Hỗ trợ

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn

Kỹ năng

JD là gì? Các bước để xây dựng một JD đầy đủ
JD là gì? Các bước để xây dựng một JD đầy đủ Trong thời gian mới bắt đầu đi xin việc làm, hẳn không ít người bắt gặp cụm từ JD (Job Description). Vậy JD là gì? Xây dựng một JD đầy đủ bao gồm những bước nào? Hãy cùng Unica tìm hiểu qua bài viết dưới đây. JD là gì? JD là từ viết tắt của Job Description có nghĩa là bản mô tả công việc. Nhà tuyển dụng sẽ xây dựng JD cho ứng viên dựa theo các vị trí công việc mà công ty đang tuyển dụng theo chức năng, nhiệm vụ, tiêu chuẩn, quyền hạn,… Thông thường, JD được các nhà tuyển dụng viết bằng ngôn ngữ đơn giản, ngắn gọn, rõ ràng giúp ứng viên hiểu được ngay vị trí công việc mà công ty đang tuyển dụng để so sánh với năng lực bản thân xem có phù hợp hay không. Các bước xây dựng JD - bản mô tả công việc  Để xây dựng JD - bản mô tả công việc đầy đủ, bạn cần phải chuẩn bị các bước sau: Bước 1: Lập kế hoạch Lập kế hoạch là một yếu tố quan trọng đầu tiên để xây dựng JD hoàn chỉnh. Để xây dựng được bước này bạn phải xác định được: – Việc xây dựng công việc đó nhằm đạt được mục đích gì?  – Trách nhiệm của người thực hiện công việc đó là gì? – Kết quả công việc được kiểm tra và đánh giá như thế nào? Bước 2: Thu thập thông tin Điều quan trọng là thu thập thông tin đầy đủ để đặt công việc vào một hoàn cảnh có liên quan đến các công việc khác trong cơ cấu tổ chức và thông báo về các mối quan hệ có liên quan. Vị trí công việc được miêu tả rõ nhất bằng sơ đồ. Bước 3: Phác thảo bản mô tả công việc Điều này nghĩa là chuyển những thông tin đã thu thập thành bản mô tả công việc nhằm mục đích giúp người làm công việc đó và người quản lý có thể hình dung cùng một bức tranh giống nhau và bao quát được phạm vi công việc. Việc xây dựng bản mô tả công việc có thể sẽ do người quản lý hoặc người làm công việc đó soạn. Tuy nhiên, nhiều khi người quản lý viết bản thảo sau khi đã thảo luận với người đảm nhận công việc. Bạn có thể tìm hiểu rõ hơn về cách xây dựng mô tả công việc cũng như bí quyết giúp bạn tuyển dụng nhân tài phù hợp nhất với khóa học Bí quyết quản trị nhân sự. Bước 4: Phê chuẩn bản mô tả công việc Đây là việc thỏa thuận giữa người đảm nhận công việc và người quản lý để nhất trí các nội dung trong bản mô tả công việc. Hai bên cùng trao đổi, cùng thống nhất giải quyết những vấn đề phát sinh như thế nào trong quá trình làm việc. Vì vậy, khi tiến hành công việc này, người quản lý cần hướng dẫn cấp dưới để cùng thống nhất về bản mô tả công việc đảm bảo công việc luôn thuận lợi mà không có kẽ hở hoặc chồng chéo lên nhau. JD - bản mô tả công việc rất quan trọng trong việc tuyển dụng nhân sự Ý nghĩa của JD - bản mô tả công việc  Có thể nói, bản mô tả công việc - JD chính là việc nêu rõ công việc, trách nhiệm của một cá nhân nào đó trong công ty nhằm đáp ứng được mục tiêu nào đó trong công tác tuyển dụng nhân sự. Tuy nhiên, khi nhìn ở góc độ quản trị doanh nghiệp JD được xem là tổng thể các