai thứ tóc trên đầu cứ đinh ninh rằng con mình gặp vận hạn dài, cần giải thì mới phát tài lên được. Xem tới xem lui, xem trước xem sau rồi năm kế tiếp Hưng vẫn thế. Nhiều lúc Hưng nghĩ, hay số mình nó vậy, chấp nhận đi. Cải thiện bản thân không ổn, hanh thông phong thủy không thành, thôi thì phó mặc.
Đỉnh điểm của cái hố bùn số phận là trong năm 2019, Hưng thất nghiệp một tháng. Bao nhiêu tiền đặt ra trước đó cho tháng tiếp theo đều phải mang ra chi tiêu. Thế là cái công ki cóp nó cũng tan. Nhiều lúc Hưng nghĩ, hay về quê làm đồng, làm áng có khi lại giàu hơn. Nhưng hồi đó mình đi với chí lớn lắm mà, giờ bỏ về thì chẳng khác nào mua tiếng cười vào mặt.
Tết 2020 đang đến gần, Hưng thấy lòng mình nôn nao, không phải nôn nao bánh chưng, chuyến xe Tết, không khí giao thừa mà nôn nao vì sợ cái hố bùn số phận rồi cũng giống các năm trước, mãi chẳng trồi lên được. Hưng cũng mong lắm chứ, mong bản thân gục đầu rồi ngẩng cao, rồi phát đạt, rồi về quê, rồi nở mày nở mặt với những thằng đã từng cười vào mặt mình hồi mình cắp balo lên thành phố.
Những đời nó đâu có dễ như mình nghĩ. Giờ ngồi trong phòng ôm mấy đồng tiền cũ, Hưng muốn bắt xe về quê đón Tết lắm. Hôm qua mẹ mới gọi bảo cây đào năm ngoái trồng trước hiên nhà nay nở bung 5 bông rồi, tự dưng Hưng cũng mong mình được bung như những đóa đào.
Cuộc sống khó khăn khiến con đường về quê ăn Tết của Hưng thật lắm gian nan. Ảnh minh họa
Gạ ông bạn cũ lâu ngày không gặp, làm mấy chén trà coi như tất niên năm cũ. Chợt thấy mắt mình lay lay, để ý Hưng mấy thấy ông bạn thất nghiệp của mình ngày nào cải vận nhanh đến thế. Hưng cũng mong mình dò tìm được cái bí quyết đó nhưng sĩ diện mà, chả buồn hỏi. Thế mà ông bạn lại nhìn thấu chính Hưng, thấy cho cái sự nghèo đói không lối thoát ấy mà chỉ nước mách lối.
Ông bảo, giờ muốn cải vận nhanh thì phải cải thiện phong thủy của chính mình. Mà mình người thường, sao cải nổi nên phải nhờ đến thầy. Ôi, lại thầy, với Hưng đã có quá nhiều thầy. Nhưng không, thầy ở đây là giảng viên, họ sẽ chia sẻ cho Hưng những bí quyết cải vận, kích hoạt tài lộc nhanh chóng qua hình thức học online tại nhà.
Nghe thấy thế, Hưng mừng lắm, hỏi dò kỹ càng hơn thì được ông bạn chia sẻ thêm là nên tham gia khóa học “Phong thủy kích hoạt tài lộc 2020” của giảng viên, chuyên gia Phạm Minh Hoàng trên Unia. Đây cũng là giảng viên giúp cho ông bạn của Hưng có được tài vận như hiện tại. Không muốn đời mình cứ chìm trong hố bùn và quyết định trở thành học viên của khóa học. Cũng trong ngày hôm đó, Hưng đặt ngay một chuyến tàu về quê ăn Tết. Đối với Hưng hiện tại, gia đình là điều quan trọng nhất.
Nhắc lại khóa học, Hưng cảm thấy không hề hối hận khi đăng ký trở thành học viên. Kết thúc khóa học này, Hưng đã nắm được một số bí quyết để cải thiện tài vận của mình thông qua những chia sẻ của giảng viên như: nắm bắt vận hạn của mình trong năm 2020; chọn ngày tốt để xuất hành, cầu tài lộc; nghi thức cúng cuối năm để rước tài lộc; tự kích phong thủy, hóa tài lộc, giải vận hạn để năm 2020 được sung túc hơn…
Đối với Hưng, khóa học thật thiết thực trong việc cải vận, hóa sung túc
Với những kiến thức mà giảng viên chia sẻ, Hưng được học phong thủy căn bản và hiểu rõ hơn rất nhiều. Điều này giúp cho Hưng cảm thấy thật thiết thực và dễ hiểu hơn rất nhiều so với việc xem phong thủy trước đây tại các thầy với mẹ. Đào bắt đầu hé nụ, phương nam cũng vui mừng đón ánh nắng của hoa mai, năm nay Hưng không buồn, anh quyết tâm về quê ăn Tết với một tâm thế phấn khởi hơn. Bởi bản thân anh tin năm 2020 anh sẽ thực sự sung túc.
