Phong cách sống
![Tổng hợp các điệu đàn Guitar cơ bản và thông dụng nhất](https://unica.vn/upload/landingpage/081408_tong-hop-cac-dieu-dan-guitar-co-ban-va-thong-dung-nhat_thumb.jpg)
Tổng hợp các điệu đàn Guitar cơ bản và thông dụng nhất
Để có thể chơi được các bản nhạc bằng đàn Guitar hay ngoài việc trang bị cho mình những kiến thức nhạc lý người chơi cũng cần phải biết đến các điệu đàn Guitar cơ bản. Vậy đàn Guitar có những điệu cơ bản nào và cách đánh ra sao? Cùng UNICA học đàn Guitar trong bài viết dưới đây nhé!
Các điệu đàn guitar là gì?
Guitar là một nhạc cụ rất được các thế hệ, đặc biệt là sinh viên yêu thích và tìm học cách chơi. Cùng với đó là sự ra đời của rất rất nhiều cách chơi đàn guitar như kỹ thuật Fingerstyle hay về cả phong cách và điệu khi chơi guitar. Theo thời gian đàn guitar đã có được một "kho kiến thức" rất lớn về các điệu guitar trong quá trình chơi dành cho cả người mới và người chuyên nghiệp. Các điệu guitar được chơi một cách riêng lẻ hoặc kết hợp nhuần nhuyễn với nhau để tạo nên những bản nhạc âm thanh nhẹ nhàng, trầm bổng đầy chất thơ trong từng tiếng đàn.
Các điệu guitar là gì?
Hiện nay có rất nhiều điệu guitar khác nhau, nhưng phổ biến nhất có thể nói đến các điệu guitar được chơi nhiều sau:
- Điệu Valse
- Điệu Slow
- Điệu Tango
- Điệu Bốtn
- Điệu Blues
- Điệu Fox
Các điệu Guitar cơ bản cho người mới tập
Cũng như học Piano thì việc đầu tiên của những người mới làm quen bộ môn này chính là học các điệu đàn guitar cơ bản, mời bạn tham khảo thêm các điệu đàn dưới đây.
1. Điệu Valse
Là một trong những điệu đàn Guitar phổ biến nhất hiện nay, Valse thường được sử dụng ở dòng nhạc trữ tình và quê hương tạo cảm giác phiêu lãng bồng bềnh cho người nghe.
>>> Xem ngay: Kiến thức nhạc lý Guitar cơ bản cho người mới bắt đầu
Tổng hợp các điệu đàn Guitar thông dụng và phổ biến nhất hiện nay
Cách đánh các điệu guitar: “Bùm chách chách bùm chách chách”. Phần điệp khúc sẽ được đệm thành: “Chách chách chách”. Điệu Valse có biến thể là: “Bass 3 – 2 – 1 – 2 – 3 ”. Khi đi chung với điệu Boston, điệu Valse được đệm thành: “Bass 3 21 3 21”.
2. Điệu Slow
Phần lớn trong các điệu guitar thì điệu Slow sẽ được dùng khi các bài hát nhẹ nhàng, tình cảm bởi giai điệu của nó khá chậm rãi và nhẹ nhàng. Thông thường điệu Slow sẽ có cách đệm là: “Chình chát chình chát”.
Điệu Slow
Tuy nhiên để phù hợp với tiết tấu và cảm xúc của từng bài hát điệu đàn Guitar này sẽ có nhiều biến thể khác nhau, cụ thể:
- Điệu Slow Fox: Biến thể này sẽ có cách đệm nhanh hơn điệu Slow và chậm hơn so với điệu Fox với cách đệm “Bum Chách Bùm Chách Bum”. Một số ca khúc thường sử dụng điệu đệm này đó là: Lên Đàng, Nối Vòng Tay Lớn.
- Điệu Slow Blue: Cách đệm của điệu biến thể này sẽ là “Rãi – Chách”.
- Điệu Slow Rock: Ở điệu biến thể này sẽ có cách đệm là “Bass – 3-2-1-2-3”, phần điệp khúc sẽ được đệm “Bùm bùm chách chách chách chách”. Các bài hát như: Tuổi hồng thơ ngây, Lòng mẹ sẽ được đệm điệu Slow Rock này.
- Điệu Slow Stuft: Bạn sẽ thấy điệu Slow Stuft trong các bài hát như: Khói cầm cay đôi mắt, Anh đèn vàng hắt hiu với cách đệm: “Bass 3 -21-3” và ở phần điệp khúc là “Bùm Chách Chách Chách Bùm Bùm”.
Ngoài ra, bạn còn sẽ thấy một số điệu biến thể của điệu Slow như Slow Rock New, Slow Suft Ballade, Slow Suft Metal Ballade. Tuy nhiên những điệu này thường ít sử dụng vì rất khó.
3. Điệu Tango
Điệu Tango là một trong các điệu guitar đệm hát cơ bản tình cảm nhưng lại rất nhộn nhịp nên thường xuất hiện ở những ca khúc nhẹ nhàng xen lẫn sôi động. Điệu Tango có cách đệm: “Chách Chách – Chách Bùm Chách”, ở phần điệp khúc sẽ được đệm: “Chách Chách Chách Chách”.
Điệu Tango trên đàn Guitar
Một số bài hát đệm điệu Tango đó là: Tango xa rồi, bài tango buồn, dĩ vãng…
4. Điệu Boston
Điệu Boston có cùng nhịp ¾ với điệu Valse nhưng có âm hưởng nhẹ nhàng, chậm rãi hơn. Điệu đàn Guitar này thường áp dụng cho các bản nhạc trữ tình sâu lắng như: Nhỏ ơi, Nhật ký của mẹ, Riêng một góc trời…
Cách đệm điệu Boston: “Bass 3 21 3 21”.
Cách đệm điệu Boston
5. Điệu PolKa
Điệu PolKa có nhịp guitar cơ bản và cách gảy giống như Fox. Ở phần điệp khúc, điệu PolKa sẽ được đệm như sau: "Chình chát chình chát, chình chát chát"
Cách đệm điệu Polka
6. Điệu Pasosoble 2/4
Điệu Pasosoble 2/4 có nhịp độ và cách gảy giống như Fox. Ở phần điệp khúc, điệu Pasosoble 2/4 sẽ được đệm như sau: "Chình chát chình chát, chình chát chình chát"
Cách đệm điệu Pasosoble 2/4
7. Điệu Fox
Điệu Fox nhấn mạch vào phách 2 và phách 4. Ở phần điệp khúc, điệu Fox sẽ được đệm như sau: "Chình chát chát chát chát, chình chát chình chát"
Cách đệm điệu Fox
8. Điệu Rumba
Cách gảy điệu Rumba có đặc trưng là gảy đều tiếng. Ở phần điệp khúc điệu Rumba được đệm như sau: "Chình chát chát chát chát".
Cách đệm điệu Jumba
9. Điệu Calipso
Các điệu nhạc Calipso có tiết tấu nhanh hơn điệu Rumba, có cả dấu gảy nhẹ và dấu nhấn. Ở phần điệp khúc, điệu Calipso được thể hiện như sau: "Chình chát chát chát, Chình chát".
Cách đệm điệu Calipso
Ngoài các điệu Guitar thông dụng, phổ biến trên, đàn Guitar còn có rất nhiều các điệu guitar nổi tiếng khác như: Điệu swing; Điệu Đixieland; Điệu fox; Điệu Blues, điệu Polke, điệu Pasosoble, điệu Bolero… Tuy nhiên những điệu đàn này ít được sử dụng hơn bởi độ khó hơn so với các điệu cơ bản trên. Vì bài viết này chúng tôi hướng đến các bạn mới tìm hiểu đến đàn guitar hơn nên sẽ không tìm hiểu sâu vào các điệu guitar trên.
Trên đây là các điệu đàn Guitar cơ bản mà mà bất kỳ ai học Guitar đệm hát Guitar đều nên biết để có thể đàn được các bản nhạc khác nhau. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn sớm làm quen được với các điệu guitar phổ biến nhất hiện nay và làm chủ được cây đàn Guitar trong tay và phát triển con đường âm nhạc của mình trong tương lai bạn nhé!
UNICA chúc bạn học cách đệm các điệu đàn Guitar nhanh chóng và đạt hiệu quả cao!
Unica gợi ý cho bạn: Khóa học "Guitar đệm hát 30 ngày cùng Hiển Râu"
Xem toàn bộ khóa học: Guitar đệm hát 30 ngày cùng Hiển Râu
27/05/2019
16004 Lượt xem
![4 Cuốn sách dạy đàn Organ cơ bản bạn nên tham khảo](https://unica.vn/upload/landingpage/042442_bat-mi-3-cuon-sach-day-dan-organ-co-ban-ban-khong-nen-bo-qua_thumb.jpg)
4 Cuốn sách dạy đàn Organ cơ bản bạn nên tham khảo
Organ là một trong những dòng sản phẩm mang tính giải trí và nghệ thuật cao bởi âm thanh trong trẻo cảm giác đi vào lòng người. Nếu như bạn thích nghe nhạc Organ và muốn biết cách sử dụng loại nhạc cụ này như thế nào, bạn có thể tham khảo 4 cuốn sách dạy đàn Organ cơ bản được Unica bật mí trong bài viết sau đây.
Sách là một nguồn kiến thức bổ ích giúp bạn tự học đàn organ tại nhà
1. “Phương Pháp Học Đàn Organ”
“Phương Pháp học đàn Organ” là cuốn sách hay về dạy chơi đàn Organ dành cho những người mới bắt đầu học của giảng viên Ngô Ngọc Thắng. Nội dung quyển sách bao gồm cả phần lý thuyết và thực hành các kỹ thuật đàn Organ như: Thực hành cho tay phải, thực hành cho tay trái, chữ viết tắt của hợp âm – hợp âm tự động, nhịp 4/4 phối hợp hai tay, giãn ngón – rút ngón – thế ngón – si giáng trưởng – sol thứ, phách – phách mạnh – phách nhẹ – đảo phách…
Bên cạnh đó, cuốn sách còn cung cấp thêm 20 tác phẩm hay có áp dụng kỹ thuật ngón và đảo phách để người học tham khảo thêm như: Ten little indians, Bố là tất cả, Bông hồng tặng cô, Mùa hoa anh đào… bạn sẽ nắm được những kiến thức căn bản về đàn Organ trong một cuốn sách.
>>> Xem ngay: 3 bước cơ bản học đàn Organ cho người mới bắt đầu
“Phương Pháp Học Đàn Organ” của giảng viên Ngô Ngọc Thắng
2. “Học Đệm Organ”
Đây là bộ sách dạy organ rất thiết thực đặc biệt dành cho những bạn muốn tập luyện chơi đàn organ kết hợp với đệm hát của giảng viên Cù Minh Nhật. Bộ sách gồm có 4 quyển bạn nên học theo trình tự từ cuốn 1 - 4 bạn sẽ được lần lượt giới thiệu hầu hết các tiết điệu nhạc nhẹ thông dụng, kèm theo phần hướng dẫn chi tiết với CD kèm theo. Cuốn sách sẽ giúp bạn học dễ dàng hình dung cụ thể cách chọn và cài đặt các dữ liệu như tiết tấu, âm sắc, tốc độ… Nếu chăm chỉ nghiên cứu bạn sẽ ghi nhớ các nét giai điệu và hợp âm đệm cho đến sự mường tượng khái quát về bố cục bài đệm, biết cách lên xuống như thế nào đối với từng nốt nhạc.
