Phong cách sống
![Cách làm bánh tét chữ độc đáo cho ngày Tết](https://unica.vn/upload/landingpage/034929_cach-lam-banh-tet-chu-doc-dao-cho-ngay-tet_thumb.jpg)
Cách làm bánh tét chữ độc đáo cho ngày Tết
Cách làm bánh tét có lẽ đã có từ lâu đời và là một nét đẹp của người Nam Bộ qua hàng trăm năm nay. Từ những chiếc bánh tét đơn thuần, qua bàn tay và sự sáng tạo của người Việt, đã được biến tấu thành nhiều loại với nhiều màu sắc đặc đáo. Một trong những loại bánh tét được nhiều người lựa chọn đó là bánh tét chữ. Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn cách làm bánh tét chữ độc đáo cho ngày Tết.
Cách làm bánh tét chữ cho ngày Tết
Cách làm bánh tét nhân chữ đã không còn quá xa lạ trên thị trường Tết hiện nay. Tuy nhiên, có rất nhiều người cảm thấy tò mò với việc làm sao có thể tạo ra được những chiếc bánh tét có chữ đẹp mắt trên mâm cỗ. Nhân bánh được làm từ những dòng chữ làm cho bánh Tét càng thêm ý nghĩa. Những câu chúc năm mới phát tài giúp cho người ăn cảm thấy ý nghĩa và may mắn trong năm mới.
Bánh tét khắc chữ trong ngày Tết của người miền Tây
Nguyên liệu
Để làm được một chiếc bánh Tét nhân chữ với màu tím của lá cẩm thì đòi hỏi người làm phải tỉ mỉ và khéo léo rất nhiều.
Nguyên liệu chuẩn bị để làm một bánh Tét nhân đậu xanh nếp cẩm khắc chữ bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau:
- Gạo nếp ngon: 2kg
- Đậu xanh: 500gr
- Lá dứa, lá nếp cẩm, nước cốt dừa, gia vị, lá chuối
- Dây, lạt
Cách thực hiện
Cách làm bánh Tét chữ độc đáo tương tự cách làm bánh Tét bình thường. Bạn cũng cần phải thực hiện các bước cơ bản sau đây:
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu
- Gạo nếp bạn đem làm sạch, ngâm với muối để qua đêm rồi sáng hôm sau đem vớt ra, rửa sạch, ráo nước.
- Đậu xanh bạn nên chọn loại tách vỏ, đem ngâm nước khoảng 2 tiếng rồi đem đi nấu chín bình thường.
- Lá nếp cẩm để tạo màu cho bánh có màu tím, bạn cần rửa sạch đem xay rồi lọc lấy nước cất. Lá dứa cũng tương tự vậy.
Bước 2: Tạo màu
- Gạo nếp sau khi để ráo, bạn khéo léo chia làm 3 phần bằng nhau. Một phần dùng để trộn với nước lá dứa, hai phần trộn với nước lá cẩm.
- Nước cốt dừa bạn cũng chia làm ba phần, một phần bạn trộn vào gạo lá dứa, hai phần trộn với nước lá cẩm để tạo mùi thơm cho gạo khi nấu.
Ngâm gạo với nước cốt lá cẩm để tạo màu cho bánh
- Sau đó, dùng một chảo lớn để cho từng phần gạo này lên bếp xào khô. Đây là một công đoạn làm bánh tét khác so với bánh chưng.
- Mỗi phần này, bạn chú ý xào khô trong khoảng 1 tiếng đồng hồ để làm bánh tét được thấm vị thanh của nước cốt dừa béo thơm và vị ngọt của nước cốt dừa. Nhờ vậy, thời gian nấu bánh được rút ngắn, hạt gạo được ngấm đều gia vị.
Bước 3: Nặn bánh nhân đậu xanh cho bánh tét
Đây là bước rất quan trọng trong cách làm bánh tét chữ độc đáo.
- Sau khi nấu chín đậu xanh, bạn nghiền đậu xanh ra cùng với một ít đường.
- Nặn bánh thành hình trụ có đường kính khoảng 5 - 6 cm.
- Khi làm bánh tét chữ phải nặn thật chặt tay để hạt kết dính vào nhau như vậy khi tạo hình chữ thì nhân đậu mới không không bị vỡ.
Bước 4: Tạo khoanh chữ
- Lá chuối bạn rải ra, cho phần gạo nếp đã xào lên dàn đều ra rồi khéo léo nặn thành hình trụ tròn có đường kính khoảng 8cm. Bạn cần lưu ý lăn thật chặt tay để hạt nếp được kết dính với nhau, để khi trổ chữ, khuôn nếp sẽ không bị vỡ.
- Bạn dùng dao nhọn cắt khối trụ nếp thành những những khoảng có độ dày khoảng 3cm. Sau đó, bạn dùng khuôn chữ có sẵn để tạo các chữ cho bánh. Nếu bạn không chuẩn bị được khuôn sẵn thì bạn có thể sử dụng dao để tạo. Tuy nhiên, dùng dao sẽ khá mất thời gian hoặc gạo nếp sẽ bị vỡ.
- Đậu xanh, bạn cũng làm tương tự, cắt thành từng khoanh có độ dài 3cm, rồi dùng khuôn chữ nhấn lên để cắt, cho vừa với khuôn nếp ở trên. Cách làm bánh tét nhân chữ bước này yêu cầu bạn phải ép thật chặt nhân đậu xanh.
Cách làm các khoanh bánh chữ độc đạo
- Sau khi bạn đã cắt xong, bạn cho chữ đậu xanh vào khuôn rồi ấn nhẹ. Thực hiện lần lượt với những thứ khác.
Bước 5: Gói bánh
- Sau khi bạn đã tạo được tất cả các khoanh chữ mình muốn, bạn trải phần gạo nếp lá dứa lên lá chuối và san đều gạo theo hình chữ nhật và xếp từng khoanh nếp đã chèn chữ lên trên.
- Khi xếp xong, bạn sẽ có một chiếc bánh tét y như bánh tét truyền thống.
- Bạn hãy khéo léo, gói và buộc lạt lại thật chặt.
Bước 6: Nấu bánh tét
- Bạn chuẩn bị đặt một nồi nước nấu lớn, và cho lá chuối xuống đáy nồi để bánh khi nấu không bị cháy.
- Xếp bánh tét vào nồi một cách cẩn thận, nấu chín trong vòng 8 tiếng rồi bớt bánh ra, ngâm với nước lạnh trong vòng 10 phút để bánh nguội.
>> Cách luộc bánh chưng ngon bạn nên “bỏ túi” ngay
Lưu ý khi làm bánh
- Bánh tét nhân chữ khá cầu kỳ, chủ yếu là làm bánh tét ngọt nhân đậu xanh.
- Khi làm bánh, bạn cần chuẩn bị trước các khuôn chữ để tiết kiệm thời gian cũng như làm bánh được đẹp hơn.
- Gạo nếp sau khi trộn với nước cốt dừa cần được xào khô để tạo độ kết dính khi nặn thành từng khoanh tròn.
- Bạn có thể trộn gạo với nhiều màu sắc khác nhau như gấc, nghệ, lá rau ngót…
Cách làm bánh tét chữ tuy có phần cầu kỳ, phức tạp nhưng khi làm ra những miếng bánh đẹp trên mâm cỗ đãi khách thì chủ nhà lại cảm thấy ấm lòng, hãnh diện. Tết này, bạn hãy thử trổ tài khéo léo của mình với món bánh tét khắc chữ này nhé! Chúc bạn có một năm mới vui vẻ và hạnh phúc!
>> Cách gói bánh tét ngũ sắc để rước tài lộc
>> Bật mí cách bảo quản bánh chưng, bánh tét không lo hỏng
20/01/2020
1091 Lượt xem
![Những lưu ý khi chúc Tết đầu năm tại nhà thờ](https://unica.vn/upload/landingpage/3684032206_nhung-luu-y-khi-chuc-tet-dau-nam-tai-nha-tho _thumb.jpg)
Những lưu ý khi chúc Tết đầu năm tại nhà thờ
Chúc Tết đầu năm tại nhà thờ là một phong tục thể hiện truyền thống “uống nước nhớ nguồn” tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Cho đến bây giờ, phong tục này vẫn chưa bị mai một, nhưng không phải ai cũng biết cách chúc Tết sao cho đúng nghi lễ. Vì vậy, hãy tham khảo thêm những lưu ý khi chúc Tết tại nhà thờ mà Unica chia sẻ dưới đây.
Chúc Tết đầu năm tại nhà thờ
Đối với những gia chủ có nhà thờ lớn, là nơi thờ cúng ông bà tổ tiên từ các đời trong dòng họ thì thường có tục cúng viếng vào những ngày quan trọng như ngày rằm, mùng 1, đặc biệt là vào ngày Tết. Theo đó, vào ngày đầu năm mới (mùng 1 Tết), các con cháu trong dòng họ sẽ họp mặt tại nhà thờ lớn, một phần là để cúng viếng gia tiên và phần khác là chúc Tết lẫn nhau. Và khi chúc Tết thì bạn cần nắm những lưu ý sau đây:
Trang phục
Nhà thờ lớn là nơi thờ cúng trang trọng các bậc gia tiên trong dòng họ, vì vậy khi đến đây dâng hương, cúng viếng, các thành viên cần chú ý đến trang phục của mình. Theo đó, khi đi chúc Tết đầu năm tại nhà thờ, nên ăn mặc chỉnh tề, lịch sự và đảm bảo sự tôn trọng cần thiết.
Khi đi chúc Tết tại nhà thờ, bạn cần chọn trang phục lịch sự, trang trọng
Trong những ngày đầu năm mới, bạn có thể diện những bộ áo dài màu vàng hoặc màu đỏ để mang lại may mắn và thể hiện được hương vị của Tết cổ truyền. Bên cạnh trang phục áo dài thì các thành viên cũng có thể mặc những bộ đồ khác, miễn sao thể hiện được những màu may mắn như đỏ, vàng, tránh trường hợp mặc nguyên một cây đen khi đi chúc Tết tại nhà thờ trong ngày đầu năm.
Đặc biệt, đối với nữ không được mặc váy quá ngắn, quần áo có phần hở hang hoặc quá lòe loẹt. Điều này sẽ đi trái ngược lại không gian linh liêng, trang nghiêm tại nhà thờ, đồng thời thể hiện sự thiếu tôn trọng đối với các bậc gia tiên, họ hàng.
>> Tết Canh Tý 2020 hợp màu gì? Những màu sắc nên tránh
Cách ăn nói
Khi đi chúc Tết đầu năm tại nhà thờ, bạn cần chú ý đến cách ăn nói, cử chỉ, hành động của mình sao cho đúng mực. Đặc biệt, gặp bậc cao hơn mình trong dòng họ phải chào hỏi lễ phép, nói chuyện có kính ngữ, tránh kiểu nói chuyện cộc lộc hoặc tỏ thái độ bất mãn, không hài lòng.
Bên cạnh đó, khi đến thắp hương hoặc chúc Tết tại nhà thờ, bạn nên dùng lời ăn tiếng nói nhẹ nhàng, tránh nói chuyện to tiếng, quát mắng nhau, thậm chí là dùng những từ ngữ không đúng chuẩn mực.
Bạn nên ăn nói nhỏ nhẹ khi đi chúc Tết tại nhà thờ
Chúc Tết
Chúc Tết tại nhà thờ là một trong những phong tục tốt đẹp, với ý nghĩa cầu mong những điều may mắn, tốt lành cho cả năm mới. Vì vậy, bạn cần chú ý đến điều này. Cụ thể, bạn có thể áp dụng các câu chúc sau đây:
- Chúc ông bà, các bậc cao niên trong dòng họ: Đây là những người có vai vế cao nhất trong dòng họ, vì vậy, bạn cần chú ý đến lời ăn tiếng nói, câu chúc Tết sao cho trang trọng và lịch sự. Ví dụ: “Năm mới, con kính chúc ông/bà sang năm mới dồi dào sức khỏe để ban phước lành, tài lộc cho con cháu. Chúc ông/bà luôn sống vui vẻ, an hưởng tuổi già, mọi việc trong cuộc sống luôn bình an và tốt đẹp”.
- Chúc cô, dì, chú, bác: Bạn có thể áp dụng câu chúc như sau: “Con kính chúc cô/dì/chú/bác một năm mới an khang thịnh vượng, vạn sự như ý, công việc thuận lợi, thành công, ngày càng tấn tài tấn lộc cùng với một sức khỏe dồi dào”.
- Chúc bậc cháu: Nếu trong dòng họ có tầng lớp nhỏ tuổi hơn bạn, thuộc bậc cháu thì khi chúc Tết đầu năm tại nhà thờ, bạn có thể áp dụng câu chúc Tết như sau: “Chúc cháu năm mới luôn ngoan ngoãn, vâng lời ông bà bố mẹ, học hành giỏi giang, ngày càng thông minh và khỏe mạnh”.