11/01/2020
2009 Lượt xem
Điểm danh các món xào cho ngày Tết 2022 ngon khó cưỡng
Các món xào cho ngày Tết được chế biến rất đơn giản và giúp các chị em bổ sung thêm vào sổ tay bí kíp những món ăn mới lạ, độc đáo để đãi khách trong dịp đầu xuân năm mới. Ngay bây giờ, chúng ta hãy cùng nhau đi khám phá xem đó là những món ăn nào các bạn nhé!
1. Su hào, cà rốt xào thịt heo
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Su hào, cà rốt, cần tây, tỏi tây
- Thịt heo nạc hoặc thịt nạc có ít mỡ
- Hành khô
- Gia vị: hạt nêm, tiêu, nước mắm, mì chính…
Để làm món su hào, cà rốt xào thịt heo bạn cần chuẩn bị đủ các nguyên liệu
Các bước tiến hành:
- Bước 1: Đầu tiên, bạn hãy rửa sạch su hào, cà rốt và thái thành những lát mỏng vừa ăn.
- Bước 2: Tiếp theo, rửa sạch cần tây, tỏi tây và cắt thành đoạn dài khoảng 3 cm.
- Bước 3: Bóc vỏ hành khô rồi rửa sạch, đập dập.
- Bước 4: Rửa sạch thịt, sau đó thái mỏng vừa ăn. Khi đã thái xong, bạn mang đi ướp với hạt nêm, muối, mì chính.
- Bước 5: Bắc chảo lên bếp, cho một ít dầu ăn vào, đợi dầu nóng bạn cho hành vào phi thơm rồi cho thịt vào xào cho đến khi săn lại. Kế tiếp, bạn cho cà rốt, su hào đã chuẩn bị trước đó vào xào. Cuối cùng, nêm thêm gia vị sao cho vừa miệng và tắt bếp. Như vậy, bạn đã hoàn thành một trong các món xào cho ngày Tết, thật đơn giản đúng không!
2. Nấm bào ngư xào hoa thiên lý
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 400gr nấm bào ngư
- 300gr hoa thiên lý
- Hành lá, ớt, nước cốt chanh
- Gia vị
Bạn có thể sử dụng hoa thiên lý để chế biến các món xào trong dịp Tết
Các bước tiến hành:
- Bước 1: Để làm món nấm bào ngư xào hoa thiên lý, bạn hãy rửa sạch nấm bào ngư và chẻ dọc theo chiều của cây nấm hoặc cắt thành miếng vừa ăn. Sau đó, cho nấm chần qua nước sôi trong khoảng 5 phút rồi vớt ra để ráo.
- Bước 2: Bạn cho nước cốt chanh vào nấm bào ngư và xả lại bằng nước sạch. Tiếp theo, cho nấm vào một cái bát, ướp với một ít tiêu, hành băm, nước tương, muối, mì chính, hạt nêm trong vòng 5 phút cho gia vị được thấm đều.
- Bước 3: Rửa sạch hoa thiên lý, để ráo.
- Bước 4: Bắc chảo lên bếp, cho ít dầu ăn vào làm nóng chảo, rồi cho hành vào phi thơm. Bạn cho nấm vào xào trước trong khoảng 10 phút, sau đó cho hoa thiên lý vào đảo đều. Cuối cùng, nêm nếm lại gia vị sao cho vừa ăn. Khi nấm bào ngư xào hoa thiên lý vừa chín tới thì bạn nên tắt bếp để tránh không làm cho món ăn bị quá mềm.
Đây chính là một trong các món xào cho ngày Tết lạ miệng, bạn có thể tự chế biến ngay trong gian bếp của mình để trổ tài nấu nướng. Chắc chắn ai cũng phải trầm trồ đấy!
3. Thịt bò xào súp lơ
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 100g bắp bò
- 1 cây súp lơ
- 1 củ cà rốt
- ½ củ gừng tươi
- Gia vị: nước mắm, dầu hào, muối, hạt nêm
Các bước tiến hành:
- Bước 1: Đầu tiên, bạn rửa sạch bắp bò, thái miếng mỏng rồi ướp với một ít nước mắm, dầu hào, gừng đập dập.