Bộ sách “Học Đệm Organ” của giảng viên Đoàn Minh Nhật
3. “1000 Hợp âm Cho Đàn Organ & Piano”
“1000 Hợp âm Cho Đàn Organ & Piano” là cuốn sách dạy organ của tác giả Patrick Moulou chứa 1000 thế bấm các hợp âm thường dùng nhất cho đàn Organ, học Piano, cũng như bất kỳ nhạc cụ nào khác có phím đen và phím trắng trên thế giới. Để cho bạn dễ hình dung nhất mỗi hợp âm được trình bày thế bấm căn bản và hai thế đảo khác của nó. Sẽ có sơ đồ cho các ngón tay giúp bạn dễ dàng hình dung các ngón tay sẽ đặt ở nốt nhạc nào của đàn để chuyển hợp âm dễ dàng hơn. Như vậy muốn nghiên cứu về hợp âm trong việc chơi đàn Organ và học Piano cơ bản, cuốn sách này là lựa chọn hợp lý.
Cuốn “3.1000 Hợp âm Cho Đàn Organ & Piano” của tác giả Patrick Moulou
4. "Phương pháp học đàn Organ Keyboarad"
Một trong những cuốn sách học đàn Organ vô cùng nổi tiếng không thể không nhắc tới là cuốn "Phương pháp học đàn Organ Keyboard". Cuốn sách được xuất bản bởi hai tác giả là Lê Vũ và Quang Hiển. Đối với những người mới bắt đầu học nhạc thì không nên bỏ lỡ cuốn sách kinh điển này.
Cuốn sách này được chia thành 2 cuốn là tập 1 và tập 2. Nội dung cuốn sách chủ yếu hướng dẫn về các bài tập luyện ngón giúp người tập có thể chơi đàn một cách thuần thục. Đây chính là một trong những cuốn sách dạy đàn Organ cơ bản giúp bạn rèn luyện những ngón tay mềm mại để chơi đàn Orrgan dễ dàng và hiệu quả hơn.
>>> Xem ngay: Các hợp âm đàn Organ cơ bản và cách bấm đơn giản nhất
Cuốn "Phương pháp học đàn Organ Keyboard"
Như vậy thông qua bài viết trên đây, Unica đã cùng bạn tìm hiểu về 4 cuốn sách dạy đàn Orrgan cơ bản. Chúng tôi hy vọng những kiến thức trên sẽ hữu ích với bạn.
Cảm ơn và chúc bạn thành công!
Unica gợi ý cho bạn: Khóa học "Dạy Đệm Organ Cấp Tốc I - Thiện Organ"
XEM TRỌN BỘ KHÓA HỌC TẠI ĐÂY
24/05/2019
8133 Lượt xem
![Cách thổi sáo trúc cho người mới bắt đầu chi tiết đơn giản](https://unica.vn/upload/landingpage/061610_cach-thoi-sao-truc-cho-nguoi-moi-bat-dau_thumb.jpg)
Cách thổi sáo trúc cho người mới bắt đầu chi tiết đơn giản
Bạn là người yêu thích các loại nhạc cụ như đàn, sáo, guitar, học đàn Piano? Bạn muốn học thổi sáo trúc nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu? Bạn không có đủ thời gian và tiền bạc để tham gia các lớp học thổi sáo trúc chuyên nghiệp? Tham khảo ngay cách thổi sáo trúc cho người cho người mới bắt đầu được UNICA chia sẻ trong bài viết dưới đây.
1. Chuẩn bị trước khi tập luyện
Trước khi bắt tay vào thực hành thổi sáo trúc đầu tiên bạn cần nghe các bản nhạc được thực hiện bằng sáo trúc mà bạn cảm thấy yêu thích. Bạn có thể nghe bằng tai phone hoặc mở thật to để có thể cảm nhận được sự chuyển biến tinh tế của các âm sắc, nhịp điệu và độ mạnh nhẹ của âm thanh…
Chuẩn bị một cây sáo trúc là một trong những việc không thể thiếu khi muốn học cách thổi loại nhạc cụ này. Khi bạn chọn mua sáo, bạn cần chú ý một trong các đặc điểm như sau:
+ So sánh đường kính của ống sáo: nếu hai ống sáo có chiều dài và độ dày bằng nhau nhưng có đường kính khác nhau thì ống sáo nào có đường kính lớn hơn tiếng sáo phát ra sẽ trầm hơn.
+ So sánh độ dày của ống sáo: nếu hai ống sáo có đường kính và chiều dài bằng nhau nhưng có độ dày khác nhau thì ống nào có độ dày lớn hơn sáo sẽ phát ra tiếng trầm hơn.
+ So sánh chiều dài của ống sáo: nếu hai ống sáo có đường kính và độ dày bằng nhau nhưng có chiều dài khác nhau thì ống sáo nào dài hơn sẽ phát ra tiếng sáo trầm hơn.
Trong giai đoạn bắt đầu tập sáo, bạn nên chọn những loại sáo có chất lượng vừa phải và chọn một số âm trầm để dễ thổi hơn. Sau một thời gian luyện tập và quen với sáo, bạn sẽ chọn được cho mình một tone phù hợp để chọn cây sáo phù hợp với mình hơn.
Chuẩn bị sáo trúc là một trong những khâu quan trọng giúp bạn học thổi sáo trúc đạt hiệu quả cao
Ngoài ra, bạn cũng cần chuẩn bị về tâm lý bởi luyện tập thổi sáo trúc là cả một quá trình đòi hỏi sự kiên trì và nỗ lực. Do đó, bạn đừng vội nản lòng và bỏ cuộc khi chưa đạt được kết quả như mong muốn nhé!
2. Nắm bắt tone sáo là gì?
Để nắm được cách thổi sáo, điều cơ bản bạn cần làm đó là hiểu và nắm được tone sáo là gì, nên chọn những sáo có tone gì. Nếu hiểu đơn giản, tone sáo hay còn gọi giọng sáo, giọng của cây sáo. Ví dụ, trong nhạc lý của 7 âm cơ bản, thì trong sáo cũng tương tự như vậy. Cụ thể, sáo Đô có giọng Đô trưởng, ký hiệu là C, sẽ có C5, C4,... là nốt Đô ở quảng 8 thứ 5 và quảng 8 thứ 4 trên đàn Piano.
Người học cần nắm được các tone trong sáo
3. Hướng dẫn cách thổi sáo trúc tại nhà cho người mới bắt đầu
Để có thể tự học thổi sáo tại nhà bạn cần bắt tay vào tập luyện từng bước dưới đây.
Bước 1: Học cách cầm sáo trúc
Bạn giữ vững cây sáo bằng ngón cái và ngón út của 2 bàn tay đồng thời đặt tất cả các ngón tay còn lại nằm ngang trên thân cây sáo. Ngón cái của bàn tay trái nằm ở giữa ngón giữa và ngón đeo nhẫn; ngón trỏ tay trái và mặt bàn tay tạo thành một đường thẳng.
Đồng thời bạn đặt ngón cái của tay phải bên dưới thân sáo còn ngón tì xuống dưới lỗ của nốt Rê 1 chút, cách nốt Rê 1- 15cm. Đây là cách cầm sáo trúc ở sáo 10 lỗ, bắt buộc bạn phải đặt các ngón tay đúng vị trí còn nếu bạn tập thổi sáo 6 lỗ thì có thể linh hoạt hơn.
Cách cầm sáo trúc đúng chuẩn
Bước 2: Tập thổi ra tiếng
Khi bạn bắt đầu thổi sáo có đôi khi bạn không thể phát ra âm. Khi bắt đầu tập thổi sáo, bạn cần tập mím môi để phát ra âm thanh, đừng để tạp niệm trong lòng.
- Đầu tiên, bạn cần phải luyện tập thử trên huyệt khẩu của ống sáo và môi của mình, úp lỗ thổi sáo trên môi, rà rà từ từ lăn xuống một cách chậm rãi xuống môi dưới. Tìm một khoảng môi và lỗ thổi mà mình cảm thấy dễ chịu, đừng thổi quá mạnh, giữ một cách nhẹ nhàng. Tùy vào độ cảm nhận của bạn mà bạn nên mím môi như nào cho phù hợp. Bước luyện tập này sẽ mất của bạn một thời gian lớn, mất thời gian để tập cho quen lỗi mím trên ống sáo.
- Cách tập mím môi: Mím môi cho thẳng song song, bạn tưởng tượng rằng như bạn đang mỉm cười, để hở một lỗ nhỏ trên môi và thổi hơi nhẹ ra ngoài. Cả hai môi trên và môi dưới đều phải điều hành lỗ thổi, song môi trên là môi quyết định tạo ra âm thanh. Bạn không thể nào tạo ra một âm thanh nếu không điều khiển được luồng hơi thổi ra gọn. Trên huyệt khẩu của ống sáo, bạn cần phải luyện tập cho kêu tiếng từ từ thấp lên cao.
- Khi thổi sáo cho ra tiếng, đếm 5, ngưng lại để thở rồi lập lại. Bạn cứ tập luyện đều đặn như vậy mỗi ngày rồi chuyển sang nốt nhạc khác nhưng thổi dài hơn.
- Tập luyện những nốt căn bản, bạn cần tập cả giai đoanh thở lấy hơi, cùng với những ngón tay, cùng với lối mím môi.
Bước 3: Thực hành thổi các nốt cơ bản trên sáo trúc
Sau khi đã thổi sáo ra được thành tiếng thì bước tiếp theo bạn cần thực hiện đó là tập thổi các nốt cơ bản để tay trở nên linh hoạt hơn. Tiếp đó, bạn hãy tập thổi các bài nhạc đơn giản để tập luyện những gì mình đã tích lũy nhé!
Bước 4: Tập thêm một số kỹ thuật cơ bản trên sáo
Để có thể thổi được các bài nhạc hay từ sáo trúc bạn cần trang bị thêm cho mình các kỹ thuật như luyến láy, rung hơi, đánh lưỡi đơn.
Học cách thổi sáo trúc là cả một quá trình, do đó để thổi sáo tốt và bài bản bạn nên tập từ những bài đơn giản nhất và từ từ hoàn thiện kỹ thuật của mình. Chăm chỉ tập luyện cùng sự quyết tâm chắc chắn bạn sẽ có thể chinh phục được loại nhạc cụ này.
