Kỹ năng
![Các cách chữa nói ngọng cho trẻ hiệu quả nhất](https://unica.vn/media/imagesck/1712305986_thumbnail-tri-noi-ngong-cho-tre.jpg?v=1712305986)
Các cách chữa nói ngọng cho trẻ hiệu quả nhất
Hiện nay, rất nhiều bậc phụ huynh lo lắng khi con mình đến tuổi biết nói mà không giao tiếp rành rọt như các bạn đồng trang lứa. Bạn không biết đâu là nguyên nhân và cách để giúp con mình khắc phục tình trạng này nhanh chóng. Hãy cùng UNICA tham khảo những bí kíp chữa nói ngọng hiệu quả nhất cho trẻ qua bài viết dưới đây!
Nói ngọng là gì?
Theo các chuyên gia, nói ngọng là một chứng rối loạn của đường phát âm, khiến trẻ không tạo được định vị của ngôn ngữ. Có những trẻ chỉ nói ngọng khi nói hoặc đọc, nhưng có những trẻ mắc cả hai trường hợp này. Hiện nay, nói ngọng cũng có thể chữa được, càng chữa nói ngọng sớm ở trẻ thì hiệu quả mạng lại càng cao.
Có hai dạng nói ngọng cơ bản: nói ngọng do thực thể gây ra và loại thứ hai là nói ngọng cơ năng phát sinh do rối loạn quá trình phát triển ngôn ngữ.
Chữa nói ngọng sớm cho trẻ sẽ đạt được kết quả tốt
Tại sao trẻ nói ngọng?
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự nói ngọng ở trẻ, trong đó có một số nguyên nhân chính sau:
- Trẻ tự bóp méo âm thanh để truyền đạt ý mình cho người khác hiểu, theo cách nghĩ của riêng bạn.
-Trẻ bắt chước cách nói sai của cha mẹ và những người xung quanh. Cha, mẹ không sửa ngay lỗi sai đó, khiến trẻ tạo thành thói quen.
- Trẻ nhút nhát khi phát âm sai, bị bạn bè cười chê dẫn đến tình trạng nói ngọng càng trở nên nghiêm trọng hơn.
- Trẻ sinh ra mắc các yếu tố bẩm sinh như lưỡi ngắn, hở hàm ếch hoặc các chứng bệnh như viêm họng, nghẹt mũi, sưng lợi cũng khiến trẻ nói ngọng.
Chữa nói ngọng ở trẻ bằng cách nào?
Một trong những phương pháp hữu hiệu cho việc chữa nói ngọng ở trẻ là quan tâm đến quá trình phát triển ngôn ngữ ở trẻ. Cha mẹ cần điểm tĩnh và kiên trì để đạt được kết quả tốt nhất cho con. Phụ huynh nên cần dạy con mình nói từng câu, từng chữ thật chậm, hỗ trợ con qua các cách đơn giản sau:
“Sàng lọc” những người tiếp xúc với trẻ
Một trong những nguyên nhân chính khiến trẻ nói ngọng đó chính là trẻ bắt chước cách phát âm sai của các thành viên trong gia đình, hàng xóm hay bạn bè. Cách đơn giản nhất để loại bỏ tình trạng này đó là hạn chế sự tiếp xúc của trẻ với những người phát âm không chuẩn.
Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với những người nói ngọng
Tăng khả năng giao tiếp cho bé
Chữa nói ngọng cho trẻ bằng cách tăng khả năng giao tiếp của trẻ với mọi người xung quanh. Khi thường xuyên giao tiếp với mọi người bé sẽ phát âm tốt hơn. Cha mẹ nên cho trẻ đến những nơi công cộng như: trường học, công viên để trẻ tiếp xúc, giao tiếp tốt hơn. Bên cạnh đó, phụ huynh cần nên tránh cho con tiếp xúc với những người nói ngọng hay vùng miền đặc trưng sẽ làm cho việc chữa nói ngọng đi vào “ngõ cụt”.
Kiên nhẫn nghe trẻ nói
Hãy dành thời gian hàng ngày trò chuyện với con, nghe con nói. Cố gắng nghe bé diễn đạt hết câu, từ, kiên nhẫn nghe câu chuyện bé kể. Không nên xen ngang khi trẻ đang nói, điều này sẽ khiến cho trẻ mất tự tin, khó diễn đạt lời nói, thậm chí là khiến tình trạng nói ngọng ngày càng một trầm trọng hơn. Mẹ có thể tìm hiểu rõ hơn về cách cải thiện kỹ năng giao tiếp và phát triển ngôn ngữ của trẻ ngay từ khi còn nhỏ để hạn chế tối đa các vấn đề nói ngọng hay nói lắp ở trẻ với khóa học Giáo dục sớm 3 - 6 tuổi để con phát triển ngôn ngữ vượt trội.
Động viên, không cười nhạo trẻ
Động viên mỗi lần trẻ nói sai, sẽ tạo động lực cho trẻ cố gắng chữa nói ngọng. Cha mẹ không nên cười nhạo con khi con phát âm sai. Điều này sẽ khiến trẻ lầm tưởng rằng cha mẹ đang vui mừng nên tiếp tục cách nói như vậy. Hơn nữa, đối với trường hợp trẻ bị chê sẽ gây ra tâm lý xấu hổ, khiến trẻ sống khép kín.
Động viện tạo động lực cho trẻ nói chuẩn hơn
Với những phương pháp mà UNICA vừa chia sẻ ở trên, nếu phụ huynh áp dụng đúng nguyên tắc, đúng hướng dẫn sẽ mang lại thành công cho bất kỳ cha mẹ nào. Tuy nhiên, trong quá trình chữa nói ngọng cho trẻ các bậc phụ huynh nên kiên trì, cố gắng dành thời gian cho trẻ để đạt kết quả khả quan.
>> Gợi ý 4 bước phát âm L và N chính xác nhất bạn nên biết
>> Tại sao cần phải phát triển ngôn ngữ cho trẻ giai đoạn 3 - 6 tuổi
15/07/2019
2589 Lượt xem
![Bỏ túi các kỹ năng giao tiếp chuẩn từng cm tại nơi công sở](https://unica.vn/upload/landingpage/2304102154_bo-tui-cac-ky-nang-giao-tiep-chuan-tu-cm-tai-noi-cong-so_thumb.jpg)
Bỏ túi các kỹ năng giao tiếp chuẩn từng cm tại nơi công sở
Trong xã hội ngày nay có nhiều cách giao tiếp khác nhau. Vấn đề giao tiếp ứng xử nơi công sở được rất nhiều người quan tâm. Vậy, để trang bị cho mình những kỹ năng giao tiếp nơi công sở bạn cần chú ý điều gì? Hãy cùng UNICA tham khảo bài viết dưới đây!
Bày tỏ thái độ thân thiện, hòa đồng
Một nụ cười thân thiện, một lời chào hỏi mỗi khi gặp nhau, sẽ giúp bạn khuyến khích đồng nghiệp của mình cởi mở hơn khi tham gia giao tiếp.
Bởi môi trường công sở là nơi tập trung nhiều tính cách và trình độ khác nhau. Thực tế, thời gian bạn đi làm còn nhiều hơn khi bạn bên gia đình. Vì thế, hãy hòa đồng với đồng nghiệp khi giao tiếp để xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp.
Thái độ thân thiện sẽ giúp bạn tăng khả năng giao tiếp
Bên cạnh đó, hãy nhiệt tình giúp đỡ mọi người trong công việc, lắng nghe những ý kiến góp ý của đồng nghiệp để phát triển bản thân hơn. Đừng để ý đến những chuyện nhỏ nhặt, nó sẽ làm ảnh hưởng đến công việc của bạn.
Giao tiếp phi ngôn ngữ
Bạn cần chú ý hơn kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ tại nơi làm việc. Giao tiếp bằng mắt, bằng tay hay giọng nói là những màu sắc thông điệp mà bạn truyền tải đến mọi người. Hãy sử dụng ngôn ngữ cơ thể của mình một cách tự nhiên và thoải mái nhất. Giao tiếp phi ngôn ngữ sẽ làm cho bạn gần gũi với mọi người. đồng thời giúp đồng nghiệp cởi mở với bạn hơn.
Kỹ năng lắng nghe
Đồng nghiệp sẽ đánh cao khi biết bạn đang lắng nghe ý kiến của họ. Hãy lắng nghe quan điểm của mỗi cá nhân một cách cẩn thận. Không ai muốn giao tiếp với một người mà chỉ quan tâm vấn đề của mình mà không dành thời gian lắng nghe người khác.
Lắng nghe liên quan đến việc chú ý những gì mà người khác đang nói. Thông qua kỹ năng lắng nghe bạn có thể hiểu tõ hơn những vấn đề mà người đối thoại đang muốn truyền đạt đến bạn từ đó có những phản hồi tích cực nhất.
Kỹ năng giao tiếp hiệu quả từ việc xây dựng các mối quan hệ
Mở rộng mối quan hệ chính là mở rộng khả năng học giao tiếp của bản thân. Hãy tìm cách xây dựng tình bạn với đồng nghiệp vì nếu làm việc trên tinh thần đồng đội sẽ đạt được hiệu quả công việc tốt hơn.
Để kết bạn với nhiều đồng nghiệp hãy chào hỏi mọi người khi nhìn thấy họ, bạn cũng thể trò chuyện họ một vài phút trong giờ nghỉ trưa hay tham gia các cuộc đào tạo của công ty hoặc những buổi sự kiện... Hãy tránh xa việc bàn luận về một nhân viên nào đó, vì đây sẽ là nguyên nhân làm rạn nứt mối quan hệ của bạn nơi công sở.
Xây dựng tốt các mối quan hệ để giao tiếp có hiệu quả
Khôn khéo khi giao tiếp
Kỹ năng giao tiếp nơi công sở bạn cần có đó chính là sự khôn khéo. Thẳng thắn trong công việc là một việc làm tích cực giúp phát triển công việc. Bạn cần thẳng thắn giữ vững quan điểm của mình trong cuộc họp, bàn bạc hay thảo luận một vấn đề nào đó. Không nên vì sợ mất lòng mà đưa ra những ý kiến mập mờ sẽ kiến đồng nghiệp cảm thấy bạn không có chuyên môn. Thẳng thắn trong công việc là rất tốt nhưng bạn không nên áp đặt những quan điểm cá nhân, cái tôi của mình lên đồng nghiệp. Để tránh việc tranh cãi gay gắt, hãy nhẹ nhàng đóng góp ý kiến. Không nên ngắt lời ai đó khi họ đang đưa ra ý kiến cho dù ý kiến là sai thì bạn nên nghe hết ý kiến của họ để thể hiện sự tôn trọng.
Hy vọng những kỹ năng giao tiếp mà UNICA vừa chia sẻ ở trên đã cung cấp thêm cho bạn những kiến thức bổ ích nhằm nâng cao khả năng giao tiếp nơi công sở.
>> Kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp giúp bạn luôn thành công 100%
>> Top 4 phép lịch sự trong giao tiếp giúp bạn dễ dàng chinh phục đối phương
>> Bí kíp sử dụng ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp tốt nhất
15/07/2019
685 Lượt xem
![Phương pháp tối ưu thời gian làm việc cho nhân viên hiệu quả](https://unica.vn/media/imagesck/1712305478_thumbnail-toi-uu-thoi-gian-lam-viec-cho-nhan-vien.jpg?v=1712305478)
Phương pháp tối ưu thời gian làm việc cho nhân viên hiệu quả
Tối ưu thời gian làm việc cho nhân viên sẽ nâng cao hiệu quả công việc cho đội ngũ của bạn. Nhưng không phải nhân viên nào cũng có những kỹ năng quản lý thời gian cũng như sắp xếp công việc hợp lý.
Cùng với 8 giờ làm việc mỗi ngày nhưng mỗi nhân viên lại giải quyết một khối lượng công việc khác nhau. Điều này đến từ năng lực và yếu tố quan trọng là kỹ năng quản lý thời gian của mỗi nhân viên. Vậy làm thế nào để bạn có thể đạt được hiệu quả công việc mà không phải làm thêm giờ.
Với cương vị là quản lý, việc hỗ trợ nhân viên có những kỹ năng quản lý thời gian tối ưu, nâng cao hiệu quả công việc là một trong những nhiệm vụ quan trọng. Những phương pháp tối ưu thời gian làm việc cho nhân viên mà chúng tôi giới thiệu dưới đây chắc chắn là những gợi ý có ích đối với bạn.
1. Lên kế hoạch cho mọi thứ, kể cả việc nhỏ nhất
Một trong những phương pháp hiệu quả nhất để nhân viên quản lý thời gian hiệu quả là việc lên kế hoạch với thời gian cụ thể mỗi ngày. Mọi hoạt động cần làm dù nhỏ nhất như: gửi email, báo cáo công việc, gặp mặt khách hàng,… Nhiều việc nhỏ cộng lại sẽ chiếm nhiều thời gian của bạn. Bởi vậy, bạn cần phải liệt kê để hình dung được tất cả các công việc cần làm. Từ đó lên kế hoạch sắp xếp thời gian một cách hợp lý.
Thêm vào đó, việc viết ra những công việc cần phải giải quyết trong ngày và ghi chú lại tình trạng cũng sẽ giúp nhân viên tra soát lại công việc nếu cần thiết.
Nhân viên nếu cần một phương pháp phân loại các công việc của mình thì sơ đồ Eisenhower là thứ có thế áp dụng. Thay vì cố gắng giải quyết hết tất cả vấn đề, hãy phân loại và sắp xếp các công việc theo các nhóm để có thể cách giải quyết tốt nhất:
* Nhiệm vụ phải làm ngay lập tức: khẩn cấp và quan trọng
* Nhiệm vụ vần được lên kế hoạch để là: Quan trọng nhưng không khẩn cấp
* Nhiệm vụ có thể bàn giao cho người khác: Khẩn cấp nhưng không quan trọng
* Nhiệm vụ có thể loại bỏ: Không khẩn cấp và không quan trọng.
Sơ đồ Eisenhower giúp phân loại công việc hiệu quả
Trong thực tế, nhân viên nếu không theo sát và lên kế hoạch các công việc cụ thể sẽ dễ bị lãng phí thời gian. Vì vậy, việc ghi chép và lên kế hoạch là một trong những phương pháp tối ưu thời gian làm việc hiệu quả cho nhân viên. Một gợi ý cho bạn hãy sử dụng công cụ OKR giúp bạn lập kế hoạh thời gian làm việc cụ thể trong ngày, trong tuần, trong tháng chi tiết nhất.
2. Chia nhỏ công việc, tập trung cao độ
Quá nhiều công việc khiến chúng ta cảm thấy không biết bắt đầu từ đâu lại chính là nguyên nhân khiến chúng ta để lãng phí thời gian. Lời khuyên dành cho nhân viên là hãy chia nhỏ các công việc, hoàn thành từng mục và hãy cố gắng tập trung hết mức có thể.
Bạn có thế áp dụng phương pháp Pomodoro để nâng cao tối đa sự tập trung trong công việc. Nguyên lý của phương pháp này là chia các công việc lớn thành các phần nhỏ, giải quyết trong một khoảng thời gian nhất định theo các bước sau:
- Bước 1: Lựa chọn công việc cần làm
- Bước 2: Chia công việc thành các phần nhỏ. Thiết lập bộ đếm thời gian để làm các phần công việc đã chia, thông thường là 25 phút/ phần
- Bước 3: Hoàn thành phần công việc trong vòng 25 phút
- Bước 4: Nghỉ giải lao 5 phút trước khi bắt tay vào làm phần công việc tiếp theo
- Bước 5: Sau 4 phiên nghỉ giải lao ngắn 5 phút, là một phiên nghỉ dài từ 15 đến 30 phút
Phương pháp Pomodoro
Phương pháp Pomodoro cũng được áp dụng với cả những người quản lý cần tối ưu thời gian làm việc. Nếu bạn đang có quá nhiều công việc. Đừng hoang mang. Hãy áp dụng phương pháp chia nhỏ công việc và tập trung cao độ, nỗi lo này sẽ được giải quyết trong chốc lát. Đặc biệt, tuyệt đối đừng bỏ qua Khóa học quản lý thời gian và làm việc hiệu quả để nắm vững bí quyết quản lý thời gian cũng như xây dựng kế hoạch làm việc một cách hiệu quả.
3. Đặt ra giới hạn làm việc cho bản thân
Rất nhiều nhân viên xác nhận rằng họ vẫn thường xuyên phải xử lý email sau giờ làm. Việc này không chỉ chiếm dụng thời gian nghỉ ngơi, học tập của bạn mà đôi khi cũng thể hiện cho người nhận email cảm thấy sự thiếu chuyên nghiệp.