nhiệm vụ, chức năng, mục tiêu của tổ chức. Có ý nghĩa rất quan trọng trong việc quản trị tổ chức. Đối với doanh nghiệp Việc xây dựng JD - bản mô tả công việc sẽ không chỉ khẳng định tính chuyên nghiệp của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp hình dung rõ nét về nhân viên phù hợp với công việc đó; mà căn cứ vào đó doanh nghiệp có thể để đánh giá các ứng viên tham gia ứng tuyển; là cơ sở để giải quyết tranh chấp giữa các nhân viên; đánh giá kết quả công việc của nhân viên bằng các con số định lượng và hỗ trợ xây dựng hệ thống lương, thưởng cho phù hợp với công việc của nhân viên. Đối với nhân viên Khi có bản mô tả công việc cụ thể, rõ ràng, nhân viên sẽ nắm được nhiệm vụ,vị trí của mình đối với công việc sẽ được phân công. Biết được yêu cầu của doanh nghiệp về kết quả công việc; mức đãi ngộ được hưởng tương ứng với kết quả công việc từ đó có mục tiêu rõ ràng để phấn đấu, cố gắng đạt được. Đồng thời khi nhân viên có bản mô tả công việc, sẽ tạo cho họ có cảm giác được đảm bảo hơn khi công việc được văn bản hóa trên giấy tờ. Với những thông tin mà bài viết vừa chia sẻ trên đây, chắc hẳn bạn đã hiểu được JD là gì, cũng như các bước xây dựng bản mô tả công việc và lợi ích thiết thực của nó đối với mỗi công ty. Một gợi ý cho bạn đọc về cách trình bày ưu - nhược điểm khi đi tuyển dụng đạt hiệu quả. Chúc các bạn thành công!
10/07/2019
2599 Lượt xem
Điểm mặt 8 cách ứng xử với bạn bè để có một tình bạn bền lâu
Điểm mặt 8 cách ứng xử với bạn bè để có một tình bạn bền lâu Maxin GorKi đã từng viết: “Người bạn tốt nhất bao giờ cũng là người bạn đến với ta trong những lúc khó khăn, cay đắng nhất của cuộc đời”. Vậy, tình bạn là gì? Cách ứng xử với bạn bè như thế nào cho phù hợp? Hãy cùng UNICA tham khảo 8 cách ứng xử với bạn bè không thể bỏ qua trong bài viết dưới đây. 1. Tình bạn là gì? Tình bạn chính là một hương vị ngọt ngào trong cuộc sống. Tình bạn đem lại những điều tốt đẹp nhất trên cuộc đời như: niềm vui, sự sẻ chia nỗi buồn. Tình bạn là cùng nhau gắn bó, không vụ lợi và luôn luôn hết mình xây dựng một tình cảm bền lâu. Cũng có lúc tình bạn đem đến những mất mát, khổ đau và những vết thương lòng sâu sắc, thế nhưng “đã là bạn thì suốt đời là bạn”. Bởi nếu đã là những người bạn tốt thì cho dù bạn có nghèo hèn hay giàu sang họ cũng vẫn luôn bên bạn vượt qua được những nỗi đau của cuộc sống là điểm tựa vững chắc cho bạn trên đường đời đầy khó khăn và cám dỗ.  Xây dựng văn hóa giao tiếp ứng xử với bạn bè Tuy nhiên “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”, bạn nên chọn một người bạn thực sự tin tưởng để những lúc bạn rơi vào trạng thái bế tắc, cùng quẫn thì họ là người bên bạn động viên và an ủi chứ không phải chọn một người bạn khi thấy đối phương gặp khó đã “quất ngựa truy phong.” 