Unica gợi ý cho bạn: Khóa học "Tự học thổi sáo trúc trong 21 ngày"
XEM TRỌN BỘ KHÓA HỌC TẠI ĐÂY
>> Cách bấm các nốt trên sáo trúc 6 lỗ cho người mới bắt đầu
23/05/2019
8728 Lượt xem
![Cách chơi Violin tại nhà cho người mới bắt đầu](https://unica.vn/upload/landingpage/060435_bat-mi-cach-choi-violin-tai-nha-cho-nguoi-moi-bat-dau_thumb.jpg)
Cách chơi Violin tại nhà cho người mới bắt đầu
Học cách chơi nhạc cụ nói chung và đàn Violin nói chung được xem là xu hướng chung của giới trẻ hiện nay. Tuy nhiên việc học chơi nhạc cụ này là khá khó khăn, nếu bạn không có thời gian và tiền bạc để đến trung tâm dạy đàn thì có thể tham khảo cách chơi Violin tại nhà cho người mới bắt đầu trong bài viết dưới đây.
1. Đôi nét về đàn Violin
Muốn học cách chơi Violin, trước hết bạn cần hiểu rõ về những đặc điểm của loại đàn này.
- Đàn Violin là loại đàn có 4 dây, mỗi dây cách nhau một quãng năm
- Thân đàn được làm từ gỗ vân sam hoặc gỗ phong.
- Dây đàn có thể được tạo ra từ hai loại là nylon và dây kim loại.
- Đàn Violin còn có tên gọi là đàn vĩ cầm. Loại đàn này có thể chơi được nhiều thể loại nhạc như: Rock, cổ điển, Jazz, âm nhạc dân gian.
2. Cách chọn mua đàn Violin cho người bắt đầu
Trước khi chia sẻ cho bạn cách tự học Violin thì bạn các bạn cần quan tâm đầu tiên đến loại nhạc cụ chơi đó là Violin.
Như chúng ta đã biết, đánh đàn Violin là một loại nhạc cụ thuộc bộ dây có thể chơi solo, biểu diễn và đặc biệt là bạn không thể thiểu trong những dàn nhạc giao hưởng. Đây là loại nhạc cụ được xếp vào hàng quý tộc bởi vì nó sử dụng. Nếu bạn có niềm đam mê với Violin và có mong muốn theo học nhạc cụ này thì bạn cần chọn mua đàn trước khi học, bạn cần quan tâm đến kích thước đàn, giá của đàn và thương hiệu đàn vì nó có thể tác động đến âm phát ra rất lớn.
- Việc đầu tiên cho những người mới bắt đầu chơi loại nhạc này đó chính là phải tìm hiểu được nguồn gốc sản xuất, thông số kỹ thuật và bạn cần có kiến thức nền tảng về đàn.
- Nếu có điều kiện, bạn nên chọn những loại đàn Violin sản xuất của Nhật Bản như Suzuki Instrument với giá tầm 10 triệu đồng. Ưu điểm của loại này là chất lượng rất tốt, âm thanh chuẩn và thiết kế màu sắc sang trọng, tinh tế khiến nhiều người hài lòng.
- Nếu bạn có niềm đam mê và định hướng đi theo con đường nghệ thuật lâu dài này thì bạn nên đầu tư vào những dòng sản phẩm có chất lượng cao sản xuất tại Châu Âu như Đức, Pháp và Italia. Tuy nhiên loại đàn của những thương hiệu này có giá lên tới 60 triệu đồng nếu muốn sở hữu.
- Khi mua đàn để tự học Violin, bạn cần lưu ý đến cách chọn kích cỡ đàn Violin. Đàn Violin có nhiều kích cỡ khác nhau, cỡ lớn nhất là 4/4, sau đó là 3/4, 1/2, 1/8...
Lưu ý rằng, đàn Violin với bất cứ size nào cũng có thẻ chơi rất chuyên nghiệp, quan trọng là người dùng cảm thấy thoải mái và dễ chơi nhất. Chất lượng đàn càng cao thì âm thanh do đàn tạo ra càng hay.
>>> Xem ngay: Mách bạn kinh nghiệm mua đàn Violin phù hợp nhất với mình
Kích cỡ một số loại đàn Violin
3. Cách tự chơi đàn Violin tại nhà
3.1. Bắt đầu với tư thế chơi đàn
Để có thể chơi được đàn Violin trước hết bạn cần phải luyện tập tư thế chơi đàn đúng chuẩn. Nếu bạn mới học loại nhạc cụ này thì nên lựa chọn thế đứng bởi ngồi chơi đàn rất dễ sai tư thế của vai. Khi đứng chơi đàn, bạn nên thả lỏng cơ thể, lấy 2 chân làm trụ, 2 chân cách nhau khoảng 10cm và đặt chân trái cao hơn chân phải một chút.
Bạn cầm đàn bằng ngón cái và ngón trỏ của tay trái, đồng thời đặt đàn lên vai trái, lúc này vai trái phải cao hơn vai phải để đàn được cố định ở giữa vai và hàm. Bên cạnh đó, bạn cầm accse (cây vĩ) thoải mái bằng tay phải. Để accse lên dây đàn và vuông góc với dây đàn.
Để có thể học cách chơi Violin tại nhà trước hết bạn cần học và luyện tập tư thế chơi đàn
Có thể nói, để tập luyện được tư thế chơi đàn Violin đúng chuẩn là rất khó, do đó, mỗi ngày bạn nên dành ra 30 - 60 phút để thuần thục các động tác nhé!
3.2. Chơi đàn từ những nốt đầu tiên
Đàn Violin có 4 dây đó là, Sòn, Rê, La, Mí (tính từ vai trái qua). Do Violin có âm giai bằng với piano nên nếu bạn đã biết chơi piano hoặc đang học Piano thì việc luyện tập các nốt của Violin sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
Khi tự học Violin việc tiến hành kéo dây đàn, bạn không nên dùng quá nhiều lực để tì lên dây mà nên phát ra âm thanh bằng cách để sức nặng của accse tì lên dây. Đầu tiên, bạn kéo chậm rãi dây La trước rồi mới đến các dây khác trên đàn. Bạn cũng nên lưu ý để tay cầm accse nghiêng về phía tay bấm rồi kéo trọn accse từ gốc accse cho đến ngọn accse.
Đàn Violin có 4 dây được tính từ vai trái qua đó là: Sòn, Rê, La, Mí
Trong quá trình tập luyện bạn nên chú ý kéo thật chậm rãi, không để accse chạm vào 2 dây đồng thời thả lỏng toàn bộ cơ thể.
Ban đầu khi bắt đầu luyện tập chắc chắn bạn sẽ cảm thấy chán nản nhưng hãy cố gắng kiên trì và đừng bỏ cuộc, luyện tập thường xuyên trong một thời gian dài bạn sẽ cảm thấy việc chơi đàn sẽ dần trở nên dễ dàng hơn rất nhiều đấy! Nếu bạn đã tập học Piano cơ bản thì những chia sẻ vừa rồi chắc chắn sẽ không làm khó bạn đâu nhé!
3.3. Học cách bấm nốt đàn
Đối với những ai mới bắt đầu tự học Violin thì nên dành nhiều thời gian để học bấm nốt đàn bởi đây là việc quan trọng, nó quyết định việc tạo nên một bản đàn cụ thể. Có rất nhiều cách bấm nốt đàn khác nhau tùy thuộc vào kích cỡ của đàn mà sẽ có cách bấm nốt đàn tương ứng.
Hiện nay, đàn Violin có 4 kích cỡ cơ bản đó là: 1/4, 2/4, 3/4 và 4/4. Thông thường mọi người sẽ lựa chọn đàn có kích cỡ 4/4 để chơi, do đó, khi mới bắt đầu học violin tại nhà bạn cũng chỉ nên học cách bấm nốt đàn ở kích cỡ này.
Cách bấm nốt đàn 4/4 rất đơn giản, bạn bấm ngón trỏ lên 1cm sẽ là nốt Sòn thăng, lên 2cm sẽ là nốt Là, lên 2,5cm là nốt Si và lên 3,5cm sẽ là nốt Đô.
Học cách bấm nốt đàn là một trong những bước quan trọng khi học chơi đàn Violin
Khi tiến hành bấm dây đàn bạn nên chú ý bấm nhẹ nhàng, từ tốn, đặc biệt là phải cố định được nốt bạn cần bấm để bấm được chuẩn xác, âm thanh phát ra không bị phô. Sau khi bấm nốt đàn đúng vị trí bạn bắt đầu kéo accse một cách dứt khoát, đều tay.
4. Học đàn Violin có khó không
So với các loại nhạc cụ khác như Piano, Guitar hay Organ thì Violin được đánh giá là khó chơi nhất. Bởi để có thể chơi được nhạc cụ này một cách dễ dàng, yêu cầu người tập phải có sự cảm âm cao và khả năng nhận biết được cao độ của các nốt trong khi chơi. Từ đó có thể xác định xem mình có chơi chính xác được nốt nhạc đó hay không.
Ngoài ra, khi học cách chơi đàn Violin, việc tập kẹp đàn đúng vị trí và tập kéo đàn cũng yêu cầu nhiều kỹ năng từ người tập. Bởi nếu cách kẹp đàn và kéo đàn không chính xác thì âm thanh phát ra sẽ không rõ ràng và mượt mà.
Tuy nhiên chính những điểm khó khi chơi loại nhạc cụ này đã làm cho đàn Violin trở nên đặc biệt và có sức hút vô cùng mạnh mẽ đối với nhiều đối tượng người chơi khác nhau.
5. Một số lưu ý cho người mới học đàn Violin
Môn nhạc cụ bào cũng vậy, khi học người học sẽ gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là những người chưa có kinh nghiệm cần chú ý một số điểm sau:
5.1. Phải biết nhạc lý
Thật khó để chấp nhận việc tự học ở nhà mà không tìm hiểu trước. Nếu bạn muốn tự học Violin thì khả năng tiếp thu và biết nhạc lý trước khi tập rất quan trọng. Nếu bạn biết trước nhạc lý thì việc bạn tự học và hiểu cực nhanh bản nhạc sẽ rất dễ dàng. Bạn có thể học bản nhạc trên nền nhạc từng ô nhịp và cố gắng nhớ khi đánh đàn. Hoặc bạn có thể học thuộc nhạc lý bằng cách học đếm bản nhạc, liên tục nhìn vào bản nhạc và không nên để ý quá nhiều vào bàn tay trái và phải của mình.
>>> Xem ngay: Học đàn Violin có khó không? Cách học cho người mới bắt đầu
Học thuộc nhạc lý giúp bạn dễ dàng chơi Violin
5.2. Học thuộc bản nhạc
Khi tập đánh đàn Violin, bạn thực sự phải có khả năng nhìn bản nhạc và chơi đàn. Tuy nhiên để chơi được một bản nhạc một cách chính xác, bạn cần phải học thuộc lòng bản nhạc ấy. Nó sẽ giúp bạn không để tâm quá nhiều vào bàn tay trái và kiểm soát được các ngón tay trên phím.
Trên đây là cách chơi đàn Violin tại nhà cho người mới bắt đầu mà UNICA gửi đến bạn đọc. Hy vọng với những chia sẻ bổ ích trên bạn có thể học được cách chơi được loại nhạc cụ này một cách nhanh chóng và chuẩn xác nhất.