Các nghiên cứu gần đây cũng chỉ ra rằng các nhân viên thường xuyên làm việc ngoài giờ có nguy cơ bị kiệt sức và thường xuyên cảm thấy bị căng thẳng. Tình trạng này kéo dài có thể gây ra việc giảm hiệu suất cá nhân cũng như của cả nhóm.
Giải pháp tối ưu thời gian làm việc của nhân viên
Để hạn chế tình trạng này, mỗi nhân viên đều nên đặt ra cho mình những giới hạn đối với công việc. Hãy tạo thói quen tập trung cao độ, tối ưu thời gian làm việc nhưng sau giờ làm, nhân viên cần tạm gác công việc để nghỉ ngơi, giải trí. Giữ được thói quen tốt này sẽ đẩy lùi tình trạng mệt mỏi, cũng là cách tăng năng suất làm việc cho nhân viên hiệu quả.
4. Tạo dựng những mối quan hệ
Để tối ưu thời gian làm việc thì tạo dựng những mối quan hệ cũng là một cách. Bạn hãy biết cách san sẻ công việc của mình với những người xung quanh như bạn bè, đồng nghiệp. Để làm được điều này bạn cần thường xuyên tạo dựng và bồi đắp những mối quan hệ đó dù là công sở, bạn bè hay gia đình. Bạn cần lưu ý một điều rằng, khi bạn đang thấy mình bị áp lực, stress bạn cần giải quyết mọi chuyên theo hướng tích cực chứ không nên trút giận lên những người xung quanh, điều này chỉ khiến cho bạn mất đi những nguồn trợ giúp hữu ích mà thôi.
5. Đi ngủ đúng giờ quy định
Đi ngủ đúng giấc chính là cách quản lý thời gian mang lại hiệu quả tốt, bởi đi ngủ đúng giờ đảm bảo đồng hồ sinh học của bạn, cải thiện tinh thần và làm việc hiệu quả hơn. Hãy thiết lập khung giờ hợp lý cho những sinh hoạt cá nhân và nghỉ ngơi đúng giờ để có cơ thể khỏe mạnh, tinh thần cho ngày làm việc hôm sau.
Các phương pháp tối ưu thời gian làm việc cho nhân viên là yếu tố đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải có những cách hỗ trợ nhân viên của mình đạt được điều này.
15/07/2019
2605 Lượt xem
![Tuyệt chiêu giao tiếp với khách hàng giúp bạn chốt đơn thành công](https://unica.vn/upload/landingpage/050935_tuyet-chieu-giao-tiep-voi-khach-hang-giup-ban-chot-don-thanh-cong _thumb.jpg)
Tuyệt chiêu giao tiếp với khách hàng giúp bạn chốt đơn thành công
Giao tiếp với khách hàng một trong những kỹ năng quan trọng và cần thiết đối với những người làm về dịch vụ, chăm sóc khách hàng. Giao tiếp với khách hàng đòi hỏi sự khôn khéo trong lời nói để kỹ năng thuyết phục khách hàng sử dụng sản phẩm của mình. Tuy nhiên, trên thực tế thì không phải ai cũng làm được điều đó. Trong bào viết dưới đây UNICA sẽ chi tiết đến bạn đọc tuyệt chiêu giao tiếp với khách hàng hiệu quả chốt đơn tức thì. Cùng Unica theo dõi bài viết này nhé!
Lắng nghe khách hàng
Bạn có biết hầu như khách hàng sẽ cảm thấy khó chịu như thế nào nếu những người bán hàng nói liên tục trong suốt thời gian giới thiệu sản phẩm khiến khách hàng cảm thấy nhàm chán và thường làm mất cơ hội của mình.
- Trong quá trình giao tiếp, lắng nghe rất quan trọng. Việc bán lắng nghe khách hàng giúp bạn có ấn tượng tốt với họ, họ cảm thấy được bạn đang muốn thấu hiểu và lắng nghe những chia sẻ của bạn.
- Lắng nghe khách hàng còn thể hiện bạn là người lịch sự, tôn trọng người khác. Nó cũng giúp chúng ta thu thập được nhiều thông tin quan trọng từ khách hàng từ đó bạn có thể đánh giá và cải thiện chất lượng dịch vụ để tạo niềm tin với họ
>> Xem thêm: Bỏ túi 5 kỹ năng đàm phán “trăm trận trăm thắng” trong kinh doanh
Chú ý khi giao tiếp với khách hàng bằng lời
Cách giao tiếp với khách hàng được sử dụng thông dụng nhất đó là học cách giao tiếp với khách hàng bằng lời qua hình thức trực tiếp. Cụ thể, bạn và khách hàng sẽ có những buổi gặp mặt và trò chuyện với nhau về các sản phẩm, dịch vụ mà bên bạn cung cấp cho khách. Đối với các hình thức giao tiếp với khách hàng này, bạn cần chú ý đến rất nhiều kỹ năng ứng xử như sau:
- Về cách xưng hô với khách hàng: Hãy xưng hô một cách văn minh theo tuổi tác. Trong trường hợp độ chênh lệnh tuổi tác không quá lớn, bạn có thể xưng tên hoặc bạn - mình để thể hiện sự tôn trọng.
- Về cách nói chuyện với khách hàng: Khi giao tiếp với khách hàng, bạn cần chú ý kỹ năng giao tiếp rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu, tập trung vào đúng vấn đề mà bạn muốn truyền tải đến khách hàng. Tuyệt đối tránh tình trạng “dây cà ra dây muống” sẽ khiến cho khách hàng cảm giác bạn đang cố tình làm lãng phí thời gian. Ngoài ra thì cách bắt chuyện với khách hàng cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng, nếu bạn biết cách dẫn dắt câu chuyện cho khách hàng thì bạn sẽ rất dễ nắm bắt cũng như giao tiếp với họ.
Khi giao tiếp với khách hàng, bạn cần chú ý nói rõ ràng, ngắn gọn
- Về ngữ điệu giao tiếp: Khi trò chuyện, bạn cần chú ý nhấn mạnh những điểm mà muốn khách hàng tập trung và ghi nhớ, ví dụ như: chất lượng dịch vụ/sản phẩm, giá thành, chính sách ưu đãi. Thậm chí bạn có thể nhắc đi nhắc lại 2 lần.
- Về cách dùng từ: Nên chú ý dùng từ phổ thông, tránh dùng từ đại phương, tiếng lóng, ngôn từ mang tính chất mỉa mai sẽ khiến khách hàng khó chịu và không nắm bắt trọn vẹn thông tin.
Cách ứng xử thông minh
Nhiều người do thiếu kinh nghiệm nên không biết cách giao tiếp với khách hàng lần đầu như thế nào. Để tránh các tình huống giao tiếp qua điện thoại “dở khóc dở cười” hoặc gây mất điểm trong mắt khách hàng thì bạn cần nắm những cách ứng xử thông minh như sau:
- Nên có thái độ chân thành, cởi mở với khách hàng, tránh thái độ khó chịu, tỏ vẻ hài lòng, vui vẻ, bởi như vậy khách hàng sẽ cảm giác bạn như bị ép buộc đến gặp họ.
- Đang nói thì không nên dừng lại đột ngột, không nói chuyện kiểu lấp lửng hay tỏ ra bí hiểm.
- Nên giữ khoảng cách nhất định khi giao tiếp với khách hàng, tốt nhất là nhìn thẳng vào mắt họ, tránh ngó nghiêng, liếc mắt hoặc có thái độ không đúng đắn với khách hàng.
- Không ngắt lời của khách hàng khi họ đang nói, như vậy họ sẽ cảm giác ngại ngùng và không muốn tiếp tục câu chuyện với bạn.
- Không nói chuyện thì thầm vào tai khách hàng, đặc biệt là những nơi đông người bởi đây là hành vi thiếu lịch sự và kém tế nhị.
- Một cách giao tiếp với khách hàng hiệu quả thông minh nhất đó là bạn chỉ nên tập trung vào công việc, tránh mang những tâm sự mang tính riêng tư vào cuộc trò chuyện.
Đối với mỗi tình huống, bạn cần có cách ứng xử khác nhau sao cho thông minh, khôn khéo
Đừng nói chuyện quá khoa trương như dùng lời khen có cánh hoặc khen khách hàng của bạn một cách quá đà. Điều này sẽ khiến cho bạn biến thành kẻ nịnh bợ, thảo mai trong mắt khách hàng.
>> Xem thêm: Tổng hợp 5 cách giao tiếp với cấp trên chiếm được cảm tình
Luôn giữ thái độ tích cực
- Một trong những yếu tố đánh giá bạn là người có kỹ năng giao tiếp hay không chính là thái độ của bạn với khách hàng. Thái độ tích cực hay không nó phản ánh qua lời nói, cử chỉ, ánh mắt khi bạn giao tiếp với họ.
- Giữ thái độ tích cực trong giao tiếp giúp đối phương của bạn cảm thấy như được tôn trọng, giúp cho cuộc trò chuyện trở nên cởi mở, chân thành và bạn sẽ nhận được những phản hồi tích cực từ khách hàng.
Tậm tâm và hào phóng với khách hàng.
Sở dĩ nói vậy bởi vì những ngành kinh doanh dịch vụ họ rất hay có nhiều chương trình khuyến mãi hay tri ân với những khách hàng cũ. Điều này tạo lên mối quan hệ thân thiết giữa doanh nghiệp và khách hàng đồng thời cũng thể hieenjn sự tân tâm hào phóng của họ.
Chia sẻ với khách hàng như một người bạn
- Trong kinh doanh bạn hoàn toàn có thể chia sẻ với khách hàng như một người bạn thật sự. Chia sẻ một cách chân thành cởi mở để tạ dựng mối quan hệ thân thiết, gắn bó với khách hàng.
- Ngoài ra bạn cũng có thể chủ động sẻ chia câu chuyện của mình với khách hàng như bản thân, môi trường sống hay một vấn đề trong xã hội hiện nay được quan tâm. Điều này tuy chỉ là một điều nhỏ nhưng cũng giúp bạn tạo dựng niềm tin với khách hàng.
Hãy dùng ánh mắt khi giao tiếp
Nếu bạn là người mới lần đầu giao tiếp với khách hàng và muốn ghi điểm trong mắt họ thì hãy chú ý đến ánh mắt khi giao tiếp. Cụ thể, khi giao tiếp bằng mắt, bạn hãy chú ý những điểm sau:
- Hãy nhìn thẳng vào mắt người đối diện bằng sự thân thiện, tránh ánh mắt nhìn chằm chằm.
- Không đảo mắt liên tục hoặc nhìn xéo sang một bên khi đang nói chuyện với khách hàng.
- Đối với khách hàng nữ, tuyệt đối không được có cử chỉ đá lông mày hoặc nheo mắt.
- Không được đưa ánh mắt nhìn xuống chân, bởi đây là hành vi ứng xử của những kẻ phạm tội, từ đó tạo không gian trò chuyện căng thẳng đối với người đối diện.
Dùng ánh mắt chân thành khi giao tiếp sẽ giúp bạn ghi điểm trong mắt người đối diện
Trên đây là những tuyệt chiêu giao tiếp với khách hàng bạn ghi điểm 10 và tăng khả năng chốt sale thành công hơn. Cách giao tiếp với khách hàng luôn được biết đến là "cẩm nang giao tiếp" giúp bạn tâm lý người đối diện, biết cách ứng xử, lắng nghe và chinh phục người đối diện bằng ngôn từ của chính mình.
Chúc các bạn thành công!
15/07/2019
2487 Lượt xem
![Kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp giúp bạn luôn thành công 100%](https://unica.vn/upload/landingpage/111900_ky-nang-lang-nghe-trong-giao-tiep-giup-ban-luon-thanh-cong-100- _thumb.jpg)
Kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp giúp bạn luôn thành công 100%
Ngạn ngữ Nga đã từng có câu: “Con người mất 3 tuổi để học nói, tuy nhiên phải mất cả cuộc đời để học lắng nghe”. Điều đó chứng tỏ kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp đóng vai trò rất quan trọng. Để có thể gặt hái được thành công trong cuộc sống từ kỹ năng lắng nghe, bạn có thể tham khảo thêm những bí quyết “thần sầu” mà UNICA chia sẻ trong bài viết dưới đây.
Tác dụng của kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp
Thực tế, trong giao tiếp, việc lắng nghe chiếm đến 90% tỷ lệ thành công của các mối quan hệ cũng như kết quả công việc. Bởi, lắng nghe không chỉ đơn thuần là việc tiếp nhận kiến thức mà còn là kỹ năng mềm trong giao tiếp mang lại cho bạn nhiều lợi ích vô cùng quý báu. Cụ thể như sau:
- Việc lắng nghe sẽ giúp bạn và người đối diện có sự liên kết về mặt cảm xúc, đây chính là tiền đề quan trọng để tạo được thiện cảm và ghi điểm 10 tuyệt đối.
- Lắng nghe còn giúp bạn thấu hiểu và thông cảm với những vấn đề, những khó khăn mà đối phương đang gặp phải.
- Kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp còn giúp bạn giải quyết các xung đột, mâu thuẫn một cách hiệu quả. Đồng thời, xây dựng được những mối quan hệ tốt đẹp, tạo được bước đệm thành công trong cuộc sống và công việc.
Lắng nghe sẽ giúp bạn xây dựng được những mối quan hệ tốt đẹp
Cách nâng cao kỹ năng lắng nghe khi giao tiếp
Bên cạnh kỹ năng nói trong giao tiếp thì kỹ năng lắng nghe cũng đóng vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết làm sao để cải thiện và nâng cao kỹ năng nghe cho bản thân. Vì vậy, bạn hãy tham khảo những bí quyết sau đây:
Không được ngắt lời người đang nói
Lắng nghe đòi hỏi bạn phải “toàn tâm, toàn ý”, chân thành và có thiện chí. Đừng chỉ chăm chăm chen câu chuyện của mình vào câu chuyện mà người khác đang trình bày bằng cách ngắt lời. Đây thực sự là một cách ứng xử thiếu thông minh mà nhiều người vẫn mắc phải khi xây dựng kỹ năng mềm trong giao tiếp.
Trong giao tiếp, điều cấm kỵ nhất đó là ngắt lời của người khác
Theo đó, bạn nên chủ động để người đối diện nói hết câu chuyện với sự tập trung lắng nghe nhiệt tình và có thiện chí. Sau khi người đối diện trao đổi về vấn đề của họ xong, bạn hãy trình bày vấn đề của bạn. Như vậy, họ sẽ cảm thấy bản thân được tôn trọng, từ đó có thiện cảm với bạn hơn.
Biết cách đặt câu hỏi
Đặt câu hỏi được xem là cách tương tác hiệu quả đối với kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp. Bởi, khi bạn đặt câu hỏi cho người đối diện về vấn đề mà họ đang trình bày sẽ tạo cho họ cảm giác bạn đang thực sự quan tâm đến họ. Từ đó, sợi dây tương tác sẽ được thắt chặt hơn.
Một số dạng câu hỏi thông dụng mà bạn có thể áp dụng như: thật sao, đúng như vậy ư… Đặc biệt, bạn chú ý phải đặt đúng câu hỏi về vấn đề mà đối phương đang nói, tránh tình trạng ông đang nói gà bà lại đi hỏi vịt.
Đừng tạo sự áp đặt cho người đối diện
Đối với kỹ năng nói trong giao tiếp, kỹ năng lắng nghe hay bắt cứ kỹ năng nào đi nữa thì bạn tuyệt đối không được tạo sự áp đặt cho đối phương. Thay vào đó, hãy lắng nghe một cách chân thành, đừng áp đặt ý kiến cá nhân hay lời chê trách lên bất cứ ý kiến nào của người đối diện, bởi điều này sẽ khiến cho cuộc trò chuyện của bạn trở nên căng thẳng, thậm chí là xung đột.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn không được thể hiện ý kiến cá nhân của bản thân mình, mà bạn phải có cách nhận xét phù hợp. Áp đặt và nhận xét là hai phạm trù hoàn toàn khác nhau. Việc nhận xét cần dựa trên những nền tảng kiến thức chính xác, khoa học chứ không phải là cái tôi hay sự “chém gió” của bản thân.
Khi giao tiếp, thay vì áp đặt ý kiến cá nhân hãy biết cách nhận xét đúng mực
Qua những bí quyết về kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp mà UNICA chia sẻ, hy vọng sẽ giúp bạn gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống.
>> Những cách ứng xử thông minh trong cuộc sống bạn cần biết
>> Bí kíp sử dụng ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp tốt nhất
>> Top 4 phép lịch sự trong giao tiếp giúp bạn dễ dàng chinh phục đối phương
15/07/2019
977 Lượt xem
![Các cách giao tiếp nơi công cộng mọi người nên học tập](https://unica.vn/upload/landingpage/111050_cac-cach-giao-tiep-noi-cong-cong-khong-phai-ai-cung-biet _thumb.jpg)
Các cách giao tiếp nơi công cộng mọi người nên học tập
Giao tiếp nơi công cộng được xem là văn hóa ứng xử mà bất cứ ai cũng gặp mỗi ngày. Tuy nhiên, các cách giao tiếp nơi công cộng sao cho văn minh, lịch sự thì nhiều người vẫn còn rất mơ hồ. Xuất phát từ điều này, trong bài viết dưới đây, UNICA sẽ chia sẻ cho bạn những bí kíp khi giao tiếp nơi công cộng mà không phải ai cũng biết.