2. Các cách ứng xử với bạn bè Cùng tìm hiểu quy tắc ứng xử với bạn bè cần tránh trong kỹ năng giao tiếp ứng xử với bạn bè dưới đây: Cùng nhau làm một vài việc Có câu: “Tình bạn là một sự trao đổi”. Do đó, khi còn trẻ hãy cùng nhau làm một vài việc nào đó như: đi chơi cùng nhau đến một nơi cả hai từng mơ ước, cùng nhau làm một vài dự định nho nhỏ hay đơn giản là ngủ cùng nhau để nghe nhịp đập con tim. Như thế sẽ làm cho tình bạn mãi mãi bền lâu và có được sự đồng cảm và tin tưởng lẫn nhau, sẵn sàng vì nhau mà cố gắng. Không nên kể tất cả những phiền muộn với bạn Lúc vui có nhau, lúc buồn cũng có nhau mới là bạn tốt nhưng không phải lúc nào bực tức trong lòng bạn cũng kể cho bạn bè nghe để họ đồng cảm và động viên. Điều đó sẽ khiến đối phương cho rằng bạn là một người không biết kiềm chế cảm xúc và thiếu tự tin vào chính mình. Đôi khi, bạn chỉ nên chia sẻ với người bạn của mình những vấn đề khiến bạn rơi vào tình huống khó xử để cùng nhau tìm ra hướng giải quyết tốt hơn. Hay đơn giản là bạn muốn nghe sự chia sẻ thực của người ngoài cuộc để đưa ra quyết định sáng suốt hơn. Đó chính là cách giao tiếp với bạn bè thông minh nhất. Luôn kề vai sát cánh khi cần thiết  Cuộc sống, không phải ai cũng suôn sẻ trong mọi việc bởi ai cũng gặp phải những lúc khó khăn cần đến sự giúp đỡ và chia sẻ của người khác, có khi chỉ là một lời thăm hỏi, một ánh mắt khích lệ hay một lời nhận xét tế nhị. Hãy luôn thăm hỏi, giữ mối liên lạc với bạn bè, kịp thời nhận ra tình thế của bạn mình để tìm cách giúp đỡ hữu hiệu nhất. "Một miếng khi đói bằng một gói khi no"; nhất là khi bạn cô đơn, bạn cần ta lắm đấy.  Kỹ năng giao tiếp với bạn bè Rút lui đúng lúc  Ai cũng cần có những khoảng trời tự do của mình. Cách cư xử với bạn bè là khi bạn mình mệt, khi ta đã giúp bạn hoàn thành công việc xong, hoặc đơn giản thấy bạn không cần đến mình nữa, bạn hãy "rút lui có trật tự". Bạn của ta sẽ vô cùng biết ơn một người bạn ý tứ như ta. Phép lịch sự cáo lui và nói với bạn bè rằng "nếu cần đến mình, bạn đừng ngại ngần, mình thu xếp được mà".  Thông cảm cho nhau cả khi vắng mặt  Có những lúc bạn phải dành thời gian cho gia đình, cho người yêu hoặc một công việc cần xử lý gấp. Và bạn bè của bạn cũng vậy, việc này làm cho quan hệ bạn bè có những lúc bị lãng quên. Do đó, hãy báo trước cho bạn sự vắng mặt của mình, đừng để họ cảm thấy rằng trong những lúc bạn có công việc quan trọng bạn vẫn luôn nhớ đến họ. Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý rằng đừng bao giờ im lặng, vì nó sẽ khiến tình bạn ngày càng trở nên xa cách hơn.  Giải quyết xung đột với bạn bè Xung đột trong mối quan hệ với bạn bè là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, việc giải quyết xung đột một cách khéo léo và hiệu quả sẽ giúp giữ vững mối quan hệ của bạn bền lâu hơn. Dưới đây là một số cách đối xử để có tình bạn đẹp. - Thông cảm và lắng nghe: Lắng nghe và thấu hiểu quan điểm của đối phương, cảm thông với cảm xúc và suy nghĩ của đối phương. - Tránh nóng giận và sử dụng ngôn ngữ văn hoa: Tránh dùng những lời lẽ cay độc hoặc khiêu khích, hãy sử dụng ngôn ngữ nhẹ nhàng để truyền đạt suy nghĩ và cảm xúc của mình. - Tìm ra giải pháp hợp lý: Cùng nhau tìm ra các giải pháp thỏa đáng cho cả hai