Sau khi chúc Tết tại nhà xong, người trung niên có thể mừng tuổi người già, người lớn tuổi hơn để ban phước lộc. Ngược lại, người lớn tuổi có thể lì xì cho con cháu với mong muốn các cháu học giỏi, chăm ngoan, vâng lời người lớn.
>> Gửi những câu chúc Tết 2020 hay nhất đến tất cả mọi người
Tùy từng thành viên trong dòng họ thì bạn sẽ có cách chúc Tết khác nhau
Bí quyết đón Tết 2020 an lành
Thời khắc Tết nguyên đán 2020 đang đến rất gần rồi. Đây được xem là dịp mà bất cứ ai cũng trông mong, ngóng chờ. Tuy nhiên, nhiều người lại tỏ ra lo ngại vì phải lo toan, chuẩn bị rất nhiều việc. Cũng chính điều này khiến cho Tết trở nên nặng nề hơn. Tuy nhiên, giờ đây Tết với bạn sẽ trở nên nhẹ nhàng, đầm ấm và hạnh phúc hơn với các bí quyết trong khóa học “Để Tết không là ác mộng” của giảng viên Đặng Thị Hạnh trên Unica.
Đến với khóa học này, bạn sẽ được chia sẻ những bí quyết đón Tết an lành như: lập kế hoạch đón Tết, cách mua sắm Tết thông minh, cách chuẩn bị tài chính đón Tết, cách dọn dẹp nhà cửa nhanh chóng… Và còn rất nhiều thông tin hữu ích dành cho bạn, vì vậy, bạn hãy đăng ký khóa học ngay từ hôm nay nhé!
Qua bài viết trên, chắc chắn bạn đã nắm được những lưu ý khi chúc Tết đầu năm tại nhà thờ. Bạn có thể áp dụng để có được một năm mới an lành, hạnh phúc. Chúc bạn và gia đình có một năm mới an khang thịnh vượng!
>> Những việc làm khi khai xuân cần lưu ý
20/01/2020
1798 Lượt xem
![Cách bày trí cây cảnh tết 2020 hợp phong thủy gia chủ](https://unica.vn/upload/landingpage/030652_cach-bay-tri-cay-canh-tet-2020-hop-phong-thuy-gia-chu_thumb.jpg)
Cách bày trí cây cảnh tết 2020 hợp phong thủy gia chủ
Tết đến xuân sang, chắc hẳn nhà nào cũng bày biện cho mình những chậu cây cảnh chơi Tết. Tuy nhiên, cách bày trí cây cảnh Tết 2020 như thế nào cho hợp phong thủy, có được sự may mắn, thịnh vượng vào đầu năm mới thì không phải ai cũng biết. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn cách bố trí cây cảnh hợp phong thủy để đón nhiều tài lộc vào nhà.
Cách chọn cây cảnh, hoa
Không phải bạn cứ thích cây nào, hoa nào là có thể mua về để trong nhà. Bạn có thể lựa chọn những cây biểu tượng cho ngày Tết của người dân Việt Nam như cây mai, cây đào, cây quất. Bên cạnh đó, bạn có thể chọn thêm cho mình nhiều loại cây khác để vận khí ngôi nhà tăng thêm nhiều may mắn như cây: lan, hải đường, đồng tiền… Tuy nhiên, các cây bạn mua về cần có cách bày trí cây cảnh Tết 2020 hợp phong thủy.
Bạn nên chọn những cành đào để mang lại không khí Tết cho ngôi nhà
Khi chọn những cây cảnh, bạn cần chọn những cây còn tươi, xanh, hoa tốt và có màu sắc tươi sáng, rực rỡ. Điều này sẽ mang sức sống và vận khí tốt cho ngôi nhà của bạn vào năm mới.
Bạn cũng chú ý nên trưng bày các loại hoa lớn để mang lại nhiều may mắn, phát đạt trong năm mới. Các loại hoa cỡ lớn bạn có thể chọn lựa đó là Hoa Hải Đường, hoa cúc đồng tiền, hoa ly. Bạn cũng cần hạn chế lựa chọn những cây có gai hay có lá nhọn trong nhà vì như vậy sẽ đem lại sự đen đủi cho nhà bạn. Và hơn nữa, hạn chế sử dụng hoa giả trong nhà.
>> Những loài hoa nên để trong nhà ngày Tết
Cách bày trí cây cảnh Tết 2020 hợp phong thủy
Khi bố trí những loại cây cảnh thông dụng ngày Tết như đào, mai, quất cảnh trong nhà, bạn nên chú ý hướng đặt hoa và hướng bình hoa. Ví dụ nếu là năm Dần, Tuất, Ngọ nên đặt bình hoa theo hướng Đông. Còn đối với năm Thìn, Thân, Tý nên đặt theo hướng Tây. Năm nay là năm 2020, Canh Tý nên các chậu cây cảnh, hoa bạn cố gắng đặt hướng chính Tây để đón đón được nhiều may mắn.
Với những cây có thế to và đẹp như mai, đào thì bạn có thể đặt ở không gian giữa nhà mình. Chậu phát tài nên đặt ở góc phòng khách. Còn trong phòng khách nhà bạn, bạn nên chọn những bông hoa đẹp, tươi, màu sắc tươi sáng.
Không những thế, cách bày trí cây cảnh Tết 2020 còn phụ thuộc vào màu sắc của nó mang lại. Nếu màu xanh tượng trưng cho mộc thì màu đỏ tượng trưng cho hỏa, màu vàng cho thổ cũng rất tốt cho sức khỏe của các thành viên trong gia đình.
Nguyên tắc bố trí cây cảnh
Cách bày trí cây cảnh Tết 2020 phải đảm bảo theo nguyên tắc thông thoáng. Dù bạn đặt cây cảnh ở vị trí nào trong nhà đi chăng nữa thì cũng phải đảm bảo sự thoáng đãng, không nên gây ra cảm giác tù túng và chật chội bởi vì như vậy sẽ kìm hãm sự sinh khí và khiến con người cảm thấy bực bội, khó chịu.
Bạn nên bày trí cây cảnh một cách thông thoáng cho căn nhà
Bạn lưu ý rằng không nên quá tham lam trong việc bày thật nhiều các loại cây cảnh trong nhà. Cây cảnh ít nhưng hợp phong thủy thì mới đem lại được sức khỏe, vượng khí tốt cho cả nhà.
Nguyên tắc tiếp theo đó chính là cần tạo được sự đẹp mắt. Với những giỏ hoa cảnh, bạn lên treo chủ yếu ngoài hiên, hạn chế mang vào trong phòng khách như vậy sẽ khiến ngôi nhà của bạn thêm đẹp và bắt mắt, tài lộc được đón ngay từ cửa. Ở trong góc nhà, nhiều người thường không biết làm gì để cho hợp phong thủy thì một mẹo bạn có thể “bỏ túi” đó là:
- Góc tài lộc trong nhà là góc được tính từ phía tay trái của bạn khi đi từ cửa trước vào. Với góc này, bạn nên bày một chậu cây lá tròn, biểu tượng cho sự sung túc hoặc một chậu hoa to như Hải đường để mang tài lộc vào nhà.
- Bàn tiếp khách nhà bạn ngoài việc để những đĩa mứt đón Tết thì bạn cũng nên đặt thêm những bình hoa tròn. Hạn chế đặt bình hoa lớn bởi vì sẽ khiến bàn khách nhà bạn trở nên chật chội, vướng víu tầm quan sát, chậu hoa quá cao sẽ khiến cho tâm lý bị đổ vỡ khi có trẻ con.
>> Cách lựa chọn cây phong thủy 12 con giáp giúp phát tài, phát lộc nhanh chóng
Một số kiêng kỵ trong bày trí cây cảnh Tết
- Bên cạnh cách bày trí cây cảnh Tết 2020 hợp phong thủy thì yếu tố đảm bảo Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ cũng hết sức quan trọng. Trong ngày Tết bạn nên lựa chọn những loại cây thể hiện sức sống mãnh liệt, chịu được mọi sự khắc nghiệt, không cần chăm bón những có thể ra hoa, nảy lộc như các cây đào, quất, mai…
- Bạn cần hạn chế trồng các loại lan rừng, lan dại trong nhà vì chúng thường không đem lại sự may mắn.
- Bạn cần lựa chọn những loại cây cảnh và màu sắc hợp với bản mệnh của mình.
Lựa chọn màu sắc của cây cho phù hợp với bản mệnh
- Không nên đặt quá nhiều cây cảnh trong nhà vì chúng có thể làm mất không khí xung quanh phòng, ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình.
Vào mỗi dịp Tết, việc trang trí và dọn dẹp nhà cửa và bày trí cây cảnh đóng vai trò rất quan trọng. Những chia sẻ về cách bày trí cây cảnh Tết 2020 mà chúng tôi kể trên, hy vọng sẽ giúp các bạn có thêm cho mình nhiều thông tin hữu ích. Chúc các bạn năm mới bình an và hạnh phúc!
>> Những điều kiêng kỵ đầu năm mới tuyệt đối phải tránh
20/01/2020
2076 Lượt xem
![Cách xem chân gà cúng chuẩn phong thủy cho gia đình](https://unica.vn/upload/landingpage/030115_cach-xem-chan-ga-cung-dung-nhat_thumb.jpg)
Cách xem chân gà cúng chuẩn phong thủy cho gia đình
Theo phong tục tập quán của người Việt xưa thì vào ngày mùng 3 Tết có tục cúng gà hóa vàng tiễn ông bà, tổ tiên về cõi âm sau 3 ngày ăn Tết. Nhiều gia đình có tục xem chân gà cúng, tuy nhiên cách xem chân gà cúng như nào cho đúng, ý nghĩa thì không phải ai cũng biết. Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn cách xem chân gà đúng nhất.
Trước khi xem chân gà cúng phải làm việc gì?
Các bước chuẩn bị đầu tiên cho việc xem chân gà cúng giao thừa chính xác nhất mà bạn cần ghi nhớ cụ thể như sau:
Chọn loại gà
Đầu tiên để chọn được gà cúng thì bạn cần chọn lựa những con gà khỏe mạnh, có cặp chân vàng, trước khi giết gà để làm lễ hóa vàng thì bạn nên rửa cặp chân gà cho thật sạch. Ở nhiều nơi người ta còn chọn những con gà mới mua nhốt lại nuôi trong vòng một năm để cúng gà đạt tiêu chuẩn tốt nhất thì mới mong được phù hộ cho một năm làm ăn phát tài phát lộc, bình an và mọi việc đều hanh thông.
Cách xem chân gà cúng đúng chuẩn
Nghi thức cầu khấn linh hồn gà được siêu thoát
+ Về phần tay cầm:
Tay trái cầm chân trái của con gà, còn tay phải sẽ cầm chân phải của gà. Sau đó thần tâm cầu khấn linh hồn cho con gà được siêu thoát.
+ Về bài khấn nôm:
Kính tấu: Thiên địa thần kỳ. Kính xin: Cửu thiên Huyền nữ Phạm thị Chân tiên nữ và chư thần linh bản thổ, bản gia, giáng lâm chứng tri minh bạch (xin hỏi việc gì thì sẽ khấn thêm). Sau khi khấn xong, có thể giết mổ con gà ngay hoặc để qua ngày hôm sau.
Luộc gà
Thường sẽ có 2 cách để luộc gà cúng. Một là dùng 1 nồi để luộc toàn bộ con gà, hai là dùng tách biệt 2 nồi (1 nồi dùng để luộc thân gà, 1 nồi luộc chân gà). Nhiều gia chủ tỉ mỉ và tín tâm thì sẽ chọn lựa cách thứ 2.
Với cách thứ 2, trước khi khi tiến hành luộc gà, cần phải làm sạch sẽ, ướp muối cho loại bỏ hết chất nhờn và bẩn trên con gà. Khi luộc gà, bạn cần luộc bằng hai nồi riêng biệt:
- Nồi thứ 1: Để mình con gà luộc riêng.
- Nồi thứ 2: Bạn sẽ luộc các loại lông của gà.
Cách luộc gà cúng
Đợi cho đến khi nồi đun lông bắt đầu sùi bọt thì bạn đem đôi chân gà sống vào nồi nước sao cho đến đốt thứ 2 của gà thì dừng lại. Khi luộc gà cần quan sát xem đôi chân gà đã lên các đường huyết lộ rõ hay chưa, khi huyết lộ thì hãy lấy ra ngay. Không nên để chân gà quá chín hoặc quá sống. Còn thân con gà tiến hành luộc bình thường, đến khi chín thì vớt ra, đặt lên bàn thờ cùng với đôi chân gà. Làm lễ xong thì đem xuống.