- Bước 2: Rửa sạch súp lơ và thái thành miếng vừa ăn, cà rốt gọt vỏ thái theo hình tùy thích.
- Bước 3: Bạn đun sôi khoảng 1 lít nước trong nồi rối cho súp lơ, cà rốt vào hấp sơ qua.
- Bước 4: Bắc chảo lên bếp, cho một ít dầu ăn vào đợi dầu nóng, bạn cho thịt bò vào xào vừa chín đến thì cho thịt bò ra tô. Phần nước thịt bò bạn giữ nguyên lại trong chảo.
- Bước 5: Tiếp theo, bạn cho cà rốt vào trộn trong khoảng 30 giây rồi cho súp lơ vào xào. Sau đó, cho thịt bò vào, nêm lại gia vị cho vừa khẩu vị và xào thêm khoảng 1 phút thì tắt bếp, cho ra đĩa và thưởng thức.
Thịt bò xào súp lơ là một trong các món xào cho ngày Tết được nhiều người yêu thích
Xem thêm:
>>> 3 cách làm thịt lợn hun khói đơn giản mà lạ miệng dành cho cả nhà
>>> Hướng dẫn cách làm miến xào chay cực hấp dẫn và ngon miệng
>>> Học cách làm sò huyết cháy tỏi ngon bá cháy
>>> Gợi ý 3 cách nấu cháo thịt bằm ngon mê ly
4. Tôm xào bông cải
Một trong các món xào cho ngày Tết được rất nhiều yêu thích trong dịp Tết Nguyên Đán đó chính là Tôm xào bông cải. Để chế biến món này bạn thực hiện như sau:
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Bông cải, cà rốt
- Tôm
- Hành tây, rau mùi, ớt, hành lá, ngò rí, tỏi băm
- Hạt điều
- Bột năng
- Gia vị
Các bước tiến hành:
- Bước 1: Bạn rửa sạch bông cải rồi ngâm với một ít nước. Sau đó, vớt ra để ráo và thái thành miếng vừa ăn.
- Bước 2: Cà rốt bỏ vỏ, rửa sạch, cắt lát.
- Bước 3: Bóc vỏ hành tây, rửa sạch rồi cắt múi cau. Đối với hành lá bạn cũng rửa sạch, phần đầu trắng băm nhuyễn, còn phần lá thì cắt khúc. Ớt bạn cũng thái thành những lát mỏng.
- Bước 4: Rửa sạch ngò rí, thái nhỏ. Sau đó, mang hạt điều giã nhỏ.
- Bước 5: Bạn chần rau củ qua nước sôi, rồi vớt ra ngâm vào nước lạnh và để ráo.
- Bước 6: Bóc vỏ tôm sú, ướp với 1 muỗng hạt nêm, ⅓ thìa cà phê hạt tiêu, Đầu hành băm và 1 thìa bột năng.
- Bước 7: Bắc chảo lên bếp, cho một ít dầu vào, đợi dầu nóng, bạn cho tỏi băm vào phi thơm. Sau đó, cho tôm vào xào trên lửa lớn. Cuối cùng, bạn cho 1 muống nước dừa và nêm lại gia vị, xào cho đến khi nguyên liệu vừa chín thì tắt bếp.
Tôm xào bông cải
5. Măng tây xào thịt bò
Măng tây xào thịt bò là một trong những món ăn quen thuộc không chỉ cung cấp nhiều chất dinh dưỡng mà bạn có thể sử dụng nó để giúp cho mâm cỗ ngày Tết của mình thêm đẹp mắt.
Nguyên liệu chuẩn bị
- 300g măng tây
- 100g thịt bò
- Một vài nhánh tỏi
- Gia vị: Dầu ăn, bột nêm
Các bước tiến hành
- Bước 1: Măng tây chọn phần cọng non, rửa sạch. Tỏi bóc vỏ, dập nhỏ.
- Bước 1: Thịt bò bạn rửa sạch, thái nhỏ và ướp cùng một chút bột nêm.
- Bước 2: Làm nóng chảo cùng một chút dầu ăn trên bếp, sau đó phi thơm tỏi rồi cho thịt bò vào đảo sơ.
- Bước 3: Khi thịt bò chín tới, bỏ ra đĩa rồi cho phần măng tây đã chuẩn bị vào đảo. Nêm nếm bột nêm sao cho vừa miệng.
- Bước 4: Khi măng tây gần chín và ngả màu, cho phần thịt bò vào và đảo cùng nhau cho đến khi 2 nguyên liệu chín hẳn rồi tắt bếp.