bên, tránh chỉ quan tâm đến lợi ích của cá nhân. - Dành thời gian để suy nghĩ và thảo luận: Nếu xung đột quá lớn, cần có khoảng thời gian để suy nghĩ và xử lý cảm xúc trước khi bắt đầu thảo luận và giải quyết. - Giữ gìn mối quan hệ: Bày tỏ sự quan tâm đến bạn bè, tìm cách bù đắp và phục hồi mối quan hệ sau khi xung đột đã được giải quyết. - Tìm sự trợ giúp nếu cần thiết: Nếu xung đột quá lớn hoặc không thể giải quyết được, bạn có thể cần tìm kiếm sự trợ giúp từ các chuyên gia, nhân viên tư vấn hoặc nhà tâm lý học. Cách ứng xử trong giao tiếp với bạn bè Thể hiện sự tôn trọng và sự tin tưởng trong mối quan hệ bạn bè Để thể hiện sự tôn trọng và tin tưởng trong mối quan hệ với bạn bè, bạn có thể thực hiện theo các hành động sau: - Thể hiện sự quan tâm: Luôn luôn quan tâm đến bạn bè, hỏi han về cuộc sống của họ và dành thời gian để lắng nghe và chia sẻ. - Giữ lời hứa: Giữ lời hứa và cam kết của mình, tránh làm tổn thương bạn bè bằng cách hủy bỏ kế hoạch hoặc lời hứa mà mình đã đưa ra. - Trung thực: Luôn trung thực trong mọi tình huống, không che giấu và lừa dối bạn bè. - Tôn trọng giới hạn và ranh giới: Luôn tôn trọng giới hạn và ranh giới của bạn bè, không can thiệp quá sâu vào cuộc sống của họ hoặc đưa ra các quyết định quan trọng thay cho họ. - Chia sẻ và hỗ trợ: Chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức của mình với bạn bè, hỗ trợ họ khi gặp các vấn đề khó khăn, cùng nhau chia sẻ niềm vui và nỗi buồn. - Tôn trọng sự riêng tư: Tôn trọng sự riêng tư của bạn bè và không chia sẻ thông tin cá nhân của họ đối với người khác mà không được phép. - Thể hiện sự biết ơn: Thường xuyên thể hiện sự biết ơn và cảm ơn đến bạn bè đã đồng hành cùng mình trong cuộc sống. Văn hóa ứng xử trong tình bạn Giúp đỡ và hỗ trợ bạn bè khi họ cần Để giúp đỡ và hỗ trợ bạn bè khi họ cần, bạn có thể thực hiện theo cách như sau: - Lắng nghe và hiểu vấn đề: Khi bạn bè cần giúp đỡ, hãy lắng nghe kỹ và hiểu các vấn đề của họ. Hãy tạo cho họ cảm giác rằng bạn đang đồng hành cùng họ trong những thời điểm khó khăn. - Thể hiện sự quan tâm và sẵn sàng giúp đỡ: Hãy thể hiện sự quan tâm và sẵn sàng giúp đỡ bạn bè của mình. Bạn có thể cung cấp lời khuyên, đưa ra các giải pháp hoặc đơn giản chỉ là lắng nghe và đồng cảm với họ. - Tôn trọng sự riêng tư của bạn bè: Khi bạn bè cần giúp đỡ, hãy tôn trọng sự riêng tư của họ. Hãy đảm bảo rằng bạn không chia sẻ bất kỳ thông tin nào của họ cho những người khác mà không được phép. - Cung cấp tài nguyên và kinh nghiệm: Nếu bạn có tài nguyên hoặc kinh nghiệm phù hợp để giúp đỡ bạn bè, hãy chia sẻ với họ. Bạn có thể giới thiệu cho họ với những người có kinh nghiệm tương tự hoặc cung cấp tài nguyên cần thiết để họ giải quyết vấn đề. Tổng kết Như vậy, trong bài viết này UNICA đã chia sẻ 8 cách ứng xử với bạn bè để giúp mọi người có thể duy trì mối quan hệ tình bạn được lâu bền. Cùng Unica tham khảo khoá học kỹ năng giao tiếp online để có cho mình những kiến thức, kỹ năng để giao tiếp tốt hơn. Chúc các bạn thành công!