Tại sao giao tiếp nơi công cộng quan trọng?
Giao tiếp nơi công cộng chính là một kỹ năng quan trọng trong đời sống hàng ngày và đặc biệt quan trọng hơn trong môi trường công sở vì:
- Tạo ấn tượng tốt: Giao tiếp tốt trong nơi công cộng sẽ giúp bạn tạo ấn tượng tốt với người khác, đặc biệt là khi gặp mặt lần đầu hoặc thực hiện công việc kinh doanh. Điều này giúp bạn tăng khả năng được đánh giá cao và mở ra những cơ hội mới.
- Đưa ra thông tin chính xác: Kỹ năng giao tiếp tốt cũng đòi hỏi khả năng truyền đạt thông tin chính xác, đặc biệt là khi bạn cần giải thích một vấn đề phức tạp hoặc có sự khác biệt về mặt ngôn ngữ hoặc văn hóa.
- Tạo ra môi trường làm việc tích cực: Kỹ năng giao tiếp tốt cũng giúp bạn tạo ra một môi trường làm việc tích cực, trong đó tất cả mọi người đều cảm thấy thoải mái và tự tin trong việc giao tiếp với nhau. Điều này sẽ giúp tăng hiệu quả làm việc và thúc đẩy sự phát triển cá nhân của mỗi người.
Các kỹ năng giao tiếp nơi công cộng
1. Hãy vẫy tay thay vì hét lên
Cách giao tiếp tốt và văn minh ở nơi công cộng đó là khi gặp người quen, bạn hãy vẫy tay thay vì hét lên. Thông thường, ở những nơi đông người, khi vô tình thấy người quen, nhiều người thường hét lên để gây sự chú ý cho người đó. Tuy nhiên, cách ứng xử nơi công cộng này không được xem là thông minh, khôn khéo, bởi nó làm hỏng bầu không gian của những người xung quanh, đặc biệt là những địa điểm cần sự yên tĩnh như: bảo tàng, thư viện…
Khi gặp người quen nơi công cộng hãy cố gắn ra dấu hiệu cho họ một cách nhẹ nhàng
Vì vậy, thay vì hét lên khi vô tình gặp ai đó, hãy cố gắng ra hiệu cho họ thông qua cử vẫy tay chẳng hạn. Trong trường hợp người bạn của bạn đang bận tâm vào một chuyện khác, hãy cố gắng đuổi theo họ.
2. Đi nhẹ, nói khẽ, cười duyên
Đây chính là câu khẩu hiệu mang tính chất tuyên truyền cho mọi người về cách giao tiếp nơi công cộng. Ở những nơi công cộng, đặc biệt là những địa điểm cần sự yên tĩnh thì việc nói chuyện vừa phải, cử chỉ nhẹ nhàng là rất cần thiết. Đây cũng chính là văn hóa ứng xử nơi công cộng mà bạn cần biết.
Ví dụ, khi bạn và những người bạn của bạn đi ăn hoặc uống cà phê tán gẫu, hãy cố gắng nói chuyện ở mức độ âm thanh phù hợp. Tránh tình trạng cười đùa, nói chuyện quá to, đây không được xem là cách giao tiếp hay mà còn biến bạn trở thành kẻ vô duyên trong mắt người khác.
3. Nói chuyện điện thoại không mở loa ngoài
Vì sao phải nói nhỏ nơi công cộng? Do tính chất ồn ào mà nhiều người thường mở loa ngoài điện thoại để nói chuyện. Tuy nhiên, đây là cách giao tiếp thiếu thông minh và khôn khéo, bởi bạn không chỉ gây ảnh hưởng đến người khác mà còn vô tình gây nên sự thiếu tôn trọng đối với người đang trò chuyện với bạn qua điện thoại.
Ở những nơi công cộng, bạn không nên mở loa ngoài khi nghe điện thoại
Chính vì vậy, cách giao tiếp tốt nhất là bạn không bật loa ngoài để nói chuyện. Trong trường hợp không gian xung quanh quá ồn, bạn có thể cắm tai nghe hoặc tìm những vị trí tránh tiếng ồn để tiếp tục cuộc trò chuyện.
4. Lựa chọn trang phục phù hợp
Công cộng là nơi có nhiều người qua lại, vì vậy trang phục được xem là một trong những cách thức giao tiếp gián tiếp mà bất cứ ai cũng cần phải chú ý. Thực tế, nhiều người vô tình tạo nên hình tượng xấu trong mắt người khác bởi cách thức ăn mặc thiếu lịch sự của mình. Ví dụ, đi chùa mặc váy ngắn, dự tiệc mặc áo phông, dự đám tang thì mặc trang phục quá sặc sỡ…
Theo đó, người thông minh là người biết cách giao tiếp hay, khôn khéo qua chính trang phục của mình. Theo đó, tùy vào từng hoàn cảnh cụ thể mà bạn sẽ có cách chọn trang phục sao cho phù hợp. Ví dụ, khi đi dự tiệc, hãy cố gắng chọn những trang phục thể hiện sự sang trọng, lịch thiệp. Còn khi đi chơi, dã ngoại với bạn bè, hãy chọn những trang phục mà bạn cảm thấy thoải mái nhất…
5. Bắt tay phù hợp
Ở nơi công cộng, thông thường khi bắt gặp một ai đó, nhiều người thường có thói quen bắt tay nhằm thể hiện một lời chào trân trọng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách bắt tay trong giao tiếp sao cho trang trọng, lịch sự. Cụ thể, khi tắt tay người đối diện, nếu là quan hệ bình thường bạn hãy bắt với một tay trong tâm thế thoải mái. Còn trong trường hợp người đối diện có cấp bậc, tuổi tác cao hơn bạn thì bạn nên bắt bằng hai tay, kết hợp với cúi đầu để thể hiện sự tôn trọng.
Tùy vào mối quan hệ của bạn và người đối diện mà bạn có cách bắt tay sao cho phù hợp
6. Sử dụng ngôn ngữ cơ thể để giao tiếp hiệu quả
Ngôn ngữ cơ thể được diễn đạt bằng cách sử dụng các tín hiệu cảm xúc và thể hiện bằng cơ thể như khuôn mặt, ánh mắt, cử chỉ, tư thế, tiếng ồn... Nó sẽ tạo ra ấn tượng mạnh mẽ và truyền đạt thông điệp một cách chính xác.
- Thể hiện sự tự tin: Tư thế thẳng đứng, ánh mắt tự tin cùng cử chỉ đầy uyển chuyển, các biểu hiện khuôn mặt sáng tỏ và lời nói rõ ràng sẽ cho thấy bạn tự tin trong bản thân và sẵn sàng để giao tiếp.
- Lắng nghe tích cực: Lắng nghe sẽ làm cho người đối diện cảm thấy được quan tâm và đánh giá cao. Hãy dành thời gian để lắng nghe và đáp ứng một cách tích cực với cử chỉ, khuôn mặt và tiếng ồn.
- Sử dụng cử chỉ thích hợp: Sử dụng cử chỉ thích hợp có thể giúp việc truyền đạt thông điệp của bạn một cách rõ ràng.
- Hạn chế các cử chỉ xấu: Các cử chỉ không thích hợp như giơ giữa ngón tay, lắc chân, hay cử chỉ đưa tay vào túi quần đều cho thấy sự thiếu tự tin và gây ra cảm giác bất an cho người đối diện.
Vì sao phải nói nhỏ nơi công cộng?
Khi nói chuyện ở nơi công cộng, việc nói quá lớn sẽ gây ảnh hưởng đến người xung quanh và làm phiền họ. Nói nhỏ hơn có thể giúp giảm thiểu tiếng ồn và đảm bảo sự tôn trọng đối với những người khác trong môi trường đó. Ngoài ra, nếu bạn đang có một cuộc nói chuyện riêng tư, nói nhỏ cũng giúp bạn tránh bị người lạ nghe và tăng tính riêng tư cho cuộc trò chuyện.
Thực trạng giao tiếp nơi công cộng hiện nay
Thực trạng giao tiếp nơi công cộng hiện nay sẽ khác nhau tùy thuộc vào văn hóa và nền kinh tế của từng quốc gia hoặc khu vực. Nhưng ở nhiều nơi trên thế giới, vì sự phát triển của các công nghệ liên lạc như điện thoại di động và mạng xã hội, nhu cầu giao tiếp trực tuyến tăng cao làm cho việc giao tiếp trực tiếp giảm đi. Điều này dẫn đến một số người có thể không quan tâm đến việc nói nhỏ nơi công cộng và vẫn tiếp tục nói to, gây phiền hà cho những người xung quanh. Ngoài ra, những người sử dụng điện thoại di động tại nơi công cộng cũng có thể gây ảnh hưởng đến người khác nếu họ không chú ý đến việc giảm thiểu tiếng ồn và tôn trọng mọi người xung quanh.
Quy tắc ứng xử nơi công cộng
Tình huống ứng xử nơi công cộng
Tình huống ứng xử nơi công cộng có thể là khi bạn đang ngồi trong một thư viện, cửa hàng hoặc trung tâm mua sắm và bạn nhận thấy có một người đang gây ảnh hưởng đến bạn hoặc người khác trong khu vực đó. Ví dụ, người đó đang nói chuyện to, phát ra tiếng ồn lớn, hút thuốc trong khu vực cấm hút thuốc hoặc gây ra các hành động làm phiền hoặc ảnh hưởng đến người khác.
Trong tình huống này, để ứng xử tốt thì bạn nên bắt đầu bằng việc giảm thiểu tiếng ồn của mình, vì nếu bạn nói to để phàn nàn hoặc yêu cầu người đó thay đổi hành vi, có thể sẽ làm tình huống trở nên tồi tệ hơn. Tuy nhiên hãy tiếp cận người đó một cách lịch sự và nhẹ nhàng, và nói với họ rằng hành động của họ đang làm phiền bạn hoặc người khác ở trong khu vực đó. Đồng thời tránh sử dụng ngôn từ có thái độ hoặc chửi rủa, và thể hiện sự tôn trọng đối với người đó. Nếu họ không chấp nhận hoặc tiếp tục làm phiền, hãy tìm cách giải quyết vấn đề khác hoặc báo cho nhân viên của cơ sở đó để giải quyết tình huống. Quan trọng là luôn giữ được tình trạng bình tĩnh và tôn trọng người khác trong môi trường công cộng.
Với những kỹ năng giao tiếp ứng xử hiệu quả nêu trên, chắc chắn sẽ giúp bạn gây được thiện cảm trong mắt người đối diện và có được nhiều thành công trong các mối quan hệ.
Chúc bạn thành công!
15/07/2019
6312 Lượt xem
![5 Vấn đề thường gặp với giao tiếp trong doanh nghiệp](https://unica.vn/media/imagesck/1712305212_thumbnail-van-de-thuong-gap-voi-giao-tiep-doanh-nghiep.jpg?v=1712305212)
5 Vấn đề thường gặp với giao tiếp trong doanh nghiệp
Trong một tổ chức, doanh nghiệp vấn đề về giao tiếp với cấp trên hoặc giữa các cá nhân với các nhân, với cấp dưới đang có rất nhiều vấn đề. Bạn là một nhà lãnh đạo bạn biết cách vận hành, giao tiếp khéo léo với mọi người thì sẽ tạo ra mội trường doanh nghiệp cho các cá nhân học hỏi và làm theo và ngược lại. Vậy những khó khăn thường gặp trong giao tiếp tại nơi làm việc sẽ gồm những yếu tố nào?
Bài viết dưới đây Unica sẽ đề cập đến 5 vấn đề thường gặp nhất với giao tiếp trong doanh nghiệp dành cho bạn.
1. Giao tiếp trong doanh nghiệp là gì
Giao tiếp trong doanh nghiệp là quá trình trao đổi thông tin giữa các cá nhân, tổ chức, hay các đối tác kinh doanh trong một môi trường doanh nghiệp. Giao tiếp trong doanh nghiệp có thể diễn ra trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các phương tiện truyền thông như email, điện thoại, video conference, v.v.
2. Tầm quan trọng của việc giao tiếp trong doanh nghiệp
Việc giao tiếp là một yếu tố vô cùng quan trọng trong doanh nghiệp bởi vì nó ảnh hưởng đến khả năng của một tổ chức để đạt được các mục tiêu của mình, phát triển và tạo ra giá trị cho khách hàng.
Dưới đây là một số tầm quan trọng của việc giao tiếp trong doanh nghiệp:
- Xây dựng mối quan hệ với khách hàng: Việc giao tiếp hiệu quả giúp cho doanh nghiệp thiết lập mối quan hệ tốt với khách hàng, thông qua việc trao đổi thông tin và tư vấn sản phẩm, dịch vụ, giải đáp thắc mắc, v.v.
- Nâng cao hiệu quả làm việc: Việc giao tiếp rõ ràng, chính xác, đầy đủ giữa các thành viên trong tổ chức giúp cho công việc được thực hiện nhanh chóng, đúng thời hạn và chất lượng cao hơn.
- Giúp tạo nên văn hóa tổ chức tốt: Việc giao tiếp tốt giúp xây dựng văn hóa tổ chức tốt, tạo sự đồng thuận, truyền tải giá trị, tôn trọng và đánh giá cao các nhân viên.
- Nâng cao hiệu quả lãnh đạo: Việc giao tiếp hiệu quả giúp cho lãnh đạo hiểu rõ nhu cầu và mong muốn của nhân viên, giúp họ tạo nên các quyết định tốt hơn.
- Tạo ra lợi ích kinh tế: Việc giao tiếp tốt giữa các tổ chức, giữa các bộ phận trong cùng một tổ chức giúp giảm thiểu những sai sót, tránh những tranh cãi không cần thiết, giúp tăng năng suất, hiệu quả làm việc và giảm chi phí.
3. Các vấn đề thường gặp khi giao tiếp trong kinh doanh
Vấn đề 1: Giao tiếp thiếu chiều sâu
- Các vấn đề giao tiếp thiếu chiều sâu thể hiện trong việc ai đó vạch ra chiến lược nhưng lại không chỉ ra được những thay đổi có thể diễn ra. Việc này khiến mọi người bị hiểu lầm, thất vọng. Những cũng với ý tưởng đó, nếu nó được trình bày bởi một người có kỹ năng giao tiếp tốt, nó sẽ là một ý tưởng tuyệt vời.
- Trong doanh nghiệp, việc phát biểu trước đám đông là một trong những kỹ năng cần được rèn luyện. Bên dưới không chỉ là những người lắng nghe, họ sẽ thể hiện thái độ đồng tình hoặc không đối với vấn đề bạn đưa ra.
Vì rằng, việc giao tiếp thiếu chiều sâu sẽ khiến bạn bỏ phí nhiều ý tưởng. Không có kỹ năng giao tiếp đủ tốt cũng khiến bạn thất bại trong nhiều vấn đề khác.
Các vấn đề thường gặp với giao tiếp trong doanh nghiệp
Bạn có thể làm gì?
- Bạn cần đầu tư hơn vào việc rèn luyện các kỹ năng giao tiếp có chiều sâu. Hãy luyện tập cách thể hiện hết ý tưởng của mình. Đưa ra những điều tận gốc vấn đề. Bạn cũng nên nâng cao kỹ năng tương tác với người nghe, tìm cách nâng cao sự tin cậy bằng những con số hoặc ví dụ thực tế.
- Bạn cũng có thể yêu cầu sự phát biểu trước đám đông trong công ty, buổi họp, thuyết trình, báo cáo đối với các nhân viên. Hãy tạo cơ hội được giao tiếp trong công ty nhiều nhất có thể.
2. Vấn đề 2: Mâu thuẫn về góc nhìn trong công việc
- Sự mâu thuẫn về góc nhìn trong công việc cho xảy ra khi mọi người không đặt mình vào vị trí của người khác, đồng thời giao tiếp hời hợt, dẫn đến sự không hiểu nhau.
Ví dụ, nhân viên A và B đều cùng giao một nhiệm vụ. A đặt nhiều tâm huyết và muốn hoàn thành ngay công việc này. Trong khi đó, B lại vướng phải nhiệm vụ khác quan trọng nên không tham gia ngay được.
Bạn có thể làm gì?
- Thống nhất “văn hóa giao việc” và đề cao sự minh bạch, rõ ràng trong công ty. Bạn có thể áp dụng nhiều chính sách cho mỗi cá nhân. Với các dự án có nhiều nhân viên cộng tác với nhau, hãy chia thành nhiều phần nhỏ và bổ sung thời gian hoàn thành.