23/05/2019
10440 Lượt xem
![Hướng dẫn cách chơi Harmonica tại nhà cho người mới bắt đầu](https://unica.vn/upload/landingpage/051850_huong-dan-cach-choi-harmonica-tai-nha-cho-nguoi-moi-bat-dau_thumb.jpg)
Hướng dẫn cách chơi Harmonica tại nhà cho người mới bắt đầu
Mang đến âm thanh vui tươi, trong trẻo kèn Harmonica giúp gắn kết mọi người lại gần nhau hơn. Nếu bạn cũng bị âm thanh của loại nhạc cụ độc đáo này lôi cuốn, mê hoặc thì tại sao lại không thử học cách chơi Harmonica được UNICA chia sẻ trong bài viết dưới đây.
Học kỹ thuật thở khi thổi kèn Harmonica
Mỗi một loại nhạc cụ đều có một cách chơi khác nhau, để chơi được kèn Harmonica bạn cần kết hợp nhịp nhàng giữa hơi thở và các ngón tay để tạo nên một bản nhạc, giai điệu nhất định. Do đó, để có thể thổi được kèn Harmonica trước hết bạn cần nắm được kỹ thuật thở.
Để thổi được kèn Harmonica trước hết bạn cần nắm được kỹ thuật thở
Để có thể chơi được bản nhạc hoàn chỉnh và có hồn bằng kèn Harmonica người chơi không được lấy hơi và cần tiến hành hít vào bằng cả mũi lẫn miệng để không bị hụt hơi và chóng mặt. Bên cạnh đó, trong quá trình chơi bạn cần hít vào thở ra thật đều để âm thanh phát ra được nhịp nhàng.
Cách chơi Harmonica tại nhà
Bước 1: Học cách cầm kèn
Học cách cầm kèn là bước đầu tiên cũng là bước quan trọng mà bạn không nên bỏ qua. Khi thổi kèn Harmonica bạn cầm kèn tay trái sao cho kèn nằm giữa ngón cái và ngón trỏ, 2 ngón này song song với thân kèn. Sau đó, bạn dùng lòng bàn tay phải ôm trọn bàn tay trái. Bạn cũng cần chú ý chiều cầm kèn là từ trái qua phải, các nốt trầm nằm ở bên trái và nốt thanh bên phải.
Unica.vn hướng dẫn cách Harmonica cho người mới bắt đầu tại nhà
Bước 2: Học cách chơi Harmonica
Thông thường kèn Harmonica sẽ có 2 cách thổi đó là thổi đơn âm và thổi kép. Đối với những ai mới bắt đầu học cách chơi nhạc cụ này thì nên bắt đầu học thổi đơn âm bởi cách thổi này sẽ giúp người chơi không mất quá nhiều hơi mà vẫn phát ra âm thanh của từng nốt nhạc một cách rõ ràng.
Cách thổi Harmonica đơn âm
- Đầu tiên bạn chu môi lên như thổi sáo sao cho lưỡi tạo thành hình chữ U nhằm để luồng hơi thổi và hít vào thẳng lỗ của kèn.
- Tiếp đến, bạn dùng môi trên hoặc dưới chặn lại những nốt không muốn chơi.
- Sau đó, bạn ngậm môi vào nhiều nốt cùng một lúc và thổi.
Cách thổi Harmonica kép
Bạn mở miệng thật lớn và ngậm 1 lúc 16 ô vuông nhỏ để thổi bè và hợp âm. Khi thổi kèn sẽ phát ra từ hai đến 3 âm thanh cùng 1 lúc có tác dụng làm âm đệm cho các âm của giai điệu chính.
Lưu ý: Khi mới học thổi môi của bạn sẽ thường bị dính vào kèn, do đó, trước khi tập chơi bạn cần làm ướt môi của mình.
Trên đây là cách chơi Harmonica cho người mới bắt đầu mà UNICA gửi đến bạn đọc. Chăm chỉ, kiên trì học đàn và tập luyện mỗi ngày chắc chắn bạn sẽ chơi được những bản nhạc mà mình yêu thích bằng loại nhạc cụ độc đáo này đấy! Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm khoá Học Harmonica trong 15 ngày đến từ Unica để nâng cao kỹ năng nhé!
Ngoài nhạc cụ Harmonica, Unica còn mang đến cho bạn rất nhiều loại nhạc cụ siêu hấp dẫn như khóa học Guitar. Cùng Unica khám phá ngay hôm nay để nhận những ưu đãi siêu hấp dẫn nhé!
UNICA chúc bạn học cách chơi Harmonica thành công!
22/05/2019
1311 Lượt xem
![Fingerstyle guitar là gì? Cách fingerstyle trong Guitar](https://unica.vn/upload/landingpage/051220_fingerstyle-guitar-la-gi-cac-phong-cach-fingerstyle-trong-dem-hat-guitar_thumb.jpg)
Fingerstyle guitar là gì? Cách fingerstyle trong Guitar
Fingerstyle là một trong những khái niệm khá mới mẻ mà tín đồ Guitar thường nhắc tới. Vậy fingerstyle guitar là gì? Trong đệm hát Guitar fingerstyle có những phong cách nào? Cùng UNICA đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.
Fingerstyle guitar là gì?
Fingerstyle guitar là kỹ thuật chơi đàn Guitar mà người chơi sử dụng tối đa các kỹ thuật tương tác giữa cơ thể với cây đàn. Ở kỹ thuật này ngón tay cái có chức năng như tay trái của người nghệ sĩ dương cầm và các ngón tay khác hoạt động như bàn tay phải. Đối với những người mới học đàn Guitar thì việc thực hành được kỹ thuật này là chưa thể, phải trải qua thời gian khổ luyện thành thục thì bạn mới có thể thực hiện kỹ thuật Fingerstyle guitar.
>>> Xem ngay: Cách đọc Tab Guitar từ căn bản đến nâng cao chuẩn nhất
Fingerstyle là gì?
Finger style là gì? Fingerstyle guitar có được bắt nguồn từ năm 1800 khi người Guitarist Mĩ la-tinh thử bắt chước nhạc Ragtime Piano. Trong những năm gần đây kỹ thuật này được xem như một thể loại guitar độc tấu phát triển mạnh mẽ ở nước ta. Điểm độc đáo nhất của kỹ thuật này đó chính là chỉ một người chơi nhưng có thể thay thế luôn cho cả một ban nhạc.
Loại guitar được chọn để chơi dòng nhạc này là Guitar Accoustic Modern (Guitar thùng). Loại đàn này thường có cần đàn nhỏ, thùng đàn phát ra âm thanh có độ vang cao.
Nếu bạn để ý cách đánh theo Fingerstyle sẽ gần giống như cách đánh Classic: Dùng ngón tay phải để móc dây, kỹ thuật đánh cho cả hai tay phải và tay trái. Thế nhưng Fingerstyle lại không quá khắt khe về tay phải và cũng không "hàn lâm" như cách chơi của Classic, và khi chơi theo phong cách Fingerstyle cũng không phải tuân thủ quá nhiều tiêu chuẩn như Classic.
Fingerstyle có giống Fingerpicking không?
Fingerstyle có giống Fingerpicking không?
Fingerstyle và Fingerpicking giống nhau tới 99% mặc dù chúng được sử dụng trong các ngữ cảnh hơi khác nhau.
Fingerstyle là kỹ thuật chơi guitar bằng cách gảy dây thông qua ngón tay của bạn. Tuy nhiên, có rất nhiều phong cách khác nhau mà bạn có thể chơi guitar bằng các ngón tay của mình. Ví dụ: điệu Flamenco, nhạc Jazz, phong cách gia đình Carter, hát Travis, v.v.
Khi bạn đề cập đến một phong cách cụ thể, bạn sẽ nghe thấy từ Fingerpicking phổ biến hơn. Còn thuật ngữ "Fingerstyle" thường được sử dụng như một thuật ngữ để gảy dây bằng ngón tay nói chung.
Học Fingerstyle trước khi sử dụng Pick Guitar có tốt hơn không?
Có nhiều ý kiến trái chiều về vấn điều này. Thế những theo những lời khuyên của những người chơi đàn Guitar lâu năm, bạn nên học Fingerstyle trước, ít nhất là để biết những điều cơ bản về các kỹ thuật fingerstyle guitar. Bởi cảm giác tự nhiên hơn khi học cách sử dụng các ngón tay của bạn trước khi cầm một cây đàn guitar sẽ giúp bạn học Guitar nhanh chóng và dễ dàng hơn. Nó giống như việc trước khi học đi, bạn cần phải bò. Vì thế nó cũng có thể được áp dụng cho việc chơi guitar.
Học Fingerstyle trước khi sử dụng Pick Guitar có tốt hơn không?
Với Fingerstyle, bạn sẽ hiểu rõ hơn về cấu trúc hợp âm. Khi bạn chọn từng dây trong khi chơi hợp âm, bạn sẽ nhận ra các nốt tạo thành hợp âm phụ hoặc hợp âm chính thông thường một cách tự nhiên nhất. Ngoài ra, bạn sẽ biết cấu trúc của hợp âm và hòa âm một cách dễ dàng thông qua việc sử dụng các ngón tay trên mỗi phím đàn.
Các phong cách trong Fingerstyle phổ biến hiện nay
Khác với học Piano, figerstyle guitar sở hữu nhiều phong cách và đa dạng hiện đại hơn. Tuy nhiên hiện nay những phong cách được cưa chuộng nhất bao gồm:
1. Phong cách Slack-Key Guitar: Phong cách này có nguồn gốc từ Hawaii, sử dụng kỹ thuật loosen the tuning key (nới lỏng khóa). Slack-Key Guitar thiết lập một mô hình trầm và hòa âm giữa ngón cái và các ngón tay trên dây cao hơn.
2. Phong cách American Pritimitive guitar: Là phong cách được tạo ra bởi John Fahey. Phong cách này có đặc trưng là sử dụng âm nhạc dân gian kết hợp với Alternating-bass Fingerpicking và việc sử dụng Tunings.
3. Phong cách Fingerpicking: Phong cách này được dùng để chơi các loại nhạc dân gian, nhạc Jazz hoặc Blues. Fingerpicking được gảy chính bằng ngón cái còn ngón trỏ, ngón giữa và áp út gảy giai điệu và chơi những note cao.
Các phong cách fingerstyle trong đệm hát Guitar (Ảnh minh họa)
4. Phong cách Ragtime guitar: Là phong cách được lấy cảm hứng từ Ragtime piano, được tạo ra bởi nghệ sĩ ghi âm phổ biến cuối thập niên 1920 và đầu thập niên 1930 mang tên Blind Blake.
5. Phong cách Classical guitar fingerstyle: Phong cách này dùng để chơi solo đa âm một cách hài hòa. Bạn có thể chơi Classical guitar fingerstyle trên các cây đàn Guitar cổ điển.