Khi bày lên mâm cúng, để con gà nằm gọn trong chiếc đĩa sao cho cổ tréo vào cánh nhưng đầu vẫn để ngẩng cao, mỏ ngậm một bông hoa phượng hoàng. Đặt cả con gà và chân gà lên bàn thờ gia tiên, vái cúng hết một tuần nhang, lúc đó hạ lễ rồi mới đem chân gà đi xem. Hoặc để chân giữ màu sắc và các sợi huyết trên chân gà được lâu, khi đợi thầy đến xem thì bạn cũng có thể ngâm chân gà trong rượu.
>> Xem thêm: Cách luộc chân gà để xem bói chuẩn xác nhất
Ý nghĩa và nguồn gốc xem chân gà cúng
Nguồn gốc coi chân gà cúng
Nguồn gốc của việc coi chân gà cúng này đã được xuất hiện từ rất lâu, có nguồn gốc từ Kinh dịch, được người xưa chủ yếu dùng để xem về phần âm trạch và mồ mả của tổ tiên.
Ý nghĩa xem chân gà cúng
Tục xem chân gà cúng chủ yếu diễn ra vào dịp đầu năm mới. Theo phong tục tập quán của người Việt Nam xưa, mỗi khi tới ngày mồng 3 Tết sẽ có tục cúng gà hóa vàng. Với mục đích là tiễn đưa ông bà tổ tiên về cõi âm sau mấy ngày ăn Tết. Nhiều gia đình có tục xem chân gà cúng khi tổ chức lễ cúng ở nhà hoặc cúng tại các đền đình (nơi thở các Thần Thánh). Con gà phải là vật cúng tế được gia đình nuôi tại nhà ít nhất 3 ngày để ngấm đủ âm dương địa khí của gia chủ. Miền Trung thường có tục cúng gà vào mùng 9 Tết để xem cát hung cả năm sắp đến.
Hằng năm, ở miền Trung đặc biệt là xứ Quảng cứ sau 3 ngày Tết, nhiều nhà lại chuẩn bị cho lễ cúng đầu năm. Hiện nay, tập tục này vẫn còn được lưu truyền. Cách xem chân gà cúng chỉ đúng khi bạn phải thành tâm và không lợi dụng phong tục này làm những điều xấu. Có thể nói tục xem chân gà cúng là một trong những nét đẹp của người dân Việt Nam ta, cho nên cần được lưu giữ nó nhưng không mê tín, sùng bái thái quá.
Tục xem chân gà cúng đầu năm chính xác
Hướng dẫn chi tiết cách xem chân gà cúng
Nguyên tắc xem chân gà cúng
- Chân gà ở bên phải để xem về việc cầu tài.
- Chân gà bên trái trái sẽ xem về bản mệnh.
Ngoài ra, nếu xem 2 việc cùng một chân gà thì dùng 3 gióng (hay còn gọi là đốt): gióng trên, gióng giữa và gióng dưới.
Xem chân gà cúng báo hiệu điềm cát - hung
Khi đầu ngón cái con gà có màu sắc tươi, ngay thẳng ống không bị co rút lại thì được coi là được đại cát. Còn ngược lại, nếu thấy phạm hung huyết, các ngón dẵm séo và dính liền lại là cách hung. Cụ thể:
Cát cách (Hình dáng chân gà tốt)
- Tứ hỷ cách: Theo cách xem này là cả 3 ngón chân tách biệt, không dựa vào nhau và cùng thẳng lên, màu sắc tươi mới, điều này tượng trưng cho hoà hợp và đại cát. Trong năm tới gia đạo sẽ có một cuộc sống êm ấm, hòa thuận và tràn ngập hạnh phúc.
- Kê ba cách: Kê ba cách chính là khi ngón trong, ngón cái và ngón ngoài gối đầu ngón vào nhau trông giống như 3 người cùng cúi theo 1 chiều, đều mang sắc tươi mới nghĩa là một nhà vui vẻ. Điều này cho thấy trong năm nay gia đạo sẽ khá hòa thuận, ăn nên làm ra, nhờ đó tiền tài đong đầy và có một cuộc sống giàu có và sung túc.
- Bổng cun cách: Ngón chân gà cúi xuống, khoảng cách giữa các ngón chân sát vào nhau ở cung Khôn hay cung Đoài, giống như kiểu đóng cửa ngăn lại. Nó biểu hiện cho sự may mắn, trong năm mới nhà bạn sẽ tiền vào như nước nhưng khó ra, công việc làm ăn thuận lợi suôn sẻ, nếu gặp thời vậy sẽ trở nên giàu có.
- Nội nghịch cáu cách: Có ngón trong xông ra ngoài, bỏ rời ngón cái và cúi xuống, thấy rõ ở bên phải đầu ngón cái (chỗ cung Ly). Nghĩa là mình đi tìm người khác, nếu ở chỗ đằng sau lưng có màu tươi thì là điềm tốt.
Chi tiết cách xem ngón chân gà
Câu phú xem chân gà tốt xấu đầu năm
Ngoài cách xem cát cách và cát hung ở phía trên, bạn có thể dựa vào bài thơ dưới đây để đoán định điềm báo cát lành hay xui xẻo theo hình dáng chân gà luộc vào dịp đầu năm.
Bói giò phải bói cho tinh
Xem tường màu sắc chân hình rủi may
Đôi giò cần để thẳng ngay
Nhuận hồng vàng ánh năm nay chắc giàu
No bồi chân móng khít khao
Đỡ cái chặt chẽ cũng giàu cũng sang
Đỏ mà gân máu nổi loang
Là điềm tán của tan hoang cửa nhà
Trắng xanh bền bệt thây ma
Ấy điềm tang ông bà cháu con
Da già tươi mướt vàng son
Đi thi chắc đậu thi buôn chắc lời
Khe chân gà hở tơi bời
Tiền vô rồi cũng phủi rồi tay không
Ba ngón đội lên một chồng
Tốt thì có tồt phải phòng người trên
Nhờ người giúp đỡ mới nên
Tự mình tự chủ không bền được lâu
Cũng ba ngón chân chụm đầu
Một hang ngang mặt thúng đâu đựng tiền
Ngón cái mà cong nghiên nghiêng
Đâm vào khe hở luỵ phiền đến nơi
Quan phi khẩu thiệt tơi bời
Tai bay vạ gió kêu trời sao đang
Bốn chân cong quẹo loạn hang
Cả năm bươn chải biết đằng nào yên
No nồi như nở cười duyên
Da hồng tươm mỡ của tiền đầy kho
Da chân xam xám màu tro
Gân xương khô héo có lo cũng nghèo
Đôi giò cái trễ cái treo
Bên ngay bên quẹo nằm ngay một mình
Da gà mỡ đọng lung linh
Làm choi được thật mặc tình vui chơi
Bốn ngón đều ngay lên trời
Nồi gọ xẹp lép thi thôi còn gì
Gặp năm tuổi xấu them nguy
Ốm đau tang chế quan phi tụng đình
Ngón chân rời rạc than hình
Thiếu người giúp đỡ thiếu người hữu giao
Gặp cơn song gió ba đào
Một tay lèo lái ai nào giúp ta
Chân gà cấm hở quẹo ra
Da gà tươi nhuận mới là bình an
Cúng gà ra mắt nghiêm trang
Làm gà kĩ lưỡng luộc càng thêm tinh
Có kiêng chắc có thần linh
Cầu ông Hành Khiển Hành Binh hộ trì
Cho mình gặp hội khả nghi
Mỗi chu niên chọn chu kì bình an
Mùng ba tết tới bước sang
Lại cúng ra mắt huy hoàng như xưa.
Luận giải các trường hợp chân gà cúng
Dưới đây là những cách luận giải xem chân gà phổ biến nhất mà bạn có thể tham khảo và phân tích tại nhà đơn giản.
Kê ba cách
Kê ba cách được biết đến là kiểu xem chân gà để ba đầu ngón gồm: Ngón giữa, ngón cái và ngón trong gối đầu vào nhau, giống như cách ba người đứng cúi xuống cùng về một hướng. Nếu cả ba ngón có màu sắc tươi, thì cho thấy gia đình bạn trong cả năm sẽ luôn ôn hòa, vui vẻ và hạnh phúc.
Tứ hỷ cách
Hãy để 3 ngón của chân gà hướng thẳng lên trên, đồng thời không để chúng dính lại với nhau, cũng như không tựa vàonhau. Nếu màu sắc trên chân gà tươi tắn thì cho thấy “vận khí” trong năm nay của gia đình bạn rất tốt và đại cát.
Các trường hợp xem chân gà cúng
Tính cái cách
Với kiểu tính cái cách này thì ba lóng của ngón chân gà trong cùng và tựa vào ngón cái, nhìn với vẻ sợ hãi đang bái chào. Điều này cho thấy năm nay gia đình bạn có thể sẽ có nhiều mối bận tâm, phải lo toan.
Phù lai cách
Phù lai cách chính là kiểu xem chân gà ngay cung ly (ở giữa đầu ngón cái) và cung chấn, tựa vào như hôn nhau. Ngoài ra cung cấn và cung khảm sẽ không dính sát vào nhau, đồng thời sẽ có khoảng trống ở giữa và có màu tươi sáng. Điều này cũng báo hiệu những người thân trong gia đình và dòng tộc có sự gắn kết rất tốt.
Nội ngăn cách
Cách xem phối hợp giữa hai cung: Cung tốn và cung cấn, chúng có sự nghiêng vào ngón giữa chân gà. Tuy nhiên, hai cung: Cung trung và cung chấn lại không nghiêng hay dính nhau. Đồng thời, cung tốn va chạm vào cung ly, thường được gọi là “kép ngăn quá cái”. Thể hiện trong năm nay có điềm báo xấu với gia chủ. Nên cẩn trọng trong việc làm ăn, cũng có thể bị chơi xấu sau lưng.
Ngoại dương cách
Với kiểu ngoại dương cách này thì ba lóng của ngón cái và ngón ngoài sẽ hướng quay ngược nhau. Nếu gia đình bạn đang cầu về: Hôn nhân, cầu tài và quan chức thì nên tránh vì năm nay sẽ không thích hợp.
Nội nghịch cấu cách
Đây là cách xem chân gà có ngón ở phía trong hướng ra bên ngoài, đồng thời hướng xuống dưới và cách xa ngón cái. Đồng thời nhìn vào thấy rõ được ngón cái, cho thấy rằng có thể năm nay gia chủ đang muốn tìm kiếm một ai đó.
Cách xem chân gà đúng chuẩn
Vãn nội cách
Kiểu vãn nội cách sẽ là kiểu ngón út của chân gà hướng chỉ về bên phải, đồng thời nó kéo ngón phía trong hướng về cung cấn dần. Thể hiện gia chủ năm nay có thể sẽ gặp phải điềm xấu. Tuy nhiên, nếu ngón út của chân gà lại hướng ra ngoài thì lại là điềm lành cho gia đình.
Đề cái cách
Đề cái cách là kiểu cung ly hướng co cúi, nó không che giấu ở phần đầu cung lý. Thêm nữa ngón trong của chân gà đề cáu. Điểm này cho thấy năm nay gia đình bạn sẽ gặp điều không may mắn từ chính bên trong gia đình. Do vậy gia đình bạn cần thận trọng hơn để tránh bị làm hại.
Ủ cái cách
Ủ cái cách sẽ là kiểu đơn giản dễ nhìn ra nhất, ngón cái của chân gà co rụt lại, màu chân gà hơi ủ rũ. Báo hiệu rằng, trong năm nay gia đình bạn sẽ có điềm báo không may. Bạn và gia đình nên quan tâm hơn nhiều về những mối quan hệ xung quanh, tránh điềm họa.
Bổng cung cách
Bổng cung cách là kiểu chân gà có ngón cung hướng cúi xuống và chạm vào 2 cung: Cung khôn và cung đoài. Nếu đồng thời màu sắc ở ngón cái tươi thì sẽ báo hiệu “vận khí” gia đình năm nay có điềm vui. Nhưng nếu ngón cái co rút và hướng xuống thì là điềm kém may mắn.
Máy động cách
Cả ba ngón của chân gà không dính với nhau. Đồng thời hai cung là: Cung tốn và cung ly tiếp giáp nhau, ngón cái thì gần tiểu chỉ ở cung ly. Bạn cần dựa vào bát quái để tiếp tục xem, trong trường hợp ngón trong và ngón ngoài đều như vậy thì được gọi là “cách cặp cố”.
Cách xem chân gà tốt xấu
Ngôi cái cách
Ngôi cái cách là kiểu chân gà có ngón cái cao cất bổng mặt, người ta thường hay so sánh nó giống như núi lửa gập ghềnh. Cho thấy là trong gia đình bạn có thành viên còn chơi vơi, mất niềm tin hy vọng vào bản thân.
Ngoại hơn tứ cách
Là kiểu chân gà có đồng thời các cung: Cung tốn, ly và khôn tranh nhau, ngược lại cung ly lại hướng xuống. Như vậy năm nay có thể gia đình bạn sẽ gặp vấn đề kiện tụng, bạn nên rất thận trọng.