- Bước 5: Cho ra đĩa và trang trí thêm vì lát ớt tươi để món ăn thêm đẹp mắt.
Thịt bò xào măng tây
Nếu bạn muốn ngày Tết được trọn vẹn, ý nghĩa và tối giản được tất cả công việc và tài chính chi trong những ngày Tết, thì bạn hãy tham khảo ngay khóa học “Bộ bí quyết công thức 20 món ăn Trung Hoa nổi tiếng" của giảng viên Y Lợi Ẩn trên UNICA.
Khóa học "Bộ bí quyết công thức 20 món ăn Trung Hoa nổi tiếng"
Khóa học nấu ăn Trung Hoa độc đáo chia sẻ đến học viên hơn 20 món ăn mới lạ và độc đáo. Bao gồm 43 bài giảng và thời lượng học là 23 giờ 32 phút, bật mí bạn những cơ hộ trổ tài bếp núc với những người bạn bè. Sau khi hoàn thành khóa học, bạn sẽ nắm chuẩn công thức làm chuẩn, ngon đúng vị các món Hoa do đầu bếp người Hoa dạy lần đầu trên UNICA.
Không chỉ thế, bạn còn biết kết hợp các nguyên liệu đặc trưng của người Trung, nấu các món vịt quay Tứ Xuyên, bánh bao, xủi cáo, rau xào, thịt rán... nổi tiếng. Vậy còn chờ gì nữa đăng ký ngay khóa học "Bộ bí quyết công thức 20 món ăn Trung Hoa nổi tiếng" tại Unica.vn để ngay lập tức sở hữu những bí quyết món Hoa độc đáo, giúp bạn tiến đến con đường trở thành đầu bếp chuyên nghiệp tài năng.
XEM NGAY: Bộ bí quyết công thức 20 món ăn Trung Hoa nổi tiếng
Trên đây là các món xào cho ngày Tết mà UNICA đã chia sẻ. Qua bài viết này, các chị em đã “bỏ túi” được nhiều công thức chế biến món xào ngon, lạ miệng trong ngày Tết để chiêu đãi khách rồi đúng không! Ngoài ra còn rất nhiều hướng dẫn cách làm các món ăn khác đa dạng, phong phú khác đang chờ đón bạn tại khoá học nấu ăn online trên UNICA. Đăng ký ngay hôm này để nhận thêm nhiều ưu đãi hấp dẫn ngay thôi nào. Chúc các bạn thành công!
Xem thêm:
>>> Mách mẹ cách nấu cá hồi sốt cam cho bé ăn ngon
>>> Cách làm ngô chiên thơm ngon tại nhà
>>> Cách làm miến xào cua ngon như nhà hàng 5 sao
>>> Học ngay 2 cách làm lẩu nấm ngon hơn nhà hàng
>>> Điểm mặt 2 công thức làm bánh bao chay cho bữa sáng thêm hấp dẫn
11/01/2020
5072 Lượt xem
Giải đáp ý nghĩa mâm cơm ngày Tết cúng tổ tiên
Trong ngày Tết, trên bàn thờ tổ tiên bên cạnh mâm ngũ quả, hương hoa thì chắc chắn không thể thiếu mâm cơm cúng tổ tiên. Tuy nhiên, ít ai biết được ý nghĩa mâm cơm ngày Tết cúng tổ tiên thực chất là gì. Để hiểu rõ hơn về phong tục này, bạn hãy tham khảo thêm các kiến thức Unica tổng hợp dưới đây nhé!
Ý nghĩa mâm cơm ngày Tết
Vào đêm giao thừa và ngày đầu năm mới (mùng 1 Tết), gia chủ sẽ soạn một mâm cơm thịnh soạn để mời tổ tiên và các thần Phật. Đây được xem là phong tục tốt đẹp trong văn hóa cổ truyền của người Việt từ xưa đến nay. Theo phong thủy, mâm cơm cúng tổ tiên ngày Tết thể hiện sự tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.
Mâm cơm ngày Tết là phong tục tốt đẹp của người Việt từ xa xưa đến nay
Nếu mâm cơm ngày 30 Tết là để mời thần Phật, tổ tiên ăn cơm cùng con cháu để tạm biệt năm cũ thì mâm cơm ngày mùng 1 Tết lại mang ý nghĩa mời tổ tiên đón năm mới cùng gia đình, con cháu. Với ý nghĩa mâm cơm ngày Tết cúng tổ tiên này mà các gia đình thường chú trọng đến những món ăn trong mâm cơm, sao cho thịnh soạn, đầy đủ, để tỏ rõ lòng thành của gia chủ với tổ tiên.