Bạn cũng nên khuyến khích sự giao tiếp và chia sẻ giữa các nhân viên trong cùng một dự án để có được sự thông cảm cũng như kế hoạch làm việc hợp lý.
Các mẫu thuẫn từ góc nhìn trong công việc sẽ cản trở việc giao tiếp hiệu quả
Vấn đề 3: Thiếu sự đồng cảm
- Nguyên nhân chủ yếu gây ra vấn đề này là nhân viên chưa có được suy nghĩ thấu đáo, giao tiếp hoàn toàn dựa trên ý kiến cá nhân. Điều này khiến người nghe cảm thấy hoang mang với những thông tin mới.
- Trên thực tế, mỗi người đứng trên một cương vị khác nhau. Do đó, việc người này đưa ra các quyết định không đúng ý người khác là điều không thể tránh khỏi.
Bạn có thể làm gì?
- Tôn trọng và thấu hiểu đồng nghiệp là giá trị cốt lõi mà doanh nghiệp của bạn cần xây dựng. Bạn có thể tổ chức các hoạt động gắn kết, cộng tác để đồng nghiệp thêm hiểu nhau hơn.
- Việc thể hiện sự thấu hiểu trong giao tiếp bằng lời nói như: Tôi hiểu rằng bạn thấy khó khăn nhưng tôi buộc phải quyết định như vậy,… Những lời nói này sẽ khiến người nghe cảm thấy dễ tiếp nhận thông tin hơn.
Vấn đề 4: Không có sự tin tưởng
1 trong 5 vấn đề thường gặp phải với giao tiếp trong doanh nghiệp là không có sự tin tưởng. Quá trình giao tiếp vì thế mà cũng có thể bị cản trở. Điều này cũng có thể khiến hiệu suất công việc, môi trường làm việc đi xuống.
Bạn có thể làm gì?
Mối quan hệ mạnh mẽ được xây dựng trên sự giao tiếp hai chiều và cởi mở. Sự cởi mở khiến đồng nghiệp thân thiết và tin tưởng nhau hơn chính là cách để người khác tin tưởng mình. Trong khi giao tiếp, hãy đề cập đến những điểm chung trong công việc cũng như cuộc sống để tạo nên những sự tin tưởng chung về một mục tiêu nào đó.
Để giao tiếp hiệu quả cần có sự tin tưởng lẫn nhau
Bên cạnh đó, quản lý cũng đóng vai trò quan trong trao đi niềm tin để có sự tun tưởng lẫn nhau.
Vấn đề 5: Không kiềm chế được cảm xúc cá nhân
Cuối cùng trong 5 vấn đề thường gặp với giao tiếp trong doanh nghiệp là không kiềm chế được cảm xúc của mình. Vấn đề này thường xuyên xảy ra và nó cũng là nguyên nhân đưa mọi chuyện đi xa hơn mọi người nghĩ.
Ví dụ về giao tiếp trong kinh doanh, trong một cuộc thảo luận, sếp hoặc nhân viên đôi khi sử dụng từ ngữ khá gay gắt. Mỗi người phản ứng mỗi lúc lại dữ dội hơn. Dẫn đến cuộc thảo luận căng thẳng không đáng có.
Vấn đề 6: Giao tiếp không hiệu quả, không hiểu được yêu cầu của đối tác khách hàng
Thực trạng giao tiếp không hiệu quả trong doanh nghiệp là một vấn đề khá phổ biến và có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Một số thực trạng giao tiếp không hiệu quả trong doanh nghiệp bao gồm:
- Thiếu sự tương tác: Trong nhiều doanh nghiệp, nhân viên chỉ tập trung vào công việc của mình mà không chú ý tới các đồng nghiệp hoặc các bộ phận khác. Điều này gây ra một khoảng cách giữa các bộ phận trong doanh nghiệp, dẫn đến sự thiếu thông tin và khó khăn trong việc hoàn thành công việc.
- Thiếu kỹ năng giao tiếp: Nhiều nhân viên thiếu kỹ năng giao tiếp, không biết cách nói chuyện, lắng nghe và trao đổi thông tin một cách hiệu quả. Điều này gây khó khăn trong việc truyền đạt thông tin, đưa ra giải pháp và xử lý các tình huống phát sinh.
Bạn có thể làm gì?
Để cải thiện việc không kiềm chế được cảm xúc trong giao tiếp, đừng cấm nhân viên thể hiện ý kiến. Thay vào đó, hãy đưa cho nhân viên những cách điều chỉnh lời theo lý trí. Việc này có thể đến với nhân viên thông qua các khóa học hoặc những buổi training trực tiếp.
4. Cách xử lý các vấn đề trong giao tiếp trong doanh nghiệp
Tìm hiểu đối tượng giao tiếp và thích ứng với phong cách giao tiếp của họ
Việc giao tiếp là một yếu tố vô cùng quan trọng trong doanh nghiệp bởi vì nó ảnh hưởng đến khả năng của một tổ chức để đạt được các mục tiêu của mình, phát triển và tạo ra giá trị cho khách hàng.
Để thích ứng phong cách giao tiếp cho từng đối tượng giao tiếp, cần lưu ý một số điểm sau:
- Nghiên cứu đối tượng giao tiếp: trước khi giao tiếp, hãy nghiên cứu và hiểu rõ về đối tượng giao tiếp, bao gồm tuổi tác, trình độ học vấn, văn hóa, nghề nghiệp, tính cách, v.v.
- Sử dụng ngôn từ phù hợp: cần sử dụng ngôn từ phù hợp với đối tượng giao tiếp, tránh sử dụng từ ngữ khó hiểu, ngôn ngữ chuyên môn khi giao tiếp với đối tượng không có chuyên môn trong lĩnh vực đó.
- Hiểu và tôn trọng văn hoá, lối sống của đối tượng giao tiếp: cần hiểu và tôn trọng văn hoá, lối sống của đối tượng giao tiếp, tránh xúc phạm hoặc gây hiểu lầm với họ.
- Sử dụng phong cách giao tiếp phù hợp: phong cách giao tiếp phù hợp sẽ giúp bạn đạt được hiệu quả tốt nhất trong giao tiếp với đối tượng giao tiếp. Ví dụ, với đối tượng trẻ tuổi, có thể sử dụng phong cách giao tiếp năng động, hài hước, còn với đối tượng lớn tuổi, có thể sử dụng phong cách giao tiếp trang trọng, lịch sự.
- Chú ý đến cơ thể, ngôn ngữ phi ngôn từ: Cơ thể, ngôn ngữ phi ngôn từ như biểu cảm khuôn mặt, cử chỉ, giọng nói, v.v. cũng rất quan trọng trong giao tiếp và cần được sử dụng phù hợp với đối tượng giao tiếp.
Tìm hiểu phong cách giao tiếp của đối phương
Thể hiện sự tôn trọng và trung thực trong quá trình đàm phán
Trong quá trình đàm phán, sự tôn trọng và trung thực là hai yếu tố quan trọng để xây dựng mối quan hệ tốt giữa các bên tham gia đàm phán và đạt được kết quả tốt nhất cho cả hai bên. Dưới đây là một số cách để thể hiện sự tôn trọng và trung thực trong quá trình đàm phán:
- Lắng nghe kỹ: Chú ý lắng nghe những gì đối phương nói, đặc biệt là các yêu cầu và quan điểm của họ. Tránh gián đoạn, ngắt lời hoặc phát ngôn không đúng thời điểm.
- Hiểu quan điểm của đối phương: Cố gắng hiểu quan điểm của đối phương và thể hiện sự tôn trọng với quan điểm đó, cho dù bạn không đồng ý với nó. Hãy luôn thể hiện sự lịch sự và không bao giờ chỉ trích hoặc bác bỏ quan điểm của đối phương một cách khinh thường.
- Thể hiện sự chuyên nghiệp: Khi đàm phán, hãy thể hiện sự chuyên nghiệp và tôn trọng đối tác. Tránh sử dụng những từ ngữ hoặc hành động thiếu tôn trọng hoặc mang tính xúc phạm.
- Giữ gìn lời hứa: Luôn giữ gìn những lời hứa và cam kết mình đưa ra trong quá trình đàm phán. Nếu không thể thực hiện được, hãy giải thích rõ ràng và cố gắng tìm ra giải pháp khác.
- Thể hiện sự trung thực: Trong quá trình đàm phán, hãy thể hiện sự trung thực bằng cách không che giấu thông tin, không nói dối hoặc thao túng sự thật. Điều này giúp tạo ra một môi trường đàm phán minh bạch, tôn trọng và đáng tin cậy.
- Tôn trọng quyền lợi của đối phương: Trong quá trình đàm phán, hãy tôn trọng quyền lợi của đối phương và cố gắng tìm ra giải pháp lợi ích cho cả hai bên. Nếu bạn không thể đạt được sự đồng ý của đối phương, hãy trao đổi ý kiến một cách lịch sự và không bao giờ ép buộc hoặc đe dọa.
Tìm kiếm giải pháp thỏa đáng cho các tranh chấp
Để tìm kiếm giải pháp thỏa đáng cho các tranh chấp, bạn có thể thực hiện các bước sau:
- Tìm hiểu vấn đề: Bạn cần tìm hiểu và hiểu rõ các vấn đề và tranh chấp giữa các bên. Hãy lắng nghe tất cả các bên liên quan và xác định các vấn đề cụ thể mà họ đang gặp phải.
- Thu thập thông tin: Sau khi tìm hiểu vấn đề, hãy thu thập thêm thông tin về các quy định, quyền lợi và trách nhiệm liên quan đến vấn đề đó. Hãy tìm hiểu về các quy trình pháp lý và các tùy chọn giải quyết tranh chấp.
- Tìm kiếm giải pháp đối thoại: Bạn có thể giúp các bên đối thoại với nhau và cố gắng tìm kiếm các giải pháp thông qua thương lượng hoặc đàm phán. Hãy lắng nghe ý kiến của mỗi bên và đưa ra các đề xuất hợp lý để giải quyết tranh chấp.
- Tìm kiếm sự giúp đỡ từ bên thứ ba: Nếu các bên không thể đạt được thỏa thuận, bạn có thể tìm kiếm sự giúp đỡ từ một bên thứ ba như trọng tài hoặc một bên cấp trên. Sự can thiệp của bên thứ ba có thể giúp giải quyết tranh chấp một cách trung lập và công bằng.
- Tìm kiếm giải pháp pháp lý: Nếu không có giải pháp thỏa đáng nào có thể đạt được, bạn có thể cân nhắc đưa vấn đề ra tòa án hoặc tìm kiếm sự giúp đỡ từ luật sư. Hãy lưu ý rằng việc đưa ra tranh chấp ra tòa án có thể là một quá trình kéo dài và tốn kém.
Sử dụng các kỹ năng giao tiếp hiệu quả để giải quyết vấn đề một cách tốt nhất
Để giải quyết vấn đề một cách tốt nhất, bạn cần sử dụng các kỹ năng giao tiếp hiệu quả như sau:
- Lắng nghe chủ đề đối tượng: Hãy lắng nghe và hiểu vấn đề mà đối tượng đang đề cập trước khi trả lời hoặc đưa ra giải pháp. Nếu bạn không hiểu rõ vấn đề, hãy hỏi lại để đảm bảo rằng bạn đã hiểu đúng.
- Sử dụng ngôn ngữ phù hợp: Khi nói chuyện với người khác, hãy sử dụng ngôn ngữ phù hợp, tránh sử dụng từ ngữ phản cảm hoặc khiếm nhã. Hãy sử dụng từ ngữ tích cực để giải quyết vấn đề và tránh gây tranh cãi hoặc xúc phạm đối tác.
- Thể hiện sự quan tâm: Hãy thể hiện sự quan tâm đến vấn đề và đối tượng bằng cách hỏi thăm và lắng nghe họ. Nếu họ cảm thấy được sự quan tâm của bạn, họ sẽ dễ dàng hơn để nói chuyện và cùng bạn tìm ra giải pháp cho vấn đề.
- Đưa ra các giải pháp khả thi: Hãy đưa ra các giải pháp khả thi và hợp lý, và giải thích lý do tại sao chúng có thể hoạt động. Đồng thời, hãy lắng nghe và đồng ý với các ý kiến đóng góp của đối tượng để có thể đưa ra giải pháp tốt nhất.
- Giữ liên lạc: Sau khi đưa ra giải pháp, hãy giữ liên lạc với đối tượng để đảm bảo rằng giải pháp đó hoạt động hiệu quả và thực sự giải quyết được vấn đề. Nếu cần thiết, hãy đưa ra các điều chỉnh hoặc giải pháp mới để đạt được kết quả tốt nhất.
Như vậy bài viết trên đây Unica đã bật mí tới các bạn 5 vấn đề thường gặp với giao tiếp trong doanh nghiệp, mong rằng những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ hữu ích với bạn giúp cho bạn áp dụng thành công trong công việc của mình hơn. Với những vấn đề thường gặp trong công ty nếu bạn là người nắm chắc các kỹ năng mềm thì việc giải quyết này rất dễ dàng giúp bạn tự tin hơn.
Chúc các bạn thành công!
15/07/2019
6845 Lượt xem
![6 bí kíp vàng giúp bạn chế ngự sự tức giận và làm chủ cảm xúc](https://unica.vn/upload/landingpage/2297105837_6-bi-kip-vang-giup-ban-che-ngu-su-tuc-gian-va-lam-chu-cam-xuc_thumb.jpg)
6 bí kíp vàng giúp bạn chế ngự sự tức giận và làm chủ cảm xúc
Một trong những nguyên nhân khiến bạn không làm chủ được cảm xúc của bản thân chính là sự tức giận. Việc này ảnh hưởng rất lớn đến các mối quan hệ của bạn trong cuộc sống. Vậy cần làm gì để thoát khỏi cơn nóng giận? Những lưu ý nào để làm chủ cảm xúc của bản thân. Hãy cùng UNICA tham khảo những bí kíp dưới đây.
Thay đổi suy nghĩ theo hướng tích cực
Thật khó để có thể kiềm chế cảm xúc của bản thân mỗi khi tức giận. Việc chế ngự sự tức giận để kiềm chế, quản lý cảm xúc rất quan trọng. Cụ thể, những cảm xúc thường gặp trong công việc đó là: lo lắng, giận giữ, chán nản, thất vọng, không vui, không thoải mái.
Mọi sự việc đều có hai mặt của nó, mặt tích cực và tiêu cực. Bạn cho rằng thất bại là việc không thể chấp nhận được với bản thân. Việc suy nghĩ tiêu cực ảnh hưởng rất lớn đến cảm xúc của bạn. Cách làm chủ cảm xúc của bản thân lúc này chính là suy nghĩ vấn đề theo chiều hướng tích cực.
Bỏ qua những điều vụn vặt
Hãy tập cho bản thân thói quen sống lạc quan, vui vẻ, không chấp nhặt người khác. Cuộc sống bận rộn, có rất nhiều điều mà bạn cần phải suy nghĩ, vì thế đừng “nhặt” những điều vụn vặt và ghim vào lòng để nỗi đau càng lớn hơn.
Bỏ qua những điều vụn vặn, thay đổi suy nghĩ để kiểm soát cảm xúc
Làm chủ cảm xúc bằng cách đặt suy nghĩ của người khác về mình khi ai đó đưa ra những hành động hay phán xét làm bạn cảm thấy khó chịu. Hãy suy nghĩ lý do họ làm như vậy, cũng có thể họ đang muốn tốt cho bạn. Vì vậy, đừng quan tâm quá nhiều đến điều vụn vặt.
Nở một nụ cười làm chủ cảm xúc
Bạn cũng có thể nở một nụ cười để kiểm soát được cảm xúc của mình khi gặp căng thẳng, bực tức. Cho dù đó là một nụ cười gượng gạo, miễn cưỡng nhưng nó sẽ làm cho bạn thoải mái, dễ chịu hơn. Một cách rất đơn giản ai cũng có thể làm được dễ dàng. Chắc chắn bạn sẽ ngạc nhiên về công dụng của nó.
Bình tĩnh trong bất cứ hoàn cảnh nào
Khi gặp những khó khăn, thử thách, bạn thường mất bình tĩnh dẫn đến nổi nóng, thậm chí là tranh cãi, xung đột với người khác. Việc bạn cần làm ngay lúc này là giữ bình tĩnh để giải quyết những rắc rối trong cuộc sống. Nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện, khách quan. Kiềm chế được sự tức giận, sẽ giúp tinh thần bạn sẽ thoải mái hơn.