Động đẵn cách
Động đẵn cách là kiểu chân gà có cung ly co rũ và hướng xuống phía dưới, còn cung tốn ngược lại hướng lên trên. Gia chủ có điều còn vướng bận, và suy nghĩ nhiều. Gia chủ nên thoải mái hơn về mặt tinh thần, suy nghĩ theo hướng tích cực hơn.
Thức hầu cách
Với kiểu thức này thì biểu hiện rõ với cung tốn chạm vào cung ly, đồng thời cung ly thì sẽ hướng xuống phía dưới. Hơn nữa ngón cái của chân gà bị đè bởi ngón trong, trong khi ngón ngoài chèn lên những ngón khác. Những điểm này thể hiện là gia đình bạn có thể sẽ bị ai đó chèn ép, bạn và gia đình cũng nên thận trọng.
Tươi cái cách
Tươi cái cách cũng là một trong những kiểu chân gà dễ nhận diện nhất , với đầu ngón cái thẳng và có màu tươi sáng. Điều này cho thấy năm nay gia đình bạn rất có thể sẽ gặp nhiều may mắn, đại cát.
Liệp cung cách
Ngón út của chân gà sẽ đề lên các cung: Cung càn, cấn và khảm. Nó báo hiệu cho gia chủ thấy được gia đình bạn năm nay cần trì hoãn lại một số công việc. Có thể là hôn nhân hay những dự tính trong công việc khác..
Tổng kết
Trên đây là cách xem chân gà cúng đầu năm mà chúng tôi muốn chia sẻ với bạn, hy vọng với cách xem này bạn sẽ có thêm cho mình một chút những thông tin về bản mệnh của mình và gia đình trong năm mới. Tuy nhiên, bạn chỉ xem chứ không được tin tưởng một cách mù quáng.
Ngoài ra chúng tôi còn có rất nhiều khóa học khác có liên quan tới những vấn đề liên quan tới nghệ thuật giao tiếp, học bất động sản, nghệ thuật phòng the... mời bạn đọc cùng theo dõi.
>> Xem thêm: Tìm hiểu về phong tục đi chùa đầu năm xin lộc
20/01/2020
11056 Lượt xem
![Hướng dẫn cách gói bánh chưng bằng lá chuối cực đơn giản](https://unica.vn/upload/landingpage/020425_huong-dan-cach-goi-banh-chung-bang-la-chuoi-cuc-don-gian_thumb.jpg)
Hướng dẫn cách gói bánh chưng bằng lá chuối cực đơn giản
Bánh chưng là một món ăn truyền thống không thể thiếu trong dịp Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam. Trong khuôn khổ bài viết ngày hôm nay, UNICA sẽ bật mí cho các bạn cách gói bánh chưng bằng lá chuối đơn giản ngay tại nhà. Ngay bây giờ, hãy “theo chân” UNICA khám phá cách gói bánh chưng này nhé!
Cách gói bánh chưng bằng lá chuối dùng khuôn
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 1,5kg gạo nếp
- 700g thịt ba chỉ
- 500 đỗ xanh
- 1 bó lá chuối tươi
- 1 bó lá nếp
- 1 bó dây lạt đã chẻ mỏng
Các bước tiến hành:
Bước 1: Ngâm gạo và nước lá nếp
- Đầu tiên, bạn cần vo sạch gạo, để ráo. Lá nếp bạn cũng rửa sạch rồi để ráo.
- Tiếp theo, cho lá nếp vào nồi, cho khoảng 2 lít nước vào đun đến khi sôi thì cho thêm một chút muối vào nồi nước lá nếp.
- Sau đó, bạn ngâm gạo với nước lá nếp trong khoảng 8 tiếng. Việc này sẽ giúp cho bánh khi thành phẩm được chín dền hơn.
Bạn ngâm gạo với nước lá nếp trong khoảng 8 tiếng
Bước 2: Sơ chế đỗ xanh
- Với cách gói bánh chưng bằng lá chuối này, bạn sử dụng đỗ xanh ngâm với nước ấm trong khoảng 2 tiếng. Tiếp đến, chà sạch vỏ rồi tiếp tục ngâm với nước sạch trong khoảng 6 tiếng đồng hồ.
- Sau đó, bạn vo sạch rồi để ráo nước.
Bước 3: Sơ chế thịt
- Bạn rửa sạch thịt với nước sạch hoặc chần qua nước sôi để loại bỏ hết bụi bẩn bám trên thịt, sau đó để ráo.
- Tiếp theo, bạn thái miếng thịt dài, bản hơi to một chút, nên thái đều cả phần thịt nạc và thịt mỡ.
- Sau đó, cho tất cả thịt đã thái vào một cái tô lớn, ướp thêm một chút gia vị như bột canh, tiêu...
Bước 4: Sơ chế lá chuối
- Rửa sạch lá chuối rồi lau khô, trong quá trình rửa lá chuối bạn cần làm thật tỉ mỉ, cẩn thận, tránh không để lá chuối bị rách.
Bước 5: Tiến hành gói bánh
- Để gói bánh bằng lá chuối, bạn hãy cắt lá chuối thành từng miếng vuông thích hợp với khuôn gói bánh.
- Phần lá chuối to thì bạn gấp đôi theo chiều dọc.
- Tiếp đến, cho lá vào khuôn.
- Sau đó, cho gạo nếp vào khuôn, chỉ nên đổ gạo bằng ½ chiều cao của khuôn. Khi cho gạo xong, bạn rải đều đậu xanh và thịt xếp đều lên.
- Để hoàn thành quá trình cho nhân, bạn cho thêm một chút gạo lên phủ kín đỗ xanh và thịt.
- Cuối cùng, bạn gập lá bánh và dùng lạt buộc định hình.
Bước 6: Buộc bánh chưng
- Với cách gói bánh chưng bằng lá chuối, để gói bánh được bắt mắt hơn, bạn dùng 4 dây lạt, trong đó có 3 dây dọc và 2 dây ngang. Trước khi buộc, bạn cần căn chỉnh mép bánh.
- Ở bước này, bạn cần chỉnh cho vuông và đều rồi mới cột dây lạt lại.
Với cách gói bánh chưng bằng lá chuối bạn cần căn chỉnh mép bánh
Bước 7: Xếp bánh và luộc chín
- Bạn xếp bánh vào nồi thật ngay ngắn, sau đó cho nước vào ngập bánh.
- Luộc bánh chưng trong khoảng 8 đến 10 tiếng.
- Trong quá trình luộc bánh, bạn cần giữ cho lửa đều để bánh sau khi thành phẩm được chín dền, đồng thời giữ được màu xanh của lá. Lưu ý, nên bổ sung nước đều đặn, tránh để nước bị cạn, nhưng chỉ được dùng nước ấm nóng .
Bước 8: Ép bánh chưng
- Sau khi luộc bánh xong, bạn vớt bánh và nhúng bánh chưng qua nước lạnh.
- Cuối cùng, bạn xếp bánh ra mâm và ép vừa cho ra bớt nước trong khoảng 2 đến 3 giờ là xong.
Xem thêm:
>>> Mách mẹ cách nấu cá hồi sốt cam cho bé ăn ngon
>>> Cách làm ngô chiên thơm ngon tại nhà
>>> Cách làm miến xào cua ngon như nhà hàng 5 sao
>>> Học ngay 2 cách làm lẩu nấm ngon hơn nhà hàng
>>> Điểm mặt 2 công thức làm bánh bao chay cho bữa sáng thêm hấp dẫn
Cách gói bánh chưng không dùng khuôn
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 1kg gạo nếp
- 400g đậu xanh
- 500g thịt ba chỉ
- 1 bó lá chuối tươi
- 1 bó lá nếp
- Lạt chẻ mỏng
Các bước tiến hành:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Đầu tiên, bạn rửa sạch lá dứa rồi mang xay nhuyễn, dùng rây lọc lấy nước cốt.
- Tiếp theo, vo gạo và ngâm với nước, bạn có thể ngâm với nước cốt lá dứa và một chút muối trong khoảng 7 đến 8 tiếng rồi vớt ra để ráo.
- Thịt ba chỉ bạn cũng rửa sạch, thái thành từng miếng dài và ướp với tiêu và bột canh.
- Còn lá chuối bạn rửa sạch và để ráo nước.
Bạn rửa sạch lá chuối và để ráo nước
Bước 2: Gói bánh chưng
- Với cách gói bánh chưng bằng lá chuối không dùng khuôn, bạn xếp 2 mảnh lá chuối song song sát nhau, thêm 1 mảnh lên trên, song song và ở chính giữa hai mảnh bên dưới. Tiếp đến, thêm 3 đến 4 lớp lá chồng lên.
- Bạn xếp tiếp lên trên 4 mảnh lá hình chữ nhật nhỏ để tạo thành hình chữ thập.
- Sau đó, cho gạo lên lá rồi cho đỗ xanh, thịt, để hoàn thành lớp nhân bạn cho thêm 1 lớp gạo lên.
- Bạn gấp 2 bên đối diện của hình chữ thập vào nhau và làm tương tự như vậy với 2 bên còn lại. Gấp hai bên lá vào nhau rồi cố định bánh lại bằng dây lạt. Tiếp đến, bạn gấp 2 bên còn lại bằng hình vuông và cố định lại bằng 1 dây lạt khác.
Bước 3: Luộc bánh chưng
- Bạn xếp bánh vào nồi thật ngay ngắn, cho nước vào ngậm bánh và đun trong khoảng 8 đến 10 tiếng đồng hồ. Mỗi tiếng kiểm tra một lần và thêm nước sôi vào để tránh cạn nước.
- Sau 10 tiếng, bạn để nước bớt nóng trong khoảng 2 tiếng rồi vớt bánh ra.
Và bạn biết rằng, tết đến xuân về chính là khoảng thời gian các bà nội trợ trổ tài, đặc biệt là việc bếp núc. Nếu bạn muốn tự tay chế biến những món ngon ngày Tết để chiêu đãi gia đình và khách, thì bạn hãy tham khảo ngay khóa học “Món ăn ngày Tết - Trọn hết yêu thương” của giảng viên Chu Anh Tiệp trên UNICA nhé!
Khóa học "Món ăn Ngày Tết - Trọn hết yêu thương"
Khóa học "Món ăn Ngày Tết - Trọn hết yêu thương" được xây dựng theo một menu tổng hợp các món ngon cho ngày Tết. Dưới sự hướng dẫn của bếp trưởng nhiều năm kinh nghiệm, các bạn sẽ học được từ công thức đến cách trình bày trang trí món ăn đẹp mắt, từ món cho ngày ông Công ông Táo đến các món cho bữa tiệc tất niên, món cho ngày mồng 1, món cho ngày đãi khách. Đặc biệt có cả bài học dạy cắm hoa và bày mâm ngũ quả trưng ban thờ. Ngoài ra, sau khi tham gia khóa học, bạn sẽ dễ dàng tham khảo những món ăn truyền thống như: Nem rán, thịt nấu đông, xôi gấc đỗ xanh, giò xào; các món hiện đại, lạ miệng và mới mẻ cho ngày Tết như: Kim chi, thăn bò cuốn nấm sốt phô mai, tôm rang muối tỏi, lẩu hoa quả, salad dầu dấm.
>>> Đăng ký học ngay <<<
Ngoài ra còn rất nhiều những khoá học nấu ăn online tại Unica sẽ mang đến cho bạn rất nhiều những công thức nấu ăn và kinh nghiệm làm bếp chuyên nghiệp của những đầu bếp nổi tiếng Hàng đầu Việt Nam chia sẻ. Đăng ký khoá học ngay hôm nay để chờ đón những điều bất ngờ từ Unica ngay thôi nào.
Trên đây là 2 cách gói bánh chưng bằng lá chuối dùng khuôn và không dùng khuôn. Mong rằng qua bài viết này, các bạn có thể áp dụng để tự tay gói những chiếc bánh chưng bằng lá chuối cho gia đình thưởng thức. Ngoài ra còn rất nhiều các khoá học làm bánh online với rất nhiều công thức làm bánh tuyệt đỉnh từ các thợ làm bánh hàng đầu với nhiều năm kinh nghiệm sẽ chia sẻ đến bạn các kỹ năng, kinh nghiệm làm bánh ngay trong khoá học này!
Xem thêm:
>>> 3 cách làm thịt lợn hun khói đơn giản mà lạ miệng dành cho cả nhà
>>> Hướng dẫn cách làm miến xào chay cực hấp dẫn và ngon miệng
>>> Học cách làm sò huyết cháy tỏi ngon bá cháy
>>> Gợi ý 3 cách nấu cháo thịt bằm ngon mê ly
20/01/2020
3157 Lượt xem
![Cách làm cho quất chín đúng Tết bạn nên biết](https://unica.vn/upload/landingpage/3679111342_cach-lam-cho-quat-chin-dung-tet-ban-nen-biet _thumb.jpg)
Cách làm cho quất chín đúng Tết bạn nên biết
Chơi quất cảnh là một thú vui và phong tục tốt đẹp trong ngày Tết của người dân Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều người cảm thấy lo ngại khi quất không nở chín đúng dịp Tết. Chính vì vậy, trong bài viết dưới đây, Unica sẽ chia sẻ cho bạn cách làm cho quất chín đúng Tết bạn nên “nằm lòng” ngay. Chắc chắn, Tết này bạn có thể chơi quất trọn vẹn.