09/07/2019
9566 Lượt xem
Bật mí 11 nguyên tắc giao tiếp ứng xử hiệu quả nhất
Bật mí 11 nguyên tắc giao tiếp ứng xử hiệu quả nhất Nếu giao tiếp là một trong những kỹ năng mềm cần thiết giúp bạn hoàn thiện bản thân thì nguyên tắc trong giao tiếp chính là “chìa khóa vàng” để mở ra sự thành công. Ở bài viết trước, chúng tôi đã chia sẻ đến các bạn 5 nguyên tắc “vàng” trong giao tiếp ứng xử. Vì vậy, bài viết hôm nay UNICA sẽ giúp các bạn đi khám phá thêm 5 nguyên tắc còn lại trong bài viết dưới đây. 6. Luôn tôn trọng ý kiến của người khác Khác với nguyên tắc tôn trọng người khác mà UNICA đã đề cập ở phần I, chúng tôi sẽ giúp bạn giải thích cặn kẽ về nguyên tắc này để tránh nhiều người hiểu nhầm. Tôn trọng ý kiến của người khác nghĩa là tôn trọng quan điểm, ý kiến của đối phương nêu ra. Nếu bạn không đồng tình với ý kiến của họ thì trong trường hợp này bạn nên đưa ra quan điểm riêng cá nhân của mình thay vì đưa ra câu nói: “Tôi sẽ chứng minh cho anh thấy là anh sai”. Vậy, tại sao bạn không tìm một giải pháp khác để cả hai bên cùng vui vẻ thay vì bạn nói ra những lời lẽ thô tục. Vì vậy, người thông minh họ sẽ nhìn nhận vấn đề một cách chín chắn và bày tỏ quan điểm riêng để so sánh giữa hai quan điểm khác nhau, chứ không phải là sự đôi co thiệt hơn. Đó là lý do mà việc nắm vững Kỹ năng giao tiếp và ứng xử hiệu quả được xem là yếu tố quan trọng nhất giúp bạn điều chỉnh cảm xúc và truyền đạt ý kiến cá nhân một cách rõ ràng, hiệu quả nhất. Hãy tôn trọng ý kiến của người khác khi giao tiếp 7. Sử dụng từ ngữ giao tiếp tế nhị Có câu: “Lời nói chẳng mất tiền mua - Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Trong giao tiếp, nếu bạn biết ứng xử một cách khéo léo và tinh tế bạn không chỉ tạo được sự ấn tượng với đối phương mà còn tạo được mối quan hệ tốt đẹp trong công việc cũng như trong cuộc sống. Chẳng hạn, khi đi phỏng vấn xin việc, chỉ cần bạn giới thiệu về bản thân qua một vài câu nói là nhà tuyển dụng đã có thể đánh giá được năng lực cũng như cách ứng xử của bạn. Vì vậy, dù ở bất cứ hoàn cảnh giao tiếp nào đi chăng nữa, nếu bạn thực sự muốn gây được sự chú ý của đối phương thì hãy biết kết hợp sử dụng các kỹ năng vận dụng từ ngữ linh hoạt, tránh sử dụng từ ngữ cọc cằn, thô tục và làm mất lòng người khác. 8. Đảm bảo hài hòa về mặt lợi ích giữa hai bên Trong giao tiếp ứng xử, bất kỳ ai cũng muốn đạt được một lợi ích nào đó cho mình hoặc cho chủ để mà mình đại diện. Lợi ích mà họ hướng đến có thể là vật chất như tiền bạc hoặc có thể là lợi ích về mặt tinh thần,... Do vậy, đây được coi là nguyên tắc cơ bản và cần thiết trong quá trình giao tiếp, đảm bảo duy trì mặt lợi ích của cả 2 bên. Tuy nhiên, nếu muốn đạt được nguyên tắc này, đòi hỏi 2 bên phải chú ý một vài lưu ý sau: - Dành thời gian để tìm hiểu tâm lý và hoạt động của đối tác, đồng thời xác định được mục đích đạt được của doanh nghiệp sau khi đàm phán là gì. - Nếu lợi ích của đối tác không được thỏa thuận thì chủ thể cần bày tỏ sự chia sẻ, cảm thông chứ không thể có thái độ hiếu thắng hoặc thờ ơ khi đã đạt được mục đích. 9. Xây dựng niềm tin trong giao tiếp Đây là nguyên tắc quan trọng không chỉ giúp cho việc xây dựng các mối quan hệ với khách hàng, đối tác kinh doanh mà còn giúp cho mối quan hệ cá nhân của bạn được cải thiện rõ rệt. Nguyên tắc này đặc biệt thiết thực đối với những người