Phong cách sống
![Mách bạn cách làm bánh phồng tôm đơn giản tại nhà](https://unica.vn/upload/landingpage/121854_mach-ban-cach-lam-banh-phong-tom-don-gian-tai-nha_thumb.jpg)
Mách bạn cách làm bánh phồng tôm đơn giản tại nhà
Cách làm bánh phồng tôm tại nhà vô cùng đơn giản, chỉ cần bạn dành ít thời gian là có thể chế biến bánh phồng tôm thơm ngon, đảm bảo vệ sinh ngay tại nhà. Ngay bây giờ, hãy xắn tay áo vào bếp cùng UNICA tự học làm bánh tại nhà chiêu đãi thực khách vào dịp Tết Nguyên Đán năm nay nhé!
Cách làm bánh phồng tôm
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 500g bột năng khô
- 500g tôm sú tươi
- 2 quả trứng vịt
- 1 muỗng đường phèn
- 2 tép tỏi khô
- 5 cây hành lá
- Gia vị: muối, hạt tiêu xay, bột ngọt...
Bạn cần chuẩn bị đủ nguyên liệu để làm bánh phồng tôm
Các bước tiến hành:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Đầu tiên, bạn hãy bóc vỏ tôm khô, hành lá nhặt gốc, rửa sạch rồi thái khúc và để ráo nước.
- Tôm tươi sau khi mua về bạn bóc sạch vỏ, bỏ đầu, dùng muối chà cho tôm trắng hơn. Sau đó, lột lớp màng màu đỏ bên ngoài, rút phần chỉ đen ở sống lưng tôm. Bạn rửa thật sạch tôm với nước và để cho thật ráo nước.
- Khi tôm đã ráo nước, bạn cho phần tôm vào cối, cho thêm tỏi khô và hành vào giã nhỏ. Trong quá trình giã, đừng quên cho thêm ½ thìa cà phê hạt tiêu, hạt nêm, muối iốt vào giã cho hỗn hợp thật nhuyễn nhé!
- Lưu ý, bạn chỉ nên cho gia vị với một lượng vừa đủ để bánh không bị mặn và khi ăn sẽ mùi thơm hấp dẫn hơn.
Với cách làm bánh phồng tôm này, bạn đập trứng vịt ra tô, chỉ lấy phần lòng trắng, không sử dụng phần lòng đỏ. Bạn có thể dùng lòng đỏ để tận dụng nấu món ăn khác.
Bước 2: Nhào bột năng
- Cho phần bột năng vào một cái tô, sau đó bỏ phần lòng trắng, cùng 1 ít nước và nhào thật đều tay. Sau đó, cho hỗn hợp tôm nhã nhuyễn vào nhào cho đến khi hỗn hợp được hòa quyện và tạo thành một khối đồng nhất.
- Tiếp theo, bạn hãy chuẩn bị một chiếc khay hoặc mâm sạch, phủ lên mặt khay một lớp bột năng mỏng. Việc này sẽ giúp cho hỗn hợp bột ra khay không bị dính.
- Dùng tay se bột thành một hoặc nhiều khối hình trụ dài có đường kính từ 5 đến 6cm.
- Thao tác se bột cần phải thực hiện thật chắc thì bánh sau khi thành phẩm mới không bị rỗ và thơm ngon. Nếu bạn se bột không chặt, nó sẽ giữ không khí bên trong, khi cắt ra sẽ khiến cho bánh có những lỗ nhỏ, không được bắt mắt.
Thao tác se bột cần phải thực hiện thật chắc thì bánh mới không bị rỗ và thơm ngon
Bước 3: Hấp và phơi nắng bột
- Khi đã se bột thành những khối hình trụ, bạn hãy cho chúng vào nồi hấp cách thủy trong khoảng 1 tiếng đồng hồ. Sau đó, lấy ra để cho khối bột nguội. Nếu không có nồi hấp thì bạn cho vào luộc trong khoảng 40 đến 50 phút để bột chín đều. Trong quá trình luộc, bạn nên cho thêm một ít muối để bột được đậm vị hơn.
- Tiếp đến, cho những khối bột này vào ngăn mát tủ lạnh trong khoảng 5 tiếng cho bột săn lại.
- Kết thúc 5 tiếng, bạn lấy bột ra ngoài, sử dụng một con dao thật sắc cắt bột thành những lát mỏng và đều.
- Sau đó, xếp từng lát bột này ra khay hoặc mâm và mang đi phơi nắng cho đến khi bột khô lại thì cho và một túi bóng bịt kín để bảo quản. Khi ăn bạn chỉ cần lấy bánh ra chiên là được. Cách làm bánh phồng tôm khá đơn giản đúng không!
Bước 4: Chiên bánh phồng tôm
- Chiên bánh phồng tôm rất đơn giản, nhưng nếu không chú ý bạn sẽ dễ làm cho bánh bị cháy.
- Để chiên bánh phồng tôm được ngon, bạn cho dầu vào chảo. Để tiết kiệm dầu thì bạn nên dùng chảo sâu lòng. Bật bếp và đợi cho dầu nóng già rồi hạ lửa thật nhỏ. Tiếp theo, bạn cho bánh vào chiên, mỗi lần chiên bạn chỉ nên cho vào một hoặc vài cái, vì bánh sẽ nở rất nhanh. Khi bánh nở phồng ra xung quanh thì nhanh tay lật bánh, ấn nhẹ cho bánh chìm hoàn toàn trong dầu. Khi bánh đã nở hết thì vớt ra, nếu bánh chín mà không vớt ra sẽ chuyển sang màu vàng nâu và bị cháy.
- Bạn nên đặt lên đĩa giấy thấm dầu ăn để hút bớt lượng dầu thừa. Nếu bạn không dùng hết thì bạn hãy dùng một túi nilon lớn, lót giấy báo xuống đáy túi rồi xếp bánh phồng tôm đã nguội vào, buộc kín lại, bảo quản nơi khô ráo. Với cách bảo quản này, bạn có thể bảo quản trong vài ngày.
>> Bánh phồng tôm ăn với gì? Bí quyết nấu các món ngon ngày Tết
Cách làm bánh phồng tôm khá đơn giản
Yêu cầu thành phẩm
- Với cách làm bánh phồng tôm này, bánh sau khi hoàn thành phải có màu trắng đẹp, đều màu.
- Bánh nở đều, chín và không bị cháy hoặc bị sống.
- Bánh cần phải ráo dầu, khi thưởng thức có độ giòn tan, thơm, gia vị được nêm vừa, không quá mặn cũng không quá nhạt.
Như vậy, UNICA đã chia sẻ cho các bạn cách làm bánh phồng tôm đơn giản thơm ngon ngay tại nhà. Bánh phồng tôm là món ăn được rất nhiều người yêu thích, đặc biệt là trẻ nhỏ. Do đó, các bạn có thể vào bếp trổ tài cho gia đình thưởng thức trong dịp Tết năm nay.
>> Chọn thực phẩm sạch cho ngày Tết an toàn và khỏe mạnh
>> Tư vấn ăn uống 3 ngày Tết mà bạn cần “khắc cốt ghi tâm”
17/01/2020
3651 Lượt xem
![Tìm hiểu về phong tục đi chùa đầu năm xin lộc](https://unica.vn/upload/landingpage/121515_tim-hieu-ve-phong-tuc-di-chua-dau-nam-xin-loc _thumb.jpg)
Tìm hiểu về phong tục đi chùa đầu năm xin lộc
Phong tục đi chùa đầu năm là một hoạt động gắn liền với đạo Phật và trở thành một nét đẹp văn hóa được người dân Việt Nam duy trì hàng ngàn đời nay. Tuy nhiên, có một bộ phận nhỏ người dân vẫn chưa hiểu được hết ý nghĩa cũng như cách ăn mặc, đi đứng, nói chuyện khi đi chùa. Trong bài viết hôm nay, chúng ta cùng đi tìm hiểu những việc cần làm khi đi chùa vào dịp đầu xuân nhé!
Ý nghĩa đi chùa đầu năm của người Việt
Đi chùa vào mỗi dịp đầu năm là một nét đẹp truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Nhiều người đến chùa với ý nghĩa là học Phật, theo Phật, hành thiện tích đức còn một số ít người đến chốn cửa thiền để cầu phước, xin phúc lành vào mỗi dịp đầu xuân.
Đi chùa vào đầu năm là một nét đẹp bao đời nay của người Việt
Người dân Việt Nam đi chùa theo truyền thống gia đình, từ đời ông bà, cha mẹ, con cháu. Ai ai đến chùa vào dịp đầu nằm đều mong muốn mọi người trong gia đình được bình an, hạnh phúc, làm ăn phát tài.
Không những thế, những dịp đầu xuân, khi tìm đến nơi cửa Phật, ta như tìm thấy sự thanh tịnh, hương thơm của những cây hương trầm, màu sắc của đèn hoa hay những mái chùa cổ kính, đơn sơ, rêu phong theo năm tháng.
>> Xem thêm: Sắm lễ ông Hoàng Mười cần những gì? Văn khấn xin lộc ông Hoàng Mười
Chuẩn bị đồ sắm lễ
Khi đi chùa đầu năm, không phải bạn muốn mang theo đồ lễ nào cũng được bởi vì từng ngôi chùa sẽ có những quy định riêng khác nhau. Ví dụ, sẽ có chùa chỉ cần bạn đến thắp nhang, không cần mang đồ cúng, chỉ cần bạn lòng thành thắp hương, cúng vái. Ngoài ra, nếu bạn muốn bày tỏ lòng thành kính đến các Ngài thì bạn cần tuân thủ theo như sau:
- Đến dâng hương tại các chùa chỉ được sắm lễ là đồ chay ví dụ như hương, hoa tươi, trái cây, bánh kẹo, oản phẩm, xôi, chè.
- Không được chuẩn bị các món ăn mặn thể hiện sự sát giới như thịt trâu, dê, thịt lợn, thịt gà, giò, chả…
Tuy nhiên, nếu bạn muốn sửa soạn lễ mặn chỉ được chấp nhận ở những khu vực thờ các vị Thánh, Mẫu và chỉ dâng lên, không được cúng vái, Tuyệt đối, không được dâng đồ mặn tại các khu vực Phật Tổ chính điện của chùa như vậy sẽ phạm vào quy tắc của đình, chùa.
- Không nên sắm sửa vàng mã, tiền âm phủ để dâng cúng, lễ Phật tại chùa, nếu bạn muốn đặt chỉ được phép đặt tại các cửa thần linh, Thánh Mẫu, Đức Ông.
- Hoa tươi chỉ được phép là hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa cúc, không được phép dùng hoa dại.
>> Sắm lễ ông Hoàng Mười cần những gì? Văn khấn xin lộc ông Hoàng Mười
Tiến hành xin lộc
Trước khi xin lộc, bạn cần bày biện đồ lễ thật chính xác theo lời dặn của các thầy tu trong chùa hướng dẫn. Sau đó, bạn thắp hương và làm lễ xin đặt bàn thờ Đức Ông trước tiên. Sau khi xin xong, bạn đến cửa chính diện, thắp ba nén nhang, thỉnh ba hồi chuông rồi lễ với các chư Phật, Bồ Tát.
Bạn cần thiết cung kính, trang nghiêm khi đi xin lộc
Tiếp theo đó, bạn đi thắp hương tại tất cả các ban thờ khác nhau trong chùa và vái lạy mỗi ban 3 lạy. Nếu chùa nào có điện thờ Mẫu, Tứ Phủ thì bạn có thể đặt lễ vật, dâng hương và kêu cầu ý nguyện.