Cách làm cho quất chín đúng Tết
Khác với cây đào, cây mai, cây quất thường ra quả quanh năm, vì vậy nếu bạn muốn chơi quất Tết thì phải có kỹ thuật điều chỉnh sao cho quất chín đúng dịp Tết. Cách thực hiện kỹ thuật này rất đơn giản, bạn hãy thực hiện như sau:
Để quất có thể chín đúng dịp Tết, bạn cần áp dụng các kỹ thuật đúng chuẩn
- Bạn nên thăm chừng vườn quất vào tầm tháng 6, tháng 7 để xem tình hình ra quả của quất. Từ đó, biết cách điều chỉnh thời gian chín quả.
- Nếu có cây quất nào có trái phát triển mạnh thì bạn nên đào bứng cây lên.
- Phơi nắng cây trong điều kiện nắng nhẹ khoảng 10 ngày.
- Tỉa bớt cành lá cho cây gọn nhẹ hơn, sau đó đem trồng lại. Đây là công đoạn đánh quất hay còn gọi là đảo quất.
- Trong trường hợp cây quất trồng trong giỏ hoặc trong chậu thì bạn không cần đảo quất, mà chỉ cần ngắt hết lá rồi giảm tưới nước để hãm độ chín của quả là được. Đây là cách làm cho quất chín đúng Tết được nhiều nghệ nhân áp dụng.
Vào thời điểm tháng 8 âm lịch, khi cây chuẩn bị ra hoa và kết trái thì bạn cần áp dụng kỹ thuật để hãm trái được chín vào đúng Tết. Theo lời khuyên của các nghệ nhân. bạn nên cung cấp đầy đủ nước, phân bón cho cây, điều này sẽ giúp cây xanh tốt, ra nhiều trái và chín vào đúng dịp Tết.
Trong trường hợp trồng quất mà có hiện tượng rụng quả, rụng quả thì bạn cần có kỹ thuật chăm sóc đúng chuẩn. Cụ thể, khi ra hoa phải để hoa thưa vừa phải, điều này sẽ giúp tiết kiệm chất dinh dưỡng cho quá trình nuôi quả. Khi cây đã hình thành quả, bạn nên phun 0.3 - 0.4% nước giải hoặc 0.3% phân tổng hợp. Có như vậy mới tránh được tình trạng bị rụng quả quá nhiều.
Bón đủ chất cho cây sẽ giúp cây sinh trưởng tốt và cho nhiều quả
Kỹ thuật chăm sóc quất
Để cách chăm sóc cho quất chín đúng Tết cho kết quả tốt nhất, bạn cần chú ý đến kỹ thuật chăm sóc trong cả quá trình cây sinh trưởng và phát triển. Cụ thể như sau:
- Tưới nước: Vào mùa khô, bạn nên tưới nước cho cây một lần/ngày. Còn vào mùa mưa, bạn nên tạo rãnh để thoát nước và tránh ngập úng. Khi tưới nước, nên tưới ướt đều khắp toàn mặt đất.
- Bón phân: Bạn nên chia ra bón phân 3 lần mỗi năm. Để đảm bảo cây sinh trưởng tốt, bạn nên dùng phân NPK, DAP và phân vi sinh. Khi bón thì nên rải theo gốc, cách gốc khoảng 15cm, sau đó vun gốc để lấp phân. Lượng phân bón cho 1 năm là 120g - 150kg NPK+ 15 - 20kg phân vi sinh/gốc.
- Cắt, tỉa: Bạn nên thực hiện công đoạn này 3 - 4 lần/năm để cây có thể phát triển theo hình chóp nón, tán đều. Sau khi bạn cắt tỉa tán thì nên xử lý bằng thuốc BVTV để phòng bệnh sâu vẽ bùa trên lá. Trong thời điểm chưa đến tháng 8 âm lịch mà cây ra hoa hoặc trái non thì nên vặt bỏ đi để tập trung chất dinh dưỡng cho cành và thân.
Trong quá trình sinh trưởng của cây, bạn cũng cần chăm sóc đúng chuẩn để cây phát triển tốt
Trên đây là toàn bộ quy trình trong cách làm cho quất chín đúng Tết, hy vọng những thông tin này sẽ thực sự hữu ích đối với bạn.
Như các bạn cũng đã biết, ngoài quất và đào là những đặc trưng riêng không thể thiếu trong ngày Tết thì ẩm thực đa dạng cũng khiến ngày Tết trở nên đặc biệt hơn bao giờ hết. Bạn đọc có thể tham khảo công thức các món ăn Trung Hoa lạ miệng, độc đáo có trong khóa học "Bộ bí quyết công thức 20 món ăn Trung Hoa nổi tiếng" trên Unica.vn.
Tham khảo khóa học "Bộ bí quyết công thức 20 món ăn Trung Hoa nổi tiếng"
Khóa học được biên soạn và giảng dạy bởi Chuyên gia ẩm thực nổi tiếng Hồ Nam Y Lợi Ẩn giảng dạy, người đã có hơn 20 năm kinh nghiệm về các món ăn Tứ Xuyên và Hàng Châu. Khóa học đã được công ty dịch thuật chính xác sang Tiếng Việt giúp bạn có thể nắm bắt các kỹ thuật và công thức chế biến một cách dễ dàng.
Giáo trình bao gồm 43 bài giảng với thời lượng 23 giờ 45 phút. Kết thúc khóa học, bạn có thể tự tay nấu các món ăn Trung Hoa nổi tiếng ngay tại căn bếp của mình bằng những nguyên liệu hết sức đơn giản và dễ tìm. Ngoài ra, bạn hoàn toàn có thể ấp ủ phát triển mô hình kinh doanh nhà hàng bằng những món ăn Trung Hoa ít có tại Việt Nam.
Vậy còn chần chừ gì mà không nhanh tay đăng ký để có cơ hội sở hữu khóa học ngay hôm nay bạn nhé !
ĐĂNG KÝ KHÓA HỌC
>> Mách bạn cách trồng cây quất sau Tết hiệu quả ngay tại nhà
>> Cách chọn đào Tết để năm Canh Tý trọn niềm vui
>> Cách bày trí cây cảnh tết 2020 hợp phong thủy gia chủ
20/01/2020
10088 Lượt xem
![Cách chăm sóc đào sau Tết 2022 của các nghệ nhân](https://unica.vn/upload/landingpage/3678100034_cach-cham-soc-dao-sau-tet-cua-cac-nghe-nhan _thumb.jpg)
Cách chăm sóc đào sau Tết 2022 của các nghệ nhân
Cách chăm sóc đào sau Tết là từ khóa được nhiều người tìm kiếm, bởi sau Tết, ai cũng muốn chăm bón cây đào phát triển tốt nhất cho mùa Tết năm sau. Trong bài viết dưới đây, Unica sẽ chia sẻ cho bạn cách chăm sóc cây đào sau Tết đúng chuẩn nhất. Bạn hãy “bỏ túi” ngay nhé!
1. Cách chăm sóc đào sau Tết
Để cây đào sau Tết có thể phát triển khỏe mạnh, sinh trưởng tốt thì đòi hỏi người trồng phải nắm vững các kiến thức và kỹ thuật cơ bản. Cụ thể như sau:
1.1. Kỹ thuật trồng đào
Kỹ thuật đầu tiên mà bất cứ ai cũng phải nắm đó chính là trồng đào. Thông thường, đào sau Tết thường nở hết lộc non và các nụ. Lúc này, trong bầu đất không còn nhiều chất dinh dưỡng, vì vậy rất khó để có thể duy trì sự sống cho cây. Lúc này, bạn cần mang đào ra ngoài trồng.
Đầu tiên, bạn cần trồng đào trên một luống đất mới
1.2. Chuẩn bị đất trồng
Đầu tiên, bạn cần chuẩn bị đất trồng. Đào là cây chịu ngập úng rất kém, vì vậy, bạn nên chọn vùng đất cao, có khả năng tháo nước tốt, đặc biệt đất phải tơi xốp. Khi trồng, bạn nên lên luống cao từ 25 - 30cm, rộng khoảng 70cm, bạn cũng cần chú ý tạo rãnh để thoát nước tốt nhất.
Một trong những lưu ý khi thực hiện cách chăm sóc đào sau Tết đối với kỹ thuật trồng đó chính là quy trình chăm bón. Cụ thể, bạn có thể sử dụng các chế phẩm để cây đào phát triển rễ tốt hơn như Orgamin. Cách thực hiện như sau, bạn hòa Orgamin với nước sạch theo hướng dẫn, sau đó tưới vào bầu đất cây đất từ 10 - 15 ngày trước khi trồng. Đây chính là điều kiện để cây sinh trưởng khỏe mạnh, siêu ra rễ.
Đối với đất trồng đào thì bạn cũng cần chú ý có sự pha trộn tỉ lệ đất với nhau. Bạn có thể đào đất trong chậu ra trồng nhưng nên pha với đất hữu cơ theo tỉ lệ, cứ 3 - 4 phần đất trong bầu thì trộn với 1 phần đất hữu cơ.
1.3. Cắt sửa cành
Sau khi đã hoàn thành xong giai đoạn trồng đào, người trồng sẽ cắt cành lần thứ nhất. Lần cắt này thường sẽ sâu và đau hơn những lần sau để cành mới ra nhiều hơn và năm tới sẽ cho nhiều hoa hơn. Sau đó, đến hàng tháng sẽ cắt nhẹ vài lần. Cắt liên tục trong cho đến tháng 6 âm lịch. Trong quá trình cắt sửa, nghệ nhân trồng đào sẽ kết hợp tạo hình tán cây.
1.4. Kỹ thuật bón phân
Sau khi đã trồng đào xong, bạn cần thực hiện đúng chuẩn kỹ thuật bón phân, điều này sẽ giúp cho cây đào sinh trưởng khỏe mạnh cho đến mùa Tết năm sau. Theo kinh nghiệm của các nghệ nhân, các bạn nên bón lót khoảng 3 - 5kg phân hữu cơ/cây, tuy nhiên tỉ lệ bón này còn tùy thuộc vào độ lớn nhỏ của chậu đào.
Bạn cần bón phân đầy đủ để cây đào có thể sinh trưởng một cách tốt nhất
Cách chăm sóc đào sau Tết hữu hiệu nhất là nên bón phân cho cây từ 20 ngày sau khi trồng đến tháng 9 hàng năm. Theo đó, mỗi cây sẽ bón khoảng 0.5 - 1kg NPK trộn với 2ml siêu phân bón NEB (tùy theo cây). Bạn nên bón cách gốc khoảng 30 - 50cm dựa theo hình chiếu của tán cây. Một điều quan trọng là trong thời kỳ bón phân, bạn nên tưới nước đủ ẩm cho cây. Đây là điều kiện để cây có thể hấp thụ tốt lượng phân bón và sinh trưởng tốt nhất.
>> Hướng dẫn cách chăm sóc đào ra hoa đúng Tết
1.5. Hãm cây
Hãm cây nhằm mục đích hạn chế sự sinh trường của cây đào để cây chuyển sang giai đoạn ra hoa.
Cách hãm cây vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần dùng dao sắc khứa quanh một vòng xung quanh phần thân cây cho đứt vỏ và thấu vào tận gỗ ở vùng gần cổ cây. Sau khi hãm cây xong, một tuần sau lá vàng sẽ chuyển sang màu xanh nhạt có hơi rủ xuống là được.
Thời gian hãm thường rơi vào khoảng cuối tháng 8 âm lịch. Những cây khỏe, lá xanh tốt sẽ được hãm trước, sau đó hãm những cây yếu sau. Chú ý không hãm những cây già.
1.6. Tuốt lá
Thường thì vào mùa đông, đào sẽ rụng lá. Sau khi lá rụng, nụ hoa sẽ phát triển và lớn nhanh. Vì thế để giúp hoa đào nở đẹp vào dịp Tết thì cần sử dụng kỹ thuật tuốt lá. Thời gian tuốt lá tùy thuộc vào từng giống đào, cây tơ hoặc cây già. Thông thường, đào bích sẽ tuốt lá trong khoảng từ mùng 5 đến 20/11 âm lịch, đào bạch từ mùng 1 đến mùng 15/10 âm lịch.
1.7. Thúc và hãm thời gian ra hoa
- Thúc hoa: Kỹ thuật thúc hoa giúp hoa nở nhanh hơn. Bạn có thể thúc hoa bằng cách bổ sung phân đạm Ure hoặc Sunfat Nitrat hoặc tưới nước nóng 35-40 độ C.