Cố gắng giữ bình tĩnh để giải quyết được vấn đề
Giải tỏa cảm xúc của bản thân
Cách kiềm chế tức giận tốt nhất là giải tỏa nó. Việc kiềm chế cảm xúc nóng giận quá lâu sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bạn. Vì vậy, hãy tìm cách giải tỏa cảm xúc của bản thân qua những việc đơn giản sau:
- Chia sẻ cảm xúc với người bạn tin tưởng như bố mẹ, người yêu hay bạn bè…
- Tập thể dục thường xuyên để hỗ trợ bộ não tập trung đồng thời giúp bạn kiềm chế cơn tức giận.
- Hơn nữa, tập thể dục mỗi ngày sẽ tăng cường được sức khỏe của bạn.
- Viết nhật ký nếu bạn chưa tin tưởng ai để chia sẻ cảm xúc. Đây là một nơi tuyệt vời cho bạn giải tỏa cảm xúc của bản thân mà không làm ảnh hưởng đến bất kỳ ai.
Với 6 bí kíp vàng mà UNICA đã chia sẻ ở trên, hy vọng khi áp dụng những bí quyết này, bạn sẽ làm chủ được cảm xúc của bản thân, tạo thêm được làn gió tươi mới trong cuộc sống. Mọi hành động chúng ta làm đều được chi phối bởi cảm xúc. Nếu bạn làm chủ được cảm xúc của mình, bạn sẽ làm chủ được mọi khía cạnh của cuộc sống: gia đình, sự nghiệp, tiền bạc, mối quan hệ… một cách tích cực, nâng cao được chất lượng cuộc sống.
15/07/2019
1447 Lượt xem
![Cẩm nang học giao tiếp tiếng Anh hiệu quả ngay tại nhà](https://unica.vn/media/imagesck/1712304909_thumbnail-cam-nang-hoc-giao-tiep.jpg?v=1712304909)
Cẩm nang học giao tiếp tiếng Anh hiệu quả ngay tại nhà
Thời kỳ hội nhập và phát triển, tiếng Anh là ngôn ngữ quan trọng để bạn hòa nhập vào cuộc sống hiện đại. Thế nhưng, thực tế hiện nay có rất nhiều người bỏ rất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc học tiếng Anh nhưng vẫn không mang lại hiệu quả. Vậy làm thế nào để học giao tiếp tiếng Anh hiệu quả? Hãy cùng UNICA tham khảo những cẩm nang “nhỏ nhưng có võ” dưới đây.
Phát âm đúng tiếng Anh
Phát âm là một trong những kỹ năng quan trọng bạn cần nắm khi học tiếng Anh. Bởi rào cản lớn nhất trong vấn đề giao tiếp bằng ngôn ngữ thứ hai chính là phát âm Hơn nữa, rất nhiều từ có cách phát âm gần giống nhau, làm cho bạn nhầm lẫn và phát âm sai như Angel (thiên thần) , Angle (góc trong hình học). Vì vậy bạn cần học phát âm chuẩn để giao tiếp tốt.
Để có thể “nói tiếng Anh như gió” với người bản xứ bạn hãy nắm rõ khái niệm âm, trọng âm...., Hãy tìm cho mình một người hướng dẫn tốt nhất để có thể phát âm chuẩn tiếng Anh nhất. Khi bạn đã phát âm thành thạo, bạn sẽ tự tin hơn khi giao tiếp. Vậy làm thế nào để phát âm chuẩn và tự tin phản xạ khi giao tiếp? Tuyệt đối đừng bỏ qua những bí quyết luyện phát âm với khóa học Phát âm tiếng Anh giọng Mỹ dành cho người Việt.
>> Bí quyết phát âm tiếng Anh chuẩn như người bản xứ
Dành thời gian luyện nghe
Một điều vô cùng quan trọng khi bạn muốn học tiếng Anh đó chính là luyện nghe mỗi ngày. Bạn không cần bỏ quá nhiều thời gian học nghe hàng ngày, hãy sắp xếp thời gian hợp lý để học, miễn sao bạn có thể tiếp nhận kiến thức một cách tối ưu nhất. Có rất nhiều cách luyện nghe đơn giản như nghe qua radio, video, hoặc nghe từ những người bạn khác. Nghe những bài hát tiếng Anh đơn giản và có phụ đề sẽ giúp bạn có thể làm quen được với các giọng điệu khác nhau từ những người bản xứ.
>> Bí kíp “thần thánh” cải thiện kỹ năng nghe tiếng Anh tuyệt đối
Nghe nhạc tiếng Anh là phương pháp để nâng cao trình độ học ngoại ngữ khá hiệu quả
Học giao tiếp tiếng Anh hiệu quả từ sự kiên trì
Luyện nói tiếng Anh trôi chảy là yếu tố cần thiết giúp bạn thành công trong giao tiếp. Bạn có thể luyện tập bằng cách nói chuyện với người bản xứ hoặc giao lưu với người có trình độ tiếng Anh tốt, họ có thể chỉ ra những lỗi sai trong cách phát âm và sửa cho bạn.
Cách luyện tập thứ hai cũng rất đơn giản, rèn luyện khả năng diễn đạt lưu loát. Bạn có thể viết nhật ký của mình bằng tiếng Anh. Ban đầu, hãy tập viết những câu ngắn, sau đó tập viết những câu dài hơn. Có thể khi mới bắt đầu, bạn sẽ gặp rất nhiều lỗi sai nhưng hãy cố gắng khắc phục bằng sự giúp đỡ của những người giỏi hơn. Hãy luyện tập cho đến khi nào bạn hài lòng về bản thân. Cứ như vậy bạn sẽ nâng cao trình độ tiếng Anh của mình hơn.
Viết nhật ký bằng tiếng Anh bạn sẽ tăng khả năng diễn đạt
Sử dụng tiếng Anh hằng ngày
Để vốn từ tiếng Anh của bạn không bị hao mòn theo thời gian hãy sử dụng tiếng Anh hàng ngày trong bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu. Học giao tiếp tiếng Anh thôi thì chưa đủ, bạn cần phải bắt tay vào thực hành thực tế mỗi ngày để tích lũy thêm “vốn” tiếng Anh của mình.
Để duy trì việc học tiếng Anh mỗi ngày mà không bị nhàm chán, bạn có thể chọn những phương thức học sau đây.
- Luyện tập tiếng Anh trong công việc khác: Tranh thủ lúc trên xe buýt, bạn có thể đọc một câu chuyện ngắn bằng tiếng Anh, hay vừa tập thể dục vừa nghe những bài hát tiếng Anh bạn yêu thích.
- Xem phim: Bạn có thể chọn những bộ phim tiếng Anh, xem cách họ diễn đạt rồi tập nói lại theo cảm xúc của nhân vật.
- Đọc sách: Đọc những câu chuyện văn học bằng tiếng Anh để cải thiện kỹ năng đọc – nói tiếng Anh của mình. Đồng thời, tăng thêm được nhiều từ vựng và nhiều kiến thức bổ ích khác.
Trên đây là những chia sẻ của UNICA nhằm giúp bạn học giao tiếp tiếng Anh thành công. Bên cạnh những yếu tố đó, bạn cần trau dồi cho mình thêm nhiều kiến thức và kỹ năng khác để hoàn thiện khả năng giao tiếp tiếng Anh hiệu quả.
Chúc bạn chinh phục tiếng Anh thành công!
>> 7 trang web học tiếng Anh miễn phí không thể bỏ qua
13/07/2019
1362 Lượt xem
![INTJ là gì? Những nghề phù hợp với nhóm tính cách INTJ](https://unica.vn/upload/landingpage/034817_intj-la-gi-nhom-tinh-cach-nay-phu-hop-voi-nganh-nghe-nao_thumb.jpg)
INTJ là gì? Những nghề phù hợp với nhóm tính cách INTJ
INTJ một trong những nhóm tính cách đặc biệt được các chuyên gia đánh giá cao về khả năng nhìn nhận cũng như giải quyết vẫn đề. Nhón tích cách này chiếm khoảng 2% dân số và nữa chiếm chỉ khoảng 0,8%. Vậy INTJ là gì? Đặc điểm ngành nghề phù hợp với những người thuộc nhóm INTJ là những gì? Cùng tìm hiểu dưới đây cùng UNICA nhé!
INTJ là gì?
Trong hệ thống tính cách của bảng trắc nghiệm MBTI, nhóm tính cách INTJ được xem là một trong dạng tính cách hiếm cũng như thú vị nhất. Họ thường là những người vô cùng thông minh và khá ẩn mình, đặc biệt là khuynh hướng không muốn người khác hiểu rõ bản thân mình.
“Mọt sách” được xem là những người đại diện tuyệt vời cho nhóm tính cách này, vì vậy, họ có tầm hiểu biết vô cùng rộng lớn ở nhiều lĩnh vực nên mọi người thường gán cho họ cái mác “biết tuốt”. Điểm đặc biệt của nhóm tính cách này là những thói quen được hình thành ngay từ khi còn nhỏ và thường không thay đổi ngay cả khi lớn lên hay chịu ảnh hưởng của môi trường sống.
Những người thuộc nhóm tính cách này thường được biết tới như một chuyên gia “thực thụ” trong một lĩnh vực nào đó thay vì “làm màu” rằng mình biết mọi thứ. Nhóm INTJ rất tự tin vào những gì họ biết vì vậy, nhóm tính cách này thường mang tính độc lập rất cao. Kết hợp với tính quyết đoán và sâu sắc giúp họ có thể trở thành một người lãnh đạo tuyệt vời.
Các INTJ thường được gọi là Quân Sư (Mastermind) bởi vì cách suy nghĩ đầy tính chiến lược. Các tên gọi khác của họ bao gồm: Nhà Khoa Học (The Scientist) hoặc Kiến Trúc Sư (The Architect),… Ngoài ra người có tính cách INTJ chỉ chiếm hơn 2% dân số thế giới, thậm chí INTJ nữ cũng chỉ có 0.5%?
Những nhà chiến lược của MBTI này thường sẽ sống theo chủ nghĩa hoàn hảo và thế giới nội tâm của họ vừa kín đáo, vừa phức tạp. Chính đặc điểm đặc biệt này là lý do khiến họ trở thành nhóm tính cách gần như hiếm nhất trên thế giới. Vì vậy nếu bạn biết mình thuộc nhóm tính cách này thì việc định hướng nghề nghiệp trong tương lai sẽ trở nên rất dễ dàng.
Nhóm INTJ có tính cách như thế nào?
Theo đánh giá của MBTI cho biết rằng chính xác khoảng 75% theo chỉ báo hướng dẫn đó, thông qua những câu hỏi trắc nghiệm. INTJ là một trong 16 kết quả loại tính cách được xác định bằng bốn chữ viết tắt ký tự đầu tiên (riêng iNtuition ngoại lệ vì I dùng cho Introversion) như dưới đây:
Intj hợp với nhóm tính cách nào?
- Introversion: Ưa thích hướng nội nên thường có xu hướng thích sự yên tĩnh, chỉ thích tương tác với những người bạn thân thiết. Việc tiếp xúc xã hội với những người không quen khiến họ tổn thất nhiều năng lượng.
- iNtuition: Dùng trực giác nhiều hơn là cảm nhận cụ thể, vì vậy họ tập trung sự chú ý vào bức tranh toàn cảnh hơn là những chi tiết nhỏ nhặt, cũng như là những điều có thể xảy ra trong tương lai hơn là chú ý vào thực tại.
- Thinking: Suy nghĩ lý trí hơn là cảm xúc, xu hướng coi trọng các tiêu chí khách quan hơn là sở thích cá nhân. Khi đưa ra một quyết định thì thường dựa vào sự logic hơn là yếu tố xã hội.
- Judgement: Họ đánh giá một cách rất nguyên tắc và khả năng dự đoán của mình, sớm lập kế hoặch và tuân thủ theo nó thay vì là những quyết định tự phát, linh hoạt.
Intj là người như thế nào? Người có tính cách INTJ thường được nhiều người nể phục và đồng thuận tuyệt đối với những ý kiến họ đưa ra đồng thời họ có kỹ năng tư duy logic rất tốt.Tuy nhiên đây cũng là một điều cản trở khả năng lắng nghe và trau dồi bản thân. Bởi họ không dễ bị ảnh hưởng vởi những quan điểm của người khác và có xu hướng họ không quan tâm tới những chủ đề mà họ không cần thiết phải biết.
Trái ngược với sự tự tin trong cuộc sống hay công việc, nhóm INTJ thường rất khó khăn trong việc dung hòa các mối quan hệ tình cảm. Đặc biệt, họ không thể làm chủ các cuộc hẹn lãng mạn hay làm thế nào để bắt đầu cuộc hẹn một cách hoàn hảo. Tuy nhiên, họ lại rất tôn trọng và chăm sóc tốt cho những người thân quen của mình.
Điểm mạnh và điểm yếu của INTJ
Điểm mạnh
- Nhanh nhạy và linh hoạt: Những người INTJ họ luôn trau dồi kỹ năng , kiến thức cho bản thân. Đặc biệt khả năng giải quyết các vấn đề luôn nhanh chóng và tỉ mỉ
- Tự tin vào bản thân: Họ rất sẵn sàng nói lên ý kiến bản thân của mình
- Sáng tạo và có chiến lược
- Chăm chỉ và quyết tâm: Trường hợp đối mặt với nhiều vấn đề lớn họ luôn kiên nhẫn, chăm chỉ để giải quyết
- Trung thực: Sẽ không quá ngạc nhiên khi các INTJ thẳng thắn bày tỏ quan điểm, họ bỏ phiếu cho sự trung thực và thực tế.
Điểm mạnh và điểm yếu của INTJ
Điểm yếu của INTJ
- Thiếu sự đồng cảm: Sự thẳng thắn của INTJ đôi khi sẽ vô tình làm tổn thương những người xung quanh
- Có xu hướng luôn tự tin là mình đúng
- Phán xét: Những người cá tính như INTJ thường đi đến kết luận nhanh chóng
- Kiêu ngạo: Một số INTJ chưa trưởng thành thể hiện sự tự tin thái quá trong khi ranh giới giữa kiêu ngạo và tự tin rất mong manh, khủng hoảng tinh thần.
- Cầu toàn: Do bản chất tỉ mỉ, yêu cầu cao, mọi thứ phải chính xác. Đây chính là điểm yếu của INTJ dẫn đến trong công việc tiến độ sẽ không được đảm bảo.
- Không sẵn lòng chấp nhận sự chê trách của người khác và hơi ích kỷ
Lựa chọn nghề nghiệp phù hợp cho nhóm tính cách INTJ
Các INTJ thường muốn được làm việc trong các lĩnh vực mà họ hiểu rõ và tự tin nhất. Intj nghề nghiệp điển hình của nhóm tính cách này có liên quan đến kỹ thuật và khoa học bởi sự thông minh, khả năng tư duy logic và đòi hỏi sự chính xác cũng như yêu cầu công việc cao.
Intj làm nghề gì?
- Những người thuộc nhóm INTJ có giác quan rất nhạy cảm và cái nhìn vô cùng sâu sắc trong nhiều khía cạnh, điều này sẽ giúp họ thành công trong các lĩnh vực pháp luật hay điều tra hình sự. Họ rất công minh và hành động theo lý tính nên ít bị ảnh hưởng bởi cảm xúc và các yếu tố bên ngoài.
- Điểm đặc biệt của nhóm tính cách này là khả năng đưa ra ý tưởng tuyệt vời. Họ luôn là người tháo gỡ các khúc mắc và đưa ra cách xử lý tuyệt vời nếu công việc của bạn đang đi vào thế “bí”. Vì vậy, những người thuộc nhóm INTJ có thể trở thành những người quân sư hay đánh giá dự án tuyệt vời.
- Thường gánh vác những trách nhiệm rất lớn nhưng nhóm tính cách INTJ thường ít tham gia các vai trò như người lãnh đạo bởi họ thường muốn là người đứng sau theo dõi và đánh giá quá trình cũng như mong muốn trở thành chiến lược gia giỏi thay vì tranh giành chức vụ với những người khác.
Dưới đây là một số công việc tham khảo cho Intj nữ nghề nghiệp và nam:
- Nhà hoạch định chiến lược và xây dựng tổ chức công ty
- Lãnh đạo quân đội
- Nhà khoa học
- Bác sĩ y khoa/ nha sĩ
- Kỹ sư
- Quản trị kinh doanh / nhà quản lý
- Thẩm phán
- Luật sư
- Lập trình viên máy tính, nhà phân tích hệ thống và chuyên gia máy tính
- Giáo sư và giáo viên...
Những người thuộc INTJ nổi tiếng
Những người thuộc INTJ nổi tiếng
Nhìn vào những gương mặt nổi tiếng sau đây, bạn sẽ có cái nhìn rõ hơn về các INTJ và sự thật rằng họ có tầm ảnh hưởng rất lớn tới nhân loại.