6. Flamenco guitar fingerstyle: Đây là một trong những phong cách có liên quan đến kỹ thuật chơi guitar cổ điển, tuy nhiên nó có sự nhấn mạnh hơn về âm lượng, nhịp điệu và giai điệu.
7. Phong cách Travis picking: Để chơi được phong cách này bạn dùng ngón tay cái bấm các Chord, ngón trỏ và ngón giữa luân phiên nhau chơi những âm cao. Travis picking thường được chơi trên những cây đàn Guitar dây thép.
Một số lưu ý cơ bản khi chơi Fingerstyle
1. Ký hiệu các ngón trên tab:
>>> Xem ngay: Guitar Riff là gì? Sự khác biệt giữa Guitar Lick và Riff
Ký hiệu các ngón trên tab
2. Sử dụng ngón cái để gảy như cách chơi Classic
Sử dụng ngón cái để gảy như cách chơi Classic
Chắc hẳn với những kiến thức bổ ích mà trên bạn đọc đã hiểu được Guitar fingerstyle là gì? Và biết thêm về những phong cách trong Fingerstyle guitar rồi nhỉ? UNICA chúc bạn học FingerStyle Guitar nhanh chóng và đạt hiệu quả cao!
Chúc bạn thành công!
22/05/2019
6126 Lượt xem
![Các hợp âm đàn Organ cơ bản và cách bấm đơn giản nhất](https://unica.vn/upload/landingpage/050601_cac-hop-am-dan-organ-co-ban-va-cach-bam_thumb.jpg)
Các hợp âm đàn Organ cơ bản và cách bấm đơn giản nhất
Hợp âm đàn Organ là một trong những kiến thức nhạc lý quan trọng mà những ai đã, đang và sẽ học đàn Organ không nên bỏ qua. Vậy đàn organ bao gồm bao nhiêu hợp âm? Cùng UNICA tìm hiểu về các hợp âm đàn Organ cơ bản và cách bấm trong bài viết dưới đây.
Về cơ bản, hợp âm đàn Organ tương đối giống với hợp âm đàn Piano, do đó, nếu bạn đã tìm hiểu về các hợp âm của đàn Piano thì việc trang bị cho mình thêm những kiến thức về hợp âm Organ sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
1. Các hợp âm đàn Organ cơ bản
Cũng giống như học đàn Piano, Guitar,... hợp âm của đàn Organ gồm 7 nốt nhạc: Đô, Rê, Mi, Fa, Sol, La, Si được ký hiệu lần lượt bằng các chữ cái in hoa đó là C, D, E, F, G, A, B.
Hợp âm đàn Organ gồm bao nhiêu loại?
Hợp âm đàn Organ được chia thành nhiều loại, cụ thể như sau:
- Hợp âm trưởng: Là loại hợp âm phổ biến và được sử dụng rộng rãi, bạn sẽ bắt gặp những hợp âm này trong bất kỳ bản nhạc nào. Hợp âm trưởng được ký hiệu bằng các chữ cái in hoa. Ví dụ: Hợp âm Mi trưởng sẽ được ký hiệu là E.
- Hợp âm thứ: Hợp âm thứ cũng là loại hợp âm thông dụng chẳng kém hợp âm trưởng. Các hợp âm thứ sẽ được ký hiệu bằng các chữ cái in hoa ở phía trước kèm thêm chữ “m” thường ở phía sau. Ví dụ: Hợp âm Mi thứ sẽ là Em.
- Hợp âm thăng/giáng: Nếu các hợp âm trưởng/thứ có thêm các ký hiệu thăng (#)/giáng (b) thì sẽ được gọi là hợp âm thăng/giáng. Ví dụ: Hợp âm Mi thăng trưởng là E#; Mi giáng thứ là Ebm.
- Các hợp âm có dấu “/”: Đây là hợp âm Organ phức tạp, thông thường các dấu “/” sẽ đi kèm với các ký hiệu khác và bạn chỉ gặp nó trong các bản nhạc phức tạp. Ví dụ: E#m/Ab.
- Các hợp âm trưởng/thứ có được thêm vào các ký hiệu hoặc chữ số như M7, 7M, (+), (-), sus, aug, dim, (△)... Ví dụ: CM7, Cm7, Fdim, Bsus…
Nếu bạn đã học Piano cơ bản thì chắc chắn sẽ biết đến kiến thức cơ bản này và quen thuộc với nó.
2. Cách bấm hợp âm đàn Organ
Hợp âm của đàn Organ được cấu tạo từ 3 nốt nhạc và mỗi nốt của hợp âm được cách nhau 1 nốt trắng. Bạn có thể tham khảo cách bấm hợp âm trưởng/thứ/thăng/giáng của đàn Organ dưới đây.
Cách bấm hợp âm trưởng đàn Organ
Hợp âm trưởng được cấu tạo từ 3 nốt nhạc, nốt thứ nhất là nốt gốc của hợp âm, nốt thứ 2 cách nốt thứ nhất 5 phím đàn trắng đen liên tiếp nhau và nốt thứ 3 cách nốt thứ hai 4 phím đàn trắng đen liên tiếp.
Ví dụ: Hợp âm Đô trưởng (C) thì bạn sẽ bấm nốt đầu tiên là nốt Đô (nốt gốc), tiếp đến là nốt Mi cách nốt Đô 5 phím đàn trắng đen liên tiếp và cuối cùng là nốt Sol cách nốt Mi (nốt thứ 2) 4 phím đàn trắng đen liên tiếp nhau.
Tính theo công thức như vậy, chúng ta tìm được tọa độ của những hợp âm khác như sau:
- C major (C). C – E – G
- C# major (C#). C# – E# – G#
- D major (D). D – F# – A
- Eb major (Eb). Eb – G – Bb
- E major (E). E – G# – B
- F major (F). F – A – C
- F# major (F#). F# – A# – C#
- G major (G). G – B – D
- Ab major (Ab). Ab – C – Eb
- A major (A). A – C# – E
- Bb major (Bb). Bb – D – F
- B major (B). B – D# – F#
>>> Xem ngay: 4 Cuốn sách dạy đàn Organ cơ bản bạn nên tham khảo
Cách bấm hợp âm trưởng của đàn Organ
Tương tự, ta có thể xác định được hợp âm trưởng còn lại như sau:
- D (Rê trưởng): Rê – Fa# – La
- E (Mi trưởng): Mi – Sol# – Si
- F (Fa trưởng): Fa – La – Đô
- G (Sol trưởng): Sol – Si – Rê
- A (La trưởng): La – Đô# – Mi
- B (Si trưởng): Si – Rê# – Fa#
Cách bấm hợp âm thứ đàn Organ
Hợp âm thứ Organ cũng được ký hiệu bằng các chữ cái in hoa giống như hợp âm chính nhưng phía sau có thêm chữ “m” thường. Khi bấm hợp âm thứ của đàn Organ bạn cũng bấm nốt đầu tiên là nốt gốc như hợp âm trưởng; nốt thứ 2 cách nốt đầu 4 phím đàn trắng đen liên tiếp; nốt thứ 3 cách nốt thứ hai 5 phím đàn trắng đen liên tiếp nhau.
Ví dụ: Hợp âm Rê thứ (Dm) sẽ có cách bấm là: Bạn bấm nốt đầu tiên là nốt Rê (nốt gốc), nốt thứ 2 cách nốt đầu (nốt Rê) 4 phím đàn trắng đen liên tiếp là nốt Fa và nốt thứ 3 là nốt La cách nốt thứ 2 (nốt Fa) 5 phím đàn trắng đen liên tiếp.
Tính theo công thức như vậy, ta có thể xác định tọa độ của những hợp âm khác như sau:
- C minor (Cm). C – Eb – G
- C# minor (C#m). C# – E – G#
- D minor (Dm). D – F -A
- Eb minor (Ebm). Eb – Gb – Bb
- E minor (Em). E – G – B
- F minor (Fm). F – Ab – C
- F# minor (F#m). F# – A – C#
- G minor (Gm). G – Bb – D
- Ab minor (Abm). Ab – Cb – Eb
- A minor (Am). A – C – E
- Bb minor (Bbm). Bb – Db – F
- B minor (Bm). B – D – F#
Cách bấm các hợp âm thứ trên đàn Organ
Tương tự bạn có thể thực hiện cách bấm với các hợp âm thứ còn lại:
- Cm (Đô thứ): Đô – Mi (b) – Sol
- Em (Mi thứ): Mi – Sol – Si
- Fm (Fa thứ): Fa – La(b) – Đô
- Gm (Sol thứ): Sol – Si(b) – Rê
- Am (La thứ): La – Đô – Mi
- Bm (Si thứ): Si – Rê – Fa#
Từ cách bấm hợp âm trưởng/thứ bạn có thể bấm hợp âm thăng/ giáng bằng cách nâng lên hoặc hạ xuống ½ cung.
3. Học cách nhận biết các nốt nhạc trên khuông nhạc
Khi bạn tập đánh một bài nhạc mới trên đàn Organ thì chắc chắn bạn sẽ phải dựa vào sheet nhạc, do đó bạn cần học cách nhận biết các nốt nhạc trên khuông nhạc. Một khuông nhạc sẽ có 5 dòng kẻ, nốt nhạc sẽ nằm 1 trong 2 vị trí đó là trên dòng kẻ hoặc giữa khe của 2 dòng kẻ.
Vị trí cụ thể các nốt nhạc trên khuông nhạc như sau:
- Nốt nằm trên dòng kẻ đầu tiên đó là nốt Mi;
- Nốt nằm giữa dòng kẻ thứ 1 và 2 là Fa;
- Nốt Sol nằm trên dòng kẻ thứ 2;
- Nốt La nằm giữa dòng kẻ thứ 2 và 3;
- Nốt Si nằm trên dòng kẻ thứ 3;
- Nốt Đô nằm giữa dòng kẻ thứ 3 và 4.
- Nốt nằm trên dòng thứ 4 là Re.
- Nốt nằm giữa dòng kẻ thứ 4 và 5 là Mi.
- Nốt nằm trên dòng kẻ thứ 5 là La.
Ngoài 5 dòng kẻ chính, các nốt nhạc còn xuất hiện bên ngoài khuông nhạc. Nốt nằm giữa đường kẻ phụ thứ 1 và dòng kẻ thứ 1 là nốt Rê, nốt nằm trên dòng kẻ phụ thứ nhất là nốt Đô.
Khuông nhạc cơ bản
Trên đây là những kiến thức bổ ích về các hợp âm đàn Organ và cách bấm mà UNICA gửi đến bạn đọc. Có thể thấy việc xác định hợp âm và bấm hợp âm Organ không hề đơn giản vì thế để có thể học hát, các bài nhạc trên đàn Organ bạn cần chăm chỉ, kiên trì để học và tập luyện. Một điều bất ngờ nữa mà Unica muốn chia sẻ đến bạn giúp bạn hiểu biết hơn về thế giới âm nhạc.
Chúc bạn thành công!