- Hãm hoa: Kỹ thuật hãm hoa giúp làm chậm quá trình nở hoa. Bạn ó thể áp dụng các biện pháp hãm hoa như che nắng, tạo bóng tối cho hoa ở cả ngày lẫn đêm.
1.8. Phòng trừ sâu bệnh
Trong quá trình trồng đào, rất khó để tránh khỏi các bệnh thường gặp như: rụng lá, vàng lá, nhện đỏ, vì vậy, bạn cần luân phiên phòng trừ sâu bệnh tốt nhất cho cây. Nếu cây đào mắc các bệnh nói trên, bạn hãy dùng thuốc Regent 800WG hoặc Sokupi để diệt trừ mầm bệnh.
Trong cách chăm sóc đào sau Tết đối với khâu phòng trừ sâu bệnh, nếu bạn thấy cây đào có dấu hiệu của bệnh đám lá, lở cổ rễ thì hãy dùng Anvil 10EC hoặc Penac P. để diệt mầm bệnh. Còn trong trường hợp cây đào bị rệp sáp thì hãy dùng Supracide để phun cho cây.
1.9. Tạo tán, tạo thế cho cây đào
Việc tạo dáng cho cây đào sẽ giúp bạn có một dáng đào đẹp để chơi Tết vào năm sau. Công đoạn này nên thực hiện liên tục từ 5 - 7 ngày/lần. Bạn chú ý kết hợp nhiều kỹ thuật khác nhau như uốn, buộc cành non với nhau để tạo khung, cắt tỉa để loại bỏ những cành không như ý muốn. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể kết hợp các cành khắc vẩy lên trên thân đào nhằm tạo dáng vẻ cổ cho cây đào của mình.
>> Thời gian cắt tỉa cành đào hợp lý nhất
Tạo dáng sẽ giúp cho cây đào có được dáng đẹp nhất
2. Để Tết không là ác mộng
Cả nước đang tấp nập chuẩn bị bước vào những ngày Tết nguyên đán 2022. Vào ngày Tết thì bạn cần chuẩn bị rất nhiều thứ, từ dọn dẹp cho đến sắm sửa, cúng viếng. Thực tế, nhiều người ngày càng lo ngại Tết bởi nó như một gánh nặng. Tuy nhiên, bạn có thể giảm bớt lo âu trong ngày Tết năm nay bằng cách tham gia khóa học “Để Tết không là ác mộng” của giảng viên Đặng Thị Hạnh trên Unica.
Đến với khóa học này, bạn sẽ được giảng viên chia sẻ những bí quyết trong công đoạn chuẩn bị ngày Tết, giúp mọi việc trở nên nhẹ nhàng và không còn là gánh nặng. Đặc biệt, bạn có thể đón một cái Tết ấm áp, hạnh phúc, an yên bên gia đình và người thân.
Qua bài viết trên, chắc chắn bạn đã nắm được cách chăm sóc đào sau Tết cũng như bí quyết đón một cái Tết trọn vẹn nhất. Hy vọng, những thông tin này sẽ thực sự hữu ích đối với bạn. Chúc bạn và gia đình một năm mới an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành.
>> Cách chăm sóc đào sau Tết của các nghệ nhân
20/01/2020
3204 Lượt xem
![2 cách làm giò dăm bông “sốt xình xịch” vào dịp Tết](https://unica.vn/upload/landingpage/045853_2-cach-lam-gio-dam-bong-sot-xinh-xich-vao-dip-tet_thumb.jpg)
2 cách làm giò dăm bông “sốt xình xịch” vào dịp Tết
Dăm bông là một món ăn rất quen thuộc đối với người dân Việt Nam, đặc biệt vào những ngày Tết Nguyên Đán. Cách làm giò dăm bông cũng rất đơn giản, chỉ cần bạn dành chút thời gian và học nấu ăn ngay với bí kíp làm giò dăm bông mà UNICA chia sẻ dưới đây là có thể chế biến cho gia đình thưởng thức. Ngay bây giờ, hãy xắn tay áo lên vào bếp cùng UNICA nhé!
Cách làm giò dăm bông thứ nhất
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 1 chân giò heo trước
- 1kg thịt nạc
- 1 củ tỏi
- Tiêu hạt xay
- Nửa bát cơm rượu trắng
- Gia vị: hạt nêm, đường, muối và tiêu xay
Để làm giò dăm bông bạn cần chuẩn bị khoảng 1 thịt nạc
Các bước tiến hành:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Đầu tiên, bạn hãy bóc vỏ tỏi, rồi rửa sạch, đập dập và băm nhuyễn. Sau đó, cho phần tỏi băm này vào một cái bát, đổ nước cho ngập mặt tỏi. Bạn khuấy đều rồi dùng 1 cái rây, lọc nước cốt, bỏ xác tỏi.
- Còn chân giò thì bạn rửa sạch hết bụi bẩn ở bên ngoài, để ráo nước hoặc dùng một chiếc khăn sạch thấm khô. Sau đó, thui chân gà bằng rơm khô, nếu không có rơm thì bạn có thể thui chân giò trên bếp ga. Bạn dùng một con dao đập vỡ phần móng rồi lột ra và rửa lại một lần nữa bằng nước sạch và để ráo.
- Với cách làm giò dăm bông này, bạn dùng một chiếc kéo cắt từng phần thịt bao quanh xung quanh ống xương cho đến khi xương ống lộ ra. Bạn cắt đến khi nào kéo chạm đến phần khớp thì dùng dao chặt sao cho đứt phần gân sụn.
- Khi đã tách xong, bạn lộn ngược lại phần thịt chân giò ở bên trong ra bên ngoài, nêm thêm gia vị. Ở công đoạn này, bạn nên loại bỏ bớt những phần mỡ dày, rồi xát muối và hạt nêm lên chân giò trong khoảng 40 phút cho gia vị được ngấm đều.
- Tiếp đến, bạn rửa sạch phần thịt nạc, để ráo rồi thái thịt thành từng miếng có chiều dài khoảng 2 đốt ngón tay và dày khoảng 1 đốt. Sau đó, mang thịt đi ướp với 1 thìa hạt nêm, 1 thìa muối, 1 thìa đường, ½ thìa hạt tiêu xay, 3 thìa rượu, 2 thìa nước tỏi. Lưu ý, bạn nên dùng thìa cà phê để đong gia vị. Ướp thịt trong khoảng 30 phút.
Bước 2: Nhồi và hấp dăm bông
- Bạn đeo găng tay nấu ăn vào rồi nhồi hết phần thịt nạc vào trong phần chân giò đã lọc xương, bạn cần nhồi thật chắc tay. Với phần trống 2 đầu của chân giò, bạn dùng kim chỉ khâu lại, trong quá trình khâu bạn cần phải khâu thật sát và kín phần thịt bên trong chân giò.
- Sau đó, dùng một chiếc nồi hấp, cho dăm bông vào hấp trong với lửa vừa trong khoảng 1 tiếng 30 phút. Bạn có thể dùng tăm xiên vào dăm bông xem đã chín chưa, nếu tăm xuyên qua dễ dàng, rút ra không bị ướt thì dăm bông đã chín. Lúc này, bạn có thể vớt ra để nguội thưởng thức.
- Nếu không ăn hết, bạn có thể cho vào ngăn mát tủ lạnh để bảo quản, có thể để được mấy tuần. Cách làm giò dăm bông khá đơn giản đúng không!
Cách làm giò dăm bông không quá phức tạp
Nếu bạn muốn học thêm bí quyết nấu các món ngon ngày Tết thì bạn hãy tham khảo ngay khóa học "Món ăn ngày Tết - Trọn hết yêu thương" của giảng viên Chu Anh Tiệp trên UNICA.
Hướng dẫn làm giò dăm bông thứ hai
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 1 chân giò heo trước
- 1kg thịt nạc lưng
- Rượu trắng
- Tiêu hạt, tiêu xay
- Gia vị
Các bước tiến hành:
Bước 1: Rút xương ống chân giò
- Bạn ngâm qua chân giò với nước muối loãng để khử mùi, sau đó vớt để ráo. Khi chân giò đã ráo nước, mang chân giò để hơ trên bếp lửa, chỉ nên hơ sơ qua, không được để cháy. Tiếp theo, dùng chày đập dập móng rồi rửa sạch lại với nước sạch.
- Khi chân giò đã ráo nước thì tiến hành rút xương. Để rút xương, bạn dùng một con dao mũi nhọn dọc phần thịt xung quanh ống xương. Bạn nên dọc từ từ đến khi chạm vào khớp xương thì dùng chặt cho xương ống đứt lìa khỏi phần thịt.
- Sau đó, rửa sạch và lộn ngược phần thịt ra ngoài.
Bước 2: Ướp và nhồi thịt
- Với cách làm giò dăm bông này, bạn rửa sạch thịt nạc rồi cắt thành từng miếng dài khoảng 2 đốt ngón tay.
- Ở cách làm này bạn cũng nên cắt bỏ phần mỡ trong chân giò và ướp thịt với 1 thìa baking soda và 2 thìa muối trong khoảng 3 tiếng.
- Khi đã ướp muối xong, bạn cho thêm 2 thìa bột nêm, 2 thìa đường, 2 thìa xì dầu, 1 thìa hạt tiêu xay, 1 thìa rượu vào đảo đều. Bạn dùng màng bọc thực phẩm, bọc kín tô thịt lại và cho vào ngăn mát tủ lạnh trong khoảng 1 đêm.
Bước 3: Gói dăm bông
- Dùng 1 miếng giấy bạc trải lên mặt phẳng rồi cho miếng bì heo lên. Tiếp theo, bạn cho phần thịt nạc vào, cứ làm liên tục như vậy cho đến khi hết nguyên liệu.
- Sau đó, bạn tiến hành cuộn dăm bông. Ở bước này, bạn nên cuộn thật đều tay để miếng bì có thể bao hết được toàn bộ phần thịt ở bên trong. Ở bên ngoài, bạn dùng lá chuối cuốn lại. Cuối cùng, dùng dây để cố định 2 đầu miếng thịt theo chiều dài và chiều rộng.
Khi cuộn dăm bông bạn cần cuộn thật đều tay
Bước 4: Hấp dăm bông
-Bạn cho miếng thịt đã cuộn vào hấp cách thủy trong khoảng 90 phút. Nên hấp với lửa vừa để thịt được chín đều. Sau khi thịt đã chín, bạn vớt ra để nguội, rồi dùng màng bọc thực phẩm cuốn lại và cho vào ngăn mát tủ lạnh trong 1 đêm.
- Khi ăn, bạn lấy ra thái thành từng lát mỏng và thưởng thức.
Trên đây là 2 cách làm giò dăm bông đơn giản ngay tại nhà. Mong rằng với bí quyết mà UNICA đã chia sẻ, các bạn có thể làm giò dăm bông ngay tại gian bếp của mình để cho gia đình thưởng thức vào dịp Tết năm nay.
>> Bí quyết làm chân giò muối ngon tuyệt cú mèo
>> 2 cách nấu chân giò hầm thuốc bắc khiến ai cũng phải mê mẩn
>> Điểm danh 2 cách chế biến chân giò nấu giả cầy ngon hết ý
17/01/2020
5896 Lượt xem
![Những việc làm khi khai xuân cần lưu ý](https://unica.vn/upload/landingpage/045850_nhung-viec-lam-khi-khai-xuan-can-luu-y_thumb.jpg)
Những việc làm khi khai xuân cần lưu ý
Sau một kỳ nghỉ lễ để đón Tết cổ truyền, mọi người dân Việt Nam bắt đầu cho một năm bận rộn làm ăn, học tập. Chính vì thế, khai xuân đầu năm sẽ giúp cho bản thân người đó gặp nhiều may mắn, tốt lành và tài lộc. Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn những việc làm cần thiết để khai xuân thuận lợi.
Ngày khai xuân đẹp nhất năm Canh Tý 2020
Theo chuyên gia phong thủy, việc khai xuân đầu năm rất quan trọng bởi vì “đầu xuôi, đuôi lọt” thì sẽ gặp may mắn trong cả năm đó. Khi khai xuân, bạn cần cố gắng tìm hiểu những ngày thật đẹp để khởi sự, với mong muốn vận thế của bản thân hợp với vận thế của đất trời để công việc được may mắn, thông hành, sự nghiệp tấn tới.
Bạn cần chọn ngày giờ hợp lý để khai xuân đầu năm
Khai xuân trong đầu xuân Canh Tý thì bạn nên chọn 3 ngày sau đây:
- Ngày 6/1/2020 âm lịch, tức ngày 30/1/2020 dương lịch, ngày Nhâm Thân, tháng Mậu Dần, được xem là ngày đại minh cát nhật.
- Ngày 8/1/2020 âm lịch, rơi vào ngày 1/2/2020 dương lịch, ngày Giáp Tuất, tháng Mậu Dần.
- Ngày 9/1/2020 âm lịch, tức ngày 2/2/2020, ngày Ất Hợi, tháng Mậu Dần.