- Vladimir Putin - Tổng thống Nga
- Mark Zuckerberg, là nhà sáng lập Facebook
- John F. Kennedy, cựu tổng thống Mỹ
- Arnold Schwarzenegger, là diễn viên và cựu thống đốc California
- Stephen Hawking
- Elon Musk
- Vladimir Lenin
- James Cameron
- Jay-Z
- Jodie Foster
- Hillary Clinton…
Theo số liệu thực tế, INTJ là một trong những nhóm tính cách có thu nhập khủng nhất trong MBTI. Ngay từ khi còn trên ghế nhà trường, họ đã là những người có điểm số cao nhất. Chính họ cũng là những người coi trọng thành tích, nên họ luôn có tham vọng gặt hái càng nhiều càng tốt từ độ tuổi rất trẻ.
Nhìn vào danh sách những người nổi tiếng là INTJ, bạn hoàn toàn có thể hiểu tại sao họ lại được coi là những nhà lãnh đạo bẩm sinh và khác người một cách rất đặc biệt.
Tổng kết
Unica mong rằng qua bài viết này bạn đã có cho mình kiến thức cơ bản về nhóm tính các INTJ là gì? từ đó có thể nhận định và phán đoán được đặc điểm tính cách cụ thể của những người thuộc nhóm này. Mời bạn đọc khám phá thêm những khoá học kỹ năng mềm để có được nhiều kiến thức cũng như kỹ năng xử lý mọi tình huống trong công việc và đời sống nhạy bén hơn.
Chúc bạn thành công!
13/07/2019
7911 Lượt xem
![5 bí quyết 'thần sầu' giúp bạn tự tin giao tiếp trong cuộc sống](https://unica.vn/upload/landingpage/2289035614_ 5-bi-quyet-than-sau-giup-ban-tu-tin-giao-tiep-trong-cuoc-song_thumb.jpg)
5 bí quyết 'thần sầu' giúp bạn tự tin giao tiếp trong cuộc sống
Giao tiếp là một yếu tố quan trọng không thể thiếu quyết định đến thành công trong cuộc sống. Tuy nhiên, làm thế nào để có thể Tự tin giao tiếp thì không phải ai cũng biết.Vì vậy, hãy cùng UNICA tham khảo 5 bí quyết tự tin giao tiếp dưới đây.
Phát huy điểm mạnh của mình
Thông thường, mỗi người đều có những điểm mạnh và điểm yếu riêng. Vì vậy, nếu bạn có năng khiếu về một môn thể thao hay một nghệ thuật nào đó thì bạn nên tham gia những khóa học để phát huy sở trường của mình. Bên cạnh đó, hãy cố gắng kết bạn với những thành viên trong khóa học - những người có cùng sở thích giống bạn. Đây là môi trường tuyệt vời để bạn rèn luyện sự tự tin giao tiếp. Đồng thời, hãy chia sẻ niềm đam mê của bạn với mọi người.
Chú ý đến trang phục và cử chỉ
Trong giao tiếp, yếu tố tác phong ảnh hưởng rất lớn đến sự tự tin của con người. Nếu kỹ năng ứng xử của bạn không được tốt thì bạn nên cố gắng hoàn thiện để bản thân tự tin hơn, cũng như tạo được sự thoải mái trong mắt người đối diện. Khi giao tiếp bạn cần thỏa mái, tự nhiên, đứng thẳng và hướng mắt về đối tượng.
Xây dựng sự tự tin giao tiếp bằng cách chỉn chu vào cách ăn mặc. Mỗi ngày, bạn nên dành một ít thời gian trau chuốt lại bề ngoài để đẹp hơn trong mắt mọi người. Bạn không cần phải chi quá nhiều tiền cho những bộ cánh mới, chỉ cần bạn ăn mặc sạch sẽ gọn gàng, phù hợp với bản thân để tạo thiện cảm cho mọi người.
Tác phong và cách ăn mặc lịch sự gọn gàng giúp bạn tự tin khi giao tiếp
Chú tâm hơn trong ánh nhìn để tự tin giao tiếp
Nhiều người thường có thói quen tránh nhìn vào ánh mắt người khác khi giao tiếp, tuy nhiên đây là một cử chỉ không tốt và bạn nên tránh làm điều này. Thực tế, việc khắc phục vấn đề này không khó, chỉ cần bạn chú ý đến ánh mắt của mình.
Một cách đơn giản để bạn có thể giảm nỗi sợ khi nhìn vào mắt người khác đó là bạn có thể nhìn chếch lên phía trên trán của người đối diện hoặc nhìn vào phần tam giác ở đôi mắt và cánh mũi. với cách điều chỉnh ánh mắt này bạn sẽ tạo được sự tự tin cho mình và gây được thiện cảm với đối phương.
Nói lên ý kiến, suy nghĩ của mình
Bạn có nhiều ý tưởng sáng tạo, có nhiều kế hoạch hay nhưng trong cuộc họp bạn không dám trình bày những ý kiến của bản thân. Bạn muốn nói lên suy nghĩ của mình nhưng sợ bị mọi người chê cười. Điều đó vô tình sẽ làm cho bạn tự ti, rụt rè hơn. Hãy đập tan nỗi sợ đó, mạnh dạn đứng lên phát biểu ý kiến và lắng nghe những góp ý để hình thành sự tự tin giao tiếp.
Mạnh dạn đứng lên phát biểu ý kiến giúp tăng sự tự tin khi giao tiếp
Tiếp nhận, đáp lại lời khen
Khi bạn nhận được một lời khen từ ai đó có nghĩa là họ đang ấn tượng một điều gì đó ở bạn. Phản ứng lại lời khen đó bằng sự chân thành, nhã nhặn, lịch sự và đừng quên nói lời cảm ơn đến họ. Họ sẽ nhận thấy sự cảm kích từ bạn, hãy tìm cách khen lại họ để họ tiếp tục dành cho bạn tình cảm tốt và hiển nhiên họ sẽ thấy bạn đang toát lên vẻ tự tin.
Với 5 bí quyết tự tin giao tiếp mà UNica đã chia sẻ trên đây, chắc hẳn bạn đã rút ra nhiều bài học cho mình để thành công trong giao tiếp. Tuy nhiên, khi giao tiếp có những tình huống bất ngờ xảy ra mà bạn không biết cách xử lý như thế nào, dẫn đến sự rạn nứt trong các mối quan hệ. Vì vậy, bạn nên bổ sung thêm nhiều Kỹ năng giao tiếp và ứng xử hiệu quả cho bản thân nhằm có thể xử lý các tình huống khéo léo và xây dựng nhiều mối quan hệ.
Chúc bạn thành công!
>> 5 nguyên tắc trong kỹ năng giao tiếp giúp bạn thành công 100%
>> Bạn có đang xây dựng cho mình một phong cách giao tiếp tốt nhất?
>> Top 4 phép lịch sự trong giao tiếp giúp bạn dễ dàng chinh phục đối phương
13/07/2019
634 Lượt xem
![Quy trình xây dựng đội nhóm kinh doanh gắn kết phát triển](https://unica.vn/upload/landingpage/094258_quy-trinh-xay-dung-doi-nhom-kinh-doanh-gan-ket-hieu-qua_thumb.jpg)
Quy trình xây dựng đội nhóm kinh doanh gắn kết phát triển
Quy trình xây dựng quản lý đội nhóm kinh doanh gắn kết và hiệu quả là một trong những nhiệm vụ không hề dễ dàng với bất cứ một người quản lý kinh doanh nào.
Những nghiên cứu và thực tế cho thấy hiện nay chỉ có dưới 30% nhân viên kinh doanh tham gia đến cùng cho một dự án. Nhiệm kỳ trung bình đối với mỗi nhân viên cũng giảm xuống đáng kể. Điều này cũng khiến năng suất kinh doanh giảm xuống, doanh nghiệp cũng tiêu tốn đến 150% lương của nhân viên cũ để tìm được người thay thế. Thực trạng này cho thấy việc xây dựng đội nhóm kinh doanh gắn kết và hiệu quả là một thách thức khá lớn đối với doanh nghiệp.
Bài viết dưới đây là quy trình xây dựng đội nhóm kinh doanh thành công gắn kết và hiệu quả dành cho bạn.
1. Tại sao quy trình xây dựng đội nhóm kinh doanh quan trọng?
Tạo một đội nhóm kinh doanh chuyên nghiệp
Quy trình xây dựng đội nhóm kinh doanh là rất quan trọng để tạo ra một đội nhóm kinh doanh chuyên nghiệp. Điều này giúp tăng khả năng thành công trong kinh doanh và giúp tăng cường mối quan hệ với khách hàng, đối tác, cũng như đối thủ cạnh tranh.
Một quy trình xây dựng đội nhóm kinh doanh chuyên nghiệp thông thường bao gồm:
- Xác định mục tiêu và kế hoạch kinh doanh: Bạn cần xác định rõ mục tiêu và kế hoạch kinh doanh của công ty để đưa ra kế hoạch xây dựng đội nhóm kinh doanh phù hợp.
- Định hướng và phân công công việc: Bạn cần phân công công việc cho các thành viên trong đội nhóm dựa trên khả năng, kinh nghiệm và mục tiêu của công ty. Đồng thời, cần định hướng cho các thành viên trong đội nhóm để họ có thể hiểu rõ công việc của mình và tham gia tích cực vào quá trình kinh doanh.
- Tuyển dụng và lựa chọn nhân sự: Bạn cần tuyển dụng những ứng viên có kỹ năng, kinh nghiệm và tính cách phù hợp với văn hóa công ty và mục tiêu kinh doanh.
- Đào tạo và phát triển nhân viên: Bạn cần đào tạo và phát triển các thành viên trong đội nhóm để họ có thể đáp ứng yêu cầu công việc và phát triển nghề nghiệp của mình.
- Tạo môi trường làm việc tích cực: Bạn cần tạo ra một môi trường làm việc tích cực, tạo động lực cho các thành viên trong đội nhóm để họ có thể phát triển tốt nhất.
- Đánh giá và cải tiến: Bạn cần đánh giá thường xuyên quá trình hoạt động của đội nhóm để đưa ra các cải tiến và điều chỉnh phù hợp với tình hình thị trường và mục tiêu kinh doanh.
Kinh doanh đội nhóm là gì? Cách xây dựng đội nhóm gắn kết và hiệu quả
Tăng tính hiệu quả và năng suất cho doanh nghiệp
Quy trình xây dựng đội nhóm kinh doanh là rất quan trọng để tăng tính hiệu quả và năng suất cho doanh nghiệp. Việc xây dựng một đội nhóm kinh doanh chuyên nghiệp không chỉ giúp tăng doanh số bán hàng mà còn giúp cải thiện hình ảnh và uy tín của công ty trên thị trường.
Dưới đây là một số lợi ích của quy trình xây dựng đội nhóm kinh doanh chuyên nghiệp:
- Tăng khả năng đưa ra quyết định đúng đắn: Khi có một đội nhóm kinh doanh chuyên nghiệp, các quyết định sẽ được đưa ra sau khi đã cân nhắc kỹ lưỡng và có sự đồng thuận của đa số các thành viên trong đội nhóm. Điều này giúp đưa ra các quyết định đúng đắn và giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp.
- Tăng tính chuyên nghiệp và uy tín của công ty: Một đội nhóm kinh doanh chuyên nghiệp không chỉ đảm bảo tính chuyên nghiệp trong hoạt động kinh doanh mà còn tạo ra một hình ảnh tốt cho công ty, giúp tăng uy tín và độ tin cậy của công ty trên thị trường.
- Tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp: Khi có một đội nhóm kinh doanh chuyên nghiệp, doanh nghiệp sẽ có thể cạnh tranh mạnh mẽ hơn trên thị trường và có thể chiếm được thị phần lớn hơn.
- Tăng năng suất và hiệu quả làm việc: Đội nhóm kinh doanh chuyên nghiệp sẽ làm việc hiệu quả hơn và đạt được năng suất cao hơn, giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu kinh doanh đề ra.
- Tăng khả năng giải quyết vấn đề: Một đội nhóm kinh doanh chuyên nghiệp sẽ có khả năng giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình kinh doanh nhanh chóng và chính xác hơn, giúp đảm bảo hoạt động kinh doanh được duy trì ổn định.
Nâng cao chất lượng dịch vụ và hỗ trợ khách hàng
Quy trình xây dựng đội nhóm kinh doanh chuyên nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ và hỗ trợ khách hàng của doanh nghiệp. Điều này có thể đem lại những lợi ích sau:
- Tăng khả năng giải quyết vấn đề: Một đội nhóm kinh doanh chuyên nghiệp sẽ có khả năng giải quyết các vấn đề của khách hàng nhanh chóng và chính xác hơn, giúp khách hàng hài lòng và tăng độ tin cậy của doanh nghiệp.
- Nâng cao chất lượng dịch vụ: Đội nhóm kinh doanh chuyên nghiệp có khả năng tư vấn và giải đáp các thắc mắc của khách hàng một cách chuyên nghiệp, giúp nâng cao chất lượng dịch vụ và đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng.
- Tạo sự tín nhiệm của khách hàng: Một đội nhóm kinh doanh chuyên nghiệp sẽ giúp khách hàng cảm thấy an tâm và tin tưởng hơn khi giao dịch với doanh nghiệp, từ đó tạo sự tín nhiệm và duy trì mối quan hệ lâu dài với khách hàng.
- Tăng doanh số bán hàng: Đội nhóm kinh doanh chuyên nghiệp có khả năng tư vấn và giải đáp các thắc mắc của khách hàng một cách tốt hơn, giúp khách hàng đưa ra quyết định mua hàng nhanh chóng hơn, từ đó tăng doanh số bán hàng cho doanh nghiệp.
- Tạo nên điểm khác biệt của doanh nghiệp: Nếu doanh nghiệp có một đội nhóm kinh doanh chuyên nghiệp, nó sẽ tạo nên điểm khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Điều này giúp doanh nghiệp thu hút được nhiều khách hàng hơn và củng cố vị thế của mình trên thị trường.
Tạo dựng thương hiệu và tăng doanh số bán hàng
Quy trình xây dựng đội nhóm chuyên nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc tạo dựng thương hiệu và tăng doanh số bán hàng cho doanh nghiệp. Sau đây là một số lợi ích của việc xây dựng đội nhóm kinh doanh chuyên nghiệp:
- Tạo dựng thương hiệu: Một đội nhóm kinh doanh chuyên nghiệp giúp xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp bằng cách truyền tải thông tin và giá trị sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp đến khách hàng một cách chuyên nghiệp. Điều này giúp tạo niềm tin và sự tin tưởng từ khách hàng đối với thương hiệu của doanh nghiệp.
- Tăng doanh số bán hàng: Một đội nhóm kinh doanh chuyên nghiệp có khả năng tư vấn và giải đáp các thắc mắc của khách hàng một cách chuyên nghiệp, giúp khách hàng đưa ra quyết định mua hàng nhanh chóng hơn. Từ đó, doanh nghiệp có thể tăng doanh số bán hàng và doanh thu.
- Tạo sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh: Nếu doanh nghiệp có một đội nhóm kinh doanh chuyên nghiệp, nó sẽ tạo ra sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Điều này giúp doanh nghiệp thu hút được nhiều khách hàng hơn và củng cố vị thế của mình trên thị trường.
- Tăng tính chuyên nghiệp: Một đội nhóm kinh doanh chuyên nghiệp giúp tăng tính chuyên nghiệp của doanh nghiệp. Những người làm việc trong đội nhóm này thường được đào tạo và có kiến thức sâu rộng về sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp, giúp họ tư vấn và giải đáp thắc mắc của khách hàng một cách chuyên nghiệp.
- Tạo sự tín nhiệm của khách hàng: Một đội nhóm kinh doanh chuyên nghiệp giúp tạo sự tín nhiệm của khách hàng đối với doanh nghiệp. Khách hàng sẽ tin tưởng hơn khi giao dịch với một đội nhóm kinh doanh chuyên nghiệp và cảm thấy họ được đối xử một cách tốt và chuyên nghiệp. Điều này sẽ giúp khách hàng quay lại mua hàng và giới thiệu doanh nghiệp cho người khác, góp phần tăng doanh số bán hàng và xây dựng thương hiệu.
- Tăng khả năng giữ chân khách hàng: Một đội nhóm kinh doanh chuyên nghiệp có khả năng tìm hiểu nhu cầu và mong muốn của khách hàng, từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp để giải quyết vấn đề của khách hàng. Điều này giúp tăng khả năng giữ chân khách hàng, tránh khách hàng chuyển sang đối thủ cạnh tranh.
Tăng cường tinh thần đồng đội: Xây dựng một đội nhóm kinh doanh chuyên nghiệp giúp tăng cường tinh thần đồng đội, khả năng làm việc nhóm hiệu quả và gắn kết giữa các thành viên. Những người làm việc trong đội nhóm cùng chia sẻ mục tiêu và hoạt động để đạt được mục tiêu đó, từ đó giúp tăng hiệu quả và năng suất làm việc.