Bên cạnh đó, khi dâng cơm cúng tổ tiên còn thể hiện sự cầu mong một năm mới an lành, may mắn và nhiều tài lộc. Vì vậy, mâm cơm cần được đặt ở trên bàn thờ bên cạnh mâm ngũ quả, hương hoa. Một điều cần chú ý đó là bàn thờ phải được lau dọn sạch sẽ, gọn gàng.
>> Mâm cơm ngày Tết gồm những món gì
Các món ăn trong mâm cơm cúng ngày Tết
Sau khi nắm được ý nghĩa mâm cơm ngày Tết cúng tổ tiên thì bạn cũng cần biết được những món ăn cần phải có trong mâm cơm. Theo phong tục cổ truyền của người Việt, bạn cần chú ý chuẩn bị những món sau đây:
Xôi
Trong mâm cơm ngày Tết sẽ thật thiếu sót nếu thiếu đi món xôi. Thông thường, vào ngày Tết, mọi người thường chuẩn bị món xôi gấc, bởi với màu đỏ đặc trưng sẽ tượng trưng cho may mắn suốt cả năm.
Xôi gấc là món ăn thể hiện cho sự may mắn
Thịt gà
Vào ngày Tết, bạn cần chuẩn bị một con gà trống để cúng ông bà tổ tiên. Món ăn này cần được chuẩn bị thận trọng và chu đáo. Gà sau khi luộc xong cần được đơm cánh và chân sao cho đúng phong tục cúng cơm của người Việt.
Giò
Giò cũng là món ăn quan trọng trong mâm cơm cúng tổ tiên vào ngày Tết. Hãy đặt một khoanh giò vào đĩa sao cho thật vừa vặn. Để mâm cơm ngày Tết được ấn tượng hơn, bạn có thể tỉa hoa cho khoanh giò.
>> Cách làm giò xào ngon tuyệt cú mèo
Bánh đa nem
Những chiếc bánh đa nem được cuốn vuông vắn thể hiện cho một năm tròn đầy, thịnh vượng.Vì vậy, bạn có thể bổ sung thêm món ăn trong mâm cơm cúng tổ tiên và ngày Tết.
Bánh chưng
Ý nghĩa mâm cơm ngày Tết sẽ không được trọn vẹn nếu như thiếu đi những lát bánh chưng. Khi thắp hương cho tổ tiên, bạn nên bóc lớp vỏ bánh chưng ra và thái thành từng khúc sao cho khi xếp vào đĩa thật vừa vặn. Bánh chưng nên đặt ở giữa mâm cơm và bày các món ăn khác xung quanh.
Các món canh
Để mâm cơm ngày Tết thêm tròn vị thì bạn nên chuẩn bị thêm những món canh. Bạn có thể chọn món canh măng, canh miến, canh mọc… để bổ sung vào mâm cơm. Để tăng thêm may mắn cho ngày Tết thì bạn có thể trang trí thêm hoa ớt, cà rốt lên trên.
Các món canh sẽ giúp cho mâm cơm ngày Tết thêm tròn vị hơn
Giờ đây, người hiện đại thường chú trọng ăn Tết đơn giản, nhẹ nhàng nhưng vẫn ấm áp và hạnh phúc. Và để giảm đi những gánh nặng không đáng có vào ngày Tết, bạn hãy tham khảo thêm khóa học “Để Tết không là ác mộng” của giảng viên Đặng Thị Hạnh trên Unica.
Qua bài trên chắc chắn bạn đã nắm được ý nghĩa mâm cơm ngày Tết cúng tổ tiên cụ thể là gì. Hy vọng những thông tin này sẽ thực sự hữu ích đối với bạn. Chúc bạn và gia đình năm mới an khang, thịnh vượng, vạn sự như ý!
>> Cách làm các món chay ngày Tết thơm ngon, lạ miệng
11/01/2020
2476 Lượt xem
Gửi những câu chúc Tết 2020 hay nhất đến tất cả mọi người
Vỏn vẹn 10 ngày nữa cả nước Việt Nam vui mừng chào đón một mùa xuân mới. Nhà nhà, người người rạo rực đón một năm mạnh khỏe, hạnh phúc, an khang. Việc bạn gửi những câu chúc Tết 2020 hay nhất, ý nghĩa nhất tới người thân yêu sẽ giúp họ cảm thấy vui vẻ và lạc quan hơn. Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn một danh sách những câu chúc Tết Canh Tý ý nghĩa nhất.