Ngoài việc, đi chùa đầu năm xin Phật Tổ, Bồ Tát ban phước này cho gia đình thì rất nhiều người còn xin chữ đầu năm ngay tại chùa. Hình ảnh các ông đồ già bày mực tàu giấy đỏ, nắn nót viết từng chữ là một nét đẹp thể hiện sự coi trọng chữ nghĩa, tri thức cũng như mong muốn xin được con chữ mình mong muốn thực hiện được trong năm mới như chữ An, Thành, Phú, Điền, Đức, Cát…
Lưu ý khi đi chùa xin lộc
Trang phục
Chùa là nơi linh thiêng, là cõi thanh tịnh, nơi thờ các Phật chính vì thế trang phục trang nghiêm là điều bắt buộc. Vào cửa chùa, bạn nên mặc những bộ quần áo lịch sự, kín đáo, tránh mặc váy hở hang, lòe loẹt, ngắn trên đầu gối.
Bạn có thể mặc những bộ đồ nâu, đen của nhà Phật hay mặc những tà áo dài thể hiện nét đẹp của người con gái Việt Nam trong ngày đầu năm.
Một số lưu ý khác
- Khi vào chùa, đi qua các cổng Tam quan bạn nên vào cửa Giả quan và đi ra bằng cửa Khổng quan. Không nên đi vào và ra bằng cửa Trung quan vì cửa đó chỉ dành cho bậc cao tăng, thiên từ, bậc khoa bảng đi vào chùa. Không những thể, bạn không được phép giẫm lên bậu cửa, phải bước qua bậu cửa.
- Khi bạn muốn công đức cho chùa, thì nên đặt tiền vào hòm công đức chính, không lên đi đặt tiền tại các ban trong chùa.
- Vào chùa, bạn không nên chụp ảnh, quay phim các bức tượng trong chùa.
- Không đứng lễ hoặc quỳ chính giữa Phật đường lễ Phật vì đó là vị trí cao của trụ trì.
- Không được tự ý lấy và sử dụng những đồ ở chùa về làm của riêng để sử dụng.
- Không được hút thuốc lá, nhai kẹo cao su trong chùa.
Cần ăn mặc quần áo lịch sử, không được hở hang khi đi chùa
- Trước các tượng Phật cần thể hiện lòng kính trọng, cung kính, trang nghiêm, không nhìn ngang, ngó dọc, khệnh khạng.
Phong tục đi chùa đầu năm xin lộc đã trở thành một thói quen ăn sâu trong tiềm thức người Việt, nhất là những vùng quê. Hy vọng rằng với những chia sẻ về ý nghĩa đi chùa xin lộc, các lưu ý khi đi chùa, các bạn sẽ “bỏ túi” thêm cho mình những kiến thức bổ ích.
>> Xem thêm: Cách xem chân gà cúng chuẩn phong thủy cho gia đình
17/01/2020
4066 Lượt xem
![Tuổi Canh Tý khai trương ngày nào tốt nhất trong tháng 2?](https://unica.vn/upload/landingpage/114019_tuoi-canh-ty-khai-truong-ngay-nao-tot-nhat-trong-thang-2_thumb.jpg)
Tuổi Canh Tý khai trương ngày nào tốt nhất trong tháng 2?
Các cụ ta thường có câu“Đầu xuôi đuôi lọt”, điều này thể hiện việc chọn ngày khai trương rất quan trọng bởi vì khai trương thuận lợi sẽ đem đến nhiều may mắn, hưng thịnh trong suốt cả quá trình làm ăn. Vậy, đối với những tuổi Canh Tý khai trương ngày nào tốt nhất trong tháng 2 là câu hỏi mà rất nhiều người tìm kiếm. Trong bài viết này, chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu câu trả lời cho thắc mắc nhé!
Vì sao phải xem tuổi Canh Tý khai trương ngày nào tốt nhất?
Trong việc kinh doanh cửa hàng, nhà hàng, doanh nghiệp… việc khai trương được xem là việc làm rất quan trọng, một phần tâm linh nào đó nó ảnh hưởng đến sự phát triển, việc kinh doanh, buôn bán trong tương lai. Chính vì thế, những người chủ thường phải lựa chọn ngày khai trương thật đẹp.
Tuổi Canh Tý lựa chọn ngày khai trương rất quan trọng
Với những người sinh năm Canh Tý muốn khai trương vào năm Canh Tý để mang nhiều điều may mắn, thuận lợi thì việc lựa chọn ngày tốt để khai trương sẽ giúp cho tuổi này gặp nhiều may mắn, thuận lợi. Nếu bạn chọn nhầm ngày thì sẽ dẫn đến việc xung khắc, kinh doanh gặp nhiều đen đủi, tai ương, thậm chí là phá sản.
Tuổi Canh Tý nên chọn ngày nào khai trương?
Trong tháng 2, năm 2020 người Canh Tý nên chọn những ngày sau đây để mở cửa hàng khai trương để làm ăn được phát tài, phát lộc:
- Ngày 1/2/2020 dương lịch, tức ngày 8/1/2020 Giap Tuất, ngày Trực Thành, giờ hoàng đạo mà bạn có thể khai trường vào các khung giờ 3 - 5h, 7 - 9h, 15 - 17h, 17 - 19h, 21 - 23h.
- Ngày 3/2/2020, tức ngày 10/1/2020 Bính Tý, ngày Trực Khai, giờ hoàng đạo có thể lựa chọn là 23 - 1 h, 1 - 3h, 5 - 7h, 11 - 13h, 15 - 17h, 17 - 19h.
- Ngày 5/2/2020, rơi vào ngày 12/1/2020 Mậu Dần, ngày Trức Kiến, giờ hoàng đạo đẹp như 23 - 1h, 1 - 3h, 7 - 9h, 9 -11h, 13 -15h, 19 - 21h.
- Ngày 13/2/2020, rơi vào ngày 20/1/2020 Bính Tuất, ngày Trực Hành, giờ hoàng đạo là 3 - 5h, 7 - 9h, 9 - 11h, 15 - 17h, 17 -19h, 21 - 23h.
- Ngày 17/2/2020, tức ngày 24/1/2020 Canh Dần, ngày Trực Kiến, giờ hoàng đạo là 23-1h, 1-3h, 7-9h, 9-11h, 13-15h, 19-21h.
- Ngày 19/2/2020, tức ngày 26/1/2020 Nhâm Thìn, ngày Trực Mãn, giờ hoàng đạo 3-5h, 7-9h, 9-11h, 15-17h, 17-19h, 21-23h.
- Ngày 26/2/2020, tức ngày 4/2/2020 âm lịch, Kỷ Hợi, ngày Trực Hành, giờ hoàng đạo là 1-3h, 7-9h, 11-13h, 13-15h, 19-21h, 21-23h.
- Ngày 28/2/2020, âm lịch ngày 6/2/2020, Tân Sửu, ngày Trực Khai, giờ hoàng đạo là 3-5h, 5-7h, 9-11h, 15-17h, 19-21h, 21-23h.
>>Xem thêm: Tử vi tuổi canh tý nam mạng năm 2020 chuẩn nhất
Lưu ý khi khai trương của tuổi Canh Tý
Trong kinh doanh, việc khai trương sẽ giúp cho công việc buôn bán được diễn ra thuận lợi, tốt đẹp. Chính vì thế, mỗi một tuổi có một cách thực hiện và thủ tục khác. Để việc khai trương diễn ra suôn sẻ thì bạn cần lưu ý một số thủ tục cơ bản sau đây dành cho người tuổi Canh Tý:
Đồ cúng
Chuẩn bị mâm cúng đầy đủ bao gồm các lễ vật sau: trái cây, hoa cúc hoặc hoa hồng, nhang rồng phụng, đền cầy, gạo, muối, trứng gà, rượu, nước lọc, thuốc lá, giấy cúng, bánh kẹo, chè, xôi, tam sên, gà, thịt lợn, bánh bao… Nhìn chung, đồ cúng là do tùy tâm bạn lựa chọn, dựa vào điều kiện kinh tế và tài chính mà bạn có thể sửa soạn lễ vật thích hợp. Tuy nhiên, tối thiểu đồ cúng cần có hoa quả, xôi, thịt gà, nước lọc và rượu.
Bạn cần chuẩn bị đồ cúng một cách chu đáo
Tiến hành làm lễ khai trương
Sau khi bạn đã tham khảo được tuổi Canh Tý khai trương ngày nào tốt nhất thì bạn có sẽ tiến hành làm lễ, đọc văn khấn báo cáo thần linh, gia tiên và công việc sắp tới mà bạn cửa hàng bạn kinh doanh.
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
- Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.
- Con kính lạy Quan Đương niên Hành khiển Thái tuế đức Tôn thần.
- Con kính lạy các ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương.
- Con kính lạy các Ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch, Tài thần định phúc Táo quân, chư vị Tôn thần.
- Con kính lạy các Thần linh cai quản trong khu vực này.
Tín chủ (chúng) con là:..............................................
Hôm nay là ngày…. tháng…năm…, tín chủ con thành tâm sắm sửa lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án, lòng thành tâu rằng: tín chủ con xây cất (hoặc thuê được) một địa điểm ở tại xứ này (địa chỉ)…..( nếu là cơ quan, công xưởng thì khấn là tín chủ con là con là Giám đốc hay Thủ trưởng cùng toàn thể công ty), nay muốn khai trương khởi đầu việc kinh doanh (hoặc sản xuất) phục vụ nhân sinh, phục vụ sinh hoạt. Do đó, chúng con chọn được ngày lành tháng tốt sắm sanh lễ vật cáo yết Tôn thần dâng cùng Bách linh....... cúi mong soi xét.
Chúng con xin kính mời quan Đương niên quan Đương cảnh, quan Thần linh Thổ địa, Định phúc Táo quân cùng các ngài địa chúa Long Mạch cùng tất cả Thần linh cai quản khu vực này linh thiêng giáng hiện trước hương án, thụ hưởng lễ vật, chứng giám lòng thành. Cúi xin các vị phù hộ cho chúng con buôn bán hanh thông, làm ăn thuận lợi, lộc tài vượng tiến, cần gì được nấy, nguyện gì cũng thành.
Tín chủ lại mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ cùng chư Hương linh y thảo phụ mộc ngụ trong khu vực này, xin hãy tới đây thụ hưởng lễ vật, phù trì cho tín chủ con làm ăn buôn bán gặp nhiều may mắn.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Bạn cần đọc đúng văn khấn khi làm lễ
Tuy nhiên, ngày nay nhiều người không tự mình khai trương cửa hàng mà họ thường có xu hướng mời các thầy ở chùa về làm lễ để cho mọi việc được tiến hành suôn sẻ, đúng giờ.
Trên đây là những chia sẻ đói với câu hỏi tuổi Canh Tý khai trương ngày nào tốt nhất trong tháng 2. Hy vọng rằng, bài viết sẽ mang lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn.
>> Xem thêm: Giải đáp thắc mắc: Canh Tý có phải chuột vàng không?
17/01/2020
1858 Lượt xem
![4 Cách khai bút đầu xuân để đón may mắn cả năm 2022](https://unica.vn/upload/landingpage/3667112145_cach-khai-but-dau-xuan-de-don-may-man-ca-nam _thumb.png)
4 Cách khai bút đầu xuân để đón may mắn cả năm 2022
Khai bút đầu xuân là một trong những phong tục tốt đẹp của người Việt từ bao đời nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách khai bút đầu năm mới như thế nào để may mắn cả năm. Vì vậy, trong bài viết dưới đây, Unica sẽ chia sẻ cho bạn những cách khai bút để hút tài lộc trong năm Canh Tý, bạn hãy tham khảo ngay nhé!
1. Ý nghĩa của tục khai bút đầu xuân
Đầu tiên, bạn cần hiểu rõ được phong tục khai bút đầu năm mới có ý nghĩa gì. Theo phong tục lâu đời của Việt Nam, khai bút nhân dịp năm mới như là một lời nhắc nhở đối với con cháu trong việc giữ vững tinh thần hiếu học, cố gắng vươn lên vượt khó khăn.
Khai bút đầu năm là để thể hiện tinh thần hiếu học của người Việt
Bên cạnh đó, khai bút đầu năm còn đồng nghĩa với hy vọng cả năm sẽ đạt được những điều mà mình mong muốn, từ học hành cho tới sự nghiệp, mọi điều đều thành công mỹ mãn. Trước đây, việc khai bút thường chỉ được thực hiện bởi các thầy đồ. Tuy nhiên, ngày nay phong tục này còn được thể hiện ở cả những bạn trẻ, do đó phong tục khai bút cũng mang tính mở rộng hơn rất nhiều.