Xây dựng tinh thần làm việc nhóm là yếu tố quan trọng trong quá trình xây dựng đội nhóm
2. Những yếu tố quan trọng trong quy trình xây dựng đội nhóm kinh doanh
Định hướng rõ ràng và mục tiêu cụ thể
Định hướng rõ ràng và mục tiêu cụ thể là những yếu tố rất quan trọng trong quá trình xây dựng đội nhóm kinh doanh. Việc này giúp đảm bảo rằng các thành viên trong đội nhóm đều có chung một mục tiêu và định hướng rõ ràng để đạt được mục tiêu đó.
Một số lợi ích của việc định hướng rõ ràng và mục tiêu cụ thể trong quy trình xây dựng đội nhóm kinh doanh bao gồm:
- Giúp tập trung nỗ lực: Khi mục tiêu rõ ràng, các thành viên trong đội nhóm sẽ dễ dàng hình dung và tập trung nỗ lực để đạt được mục tiêu đó.
- Giúp phân công công việc hiệu quả: Khi mục tiêu được xác định rõ ràng, các thành viên trong đội nhóm có thể được phân công công việc cụ thể dựa trên sở trường và kỹ năng của mỗi người.
- Tăng động lực: Mục tiêu rõ ràng và mục tiêu cụ thể có thể tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh giữa các thành viên trong đội nhóm, tăng động lực và giúp mọi người đạt được thành tích cao hơn.
- Tạo sự tin tưởng: Khi các thành viên trong đội nhóm đều biết mục tiêu và định hướng rõ ràng của nhóm, họ sẽ tin tưởng lẫn nhau hơn và cảm thấy yên tâm hơn khi làm việc với nhau.
Vì vậy, trong quy trình xây dựng đội nhóm kinh doanh, việc định hướng rõ ràng và mục tiêu cụ thể là rất quan trọng và nên được đặc biệt chú trọng để đảm bảo sự thành công của đội nhóm.
Tổng hợp kỹ năng phù hợp vị trí trong đội nhóm kinh doanh
Dưới đây là một số kỹ năng quan trọng mà một người phải có để phù hợp với vị trí trong đội nhóm kinh doanh:
- Kỹ năng giao tiếp: Kỹ năng giao tiếp là yếu tố quan trọng trong việc liên lạc với khách hàng, đồng nghiệp và các bên liên quan khác. Một người trong đội nhóm kinh doanh cần có khả năng giao tiếp rõ ràng, thuyết phục và hiệu quả.
- Kỹ năng lãnh đạo: Kỹ năng lãnh đạo là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự thăng tiến của đội nhóm kinh doanh và đạt được mục tiêu kinh doanh. Người trong đội nhóm cần có khả năng dẫn dắt, phân phối công việc, tạo động lực và đưa ra quyết định đúng đắn.
- Kỹ năng tổ chức: Kỹ năng tổ chức là yếu tố quan trọng để quản lý thời gian và tài nguyên của đội nhóm kinh doanh. Người trong đội nhóm cần có khả năng lập kế hoạch, theo dõi tiến độ và tổ chức công việc một cách hiệu quả.
- Kỹ năng tư duy phản biện: Kỹ năng tư duy phản biện giúp người trong đội nhóm kinh doanh có thể tìm ra những giải pháp sáng tạo và đưa ra quyết định đúng đắn. Họ cần có khả năng suy nghĩ phản biện, đưa ra những câu hỏi chính xác và tìm kiếm thông tin để đưa ra quyết định đúng đắn.
- Kỹ năng đàm phán: Kỹ năng đàm phán là yếu tố quan trọng để đạt được các thỏa thuận và giải quyết những tranh chấp trong công việc kinh doanh. Người trong đội nhóm cần có khả năng thương lượng, đàm phán và giải quyết mâu thuẫn một cách hợp lý.
- Kỹ năng kinh doanh: Kỹ năng kinh doanh là yếu tố quan trọng để đưa ra những quyết định kinh doanh đúng đắn và đạt được mục tiêu kinh doanh. Người trong đội nhóm cần có kiến thức về lĩnh vực kinh doanh, hiểu về thị trường, khách hàng và đối thủ cạnh tranh để có thể đưa ra chiến lược kinh doanh cũng như chiến lược nhóm phù hợp.
- Kỹ năng quản lý khách hàng: Kỹ năng quản lý khách hàng là yếu tố quan trọng để duy trì và phát triển mối quan hệ với khách hàng. Người trong đội nhóm cần có khả năng xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng, hiểu được nhu cầu và mong muốn của khách hàng, và cung cấp cho họ giải pháp và dịch vụ phù hợp.
Tạo môi trường làm việc tích cực và động lực
Tạo môi trường làm việc tích cực và động lực là yếu tố quan trọng trong quy trình xây dựng đội nhóm kinh doanh. Một môi trường làm việc tích cực và động lực sẽ giúp đội nhóm kinh doanh tăng cường sự hợp tác, đạt được mục tiêu kinh doanh và phát triển các kỹ năng cần thiết để thành công trong lĩnh vực này. Sau đây là một số cách để tạo ra một môi trường làm việc tích cực và động lực cho đội nhóm kinh doanh:
- Điều hành theo mục tiêu chung: Đội nhóm kinh doanh cần phải có một mục tiêu chung rõ ràng và được các thành viên hiểu rõ, để họ biết rằng công việc của mình đóng góp vào mục tiêu đó. Khi mọi người cùng hướng tới cùng một mục tiêu, họ sẽ cảm thấy tích cực và động lực để hoàn thành nhiệm vụ của mình.
- Tạo một không gian làm việc thoải mái: Tạo ra một không gian làm việc thoải mái với đầy đủ ánh sáng và không gian mở để tạo ra không khí làm việc tích cực. Điều này sẽ giúp các thành viên đội nhóm kinh doanh cảm thấy thoải mái và tập trung vào công việc của họ.
- Khuyến khích sự đóng góp và trao đổi ý kiến: Khuyến khích sự đóng góp ý kiến của tất cả các thành viên trong đội nhóm kinh doanh, đảm bảo rằng mọi người có cơ hội để thảo luận về ý tưởng và đóng góp ý kiến của mình. Điều này sẽ giúp các thành viên đội nhóm kinh doanh cảm thấy được đánh giá cao và có cảm giác tham gia tích cực vào quá trình làm việc.
- Cung cấp đào tạo và hỗ trợ: Cung cấp đào tạo và hỗ trợ cho các thành viên đội nhóm kinh doanh, giúp họ phát triển kỹ năng và nâng cao kiến thức của mình. Điều này sẽ giúp các thành viên đội nhóm kinh doanh cảm thấy được đầu tư và có sự tiến bộ trong công việc của họ.
Trưởng nhóm có vài trò quan trọng trong quy trình xây dựng đội nhóm
Quản lý hiệu quả và giám sát đội nhóm kinh doanh
Quản lý hiệu quả và giám sát đội nhóm kinh doanh là yếu tố quan trọng trong quá trình xây dựng đội nhóm kinh doanh để đạt được mục tiêu kinh doanh. Dưới đây là một số lời khuyên để quản lý hiệu quả và giám sát đội nhóm kinh doanh:
Thiết lập mục tiêu rõ ràng: Trước khi bắt đầu quản lý đội nhóm kinh doanh, hãy đặt ra mục tiêu rõ ràng và cụ thể cho đội nhóm kinh doanh. Mục tiêu này sẽ giúp đội nhóm kinh doanh có hướng đi rõ ràng và đạt được kết quả cao hơn.
Tạo ra một kế hoạch làm việc: Sau khi đặt ra mục tiêu, hãy tạo ra một kế hoạch làm việc chi tiết để đạt được mục tiêu đó. Kế hoạch này nên được thảo luận và đồng thuận với đội nhóm kinh doanh để đảm bảo sự hiệu quả cao nhất.
Định kỳ họp và báo cáo: Tổ chức các cuộc họp định kỳ và yêu cầu các thành viên đội nhóm kinh doanh báo cáo tiến độ công việc của họ. Việc này giúp quản lý hiểu rõ được tiến độ làm việc của đội nhóm kinh doanh và có thể giúp đưa ra các điều chỉnh khi cần thiết.
Cung cấp hỗ trợ và động viên: Quản lý cần cung cấp hỗ trợ và động viên đội nhóm kinh doanh khi họ gặp khó khăn trong công việc. Việc động viên và hỗ trợ đội nhóm kinh doanh sẽ giúp họ cảm thấy được động viên và tiếp tục nỗ lực trong công việc của mình.
Giám sát và đánh giá: Quản lý cần giám sát và đánh giá công việc của đội nhóm kinh doanh để đảm bảo rằng mọi thành viên đều hoàn thành công việc của mình đúng hạn và đạt được kết quả cao nhất. Việc đánh giá này cũng giúp đội nhóm kinh doanh nhận biết được điểm mạnh và điểm cần cải thiện của mình, từ đó phát triển kỹ năng và nâng cao hiệu suất làm việc.
3. Các bước quy trình xây dựng đội nhóm kinh doanh
Bước 1: Phân tích nhu cầu và yêu cầu công việc
Để xây dựng một đội nhóm kinh doanh hiệu quả, trước hết bạn cần phân tích nhu cầu và yêu cầu công việc của đội nhóm. Sau đây là một số yếu tố cần được xem xét:
- Mục tiêu kinh doanh: Đội nhóm kinh doanh cần được thiết kế để đáp ứng mục tiêu kinh doanh của công ty. Nếu mục tiêu của công ty là tăng trưởng doanh số, thì đội nhóm kinh doanh sẽ cần tập trung vào việc tìm kiếm khách hàng mới và phát triển mối quan hệ với khách hàng hiện có.
- Thị trường và ngành nghề: Yêu cầu công việc của đội nhóm kinh doanh cũng phụ thuộc vào thị trường và ngành nghề mà công ty hoạt động. Ví dụ, nếu công ty hoạt động trong ngành công nghệ, đội nhóm kinh doanh cần có kiến thức về công nghệ và kỹ năng tư vấn khách hàng về các giải pháp công nghệ.
- Khách hàng mục tiêu: Đội nhóm kinh doanh cần hiểu rõ về khách hàng mục tiêu của công ty. Điều này bao gồm các thông tin về độ tuổi, giới tính, thu nhập, sở thích, v.v... Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng mục tiêu, đội nhóm kinh doanh cần có khả năng tìm kiếm thông tin khách hàng, nắm bắt nhu cầu của khách hàng và đề xuất các giải pháp phù hợp.
- Kỹ năng và kinh nghiệm: Đội nhóm kinh doanh cần có các kỹ năng và kinh nghiệm phù hợp với yêu cầu công việc của họ. Điều này bao gồm các kỹ năng giao tiếp, kỹ năng đàm phán, kỹ năng bán hàng, kỹ năng quản lý thời gian, v.v... Ngoài ra, đội nhóm kinh doanh cần có kinh nghiệm trong việc xử lý các vấn đề khác nhau trong quá trình bán hàng.
- Tổ chức và quản lý: Để đảm bảo hiệu quả của đội nhóm kinh doanh, công ty cần phải đảm bảo tổ chức và quản lý đội nhóm kinh doanh một cách chuyên nghiệp. Điều này bao gồm các quy trình, hệ thống và công cụ quản lý bán hàng hiệu quả, quản lý sản phẩm, quản lý đội nhóm, đào tạo và phát triển nhân viên, đánh giá hiệu suất, và hỗ trợ các hoạt động của đội nhóm kinh doanh.
- Tính cạnh tranh: Đội nhóm kinh doanh cần phải đối mặt với sự cạnh tranh từ các công ty khác trong ngành. Để đảm bảo sự cạnh tranh hiệu quả, đội nhóm kinh doanh cần có các kế hoạch, chiến lược và công cụ để đưa ra các đề xuất bán hàng và tạo ra giá trị cho khách hàng.
- Tính linh hoạt: Cuộc sống và kinh doanh luôn thay đổi, vì vậy đội nhóm kinh doanh cần có khả năng thích nghi và linh hoạt để xử lý các tình huống khác nhau. Điều này bao gồm khả năng tư duy sáng tạo, khả năng đưa ra các giải pháp thay đổi nhanh chóng, và khả năng thích ứng với thị trường và khách hàng mới.
- Tính tập trung: Đội nhóm kinh doanh cần phải tập trung vào mục tiêu và công việc của họ để đạt được hiệu quả cao nhất. Điều này bao gồm khả năng quản lý thời gian và ưu tiên công việc, khả năng tập trung vào mục tiêu kinh doanh, và khả năng làm việc hiệu quả trong môi trường cạnh tranh.
Quy trình xây dựng đội nhóm kinh doanh
Bước 2: Lập kế hoạch tuyển dụng và đào tạo
Sau khi đã phân tích nhu cầu và yêu cầu công việc để xây dựng đội nhóm kinh doanh, bạn có thể lập kế hoạch tuyển dụng và đào tạo nhân viên để xây dựng đội nhóm kinh doanh hiệu quả. Dưới đây là một số bước cơ bản để lập kế hoạch tuyển dụng và đào tạo nhân viên:
- Xác định số lượng và loại nhân viên cần tuyển dụng: Dựa trên nhu cầu và yêu cầu công việc đã phân tích, bạn cần xác định số lượng và loại nhân viên cần tuyển dụng. Bạn cần đảm bảo rằng số lượng nhân viên tuyển dụng phù hợp với khả năng tài chính của công ty và khả năng quản lý của bạn.
- Tìm kiếm ứng viên: Bạn có thể sử dụng nhiều phương pháp để tìm kiếm ứng viên, bao gồm đăng tin tuyển dụng trên các trang web việc làm, sử dụng dịch vụ tuyển dụng của các công ty chuyên nghiệp, tham gia các sự kiện tuyển dụng hoặc sử dụng mạng lưới kết nối của bạn.
Bước 3: Tuyển dụng vào đào tạo nhân viên
Để xây dựng một đội nhóm kinh doanh thành công, bạn cần tập trung vào tuyển dụng và đào tạo nhân viên. Dưới đây là một số lời khuyên để giúp bạn:
- Chọn ứng viên phù hợp: Khi đã có danh sách các ứng viên, bạn cần phải tiến hành phỏng vấn và chọn ra những ứng viên phù hợp với yêu cầu công việc và văn hóa của công ty.
- Đào tạo nhân viên: Sau khi tuyển dụng được nhân viên mới, bạn cần cung cấp đào tạo để giúp họ phát triển kỹ năng và kiến thức cần thiết để thực hiện công việc một cách hiệu quả. Đào tạo có thể bao gồm huấn luyện kỹ năng bán hàng, giải pháp kinh doanh, kỹ năng lãnh đạo và quản lý, và các khóa đào tạo khác.
- Tạo một môi trường làm việc tích cực: Một môi trường làm việc tích cực và hỗ trợ sẽ giúp nhân viên cảm thấy động lực và năng động hơn trong công việc của họ. Bạn có thể tạo ra một môi trường làm việc tích cực bằng cách tạo ra các cơ hội thăng tiến, đánh giá hiệu quả và đề xuất bổ sung, cung cấp sự hỗ trợ và giúp đỡ trong công việc, tạo ra các hoạt động thú vị và tích cực cho nhân viên, và đảm bảo mọi người được tôn trọng và có một môi trường làm việc an toàn và thoải mái.
- Đánh giá hiệu quả của đội nhóm kinh doanh: Để đảm bảo rằng đội nhóm kinh doanh đang hoạt động hiệu quả, bạn cần tiến hành đánh giá hiệu quả thường xuyên. Các phương pháp đánh giá có thể bao gồm đánh giá hiệu suất cá nhân, đánh giá hiệu suất của đội nhóm và các cuộc họp định kỳ để đánh giá tiến độ công việc.
- Thúc đẩy sự phát triển của nhân viên: Ngoài đào tạo ban đầu, bạn cần cung cấp cho nhân viên cơ hội phát triển bản thân thông qua việc tham gia các khóa đào tạo nâng cao kỹ năng, học tập thông qua các chương trình học tập liên quan đến ngành nghề hoặc cung cấp các cơ hội thăng tiến và đào tạo bổ sung.
- Xác định và duy trì các tiêu chuẩn chất lượng: Bạn cần đảm bảo rằng đội nhóm kinh doanh đáp ứng được các tiêu chuẩn chất lượng của công ty bằng cách xác định các tiêu chuẩn và tiêu chí đánh giá. Bạn cũng cần đảm bảo rằng các tiêu chuẩn này được giám sát và đánh giá thường xuyên để đảm bảo rằng đội nhóm kinh doanh hoạt động hiệu quả và đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng.