22/05/2019
12654 Lượt xem
![Cách đọc Tab Guitar từ căn bản đến nâng cao chuẩn nhất](https://unica.vn/upload/landingpage/084440_huong-dan-cach-doc-tab-guitar-tu-can-ban-den-nang-cao _thumb.jpg)
Cách đọc Tab Guitar từ căn bản đến nâng cao chuẩn nhất
Đọc Tab Guitar là một trong những kiến thức nhạc lý mà bạn cần trang bị để có thể học guitar nhanh chóng và đạt hiệu quả cao. Nếu bạn đang muốn làm chủ cây đàn Guitar trong tay mà chưa biết cách đọc Tab Guitar cơ bản hoặc nâng cao thì nên tham khảo những kiến thức bổ ích được UNICA chia sẻ trong bài viết dưới đây.
Tab Guitar là gì?
Guitar tab là gì?
Tab trong guitar là gì? Trong đó Tab Guitar (Tab là từ viết tắt của “tablature”) là một trong những cách ghi lại một bài hát hoặc một bản nhạc guitar bằng con số mà không cần dùng đến nốt nhạc. Để có thể tập được một bản nhạc được ghi bằng Tab là điều không hề dễ dễ dàng, càng khó khăn hơn khi ngày nay có rất nhiều loại tab guitar ra đời, buộc người học đàn Guitar phải có sự tìm hiểu và thông suốt các ký hiệu được quy ước trong tab guitar.
Cấu trúc cơ bản của Tab Guitar?
Tương tự như học đàn Piano nếu bạn muốn học cách đọc Tab Guitar, bạn phải nắm được cấu trúc cơ bản của nó.
Guitar TAB có sáu đường ngang đại diện cho sáu dây trên cây đàn. Có thể có nhiều hơn hoặc ít hơn các dòng để phù hợp với các nhạc cụ khác nhau. TAB cho Bass hoặc Ukulele sẽ có bốn hoặc năm dòng và Guitar TAB cho guitar 7 dây sẽ có 7 dòng ngang.
Như bạn có thể thấy trong sơ đồ bên dưới, sáu dòng khớp với sáu dây trên cây đàn guitar của bạn:
6 Dây trên cây đàn Guitar
Cách đọc dòng TAB của Guitar:
Nhìn vào Guitar TAB cũng giống như nhìn xuống cây đàn của bạn trên tay. Dòng dưới cùng trong Guitar TAB khớp với dây âm độ thấp nhất (E thấp) trên cây đàn của bạn.
Guitar TAB hiển thị các chỉnh dây cho mỗi dòng như hình dưới đây:
>>> Xem ngay: 50 Bài hát đệm Guitar hay nhất dành cho người mới bắt đầu
Đọc Tab Guitar
Điểm quan trọng cần nhớ là dòng trên cùng trên Guitar TAB khớp với dây âm độ cao nhất trên cây đàn guitar và dòng thấp nhất khớp với dây âm độ thấp nhất trên cây đàn guitar của bạn.
Tóm tắt các ký hiệu Tab Guitar cơ bản
Dưới đây là hướng dẫn nhanh về các ký hiệu phổ biến nhất mà bạn sẽ thấy trong Guitar TAB dựa trên văn bản:
h = gõ lên
p = pull-off
b = nhấn dây lên
/ = trượt lên
\ = trượt xuống
PM - - - - = tắt tiếng lòng bàn tay (trên hoặc dưới TAB)
~~~ = rung
x = đánh tiếng câm không ra note
= sóng tự nhiên
t = đánh kiểu Tapping
() = âm vang
>>> tăng độ to
<<< giảm độ to
ha - đánh tiếng chuông
Cách đọc Tab Guitar căn bản cho người mới bắt đầu
Thông thường, Tab Guitar sẽ được thể hiện ở 6 dòng kẻ, mỗi dòng kẻ tương ứng với một sợi dây đàn Guitar. Dòng kẻ dưới cùng đại diện cho dây dày nhất, theo thứ tự thì dòng trên cùng sẽ là dây mỏng nhất.
>>> Xem ngay: Fingerstyle guitar là gì? Các phong cách fingerstyle trong đệm hát Guitar
Hướng dẫn đọc Tab Guitar căn bản cho người mới bắt đầu
Để đọc Tab Guitar cơ bản bạn đọc từ trái qua phải. Bạn chú ý phần chữ số in hoa ở phần đầu dây là thứ tự của khoang mà bạn sẽ bấm ở dây đó còn số ghi trên từng dòng là số thứ tự ngăn đàn phải bấm: Số 0 là dây buông, số 1 là bấm ngăn 1, số 2 là bấm ngăn 2, số 3 là bấm ngăn 3…
Cách đọc Tab Guitar nâng cao
Khi bạn đã chơi Guitar trong một thời gian nhất định thì chắc chắn sẽ gặp những bài nhạc được ghi bằng Tab với những ký hiệu lạ, người ta gọi đó là Tab Guitar nâng cao. Dưới đây là cách đọc Tab trong Guitar nâng cao theo từng ký tự mà bạn không nên bỏ qua.
Ký tự b: Đây là một trong các ký hiệu trong tab guitar nhắc nhở bạn phải nhấn dây trong một khoảng nhất định. Cụ thể, với hình ảnh bên dưới bạn cần phải đánh dây G, từ phím số 9 rồi nhấn dây lên 1 cung là phím số 12.
Cách đọc tab Guitar khi có ký tự “b” trên tab
Ký tự r: Khi xuất hiện ký tự này trong tab bạn cần phải nhấn lên 1 cung rồi lại trả nó về cung ban đầu. Có nghĩa là bạn ấn từ phím số 9 lên phím số 12 rồi lại hạ ngón tay ấn nó về phím 9 như ban đầu.
Cách đọc tab Guitar khi có ký tự “r” trên tab
Ký tự h: Bạn dùng ngón tay đánh ở phím 9 rồi lại dùng 1 ngón khác gõ lên phím 12.
Cách đọc tab Guitar khi có ký tự “h” trên tab
Ký tự / hoặc \: Đây là ký tự nhắc nhở bạn kéo lên (/) hoặc kéo xuống (\) 1 cung. Ví dụ như ở hình bên dưới có nghĩa là bạn phải kéo từ phím 9 lên phím 12 trên dây G.
Cách đọc tab Guitar khi có ký tự “/” hoặc “\” trên tab
Trên đây là cách đọc guitar tab từ cơ bản đến nâng cao mà UNICA gửi đến bạn đọc đặc biệt đây là thông tin nền quan trọng giúp bạn dễ dàng tham gia các khoá học guitar cho người mới bắt đầu. Để có thể chơi các bản nhạc bằng đàn Guitar ngoài việc thường xuyên luyện tập đọc tab theo cách trên bạn cũng cần trang bị cho mình những kỹ năng cơ bản nhất để nâng cao kỹ năng chơi nhạc của mình.
Đăng ký ngay hôm nay để nhận những ưu đãi hấp dẫn nhất đến từ Unica nhé!
Xem thêm: Khóa học trống Cajon
22/05/2019
7499 Lượt xem
![Giải đáp thắc mắc: Học Guitar có khó không?](https://unica.vn/upload/landingpage/083811_hoc-guitar-co-kho-khong-bi-quyet-hoc-dan-guitar-hieu-qua-ngay-tai-nha_thumb.jpg)
Giải đáp thắc mắc: Học Guitar có khó không?
Học đàn Guitar có khó không? Làm sao để học đàn Guitar nhanh chóng và hiệu quả ngay tại nhà? là câu hỏi của rất nhiều người yêu thích và muốn chinh phục loại nhạc cụ này. Nếu bạn cũng đang thắc mắc tương tự và tìm kiếm câu trả lời thì không nên bỏ qua những kiến thức bổ ích trong bài viết dưới đây.
Học Guitar có khó không?
Người ta thường nói “không có con đường nào trải đầy hoa hồng”, có thể khẳng định rằng, câu nói này đúng trong mọi trường hợp và đối với học đàn Guitar cũng không ngoại lệ. Trong quá trình học guitar cho người mới bắt đầu chắc chắn bạn sẽ gặp phải những khó khăn nhất định như đau tay, chai tay, chán nản, tốn nhiều thời gian. Do đó, bạn cần chuẩn bị cho mình tâm lý sẵn sàng khi có ý định chinh phục loại nhạc cụ này.
Học Guitar có khó không?
Tuy nhiên, học Guitar có khó hay không còn phụ thuộc vào cảm nhận và quyết tâm của từng người. Nếu bạn có đam mê và nhiệt huyết thực sự thì chắc chắn bạn sẽ vượt qua được những khó khăn trong quá trình học Guitar.
Khó khăn ban đầu khi học Guitar
Sau khi tìm câu trả lời cho câu hỏi "Học Guitar có khó không" thì chắc chắn rất nhiều bạn đang cảm thấy mình gặp khó khăn trong lần đầu học Guitar. Bởi trong giai đoạn thực hành và làm quen với loại nhạc cụ này, bạn sẽ cảm thấy các đầu ngón tay đau nhức do việc bấm phím chưa quen. Bởi nếu bấm không đủ lực thì dây đàn không thể phát ra những nốt nhạc chuẩn. Vì vậy, yêu cầu trọng lực dồn vào các đầu ngón tay là rất lớn. Chính điều này sẽ khiến bạn cảm thấy chán nản do ngón tay thường xuyên bị sưng, đau rát, thậm chí là bầm tím. Thế nhưng nếu bạn thật sự kiên trì và nghiêm túc để theo học bộ môn này thì các giai đoạn về sau sẽ trở nên đơn giản hơn rất nhiều.
Bí quyết học đàn Guitar hiệu quả cao tại nhà
Có sự chuẩn bị tốt
Sự chuẩn bị tốt không đơn giản là những kiến thức liên quan đến Guitar và một tâm thế sẵn sàng, quyết tâm mà bạn cần lựa chọn cho mình một cây đàn Guitar phù hợp. Bạn nên mua những cây đàn có chất liệu tốt, thương hiệu uy tín và chuẩn bị những phụ kiện cần thiết đi kèm để việc học trở nên dễ dàng hơn. Những phụ kiện đó bao gồm: Capo để dịch tông, giá để bản nhạc, máy lên dây đàn, máy đập nhịp....
Nắm được nhạc lý của đàn Guitar
Bạn muốn học đàn Guitar đạt hiệu quả thì trước hết phải trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về nhạc lý. Nhiều người khẳng định rằng không học nhạc lý nhưng vẫn có thể chơi được Guitar, điều này là đúng nhưng chưa đủ. Không hiểu biết những kiến thức về nhạc lý bạn vẫn có thể chơi được đàn nhưng chắc chắn rằng bạn sẽ không thể làm chủ được đàn, không thể tiến xa hơn trên con đường âm nhạc của mình. Do đó, để có thể học được đàn Guitar hiệu quả ngay tại nhà bạn hãy bắt tay vào học nhạc lý ngay từ hôm nay nhé!
>>> Xem ngay: Hướng dẫn học Guitar đệm hát cho người mới bắt đầu?