2. Cách khai bút đầu xuân để luôn may mắn
Để có thể đón năm mới an lành, may mắn thì bạn phải nắm được các cách khai bút đúng chuẩn nhất. Cụ thể như sau:
Viết câu đối về Tết hoặc năm mới
Khi khai bút đầu xuân, sẽ chẳng có gì tuyệt vời hơn nếu như viết những câu đối chúc mừng năm mới, chào mừng mùa xuân và đón Tết. Ví dụ như những câu sau đây:
Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ
Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh
Tết trong nhà Tết ra ngoài phố
Lộc trên trời, lộc xuống nhân gian
Xuân sang cội phúc sinh nhàng lộc
Tết về cây đức trổ thêm hoa
Mai vàng nở rộ mừng năm mới
Đào hồng khoe sắc đón xuân sang
Xuân an khang đức tài như ý
Niên thịnh vượng phúc thọ vô biên
Bạn có thể khai bút với những câu đối Tết ý nghĩa
Viết lời chúc cho mọi người
Bên cạnh những câu đối Tết, chào xuân năm mới thì bạn cũng có thể khai bút bằng những lời chúc tốt lành đến với mọi người. Bạn có thể gửi lời chúc của mình trên những tấm thiệp xuân cho bạn bè, người thân hoặc họ hàng. Chắc chắn, khi nhận được những lời chúc trên thiệp vào ngày đầu năm mới, ai cũng sẽ rất vui vẻ và phấn khởi.
>> Gửi những câu chúc Tết 2020 hay nhất đến tất cả mọi người
Chép một bài thơ hoặc đoạn văn
Nếu bạn là người yêu thích văn chương thì khai bút đầu xuân bằng một bài thơ hoặc đoạn văn thực sự là một gợi ý hoàn hảo. Bạn không cần nhất thiết phải chép bài thơ hoặc đoạn văn liên quan đến Tết, mà có thể chép lại bài thơ hoặc đoạn văn mà bạn tâm đắc hoặc cực kỳ yêu thích, ấn tượng.
Viết tâm nguyện của mình
Khai bút đầu năm mới với chính tâm nguyện của mình được xem là cách rước tài lộc và đón may mắn trong dịp đầu xuân năm mới. Theo đó, bạn hãy viết ra tâm nguyện, mong ước của bản thân mình trong năm mới, những dự định và kế hoạch cần đạt được… Từ đó, cầu mong những điều tốt đẹp nhất sẽ đến với mình.
Khi khai bút đầu năm mới, bạn cũng có thể viết lên những tâm nguyện của mình
3. Một số câu đối hay để khai bút đầu năm
Câu đối 1:
Niên niên như ý xuân
Tuế tuế bình an nhật
(Năm năm xuân như ý
Tuổi tuổi ngày bình an)
Câu đối 2:
Nhập môn tân thị kinh luân khách
Mãn tọa dai đồng cẩm tú nhân
(Vào cửa toàn khách kinh luân
Ngồi chơi toàn người cẩm tú)
Câu đối 3:
Sơn thủy thanh cao xuân bất tận
Thần tiên lạc thú cảnh trường sinh
(Phong cảnh thanh cao xuân mãi mãi
Thần tiên vui thú cảnh đời đời)
Ảnh minh họa
4. Bài thơ khai bút đầu xuân hay nhất
Bài thơ 1: Mơ Xuân (Thơ: Hồ Viết Bình)
Dẫu bây giờ không còn là trẻ dại
Vẫn thích lì xì để nhớ mãi tuổi thơ
Mùa xuân về thêu dệt những ước mơ
Xa xôi lắm cứ đợi chờ hy vọng
Hình như đó là niềm vui cuộc sống
Giúp tuổi già bỗng chốc hoá trẻ trung.
Bài thơ 2: Khai bút đầu xuân (Thơ: tự Hàn)
Đêm giao thừa nghe chân sen rất nhẹ
Di gót hài lay động những mầm xuân
Vườn tình em nắng son môi mở cửa
Lòng thênh thang nở vội những đóa hồng
Bài thơ 3: Khai bút mong thơ (Thơ: Nguyễn Đình Hưng)
Khai bút đầu Xuân với nước non
Mong thơ năm mới sẽ thêm tròn
Câu, từ cô đọng, giàu hình tượng
Niêm, luật chỉn chu, nhạc kết giòn
Mở rộng Văn Chương tăng bạn hữu
Học chân, thiện, nhẫn giữ lòng son
Con đường rèn trí nhờ thi phú
Sống khỏe, tuổi cao ước mỏi mòn
Theo phong thủy, để khai bút đầu xuân được thành công nhất thì bạn nên khai bút từ sau giao thừa đến ngày mùng 5 âm lịch. Hy vọng với những thông tin mà Unica chia sẻ, bạn sẽ đón một năm mới 2020 thật an lành và nhiều may mắn. Và đừng để những lo toan, bộn bề “giết chết” ngày Tết của bạn bằng cách tham gia khóa học “Để Tết không là ác mộng” của giảng viên Đặng Thị Hạnh trên Unica.
>> Những việc làm khi khai xuân cần lưu ý
>> Những lưu ý khi đi chùa đầu năm xin lộc
17/01/2020
5716 Lượt xem
![Giải đáp: Đi tảo mộ cần chuẩn bị những gì?](https://unica.vn/upload/landingpage/3666100548_giai-dap-thac-mac-di-tao-mo-can-chuan-bi-nhung-gi- _thumb.jpg)
Giải đáp: Đi tảo mộ cần chuẩn bị những gì?
Đi tảo mộ cần chuẩn bị những gì chính là thắc mắc chung của nhiều bạn đọc. Theo truyền thống của người Việt, tảo mộ là một phong tục quan trọng thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với tổ tiên. Và để biết cần chuẩn bị những gì khi đi tảo mộ thì bạn hãy tham khảo thêm bài viết dưới đây.
1. Khái quát chung về phong tục tảo mộ
Trước khi nắm được đi tảo mộ cần chuẩn bị những gì thì bạn đọc cần hiểu rõ về phong tục tảo mộ của người Việt. Cụ thể, đây là một việc làm quan trọng vào dịp Tết thanh minh. Việc làm này nhằm mục đích thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, lòng biết ơn, sự hiếu thảo của con cháu đối với ông bà, tổ tiên.
Theo đó, cứ đến dịp Tết thanh minh, các gia đình, con cháu sẽ tiến hành đi tảo mộ, công việc chính là sửa sang lại phần mộ, dọn dẹp xung quanh sao cho gọn gàng, sạch sẽ. Vì vậy, bên cạnh lễ vật, khi đi tảo mộ cần mang theo cuốc xẻng để vạt cỏ dại, xắn đất, lấp hang rắn, hang chuột xung quanh phần mộ. Khi đã hoàn thành xong công việc thì gia chủ sẽ thực hiện nghi lễ cúng bái để tỏ lòng thành kính với tổ tiên.
Tảo mộ là phong tục tốt đẹp được thực hiện vào Tết thanh minh
2. Tảo mộ vào những ngày nào
Mọi người thường thực hiện nghi thức tảo mộ vào khoảng 20 tháng chạp cho đến chiều 30 Tết. Theo quan niệm của người Việt, mỗi năm Tết đến Xuân về, mọi thứ đề phải sửa sang cho mới mẻ, kể cả với những người đã mất. Tảo mộ được xem là một nét đẹp của văn hóa cổ truyền, một tục lệ không thể thiếu vào ngày Tết.
Ở nhiều vùng miền và tập quán khác nhau, có những nơi còn có tục rước ông bào vào trưa 30 tháng Chạp và đưa ông bà vào mùng 3 hoặc mùng 4 Tết tháng Giêng. Họ quan điểm rằng, việc đưa rước ông bà quay trở về nhà ăn tết với mình và quay trở về cuộc sống thường nhật khi Tết kết thúc sẽ được tổ tiên phù hộ những ngày sau đó.
3. Đi tảo mộ cần chuẩn bị những gì?
Tảo mộ là một trong những phong tục và nghi thức rất quan trọng của người Việt. Do đó, khi đi tảo mộ, gia chủ cần chuẩn bị lễ lạt và quy trình thực hiện đầy đủ, đúng chuẩn. Cụ thể như sau:
Chuẩn bị lễ cúng
Đầu tiên, gia chủ đi tảo mộ cần chuẩn bị đầy đủ lễ cúng. Theo lời của Đại Đức Thích Quảng Định trong sách văn khấn nôm tại nhà, lễ cúng tảo mộ cần có: trầu cau, hương đèn, rượu, thịt, tiền vàng, chân giò hoặc gà luộc. Lễ cúng Tết thanh minh này thì bạn cần dâng hương trước ở nhà, và người thực hiện là con trưởng của gia đình hoặc cháu trưởng của dòng tộc.
Còn khi đi cúng Tết thanh minh (tảo mộ) tại phần mộ của gia tiên thì cần chuẩn bị lễ đầy đủ như khi bạn cúng ở nhà. Bên cạnh đó, cần chuẩn bị thêm một số lễ vật như: quần áo, tiền vàng mã, ngựa giấy để hóa…
4. Văn khấn tảo mộ
Bên cạnh chuẩn bị lễ cúng thì văn khấn tảo mộ cũng chính là câu trả lời quan trọng cho thắc mắc đi tảo mộ cần chuẩn bị những gì. Cụ thể, bạn cần thực hiện bài văn khấn theo Đại Đức Thích Thanh Tâm như sau:
Gia chủ cần chuẩn bị văn khấn khi đi tảo mộ
Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)
Con lạy chín phương trời, con lạy mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.
Con kính lạy hoàng thiên hậu thổ, chư vị tôn thần.
Con kính lạy các ngài thần linh bản xứ đang cai quản trong khu vực này.
Hôm nay ngày (đọc theo ngày âm lịch). Tín chủ chúng con là… Ngụ tại…
Nhân tiết thanh minh, tín chủ chúng con sắm ít hương lễ, trầu cau, thắp nén nhang trước án kính mời chư vị thần linh, tổ tôn chiếu giám.
Gia đình chúng con có ngôi mộ của:... (kể phần mộ của tổ tiên mình). Phần mộ được táng tại nơi này, nay mong muốn được sửa sang xây đắp. Vì vậy, con xin kính cáo với các đấng thần linh, thổ công, thổ phủ, long mạch, tiền chu tước, hậu huyền vũ, tả thanh long, hữu bạch hổ và chư vị tôn thần cai quản trong khu vực này.
Chúng con mong muốn được các thần cùng tổ tiên chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật. Cầu xin phù hộ cho tín chủ chúng con luôn mạnh khỏe, hưởng thái bình, an lạc.
Nam mô A Di Đà Phật (3 lần).
5. Quy trình tảo mộ
Sau khi nắm được câu trả lời đi tảo mộ cần chuẩn bị những gì, bạn cũng cần biết được quy trình tảo mộ cụ thể như thế nào. Theo phong tục của người Việt, lễ tảo mộ sẽ được tiến hành như sau:
Gia chủ cần hiểu rõ quy trình tảo mộ diễn ra như thế nào
- Đầu tiên, gia chủ cần thăm viếng phần mộ của mình trước rồi mới đến các phần mộ kề cận. Thứ tự dâng hương thì người đầu tiên nhiều tuổi nhất rồi đến con cháu dâng hương sau. Còn nếu tảo mộ theo gia đình thì người dâng hương sẽ là trưởng nam.
- Tại nghĩa trang, gia chủ sẽ đặt lễ cúng vào phần mộ chung, sau đó thắp hương và khấn vái theo bài văn khấn Unica gợi ý ở trên. Khấn vái xong thì không thụ lễ ngay mà phải chờ cho hương tàn hết. Trong khoảng thời gian chờ hương tàn, gia chủ sẽ tiến hành dọn dẹp, sửa sang xung quanh phần mộ. Khi thắp hương thì bạn cần thắp số lẻ theo nén 1, 3. Riêng nến thì dùng số chẵn.