Đây được xem là 3 ngày đạt cát, đạt lợi rất tốt để mọi người khai xuân cho một năm mới.
Chú ý khai xuân ngày đầu tiên đi làm
Ngày đầu tiên đi làm của năm mới được xem là việc khai xuân rất quan trọng, nên bạn hãy cố gắng để có hình ảnh đẹp nhất để cả năm được may mắn, tài lộc dồi dào, “thuận buồm xuôi gió”. Chính vì thế, hôm đầu tiên đi làm bạn cần chú ý không nên đi muộn, quần áo cần chỉnh tề.
Đầu tiên, bạn hãy chú ý xem dự báo thời tiết hôm đó là ngày như thế nào để có những lựa chọn thông minh trong việc lựa chọn quần áo cũng như trang bị những đồ dùng phù hợp. Vì là đầu năm mới, bạn nên chọn những bộ quần áo màu sắc tươi sáng. Bạn chú không được phép mặc cả bộ màu đen hoặc màu trắng trong ngày khai xuân đầu năm.
Khai bút vào đúng đêm giao thừa để đem lại nhiều may mắn trong học tập
Vì ngày mùng 6 hầu như tất cả mọi người lao động đã bắt đầu đi làm, nên việc tắc đường là điều không tránh khỏi. Chính vì thế, bạn cần lưu ý đi sớm trước giờ làm từ 5 đến 10 phút để phòng trường hợp đi muộn như vậy sẽ rất xui cho cả năm đó.
Những công việc nào được giao hoàn thành trước Tết thì bạn cũng nên cố gắng làm thật tốt, đừng để đầu năm đi làm đã bị giám đốc mắng, sẽ khiến bạn bị “dông” cả năm.
>> Những lưu ý khi xuất hành đầu năm
Khai xuân với sinh viên, học sinh
Đối với học sinh, sinh viên, khai xuân của họ chắc hẳn là việc cầm bút hay còn gọi là khai bút. Khai bút đầu năm là truyền thống có từ lâu đời của dân tộc Việt Nam mỗi độ xuân về, đặc biệt với các bạn học sinh, các sĩ tử, với mong muốn cầu chúc một năm học hành, thi cử thuận lợi.
Khai bút được xem là cấp độ nhỏ của khai xuân. Đặc biệt đối với các nhà thơ, thi sĩ, họ chọn khai bút bằng cách viết các bài thơ để thể hiện khai xuân của mình trong năm mới.
Tuy nhiên, khai bút cũng rất quan trọng. Có rất nhiều người chọn luôn đêm giao thừa để khai bút. Bởi vì, giao thừa được xem là dấu ấn trong năm mới, là sự giao thoa giữa năm cũ và năm mới, đất trời hòa làm một, con người nhìn những điều tốt đẹp ở phía trước. Vào đúng khoảnh khắc bước sang năm mới, chúng ta dùng bút viết những điều may mắn lên trang sách để mong muốn gặp nhiều may mắn, học hành tấn tới, ngày càng giỏi giang.
>> Cách khai bút đầu xuân để đón may mắn cả năm
Khai xuân với người chăn nuôi
Với người nông dân, khai cày là công việc vô cùng quan trọng. Đường cày đầu xuân, cây trồng đầu xuân, mua gia súc đầu xuân đều thể hiện sức lao động của con người đang chinh phục nông nghiệp, mong muốn một mùa màng bội thu, chăn nuôi thuận lợi, cây trồng phát triển.
Phong tục khai xuân này có từ rất lâu đời, để thuận lợi thì mọi người nên chọn ngày 6/1/2020 âm lịch làm ngày khai ruộng. Khi khai cày, khai đất mọi người chú ý chọn giờ hoàng đạo tốt nhất, thời tiết thuận lợi, không chọn lúc mưa to, hay gió to để khai cày.
Trồng cây được coi là một việc khai xuân rất quan trọng với người nông dân
Đi lễ đầu năm
Đi lễ đầu năm cũng là một khai xuân đẹp của người Việt Nam. Đình, chùa, đền là những nơi được mọi người lựa chọn nhiều nhất. Với ý nghĩa mong muốn mọi người trong gia đình được mạnh khỏe, hạnh phúc, bình an và luôn vui vẻ. Với nhiều bạn trẻ, họ còn đi lễ chùa với mong muốn đi cầu tình duyên, để trong năm nay có thể gặp được người “trong mộng” hoặc tình cảm đôi lứa luôn bền chặt.
Đi làm, đi học, khai bút, khai cày, đi lễ chùa, trồng cây… đều được xem là những việc làm khai xuân có ý nghĩa rất lớn đối với mọi người Việt Nam. Nó tượng trưng cho sự thiêng liêng, may mắn, thuận lợi cho cả năm. Hy vọng rằng với những thông tin ở trên, bài viết sẽ mang lại cho bạn nhiều thông tin hữu ích giúp bạn học phong thủy và tìm hiểu sâu hơn về thế giới ngũ hành thần bí, tâm linh này nhé!
>> Những điều cần lưu ý khi đi chùa đầu năm xin lộc
17/01/2020
3214 Lượt xem
![Những lưu ý khi xuất hành đầu năm](https://unica.vn/upload/landingpage/040107_nhung-luu-y-khi-xuat-hanh-dau-nam_thumb.jpg)
Những lưu ý khi xuất hành đầu năm
Người Việt Nam thường có quan niệm rằng, trong ngày Tết, khi gia chủ bước chân ra đường sẽ rất chú trọng đến giờ tốt và hướng tốt. Không những thế, việc xuất hành đầu năm còn giúp công việc thuận lợi, suôn sẻ. Các cụ có câu “đầu xuôi, đuôi lọt”, thế nên vào ngày đầu năm người ta thường đi xem hướng xuất hành để lựa chọn hướng tốt, tránh hướng xấu. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn những lưu ý khi xuất hành đầu năm phù hợp nhất.
Chọn hướng xuất hành đầu năm ngày mùng 1 Tết
Nếu bạn muốn gia đình được nhiều đại cát, đạt lợi trong năm mới thì đêm 30 Tết khi đón giao thừa, gia chủ nên chọn hướng xuất hành Chính Đông, Chính Nam mà xông nhà hoặc đi hái lộc. Còn nếu bạn muốn gia đình mình có nhiều vận may thì chọn hướng Chính Đông.
Mùng 1 Tết nên chọn hướng Chính Đông để đem lại may mắn
Theo phong thủy, thì có 8 tất cả hướng là Bắc, Đông, Tây, Nam, Đông Nam, Tây Bắc, Tây Nam, Đông Bắc. Mỗi hướng sẽ có sự sinh khắc và khắc chế lẫn nhau nên gia chủ cần chọn thật đúng hướng xuất hành đầu năm 2020. Nên chọn những hướng đúng với hướng xuất hành theo hướng tương sinh, sẽ mang lại cho bạn vận khí dồi dào, cả năm gặp vạn hỷ, may mắn.
Vào ngày mùng 1 Tết, là ngày mà ai cũng phải ra ngoài để đi chúc Tết họ hàng, chính vì thế bạn cần xem xét hướng xuất hành đầu năm thật chính xác để đầu năm thuận lợi, cả năm may mắn, cát lành với gia đình. Có hai hướng chính là Tài Thần và Hỷ Thần. Theo lịch vạn niên thì ngày mùng Tết Canh Tý là ngày Đinh Mão, ngũ hành Hỏa, sao Nữ. Chính vì thế nếu bạn muốn cầu may mắn, hỷ sử thì chọn hướng Chính Đông.
Còn giờ xuất hành thì bạn chọn giờ những giờ sau:
- Đại An từ 23 - 1h, đây là giờ mọi việc đều Tốt, cầu tài đi hướng Tây Nam, nhà cửa yên lành, mọi người đều bình an.
- Hoặc bạn chọn giờ Tốc hỷ từ 1 - 3h sáng, tin vui sắp tới, cầu tài đi hướng Nam để có nhiều may mắn, chăn nuôi đều thuận lợi, người đi có tin vui về.
- Thậm chí, bạn nên chọn giờ Tiểu Các từ 7 - 9 h, đây là giờ rất tốt lành, khi xuất hành gặp may mắn, buôn bán thuận lợi, phụ nữ thì có tin vui, mọi việc đề hòa hợp, cầu bệnh, bệnh khỏi.
Xuất hành mùng 2 Tết
“Mùng một Tết Cha, mùng hai Tết Mẹ”, chính vì thế việc bạn chọn hướng xuất hành đầu năm ngày mùng 2 Tết cũng rất quan trọng trong cả năm Canh Tý 2020. Nếu như ngày mùng 1 của bạn xuất hành không được như ý thì mùng 2 Tết Canh Tý bạn nên chọn hướng để xuất hành khỏi nhà là hướng Đông Nam sẽ giúp đón Hỷ Thần, cả năm nhận may mắn, tin vui. Hoặc đi hướng chính Bắc để đón Tài Thần với mong muốn cả năm lo đủ, không lo kiệt quệ tài sản.
Bạn cần chọn hướng và ngày giờ xuất hành thật cẩn trọng
Không những thế, ngày mùng 2 Tết có giờ hoàng đạo Kim Quỹ nên bạn hãy chọn những giờ hoàng đạo sau để xuất hành: Dần (03h-05h); Thìn (07h-09h); Tỵ (9h-11h); Thân (15h-17h); Dậu (17h-19h); Hợi (21h-23h). Tuy nhiên có 3 giờ hoàng đạo đẹp nhất trong ngày này đó là:
- Từ 9 - 11h: Mọi việc đều thuận lợi, cầu tài đi hướng Tây Nam nên người xuất hành sẽ được bình yên.
- 11 - 13h: Bạn có thể chọn giờ này để xuất hành, đi về hướng Nam để gặp gỡ nhiều quan thần tài để được ban phát may mắn, tin mừng.
- Từ 17 - 19h: Rất tốt lành, xuất hành gặp nhiều may mắn, buôn bán thuận lợi, cầu may mắn đều được hanh thông.
>> Những việc làm khi khai xuân cần lưu ý
Xuất hành mùng 3 Tết
Mùng 3 Tết rơi vào ngày 27/1/2020 dương lịch, thuộc hành Mộc, ngày Kim Dương, nếu xuất hành thì rất tốt, có quý nhân phù trợ, tài lộc thông suốt, thứ kiện có nhiều lý phải nên thắng.
Mùng 3 Tết nếu có chọn là ngày xuất hành thì bạn nên đi hướng xuất hành là hướng Đông Bắc để đón Hỷ Thần, mang lại nhiều sự may mắn, hạnh phúc, vui vẻ, mạnh khỏe trong năm mới. Còn nếu bạn mong muốn tài chính dư giả, tiền vào nhiều, ít hao tổn những chuyện không đúng thì nên đi theo hướng Chính Nam.
Ngày mùng 3 Tết, giờ hoàng đạo các bạn có thể tham khảo như: Sửu (01h-03h); Thìn (07h-09h); Ngọ (11h-13h); Mùi (13h-15h); Tuất (19h-21h); Hợi (21h-23h).
- Bạn nên chọn khung giờ hoàng đạo từ 7 - 9h: Đây là giờ rất đẹp và tốt, xuất hành gặp nhiều may mắn, buôn may bán tốt, cầu bệnh bệnh khỏi, người nhà đều mạnh khỏe.
- Từ 11h -13h: Mọi việc đều tốt lành, cầu tài đi hướng Tây Nam để được yên ổn làm ăn trong năm 2020.
- Từ 13 -15h: Đây là giờ xuất hành mà bạn sẽ gặp nhiều quý nhân phù hộ, chăn nuôi, buôn bán đều thuận lợi, có nhiều tin mừng.
Mùng 3 Tết bạn có thể xuất hành trong khoảng thời gian trưa để gặp quý nhân
“Có thờ có thiêng, có kiêng có lành” chính vì thế trước khi đi làm ăn hay đi đâu, bạn hãy chọn hướng và giờ xuất hành đầu năm một cẩn trọng. Chọn những hướng tốt lành, giờ tốt, ngày tốt để cả năm được may mắn, suôn sẻ, có quý nhân hỗ trợ. Cuối cùng, chúng tôi hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp bạn có thêm những thông tin để chọn hướng xuất hành phù hợp với bản thân.
>> Những lưu ý khi đi chùa đầu năm xin lộc
>> Cách xem tử vi năm 2020 của 12 con giáp cực chuẩn
17/01/2020
1884 Lượt xem
![Cẩm nang chăm sóc mai vàng sau Tết không phải ai cũng biết](https://unica.vn/upload/landingpage/3672024836_cam-nang-cham-soc-mai-vang-sau-tet-khong-phai-ai-cung-biet _thumb.jpg)
Cẩm nang chăm sóc mai vàng sau Tết không phải ai cũng biết
Bên cạnh hoa đào thì hoa mai cũng là một biểu tượng đặc trưng của ngày Tết. Trong bài viết dưới đây, Unica sẽ chia sẻ cho bạn cách chăm sóc mai vàng sau Tết để bạn có thể chơi mai được lâu hơn, bạn hãy “bỏ túi” cho mình ngay nhé!