Để có thể học Guitar tại nhà đạt hiệu quả cao bạn cần nắm được những kiến thức về nhạc lý
Chọn đàn Guitar chất lượng và đúng chuẩn
Hiện nay trên thị trường rao bán rất nhiều loại đàn Guitar với mẫu mã, chủng loại và giá cả khác nhau. Bạn nên dựa vào nhu cầu sử dụng và túi tiền của mình để lựa chọn được cây đàn phù hợp nhất. Tuy nhiên, khi mua đàn Guitar bạn nên đặt yếu tố chất lượng lên hàng đầu, chỉ nên mua những cây đàn có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và được bảo hành trong thời gian dài. Chuẩn bị cho bản thân một cây đàn Guitar chất lượng với mức giá hợp lý cũng là một trong những bí quyết giúp bạn học đàn Guitar hiệu quả tại nhà.
Luôn đam mê và kiên nhẫn
Để có thể trả lời được câu hỏi “Học Guitar có khó không?” thì trước hết bạn cần tự mình trả lời được câu hỏi đó là: “Bạn có thực sự đam mê, yêu thích và muốn chinh phục loại nhạc cụ này hay không?”. Học Guitar hay bất cứ loại nhạc cụ nào đi chăng nữa bạn cần phải có đam mê thì mới có thể theo đuổi nó đến cùng. Bên cạnh đó, để học Guitar tại nhà đạt hiệu quả cao chỉ đam mê không là không đủ bạn cần chăm chỉ và kiên nhẫn tập luyện trong một thời gian dài. Do đó, đam mê và kiên nhẫn là 2 yếu tố mà bạn luôn phải xác định và ghi nhớ khi muốn chinh phục nhạc cụ mang tên Guitar.
>>> Xem ngay: Học đàn Guitar online nên hay không?
Học Guitar có khó không
Học Guitar từ chuyên gia có nhiều kinh nghiệm
Khi học Guitar tại nhà bạn có thể học theo những video clip được chia sẻ trên youtube hoặc trên các diễn đàn xã hội, đây là một trong những nguồn tài liệu tốt mà bạn có thể tham khảo để tự học. Tuy nhiên, nếu bạn muốn học Guitar nhanh chóng và đạt hiệu quả cao để tiến xa hơn trên con đường âm nhạc phía trước của mình thì nên theo học từ nguồn uy tín được giảng dạy từ những giảng viên có nhiều năm kinh nghiệm về Guitar. Và đăng ký các khóa học Guitar online “Guitar đệm hát 30 ngày cùng Hiển Râu” của giảng viên Hiển Râu trên Unica.vn là một trong những gợi ý tuyệt vời mà bạn không nên bỏ qua.
Ngoài ra trên Unica còn rất nhiều những khoá học âm nhạc với đa dạng nhiều loại nhạc cụ đến từ những chuyên gia hàng đầu lĩnh vực chia sẻ trong các khoá học: học đàn Ukulele, học đàn Organ online, học đàn Piano online. Khám phá ngay hôm nay để nhận những điều bất ngờ đến từ Unica.
Chắc hẳn với những kiến thức bổ ích mà UNICA chia sẻ ở trên bạn đọc đã có thể tự mình trả lời được câu hỏi học Guitar có khó không và có được những bí quyết để tự học Guitar hiệu quả tại nhà rồi nhỉ?
UNICA chúc các bạn học Guitar đạt hiệu quả cao!
21/05/2019
1115 Lượt xem
![Cách bấm hợp âm Guitar chuẩn nhất cho người mới](https://unica.vn/upload/landingpage/082908_cach-bam-hop-am-guitar-co-ban-cho-nguoi-moi-bat-dau_thumb.jpg)
Cách bấm hợp âm Guitar chuẩn nhất cho người mới
Đánh hợp âm Guitar được xem là một trong những thử thách khó khăn với những ai đang muốn chinh phục loại nhạc cụ này. Vậy bấm hợp âm Guitar như thế nào là đúng chuẩn? Cùng UNICA tìm hiểu cách bấm hợp âm Guitar cơ bản cho người mới bắt đầu trong bài viết dưới đây.
1. Hợp âm Guitar là gì? Cách đọc hợp âm Guitar
Để có thể học đàn cơ bản và thành thạo cách bấm hợp âm trước hết người chơi đàn Guitar cần hiểu được hợp âm Guitar là gì? Có thể định nghĩa rằng, hợp âm Guitar là những nốt nhạc được sắp xếp theo một trật tự nhất định, khi các nốt nhạc được đánh lên sẽ tạo ra âm thanh nhẹ nhàng, êm ái.
Các hợp âm nói chung và hợp âm Guitar nói riêng có vai trò vô cùng quan trọng giúp cho bản nhạc trở nên hay và sống động hơn rất nhiều.
Các hợp âm cơ bản của đàn Guitar
Cách đọc hợp âm của đàn Guitar: Giống như các loại nhạc cụ khác, hợp âm Guitar cũng được ký hiệu bằng những chữ cái in hoa, cụ thể: Các nốt nhạc La - Si - Do - Re - Mi - Fa - Sol sẽ được ký hiệu bằng các chữ cái in hoa tương ứng như: A - B - C - D - E - F- G.
Bên cạnh đó, sau mỗi chữ cái in hoa sẽ có thêm các ký tự hoặc chữ cái thường khác đi kèm như: # (thăng), b (giáng), m (thứ), 7 (bảy).
Ví dụ: Bạn có thể đọc tên hợp âm của đàn Guitar với nốt Do làm mẫu như sau:
- C: Đô Trưởng (khi không có ký tự hoặc chữ cái thường đi kèm đằng sau bạn mặc nhiên đó là hợp âm trưởng).
- C#: Đô thăng.
- Cb: Đô giáng.
- C7: Đô bảy.
- Cm: Đô thứ.
Nếu hợp âm được ghép từ nhiều ký tự và chữ cái khác nhau thì bạn đọc lần lượt theo thứ tự từ trái sang phải. Ví dụ: Cbm = Đô thăng thứ.
2. Cách bấm hợp âm Guitar cơ bản
Khi tiến hành bấm hợp âm trên đàn các ngón tay của bạn phải vuông góc với cần đàn, không được bấm thẳng các ngón tay. Bên cạnh đó, để có thể dùng ít lực khi thực hiện bấm các hợp âm bạn nên đặt ngón tay bấm sát về phía bên phải. Đây cũng là cách giúp bạn tạo ra âm thanh vang vọng hơn. Ngoài ra, bạn cũng cần đặt các nốt trong hợp âm theo trình tự từ trên xuống dưới, nốt nào ở trên thì đặt trước rồi mới đặt đến các nốt tiếp theo ở phía dưới.
Bạn có thể học cách bấm hợp âm Guitar cơ bản ngay tại nhà
Thực hành bấm hợp âm guitar cơ bản không quá khó, tuy nhiên, khi mới bắt đầu thực hiện chắc chắn bạn sẽ gặp tình trạng đau tay, rè dây… Do đó, bạn đừng vội bỏ cuộc mà nên tập luyện chậm rãi từng hợp âm và xem xét mình đã đánh đúng hay chưa, từ đó sửa chữa sai lầm. Học guitar online cách bấm hợp âm không thể ngày một ngày hai mà cần cả một thời gian dài, do đó bạn cần kiên trì luyện tập. Sau khoảng 1 tháng chắc chắn bạn có thể bấm và đánh thuần thục các hợp âm trên đàn Guitar.
3. Những thế tay bấm hợp âm Guitar cơ bản
Để mô tả những thế tay bấm hợp âm Guitar cơ bản, bạn đọc có thể tham khảo một số hình ảnh dưới đây:
Thế tay bấm hợp âm Guitar Đô trưởng
Thế tay bấm hợp âm Rê thứ
Thế tay bấm hợp âm Rê Trưởng
Thế tay bấm hợp âm Mi trưởng
Thế tay bấm hợp âm Mi thứ
Thế tay bấm hợp âm La trưởng
Thế bấm hợp âm La thứ
Thế bấm hợp âm SOL trưởng
Thế tay bấm hợp âm Guitar G7
4. Một số lưu ý khi học cách bấm hợp âm Guitar
Đối với những người mới học đàn Guitar thì việc học bấm hợp âm là một bước vô cùng khó và dễ nản. Bởi thời gian đầu làm quen với các dây đàn guitar, tay của bạn sẽ bị đau. Thế nhưng đừng vì thế mà bỏ cuộc, hãy cố gắng luyện tập mỗi ngày, chia thời gian tập luyện phù hợp để học bấm hợp âm một cách chuẩn nhất, không bị rè dây.
Trong quá trình tập luyện, bạn nên đặt các nốt trong hợp âm theo trình tự từ trên xuống, các nốt nào ở trên thì đặt trước, sau đó đặt tiếp các nốt ở phía dưới. Khi đặt hợp âm, bạn phải đặt ngón tay càng sát về phía bên phải càng tốt, vì như vậy lực bấm sẽ nhẹ hơn và âm thanh vang tròn tiếng hơn.
Lưu ý cuối cùng khi bấm hợp âm là các ngón tay phải vuông góc với cần đàn, không được bấm thẳng ngón tay bởi như vậy nó sẽ không có lực và bị tịt dây.
Chúc các bạn học đàn Guitar đạt hiệu quả cao!
>> 10 hợp âm cơ bản guitar đệm hát cần biết cho người mới bắt đầu
>> Cách đánh điệu Slow cơ bản với đàn guitar
>> Bật mí khóa học Guitar giúp bạn trở thành bậc thầy đệm hát guitar chỉ trong vòng 7 ngày
>> Học trống Cajon từ giảng viên hàng đầu
21/05/2019
5718 Lượt xem
![Bảng hợp âm Piano cơ bản dành cho người mới học](https://unica.vn/upload/landingpage/082034_bang-hop-am-piano-co-ban-duoc-su-dung-nhieu-nhat-hien-nay_thumb.jpg)
Bảng hợp âm Piano cơ bản dành cho người mới học
Để có thể cover các bản nhạc Piano hay đệm đàn Piano thì trước hết bạn cần tìm hiểu về những kiến thức nhạc lý, trong đó quan trọng nhất là bảng hợp âm Piano cơ bản. Vậy Hợp âm Piano là gì? Cách đánh hợp âm Piano ra sao? Tự học piano online ở nhà như thế nào? Cùng UNICA đi tìm câu trả trong bài viết dưới đây nhé!
1. Hợp âm Piano là gì?
Hợp âm Piano là tập hợp từ 3 hoặc nhiều nốt nhạc được sắp xếp theo một trật tự nhất định và sẽ phát ra âm thanh cùng 1 lúc. Thông thường một hợp âm Piano sẽ được xây dựng từ 2 hay nhiều quãng 3.
Hợp âm Piano là gì?
Hợp âm Piano được cấu tạo theo quy tắc: Một hợp âm sẽ bao gồm 3 nốt được bắt đầu từ nốt gốc, đồng thời, mỗi nốt trong hợp âm sẽ cách nhau 1 phím đàn trắng.