- Sau khi hương tàn được khoảng ⅔, gia chủ tiến hành hóa vàng và xin lộc để làm lễ tại gia thần và gia tiên ở nhà. Nếu viết bài cúng ra giấy thì nên hóa cùng vàng mã.
6. Một số lưu ý khi đi tảo mộ ngày Tết
- Không đi tảo mộ một mình ở những nơi ít người, hẻo lánh: Theo quan niệm dân gian, những nơi chôn cất phần mộ thường có nhiều tà khí. Vì vậy mọi người thường đi thành đoàn chứ không đi riêng lẻ một mình để tránh bị ám tà. Và khi về đến nhà, những người đi tảo mộ thường bước qua chậu lửa để có thể xua đuổi được tà ma và vận xấu.
- Không được quên cúng thần linh xung quanh mộ: Ngoài bái lạy tổ tiên, khi khi tảo mộ, bạn nhất định phải bái lạy các vị thần linh xung quanh. Bởi theo quan niệm xa xưa, thần linh là bậc tối cao, là người che chở và bảo vệ cho ông bà tổ tiên đã khuất của chúng ta.
- Tuyệt đối không được dẫm đạp lên phần mộ người khác: Mỗi phần mộ đều có ý nghĩa tâm linh nhất định. Trong quá trình dọn dẹp phần mộ cho tổ tiên, bạn không nên làm ảnh hưởng đến những phần mộ bên cạnh.
- Không chụp ảnh tập thể xung quanh mộ: Chụp ảnh ở không gian nghĩa trang hay đi tảo mộ được khuyên là một trong những việc cấm kị không nên làm. Bởi việc quay lưng hoặc dàn hàng ngang chụp ảnh trước phần mộ là một hành động thiếu sự tôn trọng với người đã mất.
- Phụ nữ mang thai hoặc trong kỳ kinh nguyệt không nên đi tảo mộ: Phụ nữ mang thai hoặc có kinh nguyệt cơ thể sẽ yếu hơn bình thường. Nếu đến những nơi có nhiều âm khí sẽ rất dễ bị cảm lạnh hoặc trúng gió độc.
Qua bài viết trên đây, chắc chắn bạn đã có được câu trả lời cho câu hỏi đi tảo mộ cần chuẩn bị những gì. Hy vọng những thông tin này sẽ thực sự hữu ích đối với bạn. Và để Tết 2020 được an lành, ấm áp và hạnh phúc hơn thì bạn nên tham khảo các bí quyết trong khóa học “Để Tết không là ác mộng” của giảng viên Đặng Thị Hạnh trên Unica.
>> Những việc làm khi khai xuân cần lưu ý
>> Những lưu ý khi xuất hành đầu năm
>> Những lưu ý khi đi chùa đầu năm xin lộc
17/01/2020
2447 Lượt xem
![Mách bạn cách trồng cây quất sau Tết hiệu quả ngay tại nhà](https://unica.vn/upload/landingpage/3665090120_mach-ban-cach-trong-cay-quat-sau-tet-hieu-qua-ngay-tai-nha_thumb.jpg)
Mách bạn cách trồng cây quất sau Tết hiệu quả ngay tại nhà
Mỗi độ Tết đến xuân về, nhiều người thường lựa chọn những cây quất cảnh để trưng bày và mang lại nhiều may mắn cho gia đình. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách trồng cây quất sau Tết để sử dụng cho mùa xuân năm sau. Chính vì vậy, trong bài viết dưới đây, UNICA sẽ hướng dẫn bạn cách trồng cây quất sau dịp tết đơn giản ngay tại nhà.
Cách trồng cây quất sau Tết
Bước 1: Chuẩn bị đất trồng
- Đất trồng là yếu tố quan trọng nhất giúp cho cây quất sau ngày Tết được phát triển. Bạn nên chọn đất trồng có độ tơi, xốp, thoáng khí, nhưng vẫn phải đủ ẩm và giàu chất dinh dưỡng. Bên cạnh đó, bạn nên điều chỉnh độ pH đất từ 5 - 6 để cây có điều kiện sinh trưởng tốt hơn.
- Nếu bạn có điều kiện trồng cây quất ngoài vườn thì bạn nên lựa chọn những phần đất cao. Không nên chọn những vị trí ứ nước, điều này sẽ làm cho cây bị thối rễ. Còn nếu trồng cây trong chậu thì bạn nên ưu tiên những chậu có kích thước lớn hơn tán cây, có chỗ thoát nước. Mặt khác, khi cây phát triển mạnh, bạn cần phải thay chậu có kích thước lớn hơn.
Đất trồng là yếu tố quan trọng nhất giúp cho cây quất sau ngày Tết được phát triển
Bước 2: Tạo chất dinh dưỡng cho cây quất
Để cách trồng cây quất sau Tết được hiệu quả, sau khi trồng được khoảng 5 đến 7 ngày, bạn nên xới nhẹ vùng đất xung quanh gốc cây, cách gốc khoảng 20 đến 30cm. Việc này sẽ giúp cho đất tơi xốp hơn, đồng thời cây cũng có thể dễ dàng hấp thu chất dinh dưỡng.
Ngoài việc cần lưu ý đánh tơi đất quanh gốc, sau khi trồng khoảng 15 ngày, bạn nên bổ sung chất dinh dưỡng cho cây bằng cách bón phân. Bạn có thể hòa lẫn phân bón vào nước rồi tưới quanh gốc cây. Ngoài ra, bạn cũng có thể bón phân trực tiếp vào đất. Nên chọn phân bón NPK (12:5:10), phân chuồng hoại mục hoặc phân hữu cơ vi lượng PTS9. Tùy thuộc vào kích thước của cây mà bạn sử dụng liều lượng sao cho phù hợp.
Tết đến xuân về, ngoài việc trang trí nhà cửa, cây cảnh chưng Tết, bạn còn phải chuẩn bị rất nhiều việc để đón Tết. Để hạn chế tối đa thời gian chuẩn bị, bạn hãy tham khảo ngay khóa học “Để Tết không là ác mộng” của giảng viên Đặng Thị Hạnh trên UNICA.
Bước 3: Tạo dáng cho cây
Thông thường, quất cảnh đã có sẵn dáng cây khá đẹp, nên khi trồng lại, bạn chỉ cần tỉa bớt lá cây cho gọn. Nhưng nếu bạn không thích hình dáng cũ của cây thì bạn có thể trồng cho cây phát triển đến khi cành lá xanh tốt rồi cắt tỉa tạo dáng mới. Tuy nhiên, bạn nên nhờ đến sự trợ giúp của dụng cụ chuyên dụng tỉa cây để không làm hỏng cảnh. Một vấn đề mà bạn cần “khắc cốt ghi tâm” đó là việc cắt tỉa phải được tiến hành vào những ngày nắng ráo.
Thời gian thích hợp để tỉa lá, cắt cành hoặc uốn cành định kỳ khoảng 10 đến 15 ngày. Việc tỉa cành không chỉ giúp định hình kiểu dáng cho cây mà còn giúp chúng hấp thu được nhiều ánh sáng, chất dinh dưỡng. Từ đó, kích thích lá mọc được nhiều, hoa cũng nở nhiều hơn và đậu quả vào dịp Tết năm sau.
Bước 4: Phòng trừ sâu, bệnh cho cây
Cách trồng cây quất sau Tết mà bạn không thể bỏ qua đó là phòng trừ sâu, bệnh hại cho cây. Trong thời gian trồng cây quất,khó có thể tránh được một số bệnh theo mùa. Đặc biệt vào những ngày trời ẩm ướt, cây quất rất dễ bị nhiễm nấm gây hại. Ngoài ra, nó còn phải đối mặt với sự tấn công của sâu rệp vào thân, lá và rễ. Chính vì vậy, khi tưới cây hàng ngày, bạn cần kiểm tra xem cây có xuất hiện những dấu hiệu nhiễm bệnh nào không để kịp thời xử lý.
Cách trồng cây quất sau Tết mà bạn không thể bỏ qua đó là phòng trừ sâu, bệnh hại cho cây
Còn nếu bạn sử dụng cây quất cho mục đích khác ngoài việc chơi Tết như dùng quả để ăn, nấu nước tắm trị rôm sảy cho trẻ em, thì bạn không nên phun thuốc trừ sâu. Bởi việc này sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Thay vì phun thuốc, bạn có thể dùng dụng cụ làm vườn để bắt sâu bọ. Trong trường hợp cây bị nhiễm nấm thì bạn có thể dùng nước vôi hoặc nước muối pha loãng để rửa lá, bón gốc cho cây.
Bước 5: Đảo quất
Để trồng cây quất lại sau Tết, bạn cần phải đánh bầu, đảo quất. Nếu bạn trồng cây quất ở ngoài vườn thì vào tháng 6 dương lịch, bạn hãy mang cây quất trồng vào trong chậu để tiếp tục chăm sóc. Còn nếu bạn đang trồng cây trong chậu thì cần chuyển cây sang một cái chậu lớn hơn. Việc này sẽ giúp cây kích thích ra hoa.
Lưu ý, với cách trồng cây quất sau Tết này, trước khi đảo quất từ đất ngoài vào chậu mới, bạn nên tưới quanh gốc cây sao cho đất đủ độ ẩm. Sau đó, dùng một thanh gỗ đâm xung quanh gốc, cách gốc khoảng 20 đến 30cm để các phần đất liên kết với nhau, tránh được tình trạng nứt, vỡ bầu.
Tiếp theo, bạn dùng cuốc cuốc đất xa gốc cây từ 60 đến 100cm, đồng thời đào rãnh sâu khoảng 40cm, rộng 20cm. Sau đó, bỏ bớt phần đất đến phần đường kính bầu đã định. Trong khi bỏ bớt phần đất, bạn nên chặt bỏ những phần rễ có đường kính lớn hơn 1cm. Còn các loại rễ nhỏ, mềm mại thì bạn quấn quanh bầu và dùng nilon buộc chặt rễ qua gốc.
Để trồng cây quất lại sau Tết, bạn cần phải đánh bầu, đảo quất
Bước 6: Kích thích tạo quả
Bạn để bầu quất vào nơi râm mát trong khoảng 5 đến 7 ngày, ngắt bớt ½ lá rồi cho vào trồng trong chậu và chăm sóc như bình thường. Nếu cây ra hoa vào đợt đầu vào tháng 7, 8 thì bạn nên hái bớt quả, lá và hoa. Tiếp tục bón phân đạm, kali vào tháng 9, 10 để cây phát triển, nở hoa vào tháng 11 và quả chín vào đúng dịp Tết Nguyên Đán.
Qua bài viết trên, UNICA đã gợi ý cho bạn cách trồng cây quất sau Tết ngay tại nhà, các bạn có thể áp dụng để trồng lại cây quất cảnh cho mùa xuân năm sau. Chúc các bạn trồng lại thành công!
>> Cách chăm sóc đào sau Tết của các nghệ nhân
>> Cẩm nang chăm sóc mai vàng sau Tết không phải ai cũng biết
>> “Bỏ túi” cách trang trí nhà ở hợp phong thủy Tết 2020
17/01/2020
1216 Lượt xem
![Tử vi tuổi canh tý nam mạng năm 2020 chuẩn nhất](https://unica.vn/upload/landingpage/085205_tu-vi-tuoi-canh-ty-nam-mang-nam-2020-chuan-nhat_thumb.jpg)
Tử vi tuổi canh tý nam mạng năm 2020 chuẩn nhất
Bạn đang muốn biết tử vi tuổi Canh Tý nam mạng năm 2020 như thế nào, nhưng bạn lại ngại việc đến các thầy tử vi để xem. Thời vận con người luôn thay đổi theo từng năm, từng tháng và từng giờ. Mỗi người có một vận mệnh khác nhau. Trong bài viết này, chúng ta cùng đi tìm hiểu tử vi của người nam tuổi Canh Tý năm 2020 diễn biến ra sao nhé!