Cách chăm sóc mai vàng sau Tết
Đối với cây mai vàng, về kỹ thuật chăm sóc sau Tết sẽ được chia thành 2 loại là mai trồng đất ngoài vườn và mai trồng trong chậu để chưng trong nhà. Cụ thể như sau:
Mai trồng trong vườn
Đối với mai trồng trong vườn hoặc mai trồng trong chậu và để ngoài sân thì cách chăm sóc sau Tết không quá khó khăn, bởi mai đã thích nghi với môi trường sống tự nhiên rất tốt. Tuy nhiên, để mai có thể sinh trưởng tốt và bội hoa cho năm sau thì cần ngắt bỏ toàn bộ nụ và hoa mai. Điều này sẽ giúp cho cây có thể tập trung chất dinh dưỡng nuôi cây được khỏe mạnh hơn.
Mai trồng trong vườn có cách chăm sóc dễ dàng hơn
Bên cạnh đó, những cây mai trồng ở ngoài vườn sẽ quen chịu nắng nên sau Tết, bạn chỉ cần tiến hành chăm sóc bình thường mà không cần mang vào bóng râm mát như cây trồng trong nhà.
Mai vàng trồng trong chậu
Đối với cây mai trồng trong chậu để chưng trong nhà thì sẽ có cách chăm sóc mai vàng sau Tết khác so với mai trồng trong vườn. Theo phong tục chơi mai ngày Tết, cây mai sẽ được chưng trong nhà từ 27, 28 tháng Chạp đến mùng 6 Tết. Do đó, cây mai không được tiếp xúc nhiều với ánh sáng mặt trời. Đặc điểm là cành vươn dài nhưng mảnh, lá màu xanh nhạt, đây là biểu hiện của cây đang yếu và cần được chăm sóc cẩn thận.
Bên cạnh đó, trong tuần chưng Tết, cây mai phải dồn toàn bộ nhựa cây để nuôi hoa. Vì vậy, sau Tết, để mai không bị héo úa, thậm chí là chết thì bạn nên đem cây ra ngoài trời. Tuy nhiên, không được để mai ngoài ánh nắng mà nên để trong bóng râm. Bạn cũng cần cắt bỏ hết hoa và nụ mai để cây sinh trưởng tốt hơn.
>> Cách làm cây mai giả ngày Tết nhìn như thật
Đối với mai trồng trong chậu và chưng trong nhà thì cách chăm sóc phức tạp hơn
Kỹ thuật chăm sóc mai sau Tết
Bên cạnh cách chăm sóc mai vàng sau Tết nêu trên, bạn cũng cần nắm các kỹ thuật chăm sóc cây mai sau Tết. Cụ thể như sau:
Vệ sinh cây
Đây là quá trình rất quan trọng, giúp cây có thể sinh trưởng khỏe mạnh, chống lại các mầm bệnh. Phương pháp vệ sinh cho cây mai rất đơn giản, bạn chỉ cần dùng vòi nước phun thật mạnh vào cây để loại bỏ hết nấm mốc, rong rêu.
Bạn cũng có thể thay nước bằng phân urê và phun vào cây, chú ý tập trung vào những phần nhiều nấm mốc. Sau khi phun xong, hãy dùng một bàn chải để chải sạch nấm mốc còn sót lại trên thân cây.
Tỉa cành cây
Trong cách chăm sóc mai vàng sau Tết, bạn chú ý không bỏ qua công đoạn cắt tỉa cành cây. Thời gian lý tưởng nhất để cắt tỉa cây mai sau Tết là trước ngày 15 và sau ngày 20 âm lịch. Việc cắt tỉa các cành sẽ tùy thuộc vào hình dáng và kích thước của cây mai.
Sau khi cắt tỉa xong, hãy hòa tan 10 lít nước cùng với 1 thìa phân urê, sau đó phun lên cây và tưới đều quanh gốc cây. Nếu thấy cây bắt đầu chồi lá, đâm lộc thì bạn không cần phun thuốc kích thích. Còn nếu cây đang có dấu hiệu yếu đi, bạn cần kích thích sự phát triển của cây bằng thuốc kích thích tăng trưởng.
Cắt tỉa cành mai sẽ giúp cây mai có dáng đẹp hơn
Đối với tán mai, bạn nên thực hiện cắt tỉa từ ngày 10 - 20 âm lịch. Việc tỉa tán mai sẽ giúp tạo lại tán mai cho cây, đồng thời giúp tạo chồi non để phát triển cành mới và nụ hoa cho mùa sau. Đối với những cành mới, bạn cũng cần chú ý cắt tỉa định kỳ để loại bỏ nấm bệnh và giúp cây ra nhiều hoa hơn.
Qua bài viết trên, chắc chắn bạn đã nắm được cách chăm sóc mai vàng sau Tết sao cho đúng chuẩn nhất. Vào những ngày Tết, bên cạnh việc chơi mai thì còn rất nhiều việc khác mà bạn cần phải làm. Và để Tết không trở thành gánh nặng thì bạn hãy tham khảo ngay khóa học “Để Tết không là ác mộng” của giảng viên Đặng Thị Hạnh trên Unica.
>> Hướng dẫn cách chăm sóc đào ra hoa đúng Tết
>> Thời gian cắt tỉa cành đào hợp lý nhất
17/01/2020
2071 Lượt xem
![Bánh phồng tôm ăn với gì? Bí quyết nấu các món ngon ngày Tết](https://unica.vn/upload/landingpage/122716_banh-phong-tom-an-voi-gi-bi-quyet-nau-cac-mon-ngon-ngay-tet_thumb.jpg)
Bánh phồng tôm ăn với gì? Bí quyết nấu các món ngon ngày Tết
Bánh phồng tôm ăn với gì? chúng ta có thể ăn kèm bánh phồng tôm với rất nhiều món ăn khác nhau. Từ món ăn vặt, món khai vị cho đến món súp. Còn gì tuyệt vời hơn khi ngày Tết quây quần bên gia đình thưởng thức món bánh phồng tôm với các món ăn khác. Vậy, nên ăn bánh phồng tôm với các món ăn nào để tăng độ hấp dẫn? hãy “theo chân” UNICA khám phá câu trả lời trong bài viết dưới đây.
Bánh phồng tôm ăn với gì?
Ăn kèm bánh phồng tôm với gỏi
Một món ăn kèm với bánh phồng tôm mà chúng ta phải kể đến đầu tiên đó là món gỏi. Món gỏi thường được dùng để khai vị, kích thích vị giác. Một đặc điểm nói chung của tất cả các món gỏi đó là có vị cay, chua và ngọt. Chính vì vậy, khi ăn kèm với bánh phồng tôm sẽ làm cho món ăn được bổ sung thêm vị giòn tan, bùi ngậy.
Bánh phồng tôm ăn kèm với gỏi được rất nhiều người yêu thích
Khi ăn kèm bánh phồng tôm với gỏi, bạn cho gỏi vào trong miếng bánh, cắn từng miếng và thưởng thức hương vị. Chắc chắn, ngay từ miếng đầu tiên, bạn sẽ bị món ăn này chinh phục. Như vậy, bạn đã biết bánh phồng tôm ăn với gì rồi đúng không!
>> Top 2 món gỏi chay khiến ai thưởng thức cũng không thể nào quên
Bánh phồng tôm nấu canh
Bánh phồng tôm nấu canh là một món ăn đậm chất của miền Tây Nam Bộ. Sự kết hợp hoàn hảo của nước lèo với vị ngọt của tôm tươi, cùng với sự góp mặt của củ cải và cà rốt giúp cho món canh được ngọt thơm chuẩn vị của người dân nơi đây. Bánh phồng tôm khi được nấu kèm với món canh này sẽ giúp tăng thêm độ bùi và béo. Khi thưởng thức, bạn sẽ cảm nhận được hết sự tinh túy của món ăn.
Súp bánh phồng tôm
Cách làm món súp bánh phồng tôm rất đơn giản. Bạn chỉ cần chuẩn bị một túi phồng tôm ngon, thêm ít thịt nạc băm, tôm khô, cà rốt. Để món ăn được đậm vị hơn, bạn có thể hầm xương để làm nước dùng. Bạn xào thịt cho đến khi săn lại thì cho tôm và tỏi vào phi thơm.
Sau đó, cho nước dùng vào đun sôi rồi bỏ cà rốt, bánh phồng tôm vào ninh cho đến khi mềm. Cuối cùng, bạn nêm nếm lại gia vị sao cho vừa ăn. Để món ăn có độ sệt hơn, bạn có thể cho thêm một ít bột năng vào khuấy đều. Vậy là chúng ta đã có một món súp bánh phồng tôm thơm ngon, bổ dưỡng và lạ miệng.
Món súp bánh phồng tôm thơm ngon, bổ dưỡng và lạ miệng
Canh bánh phồng tôm chay
Bánh phồng tôm ăn với gì? không chỉ phù hợp với người ăn mặn, bánh phồng tôm còn rất thích hợp để ăn chay. Đây chính là lý do thực đơn các món ăn ngon với bánh phồng tôm không thể món canh bánh phồng tôm nấu chay. Nguyên liệu làm món ăn này cũng rất đơn giản, chỉ cần bánh phồng tôm chay và một số loại rau củ là bạn đã có thể thưởng thức món ăn này rồi.
Nếu bạn cho rằng, canh bánh phồng tôm chay nhạt nhẽo thì bạn hoàn toàn sai lầm. Bởi, món ăn này không chỉ thơm ngon, bổ dưỡng mà vẫn béo ngọt không thua kém gì các món ăn mặn đâu nhé!
>> Mách bạn cách làm bánh phồng tôm đơn giản tại nhà
Bí quyết nấu các món ngon ngày Tết
Vào mỗi dịp Tết đến xuân về, các chị em thường phải tất bật chuẩn bị rất nhiều thứ. Từ việc dọn dẹp, mua sắm cho đến việc bếp núc. Ẩm thực trong ngày Tết cổ truyền rất quan trọng, nó không chỉ là nét văn hóa đẹp của dân tộc ta, mà còn có ý nghĩa tinh thần sâu sắc trong đời sống văn hóa tinh thần của mỗi gia đình.
Tết đang đến rất gần rồi, nếu bạn vẫn chưa biết ăn nấu các món ngon đặc trưng ngày Tết thì bạn hãy tham khảo ngay khóa học “Bộ bí quyết công thức 20 món ăn Trung Hoa nổi tiếng của giảng viên Y Lợi Ẩn Tiệp trên UNICA. Tham gia khóa học này, bạn sẽ được giảng viên chia sẻ những bí quyết “đỉnh cao” để nấu các món ăn truyền thống và hiện đại của người Hoa.
Ngoài việc biết bánh phồng tôm ăn với gì, bạn còn nắm được công thứ chuẩn, tỉ lệ vàng của gia vị đối với từng món ăn. Cách trang trí sao cho đẹp mắt nhất, tránh được những lỗi thường gặp khi nấu ăn.
Tham gia khóa học bạn sẽ nắm được bí quyết nấu các món ngon
Với bề dày kinh nghiệm của mình, giảng viên sẽ hướng dẫn bạn “từ chân tơ đến kẽ tóc” các món ngon như món nộm, salad, các món táu, món vịt cay, món bánh bao...
Còn rất nhiều bài học thú vị, bổ ích đang đợi bạn khám phá trong khóa học này, vậy bạn cần chần chờ gì nữa mà không nhanh tay đăng ký khóa học ngay hôm nay!
>>> Đăng ký học ngay <<<
Như vậy, qua bài viết này, các bạn đã biết cánh phồng tôm ăn với gì rồi đúng không. Món ăn với món phồng tôm cũng được chế biến rất đơn giản, do đó bạn hoàn toàn có thể chế biến ngay tại nhà để chiêu đãi gia đình trong dịp Tết Nguyên Đán năm nay.
Nếu bạn vẫn còn lăn tăn chư tìm thêm cho mình được những món ăn ngày tết từ món mặt trên bàn ăn bữa cơm gia đình đến những món ăn vặt tiếp đãi khách trên bàn nước thì hãy ghé thăm chuyên mục học nấu ăn cho người mới bắt đầu của Unica để tìm hiểu thêm các khoá học nhiều chủ đề hấp dẫn như: học làm bartender, học pha chế, học làm trà sữa trân châu, học nấu ăn chay, học nấu món Hoa,... để có một bữa ăn tươm tất, hấp dẫn, đa dạng món ăn cho cả gia đình cùng thưởng thức nhé!
Chúc bạn đón Tết vui vẻ, hạnh phúc bên gia đình!
>> Chọn thực phẩm sạch cho ngày Tết an toàn và khỏe mạnh
17/01/2020
5617 Lượt xem