đang giữ cương vị quản lý bởi nó là yếu tố quyết định tạo nên sự thành công hay thất bại của mọi tổ chức, cá nhân. Bởi nếu sống mà không có niềm tin thì chắc chắn rằng bạn sẽ không bao giờ xác định được hướng đi đúng đắn. Do vậy, đối với những người “cầm cân nảy mực” thì họ luôn luôn phải có một niềm tin đúng hướng để dẫn dắt một tập thể đi lên và phát triển toàn diện. Đừng quên xây dựng niềm tin trong giao tiếp 10. Xây dựng giá trị văn hóa trong giao tiếp Đây là một phạm trù quan trọng mà bạn cần nắm một cách kỹ càng trước khi bước vào cuộc đàm phán với đối tác quan trọng, đặc biệt là người nước ngoài. Giá trị văn hóa giao tiếp của người Việt Nam thể hiện ở tác phong làm việc, thái độ cởi mở, sự lịch thiệp và mến khách,... Vậy nên, dù trong bất kỳ hoàn cảnh giao tiếp nào bạn vẫn phải tạo nên mối quan hệ giao tiếp tốt đẹp và đúng với “thuần phong mỹ tục”. Như vậy, qua hai bài viết, UNICA đã chia sẻ đến các bạn 10 nguyên tắc giao tiếp ứng xử quan trọng mà bạn không thể bỏ qua trong quá trình giao tiếp. Hy vọng các bạn sẽ biết cách vận dụng các nguyên tắc giao tiếp này vào cuộc sống một cách linh hoạt để mang lại những thành công như mong đợi.  >> Bật mí 10 nguyên tắc “vàng” trong giao tiếp ứng xử không phải ai cũng biết >> Top 4 phép lịch sự trong giao tiếp giúp bạn dễ dàng chinh phục đối phương >> Bí kíp sử dụng ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp tốt nhất
09/07/2019
1000 Lượt xem
Bật mí 11 nguyên tắc giao tiếp ứng xử hiệu quả nhất
Bật mí 11 nguyên tắc giao tiếp ứng xử hiệu quả nhất Nếu giao tiếp là một trong những kỹ năng mềm cần thiết giúp bạn hoàn thiện bản thân thì nguyên tắc trong giao tiếp chính là “chìa khóa vàng” để mở ra sự thành công. Ở bài viết trước, chúng tôi đã chia sẻ đến các bạn 5 nguyên tắc “vàng” trong giao tiếp ứng xử. Vì vậy, bài viết hôm nay UNICA sẽ giúp các bạn đi khám phá thêm các nguyên tắc giao tiếp ứng xử phổ biến nhất hiện nay. Nguyên tắc giao tiếp là gì? Nguyên tắc giao tiếp được hiệu chính là hệ thống những quan điểm chỉ đạo định hướng cho hoạt động giao tiếp. Nguyên tắc vàng trong giao tiếp bao gồm thái độ, cử chỉ, hành động, hành vi ứng xử, chỉ đạo lựa chọn các phương pháp, phương tiện giao tiếp. Nguyên tắc giao tiếp mang tính bền vững và tương đối. Các nguyên tắc này được hình thành từ thói quen, vốn sống, kinh nghiệm cá nhân được rèn luyện trong thực tế. Nguyên tắc trong giao tiếp Tại sao nguyên tắc giao tiếp ứng xử lại quan trọng? Nguyên tắc giao tiếp ứng xử là một bộ quy tắc hay hướng dẫn về cách thức giao tiếp và xử lý tình huống trong giao tiếp. Những nguyên tắc này rất quan trọng vì chúng giúp tạo ra một môi trường giao tiếp lành mạnh, tôn trọng, và tạo ra sự hiểu biết và đồng cảm với người khác. - Tôn trọng: Nguyên tắc giao tiếp ứng xử sẽ giúp người ta hiểu rõ về cách thức ứng xử tôn trọng và cách đối xử với người khác một cách lịch sự. Khi chúng ta đối xử tốt với người khác, chúng ta cũng sẽ được đối xử tốt hơn. - Hiểu biết: Nó cũng giúp cho chúng ta hiểu rõ về quy tắc và đạo đức của một tập thể xã hội nào đó. Điều này giúp chúng ta dễ dàng hòa nhập với môi trường xung quanh. - Đồng cảm: Nguyên tắc giao tiếp ứng xử giúp cho chúng ta hiểu và đồng cảm với người khác, từ đó giúp khiến mối quan hệ giữa chúng ta và người khác được cải thiện hơn. - Tránh xung đột: Đồng thời cũng giúp