Tổng quan tử vi Canh Tý 2020 nam mạng
Nhìn một cách tổng quát năm 2020, nam mạng tuổi Canh Tý gặp năm Thổ tương trợ nên rất tốt. Tuy nhiên, sao Kế Đô chiếu mạng nên cuộc sống gặp nhiều rối rắm, tai nạn. Không những thế, người tuổi này gặp hạn Địa Võng nên có nhiều lo âu trong cuộc sống.
Tổng quan tử vi nam mạng Canh Tý năm 2020
Nhưng tuổi năm này cũng không cần phải quá lo lắng, bởi vì thiên can canh gặp canh rất tốt, được tương trợ thuận lợi làm ăn. Nhưng khi xuất hành bạn cần phải chọn đúng giờ, đúng hướng. Ngày xuất hành tốt nhất đầu xuân 2020 là ngày mùng 1, bạn nên chọn khung thời gian xuất hành từ 11 giờ đến 13 giờ chiều, đi về hướng Chính Nam để nghênh đón thần tài và đi về hướng Tây Nam để đón Hỷ Thần.
Cuộc sống
Luận tử vi tuổi Canh Tý nam mạng năm 2020 ta thấy, thời thơ ấu nam mạng này có rất nhiều sóng gió và trở ngại. Tới trung tuổi, họ sẽ vượt qua được những khó khăn lớn nhất trong cuộc đời mình. Vào khoảng thời gian này, sự nghiệp công danh, cuộc đời của người này được mở rộng, cuộc sống an nhàn, sung sướng.
Tuy nhiên, khác so với nữ giới, nam mạng tuổi này có đường công danh rất tốt nhưng bổn mạng chỉ thọ được từ 45 đến 54 tuổi là cao nhất. Nếu họ làm phúc, hay tụng kinh, ăn chay, niệm Phật, không làm điều ác thì có thể nâng cao thêm được tuổi thọ.
>> Xem thêm: Tuổi Canh Tý khai trương ngày nào tốt nhất trong tháng 2
Tình duyên
Tình duyên năm 2020 của nam mạng này không có gì đặc sắc hay biến động gì cả. Họ được hạnh phúc êm đềm bên gia đình của mình.
Gia đạo và công danh
Nam giới Canh Tý năm nay khá phát triển sự nghiệp do gia đạo ổn định, tốt đẹp nên hậu vận được hưởng phước. Gia đình luôn vui vẻ và bình an.
Sự nghiệp của nam mạng tuổi Canh Tý gọi là phất lên chỉ từ năm 27 tuổi. Và đến tuổi trung niên thì lên như “diều gặp gió”.
Hôn nhân
Tử vi tuổi Canh Tý nam mạng 2020 nhìn chúng nên kết hợp chuyện trăm năm với người tuổi Tân Sửu, Giáp Thìn, Đinh Mùi, Mậu Tuất thì mới có cuộc sống tốt đẹp, quyền cao chức trọng, có tiếng nói.
Còn nếu họ có ý định kết hôn với những người tuổi Canh Tý, Ất Tý, Bính Ngọ và Kỷ Hợi, thì cuộc sống hai vợ chồng chắc chắn sẽ không được tốt, cứ mãi nghèo khó, không tạo dựng được một cuộc sống tốt đẹp, chuyện vợ chồng hay lục đục, cãi vã.
Tránh tuổi đại kỵ
Nam giới Canh Tý năm 2020 cần tránh làm ăn với người tuổi Nhâm Dần, Qúy Mão, Mậu Thân, Giap Thân. Nếu bạn không tránh những tuổi này thì sẽ gặp rất nhiều tai ương, bị tuyệt mạng, lừa đảo. Nói chung là chúng ta nên “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”.
Bạn cần chú ý không làm ăn với người không hợp tuổi
Nam tuổi này đại kỵ nhất là tuổi Tân Mão, Qúy Mão nên cần hạn chế kết hợp hai tuổi này nếu không đường tình duyên sẽ không được lâu bền và có thể gặp họa chết chóc.
Tử vi nam mạng Canh Tý trong năm 2020
Nói chung, vận mệnh tử vi Canh Tý nam mạng năm 2020 đối với nam mạng Canh Tý không thể chính xác 100% nhưng mọi người cũng nên tham khảo, để phòng tránh.
- Tháng 1: Đầu năm nam mạng tuổi này không được tốt đẹp cho lắm, gia đạo bất hòa, tiền bạc hao tán.
- Tháng 2: Mọi việc làm ăn bình thường. Tuy nhiên có nhiều người mắc phải bệnh về đường tiêu hóa.
- Tháng 3: Công việc có sự thay đổi, tuy nhiên cần cẩn trọng lời ăn tiếng nói của mình.
- Tháng 4: Không nên đầu tư hay thổi đổi công việc làm ăn nhiều trong tháng này vì sẽ không gặp nhiều may mắn.
- Tháng 5: Có quý nhân giúp đỡ trong công việc nhưng lại gặp vấn đề không vui về nhà cửa.
- Tháng 6: Phần mộ gia đình không được tốt nên nam mạng tuổi này hạn chế làm ăn lớn.
- Tháng 7: Cẩn thận về xe cộ.
- Tháng 8: Tiền bạc của tháng này trong vi nam mạng Canh Tý bị tiêu hao rất nhiều, công việc có người phá hoại và sức khỏe không tốt khiến cho người luôn bất an. Chính vì thế, tuôi này cần phải bồi dưỡng, bảo vệ sức khỏe.
- Tháng 9: Do vận hạn của tháng 8 vẫn ảnh hưởng rất lớn đến tháng 9 nên tuổi này cần tuyệt đối không làm ăn lớn bởi vì sẽ có người phá hoại, cộng thêm sức khỏe không tốt.
- Tháng 10: Mọi việc lại trở lại bình thường. Tuy nhiên, tuổi này cần chú ý nhà có người đau ốm.
- Tháng 11: Có lộc về làm ăn đưa tới nhưng cần chú ý đến các bệnh về khí huyết.
Vận hạn các tháng trong năm người tuổi Canh Tý
- Tháng 12: Trong nhà có niềm vui, tuy nhiên nam mạng cần chú ý tới sức khỏe.
Trên đây là phần luận giải chi tiết tử vi tuổi Canh Tý nam mạng năm 2020 mà chúng tôi muốn gửi đến mọi người. Vậy còn chần chừ gì mà không nhanh tay đăng ký để có cơ hội sở hữu khóa học ngay hôm nay bạn nhé !
17/01/2020
9041 Lượt xem
![Điểm danh 2 cách chế biến chân giò nấu giả cầy ngon hết ý](https://unica.vn/upload/landingpage/3663085219_diem-danh-2-cach-che-bien-chan-gio-nau-gia-cay-ngon-het-y_thumb.jpg)
Điểm danh 2 cách chế biến chân giò nấu giả cầy ngon hết ý
Vào những ngày thời tiết se lạnh, món chân giò nấu giả cầy là một món ăn rất được nhiều người yêu thích. Vậy, bạn đã biết cách nấu món ăn này trong dịp Tết năm nay để chiêu đãi thực khách chưa? Trong khuôn khổ bài viết ngày hôm nay, UNICA sẽ chia sẻ cho bạn tuyệt chiêu nấu chân giò giả cầy ngon chuẩn vị miền Bắc để bạn có thể học nấu ăn cho người mới bắt đầu ngay trong căn bếp thân yêu của mình
Cách làm món chân giò nấu giả cầy
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 1 chân giò đã thui
- 300g thịt đùi
- 3 củ sả
- 3 củ hành khô
- 3 thìa mẻ
- Tiết lợn (nếu muốn)
Để làm món chân giò nấu giả cầy bạn cần chuẩn bị đủ nguyên liệu
Các bước tiến hành
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Đầu tiên, bạn hãy bóc lớp sả già, rửa sạch và thái nhỏ.
- Hành khô đem đập dập, băm nhỏ, giềng cạo sạch rồi mang xay.
- Bạn mang mẻ lọc lấy lưng bát con nước.
- Cho chân giò vào tô và ướp cùng với sả, riềng, hành khô đã băm nhỏ, mẻ, 1 thìa đường, ½ thìa bột nghệ, 1 thìa nước mắm, 1 thìa bột canh, 1 thìa mắm tôm. Trộn đều cho các gia vị ngấm đều vào chân giò, ướp từ 30 đến 45 phút.
Bước 2: Xào, ninh chân giò
- Sau khi đã ướp chân giò xong, bạn cho chân giò vào nồi, cho thêm 2 muỗng dầu ăn và xào trong vòng 5 phút cho thịt chân giò săn lại.
- Tiếp theo, cho thêm 2 bát nước vào, đậy vung và đun sôi ở lửa vừa. Nếu định làm món chân giò nấu giả cầy ăn với bún thì bạn cho nhiều nước hơn một chút. Vì trong thời gian ninh chân giò thì nước sẽ bị cạn bớt.
- Trong quá trình đun, bạn cần hớt hết bọt nổi bên trên để món ăn thêm bắt mắt. Sau đó, tiếp tục ninh trong khoảng 30 phút nữa cho chân giò chín. Lúc này, bạn có thể dùng một chiếc đũa, xiên thử vào miếng chân giò để kiểm tra xem chân giò đã chín chưa. Nếu còn thấy rắn chắc thì bạn hãy đun thêm khoảng 5 đến 10 phút cho chân giò được chín đều.
- Còn nếu bạn muốn ăn thêm tiết lợn thì bạn nên cho bát tiết vào ngay lúc này. Nhớ đảo đều thêm 2, 3 phút cho tiết chín nhé!
- Cuối cùng, bạn nêm nếm lại gia vị sao cho vừa ăn rồi múc ra bát, để món chân giò giả cầy được bắt mắt hơn, bạn có thể trang trí thêm vài lát rau mùi lên trên và thưởng thức.
Cách nấu chân giò giả cầy không quá phức tạp
Ngoài cách nấu món chân giò giả cầy, bạn có thể học nhiều công thức chế biến món ngon trong ngày Tết khác nhau. Để làm được điều này, bạn nên tham khảo thêm khóa học “Món ăn ngày Tết - Trọn hết yêu thương” của giảng viên Chu Anh Tiệp trên UNICA.
Cách nấu chân giò giả cầy thứ hai
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 1 chân giò thui, nên thui bằng rơm để chân giò được ngon hơn
- Riềng giã nhỏ
- Sả
- Mẻ, mắm tôm, nước mắm, bột nghệ
- Măng
Các bước tiến hành:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Với món chân giò nấu giả cầy này, bạn rửa sạch măng, sau đó cắt thành từng miếng bằng ngón tay. Sau đó, bạn mang măng luộc kỹ với nước, thả một ít muối vào luộc cùng trước khi mang đi chế biến.
- Tiếp theo, bạn rửa sạch chân giò thui, dùng một chiếc khăn sạch thấm khô hoặc để ráo nước. Sau đó, chặt thành từng miếng vừa ăn rồi mang ướp với 1 bát con riềng giã nhỏ, 3 củ sả lấy phần non băm nhỏ, 1 thìa canh mẻ, 3 thìa con mắm tôm, 1 thìa canh nước mắm và trộn đều. Bạn ướp gia vị trong khoảng 1 tiếng cho chân giò ngấm đều gia vị.
Bước 2: Xào giả cầy
- Bạn cho nồi chân giò đã ướp lên bếp, thêm 1 thìa canh vào nồi và xào chân giò. Trong quá trình xào, bạn nên cho thêm 1 thìa cà phê bột nghệ vào để món giả cầy sau khi thành phẩm được bắt mắt hơn.
- Khi chân giò đã hơi săn lại, bạn trút phần măng củ mà bạn đã luộc vào xào cùng cho ngấm gia vị.
- Tiếp theo, bạn cho nước lọc vào nồi sao cho lượng nước xâm xấp bề mặt chân giò. Nếu muốn tiết kiệm thời gian nấu, bạn có thể dùng nồi áp suất để nấu nhanh hơn.