Những câu chúc Tết 2020 hay nhất dành cho gia đình
Đầu xuân năm mới, dành tặng người thân trong gia đình những câu chúc Tết ý nghĩa được xem là một nét đẹp được lưu truyền từ bao đời nay. Tết là dịp để cả gia đình sum họp đoàn viên sau một năm làm ăn xa xứ. Lúc này mọi người quây quần, dành tặng nhau những lời chúc năm mới. Bạn có thể tham khảo một số câu chúc dưới đây:
Bạn nên dành tặng người thân những câu chúc Tết an lành nhất
1. Năm mới đến, con/cháu cầu chúc cho cả đại gia đình dòng họ nhà mình một năm làm thịnh vượng, mạnh khỏe và hạnh phúc. Tất cả mọi người chúng ta hãy cùng nhau vượt qua mọi mọi khó khăn của năm cũ, chào đón những điều mới mẻ của năm mới. Con/cháu chúc tất cả mọi người trong họ mình bình an!
2. Sang năm con chuột vàng, con kính chúc mọi người trong gia đình có một bầu trời sức khỏe, một biển cả yêu thương, một đại dương tình yêu và một người yêu chung thủy. Happy New Year.
3. Đầu xuân năm mới, con kính gửi tới ông bà lời chúc bình an, chúc ông bà luôn mạnh khỏe, an khang, sống thật lâu với con cháu.
>> Thơ Tết Canh Tý - Năm mới như ý
Chúc Tết ý nghĩa dành tặng bố mẹ
Bố mẹ là người sinh thành và nuôi dưỡng chúng ta khôn lớn, thành đạt. Tuy nhiên, có một bộ phận không nhỏ lại quên gửi những lời chúc Tết đến đấng sinh thành. Với một số những câu chúc Tết 2020 hay nhất, ý nghĩa dành cho bố, mẹ mà chúng tôi liệt kê dưới đây, mong rằng bạn sẽ áp dụng để dành tặng công dưỡng dục của bố mẹ mình.
1. Một năm nữa lại đến, thời gian trôi qua nhanh, sức khỏe bố mẹ lại càng già yếu. Chúng con không biết báo đáp tình thương này của bố mẹ như nào cho xứng đáng. Tết về, con xin gửi đến bố mẹ ngàn lời yêu thương trìu mến từ tận đáy lòng, kính chúc bố mẹ thêm nhiều sức khỏe, hạnh phúc, bình an để sống lâu bên con cháu. Chúc mừng năm mới!
2. Xuân đang về bên mọi người, dù Tết năm nay con đã lấy chồng nhưng con biết con mãi là đứa con bé bỏng của bố mẹ. Sang năm mới, con chỉ biết cầu mong bố mẹ có thật nhiều sức khỏe, luôn vui vẻ, tài lộc và tươi trẻ. Happy New Year!
3. Sang năm mới, con kính chúc bố mẹ sức khỏe dồi dào, lúc nào cũng tươi trẻ như hồi xuân xanh. Mong cả nhà mình lúc nào cũng bình yên, quây quần, vui vẻ bên nhau.
Một số câu chúc Tết gửi tặng bố mẹ kính yêu
4. Một năm mới đã đến, con kính chúc bố mẹ thật khỏe mạnh, hạnh phúc bên chúng con và chào đón một năm mới an lành, sung túc và tràn ngập hạnh phúc bên con đàn, cháu đống.
>> Chọn quà Tết cho bố mẹ sao cho ý nghĩa?
Những câu chúc Tết 2020 hay nhất dành cho vợ, chồng
1. Lại một mùa xuân mới đến, rạo rực của cái Tết đầu tiên vợ chồng mình được về chung một nhà, em hồi hộp chào đón trái ngọt tình yêu của chúng ta và gửi những lời chúc an lành tới anh, mong anh và em luôn đủ sức khỏe, nghị lực để vượt qua những sóng gió trong cuộc đời.
2. Năm mới, em chúc anh công tác thuận lợi, suôn sẻ, thành công và làm chỗ dựa vững chắc cho mẹ con. Chúc năm mới nhà ta lúc nào cũng vẹn trong, hạnh phúc, bình an.
3. Mới ngày nào chúng ta còn quen nhau, nay em đã là vợ của anh. Một năm vừa qua với biết bao nhiêu thăng trầm nhưng em vẫn luôn bên anh không nửa câu than trách. Năm mới, anh sẽ cố gắng chăm chỉ để em luôn được sống trong vui vẻ, hạnh phúc.