Ví dụ: Hợp âm A (La Trưởng) sẽ bao gồm 3 nốt nhạc: Nốt La (nốt nhạc gốc), tiếp đến là nốt Đô (cách nốt La một phím trắng), tiếp nữa là sẽ là nốt Mi (cách nốt Đô một phím trắng). Tóm lại, hợp âm La trưởng sẽ bao gồm: La - Đô - Mi.
2. Bảng hợp âm Piano cơ bản
Trên đàn Piano bao gồm 14 hợp âm cơ bản, trong đó có 7 hợp âm trưởng và 7 hợp ý thứ. Nhớ được bảng hợp âm Piano sẽ giúp bạn dễ dàng chơi được nhiều bài hát khác nhau từ đơn giản đến phức tạp. Dưới đây là 14 hợp âm cơ bản trên đàn Piano và cánh đánh hợp âm Piano mà bạn nên tham khảo để luyện chơi Piano một cách nhanh chóng và đạt hiệu quả cao.
2.1. 7 Hợp âm trưởng
Mỗi một hợp âm trưởng sẽ được ký hiệu bằng một chữ cái in hoa khác nhau, cụ thể:
Đô trưởng sẽ được ký hiệu là C và bao gồm 3 nhạc: Đô – Mi – Sol. Tương tự với 6 hợp âm trưởng:
- D (Rê trưởng): Rê – Fa# – La
- E (Mi trưởng): Mi – Sol# – Si
- F (Fa trưởng): Fa – La – Đô
- G (Sol trưởng): Sol – Si – Rê
- A (La trưởng): La – Đô# – Mi
- B (Si trưởng): Si – Rê# – Fa#
>> Xem thêm: Cách học nhạc lý piano cơ bản người mới chơi cần nắm vững
Bảng hợp âm Piano trưởng
Cách nhớ các hợp âm Piano trưởng: Hợp âm Piano trưởng được cấu tạo từ 3 nốt nhạc, nốt thứ nhất là nốt gốc của hợp âm, nốt thứ 2 cách nốt nhạc thứ nhất 5 phím đàn đen trắng liên tiếp nhau và nốt thứ 3 sẽ cách nốt thứ hai 4 phím đàn đen trắng liên tiếp.
2.2. 7 Hợp âm Piano thứ
Cũng giống như 7 hợp âm trưởng, 7 hợp âm Piano thứ cũng được kí hiệu bằng một chữ cái in hoa ở phía trước, tuy nhiên 7 hợp âm Piano thứ sẽ có thêm chữ m thường kèm theo phía sau, cụ thể:
- Cm (Đô thứ): Đô – Mi (b) – Sol
- Dm (Rê thứ): Rê – Fa – La
- Em (Mi thứ): Mi – Sol – Si
- Fm (Fa thứ): Fa – La(b) – Đô
- Gm (sol thứ): Sol – Si(b) – Rê
- Am (la thứ): La – Đô – Mi
- Bm (si thứ): Si – Rê – Fa#
Các hợp âm Piano thứ
Quy tắc để nhớ 7 hợp âm Piano thứ: Giống như cách nhớ 7 hợp âm trưởng, nốt thứ nhất của hợp âm thứ là nốt gốc, nốt thứ hai cách nốt thứ nhất 4 phím đàn đen trắng liên tiếp và nốt thứ ba cách nốt thứ hai 5 phím đàn đen trắng liên tiếp nhau.
Bên cạnh 14 hợp âm cơ bản trên thì đàn Piano còn có các hợp âm thăng (#) và giáng (b). Ví dụ: G#: Sol thăng trưởng; Abm: La giáng thứ.
2.3. Hợp âm 5 (5 Chord)
Trong các loại hợp âm cơ bản trên Piano thì hợp 5 là hợp âm dễ chơi và dễ học nhất. Hợp âm 5 gần giống hợp âm trưởng nhưng nó có điểm khác biệt duy nhất là được tạo ra từ 2 nốt nhạc thay vì 3. Đó là nốt thứ nhất và thứ 5 trong âm giai trưởng.
Để chơi hợp âm 5, bạn bắt đầu từ nốt thứ nhất trong âm gia và sau đó thêm nốt thứ 5 trong âm giai.
Hợp âm 5 trong Piano được hiển thị như sau:
Hợp âm 5 trong Piano
2.4. Hợp âm treo (Suspended Chord)
Hợp âm treo là một hợp âm thông dụng trong âm nhạc hiện đại. Nó được tạo thành từ nốt thứ nhất, thứ 4 và thứ 5 của âm giai trưởng.
Để bấm hợp âm treo, bạn bắt đàu từ nốt gốc của âm giai, thêm vào nốt thứ 4 trong âm giai và cuối cùng là thêm nốt thứ 5 của âm giai.
Hợp âm treo trong Piano được hiển thị như sau:
>> Xem thêm: Bật mí kinh nghiệm mua đàn Piano cho người mới học
Hợp âm treo trong Piano
Trên đây là những kiến thức bổ ích về bảng Piano cơ bản được sử dụng nhiều nhất hiện nay mà UNICA gửi đến bạn đọc. Ngoài ra bạn đừng quên trang bị thêm cho mình kiến thức về học đàn Guitar để có năng khiểu sở hữu nhiều tài lẻ hơn nữa nhé!
Chưa dừng lại ở đó, ngay trên Unica còn rất nhiều những khoá học hấp dẫn khác sẽ giúp bạn được học hỏi và tiếp cận với nhiều nhạc cụ khác nữa như: khóa học Guitar, đệm đàn organ, học guitar đệm hát, học guitar cơ bản, học đàn Ukulele, học đàn Violin, .... Siêu hấp dẫn đến từ những chuyên gia hàng đầu trực tiếp giảng dạy và đồng hành cùng bạn trong suốt khoá học. Khám phá ngay thôi nào!
Chúc bạn thành công!
21/05/2019
4345 Lượt xem
![5 lưu ý khi tự học đàn Piano tại nhà mà bạn không nên bỏ qua](https://unica.vn/upload/landingpage/053134_5-luu-y-khi-tu-hoc-dan-piano-tai-nha-ma-ban-khong-nen-bo-qua_thumb.jpg)
5 lưu ý khi tự học đàn Piano tại nhà mà bạn không nên bỏ qua
Piano là một trong những loại nhạc cụ được mọi người yêu thích và theo học nhiều nhất hiện nay. Ngoài cách tham gia các lớp học đàn tại các trung tâm âm nhạc bạn vẫn có thể chơi được đàn Piano ngay tại không gian sống của mình bằng cách đăng ký tham gia các khóa học online và lưu ý 5 điều mà UNICA chia sẻ trong bài viết dưới đây.
Luyện tập tư thế chơi Piano đúng chuẩn
Có rất nhiều người cho rằng, khi tập luyện Piano bạn có thể ngồi tùy ý, sao cho bản thân thấy thoải mái là được, tuy nhiên đây là một trong những suy nghĩ sai lầm bởi tư thế có vai trò vô cùng quan trọng quyết định đến hiệu quả tập luyện cũng như sức khỏe của người tập. Khi ngồi sai tư thế tập luyện cơ thể của bạn sẽ nhanh chóng bị mỏi cùng với đó các bệnh liên quan đến lưng hay cột sống có thể xảy đến. Do đó, khi tự học piano bạn cần có một tư thế chơi đúng chuẩn ngay từ đầu và cố gắng giữ tư thế này trong suốt quá trình tập luyện.
Khi tự học Piano tại nhà bạn cần luyện tập tư thế ngồi chơi đúng chuẩn
Phân bố thời gian tập đàn hợp lý
Để có thể học đàn Piano nhanh và đạt được hiệu quả cao bạn nên dành ra nhiều thời gian và luyện tập một cách điều độ. Tốt nhất, mỗi ngày bạn nên dành ra 30 phút để học đàn để quen dần với các phím đàn cũng như nhịp điệu của bài hát. Bên cạnh đó bạn cũng không nên nóng vội luyện tập đàn với cường độ cao trong một thời gian dài điều đó chỉ khiến bạn bị áp lực và mệt mỏi mà thôi.
Nghiêm khắc với bản thân
Khi bạn học Piano tại các trung tâm bạn sẽ được các giảng viên giải đáp thắc mắc, nhắc nhở bạn luyện tập nhưng khi bạn tự học tại nhà người nhắc nhở bạn đó là chính bạn. Do đó, bạn nên khắt khe với bản thân của mình trong quá trình học. Lên cho mình một kế hoạch học tập và thực hiện theo kế hoạch đó là một trong những cách giúp bạn sớm đạt được hiệu quả trong quá trình tự học Piano tại nhà.
Để tự học Piano đạt hiệu quả cao bạn cần nghiêm khắc với bản thân
Học cả lý thuyết lẫn thực hành
Trong quá trình học đàn Piano nói chung và học Piano tại nhà nói riêng bạn nên học cả lý thuyết và thực hành như vậy sẽ giúp bạn học đàn nhanh và đạt hiệu quả cao hơn. Nếu bạn chỉ chăm chăm vào học các bài tập thực hành theo một khuôn mẫu nhất định thì chắc chắn bạn sẽ không thực sự cảm thụ được âm nhạc để biến tấu các bản nhạc theo cách riêng của mình. Ngược lại, nếu bạn rất am hiểu về nhạc lý nhưng lại không thường xuyên tập luyện thì đó chỉ là lý thuyết suông mà thôi. Đây cũng chính là một trong những lưu ý quan trọng mà bạn không nên bỏ qua khi học Piano tại nhà.
Cần có người hướng dẫn tập luyện
Khi tự học Piano tại nhà bạn đã bao giờ tự mình đặt ra câu hỏi rằng, tại sao kết quả tập luyện của bạn không đạt được như mong muốn chưa? Rất có thể bạn đã tập sai quy trình hoặc kỹ thuật mà không hề hay biết. Thay bằng cách lên youtube, các trang mạng để xem các video hướng dẫn cách học Piano tại nhà không giúp bạn đạt hiệu quả như mong muốn bạn có thể tham khảo các khóa học học đàn piano tại nhà với chi phí hợp lý, được giảng dạy bởi các giảng viên có nhiều năm kinh nghiệm trong giảng dạy Piano.
Trên đây là 5 lưu ý khi tự học đàn Piano tại nhà mà UNICA gửi đến bạn đọc. Hy vọng với những chia sẻ bổ ích trên bạn có thể chinh phục thành công loại nhạc cụ này ngay tại không gian sống của mình. Ngoài Piano, Unica còn rất nhiều những khoá học hấp dẫn khác hướng dẫn nhiều loại nhạc cụ âm nhạc như: khóa học Guitar, học guitar đệm hát, học organ cơ bản, học guitar online, học đàn Violin, học đàn Ukulele,... đến từ những chuyên gia hàng đầu Unica trực tiếp giảng dạy.
UNICA chúc bạn đạt hiệu quả cao khi tự học đàn cơ bản tại nhà!
>> Bảng hợp âm Piano cơ bản được sử dụng nhiều nhất hiện nay
>> Cách chơi đàn piano cho người mới bắt đầu
20/05/2019
1484 Lượt xem