- Khi đã ninh chân giò trong nồi áp suất từ 20 - 30 phút, bạn hãy mở nắp và nêm nếm lại gia vị sao cho vừa ăn. Như vậy, chúng ta đã hoàn thành món chân giò nấu giả cầy rồi, thật đơn giản phải không! Bạn có thể ăn kèm món ăn này với bún và rau húng.
>> 2 cách nấu chân giò hầm thuốc bắc khiến ai cũng phải mê mẩn
Bạn có thể nấu chân giò giả cầy với măng
Những lưu ý bạn cần nhớ
- Để làm món chân giò nấu giả cầy chuẩn vị theo kiểu của miền Bắc không thiếu nguyên liệu mắm tôm và mẻ.
- Ngoài việc chuẩn bị chân giò, bạn nên chuẩn bị thêm 300g thịt đùi. Như vậy, món ăn sẽ có nhiều thịt hơn. Bạn có thể mua chân giò đã được thui sẵn ngoài chợ, còn nếu tự thui thì bạn nên dùng rơm hoặc bã mía khô để chân giò được ngon hơn. Nhưng khi thui chân giò, bạn không được để phần thịt bên trong chín.
- Bạn có thể ăn kèm món chân giò giả cầy với bún hoặc luộc thêm rau củ quả như: cà chua, su hào, đậu bắp ăn cùng để tăng thêm độ ngon cho món ăn.
Trên đây là 2 cách chế biến món chân giò nấu giả cầy, bạn có thể áp dụng để nấu ngay tại nhà cho gia đình thưởng thức trong dịp Tết năm nay. Chân giò giả cầy ăn nóng vào những ngày thời tiết se se lạnh trong những ngày đầu xuân thì còn gì tuyệt vời hơn.
Chúc các bạn chế biến thành công!
>> Bí quyết làm chân giò muối ngon tuyệt cú mèo
>> Thử tài với các món ăn ngày Tết 2020 cực hấp dẫn
17/01/2020
2713 Lượt xem
![Tử vi Canh Tý 2020 nữ mạng chính xác nhất](https://unica.vn/upload/landingpage/084505_tu-vi-canh-ty-2020-nu-mang-chinh-xac-nhat_thumb.jpg)
Tử vi Canh Tý 2020 nữ mạng chính xác nhất
Bước sang năm Canh Tý 2020, nhiều người sinh năm Tý đặc biệt năm Canh Tý đang băn khoăn, lo lắng không biết tử vi của mình ra sao. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn một số những thông tin về tử vi Canh Tý 2020 nữ mạng. Các bạn cùng theo dõi nhé!
Tổng quan về tử vi Canh Tý 2020 nữ mạng
Vận mệnh chung
Bài viết này, chúng ta chỉ đi tìm hiểu tử vi tuổi Canh Tý trong năm 2020 nữ mạng năm 2020 như thế nào, còn những tuổi khác thì các bạn có thể tham khảo vào những bài viết sắp tới.
Xem tử vi nữ mạng Canh Tý chính xác nhất
Tuổi Canh Tý năm 2020, mạng Thổ gặp năm Thổ là tượng trợ nhìn chung rất tốt. Sao Thái Dương được đánh giá là khá tốt, sẽ mang lại cho bạn nhiều may mắn, danh lộc tốt. Thiên can của người tuổi Tý năm 2020 canh gặp canh nên được tương trợ, thuận lợi. Tuy nhiên, nữ mạng tuổi này cần lưu ý rằng địa chi Tý gặp Tý sẽ bất an nên bạn cần chú ý đến việc thay đổi.
Nếu có xuất hành thì bạn nên chọn ngày mồng 1 Tết trong khoảng thời gian từ 5 giờ đến 7 giờ tối, đi về hướng chính Nam để nghênh tiếp thần tài, hoặc đi về hướng Tây Nam để đón Hỷ Thần.
Cuộc sống
Những người tuổi Tý nhìn chung cuộc đời gặp nhiều may mắn, không khổ cực hay rủi ro, được hưởng nhiều điều tốt đẹp.
Nhìn chung, tuổi này hưởng thọ khoảng 55 đến 64 tuổi. Nếu muốn tăng thêm tuổi thọ, thì nữ mạng tuổi này cần phải ăn ở phúc đức, hay đi chùa để tích đức cho bản thân.
Tình duyên
Tình duyên năm nay của người Canh Tý nữ mạng nhìn chung có sự thay đổi. Tuy nhiên, nếu những người sinh vào các tháng âm lịch như tháng 4 và tháng 9 thì sẽ có khoảng 3 lần thay đổi tình cảm.
Còn những ai sinh vào các tháng âm lịch 1, 2, 5, 8, 10, 12 thì cuộc đời phải thay đổi 2 lần tình duyên. May mắn nhất là những người sinh tháng 3, 6, 7, 11 âm lịch, bởi vì tình duyên của họ cực kì thuận lợi, không thay đổi.
>> Sinh con tuổi Canh Tý có khổ không?
Gia đạo và công danh
Nhìn chung, tử vi Canh Tý 2020 nữ mạng năm nay có đường công danh rất đẹp nhưng chỉ những người có độ tuổi trung niên trở đi. Về gia đạo thì có thấy nhà cửa năm 2020 rất đầy đủ và ấm êm, có được hạnh phúc trọn vẹn.
Với những ai từ 27 tuổi trở nên, sự nghiệp có thể có vững chắc, có chỗ đứng, tiền bạc khá dồi dào, có thể sống trong sung túc, phú quý.
Nhìn chung năm nay nữ mạng Canh Tý có đường công danh khá đẹp
Hôn nhân
Nếu như ai tuổi Canh Tý năm nay có ý định lập gia đình thì thì nên kết hợp với những nam mạng tuổi Tân Sửu, giáp Thìn, Đinh Mùi và Mậu Tuất. Nam mạng tuổi này cực hợp với nữ mạng Canh Tý cả về tình và tài lộc.
Còn nữ mạng tuổi này nếu kết hôn với những người tuổi Kỷ Dậu và Đinh Dậu thì vợ chồng chỉ hợp nhau về tình duyên còn tiền bạc thì chỉ dừng ở mức độ trung bình, đủ ăn đủ tiêu, không giàu có.
Đặc biệt, nữ mạng Canh Tý năm 2020 cần tránh kết hôn với những người tuổi Canh Tý, Ất Tý, Bính Ngọ, Kỷ Hợi bởi vì vợ chồng không hợp mệnh, lấy nhau về sẽ không hòa thuận, hạnh phúc. Không những thế, cuộc sống sau này sẽ nghèo khó, vợ chồng dễ gặp nghèo khổ.
Vận mệnh Canh Tý năm 2020 nữ mạng theo tháng
Tử vi Canh Tý 2020 nữ mạng theo từng tháng trong năm không chính hoàn toàn 100%, chỉ dừng lại ở mức độ mọi người tham khảo để biết, phòng và tránh những những tai họa không đáng có.
- Tháng 1: Tháng đầu năm của nữ mạng tuổi này gia đạo không được tốt nhất, bạn cần chú ý đến việc mất mát của cải tiền bạc.
- Tháng 2: Gia đình có nhiều chuyện vui vẻ, tuy nhiên tháng này cần hạn chế sức khỏe.
- Tháng 3: Có lộc về tiền bạc do người khác đưa tới. Tuy nhiên, bạn cần chú đến sức khỏe.
- Tháng 4: Bạn sẽ có quý nhân hỗ trợ, giúp đỡ nhưng chú ý đến xe cộ và đi lại cẩn thận.
- Tháng 5: Công việc làm ăn có nhiều người phá hoại, gia đình có chuyện buồn phiền.
- Tháng 6: Tiền bạc có sự tiêu pha nhiều nên bạn cần chú ý đến việc hạn chế đâm phải vật nhọn khiến mất máu.
- Tháng 7: Công việc trong gia đình không được tốt, chú ý bệnh về khí huyết.
- Tháng 8: Chú ý cẩn thận trong gia đình có người đau ốm và tiền bạc bị cạn kiệt.
- Tháng 9: Chú ý nhà có tang đau buồn và máu huyết kém lưu thông.
- Tháng 10: Mọi việc bình thường, những nữ mạng cần chú ý đến xe cộ và đi lại.
Nữ mạng tuổi Canh Tý năm 2020 cần đề phòng tai nạn xe cộ
- Tháng 11: Trong nhà có nhiều xung đột, cần cẩn thận lời ăn tiếng nói.
- Tháng 12: Tiền bạc có sự tiêu pha nhiều và trong nhà có nhiều chuyện buồn.
Trên đây là tử vi Canh Tý 2020 nữ mạng mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn. Các bạn nên nhớ rằng, việc xem bói tử vi chỉ dừng lại ở mức biết chứ không được tin quá nhiều bởi vì mỗi người sinh ra không ai có cuộc đời giống nhau. Quan trọng là bạn cần cố gắng để tự bảo vệ cuộc sống của mình.
>> Tử vi tuổi canh tý nam mạng năm 2020 chuẩn nhất
>> Cách xem tử vi năm 2020 của 12 con giáp cực chuẩn
17/01/2020
3989 Lượt xem
![Bí quyết làm chân giò muối ngon tuyệt cú mèo](https://unica.vn/upload/landingpage/084346_bi-quyet-lam-chan-gio-muoi-ngon-tuyet-cu-meo_thumb.jpg)
Bí quyết làm chân giò muối ngon tuyệt cú mèo
Cách làm món chân giò muối khá đơn giản, sự xuất hiện của món ăn này trong ngày Tết sẽ giúp cho mâm cỗ thú vị và hấp dẫn hơn. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách nấu sao cho ngon để đãi khách. Trong khuôn khổ bài viết dưới đây, UNICA sẽ chia sẻ cho các bạn bí quyết làm chân giò muối thơm ngon, đậm vị để bạn có thể học nấu ăn đơn giản ngay tại gian bếp của mình.
Cách làm chân giò muối thứ nhất
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 1 chân giò, chỉ dùng phần trên bắp, không dùng móng
- 100g thịt bắp heo
- ½ muỗng cafe ngũ vị hương
- 1 muỗng xì dầu, 1 muỗng cà phê bột nêm, ½ muỗng cà phê muối
- ½ muỗng đường cát trắng, 1 muỗng cà phê dầu mè
- Tỏi băm nhuyễn
- 1 chén gạo
- 1 ít trà lài hoặc trà sen
- Giấy bạc để lót đáy chảo
Để làm món chân giò muối, bạn cần chuẩn bị đủ các nguyên liệu
Các bước tiến hành:
Bước 1:
- Đầu tiên, bạn hãy rửa sạch chân giò, lau khô hoặc để ráo nước. Sau đó, bạn dùng một con dao mũi nhọn sắc, một tay bạn dùng mũi dao luồn vào bên trong chân giò và cắt từ từ, còn một tay bạn dùng ngón trỏ luồn vào bên dưới miếng da chân giò, cắt chậm.
- Ở bước này, bạn cần làm cẩn thận khi rút xương, làm nhẹ tay để miếng da không bị rách. Thực hiện như vậy cho đến khi rút được xương chân giò.
Bước 2:
- Ướp chân giò với các gia vị đã chuẩn bị từ trước trong khoảng 1 giờ đồng hồ. Sau đó, bạn cho tất cả phần thịt đã ướp vào nén chặt, thêm 1 thìa cà phê xì dầu, ½ thìa cà phê muối thoa bên ngoài chân giò.
- Cho vào hấp cách thủy trong 1 tiếng rưỡi, khi hấp bạn nhớ dùng tăm đâm nhẹ vào chân giò để phần da không bị nứt.
- Khi chân giò chín, bạn chuẩn bị một chậu nước đá lạnh cho chân giò vào ngâm. Cách này sẽ giúp cho món chân giò muối được giòn và ngon hơn.
Bước 3:
- Bạn dùng một cái chảo, phủ 2 lớp giấy bạc bên dưới lòng chảo rồi cho vào một chén gạo, ½ chén đường và trà, dùng một cái kệ sắt cho lên trên.