Những câu chúc Tết 2020 hay nhất dành cho bạn bè
Nếu bạn sắp bước vào kỳ thi đại học, bạn hãy dành những chúc tốt đẹp nhất vào đầu năm cho các sĩ tử như sau:
1. Sắp đến kỳ thi THPT quốc gia 2020, chúng ta sẽ bước vào một kỳ thi quan trọng của ngưỡng cửa cuộc đời. Chúc bạn của tôi thành công và đặt chân vào ngôi trường mình mơ ước. Chúc bạn vạn sự như ý!
2. Năm mới, mình chỉ muốn nhắn nhủ với bạn rằng đừng để giọt mồ hôi rơi lãng phí trên trang sách, sang năm mới chúc bạn luôn tự tin và chiến thắng.
Hoặc bạn cũng có thể dành những chúc độc đáo đến những người bạn thân của mình như sau:
1. Chúc bạn vạn sự như ý, triệu sự bất ngờ, tỷ sự hạnh phúc. Chúc mừng năm mới!
2. Bạn thân mến, năm mới tôi xin chúc bạn và gia đình những lời chúc tốt đẹp nhất. Cầu mong bạn và gia đình mạnh khỏe, tươi trẻ và làm ăn phát tài, phát lộc.
“Bỏ túi” một số câu chúc Tết dành tặng cho những người bạn
3. Ngày lành tháng tốt, bạn yêu quý! Đầu xuân năm mới, tôi chúc bạn được thăng tiến trong công việc, tình duyên nảy nở và sớm đạt được những dự định của mình trong tương lai. Chúc mừng năm mới vui vẻ!
Với những câu chúc Tết 2020 hay nhất, mới nhất mà chúng tôi chia sẻ ở trên, hy vọng rằng bạn sẽ “bỏ túi” cho mình những câu chúc Tết ý nghĩa nhất để dành tặng gia đình, bạn bè của mình. Chúc bạn có một năm mới vui vẻ!
>> “Mách nước” những câu chúc Tết tiếng Anh năm 2020 hay nhất
11/01/2020
1722 Lượt xem
Gợi ý những lời chúc năm mới 2020 hay nhất
Những lời chúc năm mới 2020 hay nhất sẽ giúp bạn trở nên ấn tượng trong mắt bạn bè, người thân dịp Tết Nguyên Đán sắp tới. Vậy, bạn đã chuẩn bị sẵn cho mình những lời chúc tốt đẹp nhất để gửi tặng những người thân yêu chưa? Ngay bây giờ, hãy “theo chân” UNICA để “bỏ túi” những câu chúc Tết hay nhất nhé!
Những lời chúc năm mới 2020 hay nhất
- Mừng 2020 phát tài phát lộc, tiền vào xồng xộc, tiền ra từ từ, sức khỏe có dư, công danh tấn tới, tình duyên phơi phới, hạnh phúc thăng hoa.
- Năm mới tiền vào bạc tỉ, tiền ra ri rỉ, vạn sự như ý, cung hỉ, cung hỉ.
- Kính chúc mọi người đón một năm mới đong đầy niềm vui và hạnh phúc. Vui trong sức khỏe, trẻ trong tâm hồn, không trong lý tưởng và trưởng thành trong mọi chuyện.
Hãy dành những lời chúc năm mới 2020 hay nhất cho những người bạn thương yêu nhất
- Chúc cho năm mới thành công luôn tới, sức khỏe rạng ngời, may mắn khắp mới, làm nhiều việc mới.
- Năm mới bình an, chúc phúc an khang.
- Xuân này khác hẳn mấy xuân qua, phúc lộc đưa nhau đến mọi nhà, cung chúc tân niên mới, vạn sự an khang.
- Năm mới đã đến, chúc mọi người có một bầu trời sức khỏe, một biển cả tình thương, một đại dương tình cảm, một khúc ca tình yêu, một gia đình thịnh vượng, một tình bạn mênh mông.
- Cung chúc tân xuân, thuận buồm xuôi gió, an khang thịnh vượng.
- Xuân đến đầu ngõ, chúc gia đình vui sum họp, tết về con cháu hưởng bình an.
- Cung kính mời nhau chén rượu hồng, tân niên phúc lộc khơi vừa dạ, xuân mới tài danh khởi thỏa lòng, vạn chuyện lo tan thay đổi hết. Sự gì bế tắc thảy hanh thông, ý nguyện duyên lành thỏa ước mong.