Bước 4: Tổ chức và quản lý đội nhóm kinh doanh
Tổ chức và quản lý đội nhóm kinh doanh là một kỹ năng quan trọng đối với các nhà lãnh đạo kinh doanh. Dưới đây là một số lời khuyên về cách tổ chức và quản lý đội nhóm kinh doanh hiệu quả:
- Xác định mục tiêu rõ ràng: Các nhân viên kinh doanh của bạn cần phải biết mục tiêu của họ là gì và cách thức để đạt được mục tiêu đó. Bạn cần đảm bảo rằng mục tiêu của bạn cần được đưa ra một cách rõ ràng và được giải thích một cách chi tiết.
- Xây dựng đội nhóm: Bạn cần xác định đúng người và đưa họ vào đội nhóm của mình. Tuy nhiên, bạn cũng cần phải đảm bảo rằng các thành viên trong đội nhóm của bạn có khả năng làm việc cùng nhau và có các kỹ năng và sở trường khác nhau.
- Giao nhiệm vụ đúng người: Bạn cần phải phân chia công việc một cách hợp lý và đưa nó cho những người có khả năng thực hiện nhiệm vụ đó tốt nhất. Điều này sẽ giúp đội nhóm của bạn hoạt động hiệu quả hơn và tăng năng suất làm việc.
- Tạo môi trường làm việc tốt: Bạn cần tạo ra một môi trường làm việc thoải mái và tích cực để đội nhóm của bạn có thể làm việc tốt nhất. Điều này có thể bao gồm việc cung cấp đầy đủ tài nguyên và công cụ cho nhân viên, hỗ trợ đào tạo và phát triển nghề nghiệp, và xây dựng một bầu không khí tích cực.
- Giám sát và đánh giá: Bạn cần phải giám sát và đánh giá quá trình làm việc của đội nhóm để có thể phát hiện và giải quyết các vấn đề sớm nhất có thể. Điều này có thể bao gồm việc đánh giá hiệu suất của nhân viên, thường xuyên giao tiếp và phản hồi, và cải tiến quá trình làm việc của đội nhóm.
- Tạo động lực cho đội nhóm: Bạn cần tạo động lực cho đội nhóm của mình bằng cách cung cấp các phúc lợi và lợi ích hấp dẫn để giữ họ trong đội nhóm và đạt được mục tiêu kinh doanh. Điều này có thể bao gồm các chương trình khuyến khích, thưởng và khuyến mãi cho nhân viên xuất sắc, cũng như cung cấp các cơ hội thăng tiến và phát triển nghề nghiệp.
- Tạo tinh thần đồng đội: Bạn cần thúc đẩy tinh thần đồng đội giữa các thành viên trong đội nhóm của mình bằng cách tạo ra các hoạt động và sự kiện đồng đội. Điều này có thể bao gồm các hoạt động ngoài giờ, các chương trình đào tạo nhóm, các cuộc họp nhóm thường xuyên và các cuộc thi và trò chơi giải trí.
- Sử dụng công nghệ hiện đại: Bạn cần sử dụng công nghệ hiện đại để tăng cường quản lý và theo dõi hoạt động của đội nhóm của mình. Điều này có thể bao gồm sử dụng phần mềm quản lý dự án, ứng dụng di động để giúp nhân viên làm việc từ xa và các công cụ trực tuyến để giúp đội nhóm của bạn tương tác và trao đổi thông tin.
- Liên tục cập nhật kiến thức: Bạn cần liên tục cập nhật kiến thức và kỹ năng để có thể đưa ra quyết định và giải quyết các vấn đề trong công việc của đội nhóm. Điều này có thể bao gồm đọc sách và các báo cáo ngành, tham gia các khóa đào tạo và các chương trình học tập khác.
Bước 5: Đánh giá hiệu quả và cải thiện quy trình
Đánh giá hiệu quả quy trình quản lý đội nhóm kinh doanh là cần thiết để đảm bảo rằng các hoạt động được thực hiện đúng cách và đóng góp vào mục tiêu kinh doanh của công ty. Dưới đây là một số bước cơ bản để đánh giá hiệu quả và cải thiện quy trình quản lý đội nhóm kinh doanh:
- Xác định mục tiêu kinh doanh: Trước khi đánh giá hiệu quả quy trình quản lý đội nhóm, bạn cần xác định mục tiêu kinh doanh của công ty và đội nhóm. Điều này giúp bạn định hướng đánh giá hiệu quả và xác định các chỉ số hiệu quả để đo lường.
- Xác định các chỉ số hiệu quả: Các chỉ số hiệu quả là các chỉ số đo lường sự hoàn thành của các mục tiêu kinh doanh và đóng góp của đội nhóm kinh doanh trong việc đạt được những mục tiêu này. Các chỉ số hiệu quả bao gồm doanh số bán hàng, lợi nhuận, tỷ lệ chuyển đổi khách hàng, độ hài lòng của khách hàng và nhiều chỉ số khác.
- Đo lường chỉ số hiệu quả: Sau khi xác định các chỉ số hiệu quả, bạn cần đo lường chúng để đánh giá hiệu quả của quy trình quản lý đội nhóm. Bạn có thể sử dụng các công cụ đo lường hiệu quả như bảng tính, phần mềm quản lý dự án, hoặc phần mềm chuyên dụng.
- Đánh giá và cải thiện quy trình quản lý đội nhóm: Dựa trên kết quả đo lường, bạn cần đánh giá và cải thiện quy trình quản lý đội nhóm của mình. Bạn có thể đưa ra những thay đổi và điều chỉnh trong quy trình để cải thiện hiệu quả. Điều này bao gồm các thay đổi trong kế hoạch kinh doanh, cách thức quản lý đội nhóm, hoạt động đào tạo và các chiến lược khác.
4. Những lợi ích của việc xây dựng đội nhóm kinh doanh chuyên nghiệp
Tăng doanh số và lợi nhuận
Xây dựng một đội nhóm kinh doanh hiệu quả là một quá trình quan trọng để tăng doanh số và lợi nhuận cho công ty. Dưới đây là một số lời khuyên để xây dựng một đội nhóm kinh doanh thành công:
Định hướng rõ ràng và chiến lược: Trước khi bắt đầu xây dựng đội nhóm kinh doanh, bạn cần đảm bảo rằng bạn đã xác định rõ mục tiêu của công ty và có chiến lược để đạt được mục tiêu đó. Bạn cần cung cấp cho đội nhóm kinh doanh của mình một tầm nhìn rõ ràng về tương lai của công ty và sự phát triển của nó.
Tuyển dụng đúng người: Để tạo ra một đội nhóm kinh doanh hiệu quả, bạn cần tìm kiếm và tuyển dụng những người có kỹ năng, kinh nghiệm và tính cách phù hợp với công việc và văn hóa của công ty. Bạn cần tìm kiếm những người có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo, có khả năng làm việc trong nhóm và có khả năng giải quyết vấn đề.
Đào tạo và phát triển: Để đội nhóm kinh doanh của bạn phát triển và trở nên hiệu quả hơn, bạn cần đào tạo và phát triển các kỹ năng cần thiết cho các thành viên của đội. Điều này có thể bao gồm các khóa học, buổi hội thảo hoặc đào tạo quốc tế để giúp các thành viên của đội học hỏi những kỹ năng mới và cải thiện kỹ năng hiện có.
Thiết lập một hệ thống khuyến khích: Để đội nhóm kinh doanh của bạn cảm thấy động lực và được khuyến khích để làm việc chăm chỉ, bạn cần thiết lập một hệ thống khuyến khích công bằng và hợp lý. Điều này có thể bao gồm các chương trình thưởng và các chính sách tài chính khác để động viên các thành viên của đội nhóm.
Tạo ra một môi trường làm việc tích cực: Để đội nhóm kinh doanh của bạn phát triển và hoạt động hiệu quả, bạn cần tạo ra một môi trường làm việc tích cực. Điều đó có thể bao gồm việc tạo ra một không gian làm việc thoải mái và đầy đủ tiện nghi, thúc đẩy sự giao tiếp và hợp tác giữa các thành viên của đội, đảm bảo rằng mọi người cảm thấy có giá trị và được đối xử công bằng.
Theo dõi và đánh giá hiệu quả: Để đảm bảo rằng đội nhóm kinh doanh của bạn đang hoạt động hiệu quả và đóng góp vào tăng doanh số và lợi nhuận của công ty, bạn cần theo dõi và đánh giá hiệu quả của đội nhóm. Điều này có thể bao gồm đánh giá định kỳ về mức độ hoàn thành các mục tiêu, đánh giá hiệu quả bán hàng và tiếp thị, và thu thập phản hồi từ khách hàng và nhân viên.
Điều chỉnh và cải tiến: Cuối cùng, để đội nhóm kinh doanh của bạn hoạt động hiệu quả hơn, bạn cần điều chỉnh và cải tiến chiến lược của mình liên tục. Điều này bao gồm việc đưa ra các điều chỉnh cần thiết về chiến lược, đào tạo và phát triển, hệ thống khuyến khích và môi trường làm việc để đảm bảo rằng đội nhóm của bạn luôn phát triển và cải thiện.
Nâng cao hình ảnh thương hiệu và tạo lòng tin với khách hàng
Xây dựng một đội nhóm kinh doanh hiệu quả không chỉ giúp tăng doanh số và lợi nhuận mà còn mang lại nhiều lợi ích khác cho công ty, bao gồm:
- Nâng cao hình ảnh thương hiệu: Một đội nhóm kinh doanh chuyên nghiệp và hiệu quả có thể giúp tạo ra một hình ảnh tích cực cho công ty của bạn trong mắt khách hàng và thị trường. Việc có một đội nhóm kinh doanh đồng thuận với nhau và có thể làm việc hiệu quả cùng nhau sẽ giúp tạo ra một ấn tượng tốt với khách hàng và đối tác tiềm năng.
- Tăng lòng tin của khách hàng: Một đội nhóm kinh doanh hiệu quả có khả năng tạo niềm tin và thực hiện các cam kết với khách hàng. Khách hàng sẽ cảm thấy an tâm hơn khi làm việc với một đội nhóm kinh doanh chuyên nghiệp và có khả năng đáp ứng các nhu cầu của họ một cách hiệu quả.
- Nâng cao chất lượng dịch vụ: Một đội nhóm kinh doanh hiệu quả có thể cải thiện chất lượng dịch vụ của công ty bằng cách cải thiện quy trình bán hàng, chăm sóc khách hàng và giải quyết các vấn đề phát sinh nhanh chóng.
- Tăng khả năng cạnh tranh: Một đội nhóm kinh doanh hiệu quả có thể giúp công ty của bạn cạnh tranh tốt hơn trên thị trường bằng cách tạo ra các chiến lược bán hàng và tiếp thị hiệu quả, giúp thu hút khách hàng mới và duy trì khách hàng hiện có.
- Tạo nền tảng cho sự phát triển: Một đội nhóm kinh doanh hiệu quả có thể giúp tạo nền tảng cho sự phát triển của công ty. Bằng cách tập trung vào việc đào tạo và phát triển các kỹ năng và năng lực của nhân viên, đội nhóm kinh doanh của bạn có thể đóng góp vào sự phát triển dài hạn của công ty.
Xây dựng đội nhóm giúp nâng cao hình ảnh vào tạo lòng tin với khách hàng
Tăng tính cạnh tranh trong thị trường
Xây dựng một đội nhóm kinh doanh hiệu quả có thể giúp tăng tính cạnh tranh của công ty trong thị trường. Dưới đây là một số cách mà đội nhóm kinh doanh có thể giúp tăng tính cạnh tranh của công ty:
- Nghiên cứu thị trường: Một đội nhóm kinh doanh hiệu quả sẽ tìm hiểu thị trường và các đối thủ cạnh tranh của công ty. Họ sẽ tìm hiểu về thị trường, xu hướng, khách hàng và các sản phẩm hoặc dịch vụ được cung cấp bởi đối thủ cạnh tranh. Từ đó, họ có thể đưa ra các chiến lược bán hàng và tiếp thị hiệu quả hơn để cạnh tranh với đối thủ.
- Đưa ra giá cả cạnh tranh: Đội nhóm kinh doanh có thể giúp công ty đưa ra giá cả cạnh tranh để thu hút khách hàng và đối thủ. Họ có thể tìm cách giảm chi phí sản xuất, tối ưu hóa quy trình hoặc đàm phán với đối tác nhà cung cấp để giảm giá cả.
- Tập trung vào chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ: Đội nhóm kinh doanh có thể giúp công ty tập trung vào chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ để cạnh tranh với đối thủ. Họ có thể đưa ra các chiến lược để cải thiện chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ, tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ tốt hơn hoặc giúp khách hàng có trải nghiệm tốt hơn với sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty.
- Phát triển khách hàng: Đội nhóm kinh doanh có thể giúp công ty phát triển khách hàng mới và duy trì khách hàng hiện có. Họ có thể đưa ra các chiến lược để tăng số lượng khách hàng, tăng tần suất mua hàng hoặc đưa ra các chương trình khuyến mãi để giữ chân khách hàng hiện có.
- Xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng: Đội nhóm kinh doanh có thể giúp công ty xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng. Họ có thể giúp khách hàng cảm thấy hài lòng hơn với sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty, đáp ứng nhu cầu của khách hàng và giải quyết các vấn đề nhanh chóng.
- Tìm kiếm cơ hội mới: Đội nhóm kinh doanh có thể giúp công ty tìm kiếm cơ hội mới để mở rộng hoặc đưa ra sản phẩm hoặc dịch vụ mới. Họ có thể tìm kiếm các thị trường mới, tìm kiếm cách để phát triển sản phẩm hoặc dịch vụ hiện có hoặc đưa ra các sản phẩm hoặc dịch vụ mới.
- Tăng hiệu quả bán hàng: Đội nhóm kinh doanh có thể giúp công ty tăng hiệu quả bán hàng bằng cách đưa ra các chiến lược bán hàng và tiếp thị hiệu quả hơn. Họ có thể tìm cách thu hút khách hàng mới, tăng số lượng bán hàng và tăng doanh thu bằng cách sử dụng các kỹ thuật bán hàng hiệu quả.
- Tăng tầm nhìn: Một đội nhóm kinh doanh có thể giúp công ty tăng tầm nhìn bằng cách tìm kiếm các cơ hội mới và đưa ra các chiến lược mới. Họ có thể giúp công ty đưa ra quyết định chiến lược đúng đắn để cạnh tranh trong thị trường.
Tạo dựng một đội ngũ kinh doanh chuyên nghiệp và bền vững
Để xây dựng một đội nhóm kinh doanh chuyên nghiệp và bền vững, bạn có thể áp dụng những bước sau đây:
- Xác định mục tiêu kinh doanh và đặt ra kế hoạch cho nhóm: Trước khi bắt đầu xây dựng đội nhóm kinh doanh, bạn cần xác định mục tiêu kinh doanh của mình và đặt ra kế hoạch để đạt được mục tiêu đó. Kế hoạch này cần phải bao gồm các mục tiêu cụ thể, mô tả công việc, lịch trình, phân chia trách nhiệm và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả.
- Tìm kiếm những người có kỹ năng và năng lực phù hợp: Bạn cần tìm kiếm những người có kỹ năng và năng lực phù hợp với mục tiêu kinh doanh của bạn. Họ cần phải có kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn, đồng thời cũng phải có tinh thần hợp tác, tự giác và sẵn sàng chấp nhận thách thức.
- Đào tạo và phát triển nhân viên: Để đội nhóm kinh doanh của bạn có thể phát triển và bền vững, bạn cần đầu tư vào đào tạo và phát triển nhân viên. Bạn cần cung cấp cho họ các khóa đào tạo về kỹ năng mềm, kỹ năng bán hàng, kỹ năng quản lý và các công nghệ mới nhất.
- Xây dựng môi trường làm việc tốt: Môi trường làm việc là yếu tố rất quan trọng để đội nhóm kinh doanh phát triển và bền vững. Bạn cần tạo ra một môi trường làm việc thoải mái, tôn trọng và động viên nhân viên, cùng với việc cung cấp các công cụ và tài nguyên cần thiết để họ hoàn thành công việc.
- Thiết lập các quy trình và chính sách quản lý hiệu quả: Để đội nhóm kinh doanh của bạn hoạt động hiệu quả và bền vững, bạn cần thiết lập các quy trình và chính sách quản lý hiệu quả. Các quy trình và chính sách này cần phải được thực hiện một cách thường xuyên và giám sát để đảm bảo đội nhóm hoạt động đúng cách.
5. Tổng kết
Quy trình xây dựng đội nhóm bán hàng gắn kết và hiệu quả đòi hỏi người quản lý cần có những kỹ năng cần thiết để áp dụng vào thực tế một cách hiệu quả nhất. Hy vọng bài viết trên có thể giúp bạn có cái nhìn tổng quát nhất về việc xây dựng đội nhóm hiệu quả, tạo động lực và chinh phục mọi mục tiêu.
Chúc bạn thành công!
13/07/2019
5781 Lượt xem