- Tiếp đó, bạn đặt chân giò lên chiếc kệ này, đậy nắp lại và nấu với lửa nhỏ để chân giò không bị cháy khét. Khi thấy thành chảo bắt đầu có khói thì bạn tắt bếp, cho chân giò ra một cái tô để nguội.
- Cuối cùng bạn cho vào tủ lạnh để bảo quản. Khi ăn bạn thái thành những miếng mỏng và ăn kèm với dưa kiệu, đúng chuẩn vị món ngon ngày Tết.
Nếu bạn muốn học thêm nhiều công thức nấu các món ăn ngon trong ngày Tết, thì bạn hãy tham khảo ngay khóa học “Món ăn ngày Tết - Trọn hết yêu thương” của giảng viên Chu Anh Tiệp trên UNICA.
Cách làm món chân giò muối không quá phức tạp
Cách làm món chân giò muối thứ 2
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 1 chân giò chỉ dùng phần trên bắp
- Dấm gạo, chanh, tiêu, ớt
- Gia vị
Các bước tiến hành:
Bước 1:
- Với cách làm chân giò muối này, bạn làm sạch chân giò, tách bỏ xương ống bằng cách dùng một con dao xẻ sâu một đường vào bắp thịt từ trên xuống dưới. Bạn cần xẻ sát vào đến ống xương rồi cắt đứt thịt bám vào ống xương cho đến khi tách được toàn bộ khối thịt.
- Sau đó, bạn lấy dây nạt hoặc chỉ bó chặt miếng thịt lại.
Bước 2:
- Bắc chảo lên bếp, cho một ít dầu vào đợi cho đến khi dầu nóng già thì bạn cho miếng chiên giò vào vào chiên vàng.
- Sau đó, bạn cho miếng chân giò vừa chiên vào luộc cho đến khi vừa chín tới thì tắt bếp, vớt ra rồi cho ngay vào nồi nước lạnh để phần da được giòn và ngon hơn.
- Trong khoảng thời gian đợi chân giò nguội, bạn hãy chế biến nước ngâm với 1 bát ăn nước cốt chanh, ½ bát giấm gạo, ⅔ bát nước nước mắm ngon, tỏi băm, 1 bát đường và ít ớt băm, hạt tiêu xay.
Bước 3:
- Khi chân giò đã nguội, bạn mang ngâm với hỗn hợp nước vừa pha ở bước 2, nên ngâm vào hộp nhựa to và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh từ 3 đến 5 ngày thì có thể lấy ra thưởng thức.
- Khi ăn, bạn chỉ cần vớt ra, thái mỏng và bày ra đĩa. Ngoài ăn kèm với dưa hành muối, bạn có thể cuộn với bánh tráng và rau thơm hoặc làm món nhậu đãi khách trong những ngày đầu năm.
Chân giò muối là món ăn đãi khách trong ngày Tết được rất nhiều người yêu thích
Cách nấu chân giò muối thứ 3:
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 1 chân giò đã rút xương
- Muối sạch hạt to
- Gia vị tạo vị hun khói
Các bước tiến hành:
Bước 1:
- Làm sạch thịt chân giò, rửa sạch bằng nước rồi để ráo.
- Bạn dùng một hộp thủy tinh hoặc hộp nhựa to rửa sạch. Tiếp theo, bạn pha một lọ nước đun sôi để nguội với ½ gói muối, ½ chai gia vị hun khói.
Bước 2:
- Bạn ngâm chân giò vào hỗn hợp này, đậy kín nắp rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 1 ngày. Để thịt ngập nước, bạn có thể chèn một cái bát lên trên.
- Với cách làm chân giò muối này, sau một ngày, bạn lấy thịt ra, cho vào nồi luộc đun sôi với lửa nhỏ. Lưu ý, bạn dùng hỗn hợp nước lọc, muối, gia vị hun khói mới để luộc thịt.
Bước 3:
- Khi nồi luộc thịt sôi, bạn vặn nhỏ lửa để thịt chín, mềm và ngấm đều gia vị. Tiếp tục luộc thịt riu riu trong khoảng 1 giờ thì vớt ra để guội.
- Cuối cùng, cho thịt vào một chiếc hộp sạch, cất lên ngăn đá tủ lạnh khoảng vài tiếng đồng hồ thì có thể thưởng thức.
Trên đây là 3 cách nấu thịt chân giò muối ngon, đơn giản ngay tại nhà. UNICA mong rằng, qua bài viết này, các bạn đã “bỏ túi” vào sổ tay bí kíp của mình cách chế biến chân giò ngon nhất để chiêu đãi khách trong những ngày Tết. Ngoài ra, Unica còn muốn mang đến cho bạn một thế giới ẩm thực siêu hấp dẫn với nhiều công thức, mẹo nấu nướng, kinh nghiệm làm bếp,... đến từ những chuyên gia hàng đầu Unica trực tiếp chia sẻ trong các khoá học đa dạng chủ đề: khóa học bartender, học pha chế, khóa học pha chế trà sữa online, học nấu ăn chay, học nấu các món ăn Trung Quốc,....
>> Điểm danh 2 cách chế biến chân giò nấu giả cầy ngon hết ý
>> 2 cách nấu chân giò hầm thuốc bắc khiến ai cũng phải mê mẩn
>> Thử tài với các món ăn ngày Tết 2020 cực hấp dẫn
17/01/2020
1537 Lượt xem
![Cách làm cây mai giả ngày Tết nhìn như thật](https://unica.vn/upload/landingpage/083918_cach-lam-cay-mai-gia-ngay-tet-nhin-nhu-that_thumb.jpg)
Cách làm cây mai giả ngày Tết nhìn như thật
Cây mai thật có giá quá cao, khiến nhiều người cảm thấy e ngại khi mua về chơi Tết. Chính vì thế, rất nhiều chị em rủ nhau làm cây mai giả chơi Tết có chi phí không đến 1 triệu đồng. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn cách làm cây mai giả ngày Tết để rước lộc, rước may mắn vào nhà.
1. Ý nghĩa cây mai vàng
Trước khi biết cách làm cây mai giả ngày Tết, chúng ta cần biết ý nghĩa của cây mai. Thực tế, một loại hoa đều có màu sắc, vẽ đẹp riêng rạng rỡ khác nhau. Hình ảnh những chậu mai không còn xa lạ với người dân Việt Nam, đặc biệt đối với những người miền Nam.
Cây mai là biểu tượng cho sự kiên cường, chịu thương, chịu khó của người Việt
Cây mai đã gắn bó rất lâu với người dân quê Việt Nam từ lúc dân chúng biết khai hoang, lập làng để sinh sống. Dù đất đai sỏi cát, không màu mỡ những rễ mai có một nguồn lực mạnh mẽ, cắm sâu trong lòng đất mẹ, lấy nước từ dưới nguồn nuôi cây. Với sức sống mãnh liệt như vậy. nó tươngj trưng cho hình ảnh người dân
Việt Nam luôn giữ gìn đạo lý, cội nguồn văn hóa của dân tộc, dù điều kiện khó khăn những vẫn vươn cao mình lên sống.
Không những thế, cây mai còn vững vàng theo năm tháng, vươn sức sống để đâm chồi nảy lộc như thể hiện phẩm chất nhẫn nại, kiên trì và can đảm trước mọi khó khăn.
Nhánh mai vàng ngày Tết còn giúp ta giữ gìn nét đẹp văn hóa tốt đẹp của dân tộc về tri ân, báo hiếu ông bà tổ tiên. Mỗi độ xuân về, hoa mai vàng chớm nụ chuẩn bị khoe sắc để đón các thành viên trong gia đình đi làm ăn xa về nhà sum họp.
2. Cách làm cây mai giả ngày Tết
Làm mai giả bằng hoa giả
Với ý nghĩa tốt đẹp, lại là biểu tượng của ngày Tết, chính vì thế gia đình nào cũng mong muốn có một chậu mai. Tuy nhiên, nghe người bán phát giá hơn 10 triệu/đồng một chậu mai thật, nhiều người không thể nào mua nổi. Chính vì thế, nhiều gia đình đã nghĩ cách làm cây mai giả.
Bước 1: Chuẩn bị thân cây
- Làm thân cây rất đơn giản, bạn cần chọn cho mình những cành cây khô có dáng đẹp, chọn những gốc cây có đường kính lớn để tạo sự vững chắc cho toàn bộ cây.
- Sau đó, bạn cần khéo kéo cắt bỏ những phần thân cây không đẹp rồi dùng dây thép buộc cố định các cành khô vào gốc cây để tạo dáng cho cây mai mà bạn mong muốn.
Chuẩn bị những cành gỗ để cành mai giả
Bước 2: Trang trí hoa
- Hoa mai bạn chọn loại hoa màu vàng, có thể là những bông hoa mai giả có sẵn. Bạn chỉ cần mua từ 15 đến 20 cành mai bày bán ở chợ có giá 20 nghìn đồng/cành, tách các nhánh mai giả mua về gắn lên các cành của cây khô đã chuẩn bị sẵn.
Sử dụng sẵn những cành mai giả để làm cây mai
- Bạn dùng dây thép buộc từng nhánh mai giả lên cây khô sao cho che hết các cành khô. Tuy nhiên, bạn lưu ý những cành khô bạn có thể mua các loại giấy màu nâu về để quấn nhằm tạo sự đẹp mắt.
- Để cây hoa mai giả nhìn giống như thật, bạn cần trang chút thêm các loại lá, nụ để trang trí vào cây.
Bước 3: Hoàn thiện
Sau khi bạn đã làm xong, bạn cần kiểm tra lại tất cả mọi thứ trên cây mai đã được dính chặt và chắc chắn lại với nhau chưa.
Bạn cần đầu tư thêm một chậu để cố định cây mai lại. Chậu thì bạn có thể mua được ở rất nhiều các cửa hàng hoa. Lựa chọn chậu phù hợp và đẹp mắt để đặt trong nhà.
Làm mai giả bằng vải voan
Để tết nhà bạn trở nên ý nghĩa và đón được nhiều lộc, may mắn, bạn có thể làm hoa mai giả bằng vải voan thay vì bằng những bông hoa sáp có sẵn.
Bước 1: Chuẩn bị
- Vải voan
- Nhụy
- Dây kẽm
- Keo
- Nụ hoa giả
- Chậu và thân mai giả
Mua vải loan phù hợp để làm mai giả
Bước 2: Cách làm
- Đầu tiên, cách làmt cây mai giả ngày Tết xinh đón Tết, bạn cần dùng nắp của lọ hồ để làm khuôn, dùng dây thép cắt thành những đoạn ngắn tầm 10cm sau đó cho vào khuôn tròn của hồ dán, vặn chung lại để được hình tròn.
- Sau khi được hình tròn với số lượng đủ thì bạn khéo léo bóp thành những cánh hoa thon, giống như cánh mai thật.
- Công đoạn tiếp theo đó là bạn cần bọc lại cánh mai. Những cánh mai đã bóp thon cho vào dây vải, sau đó kéo căng và khéo léo cuốn chỉ lại cánh hoa để cố định.
Làm xong, bạn sẽ đặt nhụy hoa vào trong rồi dùng chỉ quấn thật chắc lại để thành một bông hoa.
- Sau khi cuốn xong, bạn sẽ dùng băng dính xanh cuốn đè lên trên để che phần chỉ.
- Sau khi làm bông hoàn thành bạn chỉ cần cắm những bông hoa mai giả đó lên thân cây đã chuẩn bị trước rồi trang thí thêm các lá xanh, nụ hoa cho thêm rực rỡ, sinh động.
3. Trang trí cây mai giả
Ngoài cách làm cây mai giả ngày Tết thì để cây mai trở nên sinh động và đẹp mắt thì việc trang trí cây mai giả thực sự rất quan trọng. Bạn có thể sử dụng những bao lì xì màu đỏ - một màu không thể thiểu trong ngày Tết.