>> “Mách nước” những câu chúc Tết tiếng Anh năm 2020 hay nhất
Những lời chúc gửi đến gia đình, người thân
Bạn có thể “bỏ túi” những những lời chúc năm mới 2020 hay nhất dành cho gia đình và người thân như:
- Vậy là một mùa xuân nữa lại đến, Tết năm nay thật đặc biệt, con gái đã có gia đình riêng, nhưng con vẫn mãi là đứa con gái bé bỏng của cha mẹ. Đầu xuân năm mới, con xin kính chúc cha mẹ có thật nhiều sức khỏe, bình yên và hạnh phúc.
Có rất nhiều câu chúc Tết hay dành cho gia đình
- Chúc ông bà, cô chú, các chị, các anh năm mới vạn sự như ý, tỷ sự như mơ, làm việc như thơ, đời vui như nhạc, coi tiền như rác, coi bạc như rơm, chung thủy với cơm và sắc son với phở.
- Năm mới con xin kính chúc ông bà sống lâu trăm tuổi, chúc ba mẹ sức khỏe dồi dào, chúc cô chú an khang, chúc anh chị vui vẻ, hạnh phúc.
- Năm cũ vừa qua, năm mới lại đến, con xin kính chúc ông bà sức khỏe, trẻ mãi không già, yêu thương thuận hòa, cửa nhà sung túc.
- Xuân đến hy vọng, ấm no mọi nhà, kính chúc ông bà sống lâu trăm tuổi.
- Chúc gia đình có một năm mới an khang thịnh vượng, giữ chặt lộc tài, hưởng trọn bình an, cùng nhau sung túc.
- Ngày lành năm mới, bằng tất cả tấm lòng, con xin chúc gia đình, ông bà, bố mẹ và mọi người luôn tràn ngập tình thương, đầy ắp tiếng cười và dồi dào sức khỏe.
- Đong cho đầy hạnh phúc, gói cho trọn lộc tài, giữ cho mãi an khang, thắt cho chặt phú quý. Chúc gia đình như ý, chúc năm mới bình an, cả nhà đều sung túc.
- Năm mới Tết đến, rước hên vào nhà, quà cáp bao la, mọi nhà no đủ, vàng bạc đầy hũ, gia chủ phát tài, già trẻ gái trai sum vầy hạnh phúc, cầu tài chúc phúc, lộc đến quanh năm, chúc mừng năm mới.
>> Chọn quà Tết cho bố mẹ sao cho ý nghĩa?
Lời chúc Tết dành cho các sĩ tử
Bạn có thể sử dụng những lời chúc năm mới 2020 hay nhất dành cho các sĩ tử trong đầu xuân năm mới. Ví dụ:
- Năm mới đến, chúc bạn vui vẻ, hạnh phúc và chinh phục được kỳ thi đại học.
- Chúc mừng năm mới, chúc bạn có một năm may mắn và đạt thành tích cao trong kỳ thi sắp tới.
- Năm mới đến cũng là lúc kỳ thi quan trọng cũng sắp diễn ra, chúc các bạn có một năm mới thật nhiều sức khỏe để gặt hái được nhiều thành công trong kỳ thi này.
- Happy New Year, chúc bạn có một năm mới bình an, vượt qua được thử thách mang tên kỳ thi đại học.
- Năm mới cùng nhau vui vẻ, hạnh phúc, chúc bạn những điều tốt đẹp nhất trong kỳ thi sắp đến.
- Đầu xuân may mới, chúc bạn có thật nhiều sức khỏe, vui vẻ và may mắn, đừng quên chuẩn bị những hành trang vững chắc để vươn đến đỉnh vinh quang trong kỳ thi quan trọng này.
Bạn có thể sử dụng những lời chúc năm mới 2020 hay nhất dành cho các sĩ tử
Ngoài việc chuẩn bị những lời chúc năm mới 2020 hay nhất, bạn còn chuẩn bị rất nhiều công việc khác để đảm bảo có một cái Tết tuyệt vời nhất. Đặc biệt với các chị em phụ nữ, nhiều người thường lo lắng vì có quá nhiều việc phải lo toan. Hiểu được điều này, UNICA đã kết hợp với giảng viên Đặng Thị Hạnh xây dựng lên khóa học “Để Tết không là ác mộng”. Tham gia khóa học, bạn sẽ biết cách giảm gánh nặng cho bản thân và bí quyết có một cái Tết thật hạnh phúc bên gia đình, người thân.
Trên đây là những lời chúc năm mới 2020 hay nhất mà UNICA đã gửi đến các bạn. Hy vọng rằng, quá bài viết này bạn đã “bỏ túi” được nhiều lời chúc hay và ý nghĩa nhất dành cho gia đình và những người thân của mình.
>> Những điều kiêng kỵ đầu năm mới tuyệt đối phải tránh
11/01/2020
1205 Lượt xem