Trang trí cây mai giả để thêm sinh động, chân thực
Sử dụng thêm các dây treo chữ hình như: phúc lộc thọ, chúc mừng năm mới để cây mai vàng trở nên rực rỡ và tươi sáng hơn. Thậm chí, để cho năm nay nhà bạn được nhiều tài lộc, bạn có thể treo thêm những đồng xu giả, những câu đối, những quả bóng điện lấp lánh để làm cho cây mai và không gian nhà bạn trở nên thu hút.
Sử dụng bao lì xì
Những chiếc bao lì xì có lẽ là vật không thể thiếu trong ngày tết để đựng tiền lì xì. Với màu đỏ thắm trong ngày xuân, biểu tượng của sự gắn bó, vui mừng. Với màu đỏ của những bao lì xì, gắn vào cây mai vàng sẽ trở nên rực rỡ và tươi sáng hơn, gây cảm giác tươi mới và tràn đầy năng lượng.
Trang trí bằng phụ kiện
Những phụ kiện bạn có thể trang trí thêm trên cây như những chiếc thiệp, những ống pháo tết, dải đồng xu giả hoặc những chữ thư pháp. Tùy vào kích thước cây mai của bạn mà bạn chọn số lượng phụ kiện cho thật hợp lý, đừng trang trí quá nhiều đồ lên cây.
Trang trí bằng hệ thống đèn
Những đèn nhấp nháy không thể nào thiếu được khi bạn trang trí mai. Một cây mai nhấp nháy ánh đèn sẽ nhất bắt mắt so với những cây không có ánh đèn. Bạn có thể trang trí bằng những dây đèn màu sắc để cây ấn tượng hơn.
Trang trí mang giả rực rỡ đón tết
Chậu cây
Chậu cây là một trong những yếu tố tạo nên cái đẹp của cây hoa mai. Chính vì thế, ngoài việc trang trí hoa thì chậu câu cũng là phần không kém. Bạn nên chọn mua những chậu câu có kiểu dáng lạ mắt hay có màu tương đồng với cây. Một cái chậu đẹp mắt sẽ làm cho cây mai của bạn nhìn hài hòa và đẹp hơn.
17/01/2020
8415 Lượt xem
![Cách gói bánh tét ngũ sắc ngày Tết để rước tài lộc](https://unica.vn/upload/landingpage/082954_cach-goi-banh-tet-ngu-sac-de-ruoc-tai-loc_thumb.jpg)
Cách gói bánh tét ngũ sắc ngày Tết để rước tài lộc
Bánh tét là một món ăn đặc trưng cho ngày Tết của người dân Nam Bộ. Cách gói bánh tét ngũ sắc để rước tài lộc, may mắn cho năm mới là lựa chọn của nhiều gia đình. Thay vì chỉ dùng gạo nếp truyền thông thì món bánh tét được biến tấu với nhiều màu sắc hấp dẫn. Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn cách gói bánh tét ngũ sắc này!
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu để làm bánh
Cách gói bánh tét ngũ sắc sẽ hứa hẹn là một sự biến tấu đầy mới lạ và sáng tạo cho món bánh tét truyền thống. Tại sao gọi bánh tét ngũ sắc, bởi vì xuất phát từ ý nghĩa tâm linh, món bánh này biểu tượng cho tài lộc, niềm hy vọng của mọi gia đình. Nguyên liệu cần chuẩn bị để làm gói bánh tét ngũ sắc khá cầu kỳ, bao gồm:
Bánh tét ngũ sắc được biến tấu màu sắc
- Gạo nếp ngon: 2 kg
- Lá cẩm: 1 bó
- Lá dứa: 1 bó
- Gấc chín: 1 bó
- Đậu xanh: 0.5 kg
- Thịt ba chỉ ngon: 1 kg
- Hành tím, tiêu, muối ăn, nước mắm, dầu ăn, rượu trắng
- Lá chuối, dây lạt
Bước 2: Chuẩn bị gạo nếp và nước màu
- Gạo nếp bạn đem ra nhặt sạch các hạt sạn, vo gạo thật kỹ, vò nhiều lần với nước sạch đến khi gạo sạch, nước gạo không bị đục. Gạo sau khi làm sạch bạn đem ngâm với nước.
- Trong thời gian ngâm gạo, bạn chuẩn bị nước màu. Vì là bánh tét ngũ sắc, nên bạn cần chuẩn bị 5 loại nước màu tự nhiên:
+ Đối với lá cẩm, lá dứa, bạn đem 2 loại lá này đi rửa sạch, cho riêng từng loại vào xay nhuyễn, lọc lấy nước, cho cẩn thận vào hai bát sạch.
+ Đối với gấc chín, bạn đem đi bổ đôi, sau đó lấy toàn bộ thịt gấc bên trong. Cho một ít rượu trắng vào gấc, trộn kỹ để khi bóp với gạo, gấc ra đều màu.
- 2 kg gạo sau khi ngâm xong, bạn để ráo nước rồi chi làm 4 phần bằng nhau. Phần đầu tiên, bạn để nguyên gạo trắng. Phần thứ hai, bạn đem trộn đều và kỹ với nước cốt lá cẩm để tạo màu tím cho gạo. Phần thứ ba, bạn đem trộn gạo với nước cốt lá dứa để tạo gạo màu xanh. Phần cuối cùng, bạn trộn với gấc chín để tạo màu đỏ đẹp mắt.
- Sau khi bạn đã chuẩn bị xong gạo thì cho từng phần gạo nếp lên bếp, nấu riêng từng màu gạo cho đến khi hạt gạo nếp đổ nhựa rồi cho ra mâm.
>> Cách lựa chọn lá dong đúng chuẩn
Nguyên liệu chính để làm món bánh tét ngũ sắc
Bước 3: Đỗ xanh làm nhân bánh tét ngũ sắc
Đỗ xanh là màu sắc thứ 5 của bánh tét ngũ sắc, không cần phải ngâm hay trộn với bất cứ nguyên liệu nào vì nó đã mang màu vàng đẹp mắt. Cách gói bánh tét ngũ sắc thường sử dụng nguyên liệu chính là đậu xanh. Tùy từng loại mà bạn sẽ có thời gian ngâm đỗ sao cho phù hợp. Tuy nhiên, để tiết kiệm thời gian, bạn nên mua loại đỗ xanh đã chà vỏ thì ngâm đậu trong 4 tiếng.
Ngâm xong, cho đỗ vào đồ chín cùng với muối ăn. Sau khi chín, đem đậu xanh đi tán cho thật mịn và nhuyễn. Hành tím cần được băm nhỏ, đem xào thơm với dầu ăn, đổ đỗ đã tán vào xào khô, mịn, sờ không còn bị dính tay là được.
Sơ chế đỗ xanh
Bước 4: Sơ chế thịt
Một số lưu ý khi chọn thịt ngon làm nhân bánh
- Phần thịt làm nhân quyết định rất lớn đến hương vị của thành phẩm. Vì vậy bạn chú ý nên chọn loại thịt ngon, còn tươi mới và thịt có tỷ lệ mỡ và nạc cân bằng để tạo cảm giác không quá béo ngậy hoặc quá khô khi ăn nhân bánh.
- Nên lựa chọn loại thịt ba chỉ có lớp mỡ dày khoảng 1,5-2cm, phần thịt nạc và phần mỡ dính chặt vào nhau. Không chọn loại thịt có bì dày bởi đây là những con lợn đã nuôi lâu năm, ăn sẽ không ngon.
- Quan sát màu sắc của thịt heo, thịt heo ngon phải có màu đỏ hoặc hồng tươi, lớp mỡ có màu sáng, chắc. Ấn nhẹ tay vào miếng thịt không thấy bị đọng nước và độ đàn hồi nhanh
- Thịt heo ngon sẽ có mùi đặc trưng riêng của thịt, nếu bạn thấy mùi khác lạ trên thịt heo thì không nên sử dụng bởi nó sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng của món bánh tét.
Các bước sơ chế thịt được thực hiện như sau:
- Thịt ba chỉ ngon bạn cần đem đi rửa sạch, thái dọc theo thớ chiều dài của khổ thịt với độ dày khoảng 1 - 2cm vừa ăn.
- Thái xong, đem ướp thịt với các loại gia vị bao gồm muối tiêu, nước mắm cho vừa.
- Để thịt nghỉ và ngấm gia vị từ 1 - 2 tiếng.
Sơ chế và ướp thịt
Bước 5: Cách gói bánh tét ngũ sắc
- Bánh tét ngũ sắc không 5 màu: trắng, xanh, tím, đỏ và màu vàng. Bạn cần làm là sếp đều lá chuối hoặc lá dong đã rửa sạch. Với lá chuối thì bạn cần trần qua với nước nóng cho mềm, không bị gãy ra mặt phẳng rộng.
- Các phần gạo nếp được dàn đều theo chiều dọc.
- Đậu xanh bạn viên thành những viên tròn nhỏ rồi ấn dẹt, gấp cắt ngang phần gạo. Lớp cuối cùng, bạn cho thịt ba chỉ lên đỗ.
- Phủ thêm tiếp một lớp đậu xanh, một lớp gạo tương ứng với màu gạo ban đầu lên thịt.
Gói bánh tét
- Gói bánh tét cũng tương tự như gói bánh chưng và giò, bạn cần cố gắng dùng chặt lực để bánh tét đặc.
- Dùng lạt buộc cố định phần gói bánh tét lại.
Cố định bánh bằng lạt
Bước 6: Luộc bánh
- Bạn cho bánh tét đã gói xong, xếp cẩn thận vào nồi bánh. Bạn cần chú ý nên xếp cuống lá dong hoặc lá chuối dưới đáy nồi. Sau đó mới cho bánh vào luộc để bánh không bị cháy.
- Xếp đều bánh vào nồi, rồi đổ ngập nước là được. Tùy theo kích thước bánh mà thời gian luộc bánh chín cũng khác nhau, nhưng trung bình bạn cần 8 tiếng luộc bánh là hợp lý.
Bạn cần chú ý đến thời gian luộc bánh tét
- Bánh sau khi chín, bạn cần vớt bánh ra ngâm vào nước đun sôi để nguội khoảng 10 phút.
- Tiếp theo, dùng khăn lau sạch phần cặn bẩn bám bên ngoài lá.
>> Cách luộc bánh ngon bạn nên “bỏ túi” ngay
Thành phẩm
Sau khi hoàn thành xong cách gói bánh tét ngũ sắc, thành phẩm thu được là phần bánh có vỏ mềm, dẻo thơm hòa quyện từ hương vị của gạo nếp và phần béo ngậy từ thịt. Ngoài ra, bạn còn cảm nhận được vị bùi của đậu xanh và màu sắc vô cùng bắt mắt từ các nguyên liệu khác nhau.
Thành phẩm bánh tét
Hướng dẫn cách bảo quản bánh tét
- Bánh tét sau khi nấu chín, bạn chỉ nên sử dụng trong vòng 2-3 ngày nếu bảo quản ở nhiệt độ thường.
- Nếu bạn muốn dùng trong thời gian lâu hơn, khoảng 1-2 tuần thì phải cho bánh vào ngăn mát tủ lạnh. Khi ăn bạn chỉ cần chiên lại hoặc hấp cho nóng là có thể dùng được.
Cách gói bánh tét ngũ sắc này là cách gói bánh tét nhân thịt truyền thống được biến tấu màu sắc một cách sáng tạo để mang lại nhiều may mắn cho gia đình trong năm mới. Ngoài những màu sắc kể trên, bạn có thể lựa chọn cho mình nhiều màu sắc độc đáo khác. Ngoài món bánh tét cho mâm cơm ngày tết thêm đặc sắc bạn có thể tham khảo nhiều công thức nấu những món ăn đa dạng khác nhau nhiều chủ đề. Chắc chắn cả gia đình bạn sẽ choáng với thế giới ẩm thực phong phú từ những khoá học nấu ăn online hấp dẫn từ Unica đấy nhé! Bắt tay vào bếp tìm hiểu ngay món ăn này thôi nào!
Chúc bạn và gia đình năm mới vui vẻ, hạnh phúc, bình an!
>> Bật mí cách bảo quản bánh chưng, bánh tét không lo hỏng
17/01/2020
3616 Lượt xem