chúng ta tránh xung đột trong quá trình giao tiếp, giúp cho các vấn đề được giải quyết một cách tốt nhất. Những nguyên tắc giao tiếp ứng xử quan trọng trong cuộc sống Trong cuộc sống hằng ngày việc nắm được nguyên tắc ứng xử là rất quan trọng, sẽ quyết định đến sự thành công của một mối quan hệ. Cùng tìm hiểu các nguyên tắc để giao tiếp hiệu quả trong cuộc sống nhé. 1. Tôn trọng người khác - Trong giao tiếp ứng xử, sự tôn trọng là nguyên tắc vô cùng quan trọng để tạo nên một mối quan hệ tốt đẹp và lâu dài. Tôn trọng trong giao tiếp không phân biệt tuổi tác, giới tính, trình độ, nghèo hèn, tôn giáo, dân tộc. - Tôn trọng dựa trên sự thật biểu hiện qua cách ứng xử đúng đắn giữa người với người, không sân si, không vụ lợi. Người biết tôn trọng người khác sẽ được người khác tôn trọng lại, đồng thời sự tôn trọng trong giao tiếp sẽ giúp bạn hình thành một nhân cách tuyệt vời, nhiều người ngưỡng mộ. Do vậy mà trong cuộc sống hằng ngày con người sống biết cung kính và tôn trọng nhau để đem đến cho nhau sự bình an và nụ cười. Đó chính là nguyên tắc trong giao tiếp bạn nên biết. Các nguyên tắc cơ bản trong giao tiếp 2. Đặt mình vào vị trí của người khác - Có câu: “Một lời nói vô ý là một xung đột hiểm họa, một lời nói nóng giận có thể làm hỏng cả một cuộc đời, một lời nói đúng lúc có thể là giảm sự căng thẳng, còn lời nói yêu thương có thể chữa lành mọi vết thương và mang đến sự bình yên”. Do vậy, khi giao tiếp, bạn hãy đặt mình vào vị trí của người khác, “uốn lưỡi bảy lần trước khi nói” để không gây ra những tình huống làm cả 2 đều phải khó xử làm tổn thương người khác. - Bởi “trách người hãy nghĩ đến ta”, nếu bạn không thông cảm và đặt mình vào vị trí của người khác thì sẽ không thấu hiểu được suy nghĩ của họ. Đôi khi, bạn ra đường gặp phải những người tốt, xấu khác nhau nhưng chắc chắn ít nhiều họ sẽ để lại cho bạn những kinh nghiệm sống đáng quý. Vì vậy, thay vì chỉ trích hay than phiền thì đừng vội phán xét điều gì mà hãy đặt mình vào vị trí của họ để thấu hiểu và cảm thông, bởi “biết mọi thứ cũng có nghĩa là tha thứ mọi thứ.” 3. Học cách lắng nghe và khuyến khích người khác nói về họ - Lắng nghe chính là một thứ “gia vị” của cuộc sống. Bởi nếu trong giao tiếp mà không có sự lắng nghe và thấu hiểu thì chẳng khác nào một món ăn có thiếu đi một thứ gia vị quan trọng. Vì vậy, nếu bạn muốn người khác quan tâm đến mình thì trước hết bạn hãy học cách lắng nghe và khuyến khích họ nói về thành tích của họ nhiều hơn. Chính những chia sẻ chân thực từ 2 phía sẽ là sợi dây kết nối tạo nên một mối quan hệ vững bền và hiệu quả trong giao tiếp.  - Tuy nhiên, bạn cũng không nên quá đào sâu vào cuộc sống của họ, hãy biết một điểm dừng đúng đắn cũng giống như việc lắng nghe phải có sự chọn lọc, bạn nghe họ nói không có nghĩa là họ nói gì cũng đúng. Nên bạn hãy luôn ghi nhớ một điều rằng: “nói ít, nhìn và lắng nghe nhiều”, từ đó hãy chắt lọc và xâu chuỗi chúng lại, chắc chắn bạn sẽ có những kinh nghiệm giao tiếp vô cùng “đắt giá”. Các nguyên tắc trong giao tiếp 4. Luôn nở nụ cười - Ngạn ngữ Trung Quốc có câu: “Người không biết tươi cười sẽ không biết cách mở ra những cánh cửa hạnh phúc”. Chính vì vậy, nụ cười xuất hiện không chỉ là cách bạn thể hiện sự thiện cảm với đối phương mà còn là “liều thuốc bổ” mang lại niềm hy vọng lớn lớn trong quá trình giao tiếp, ứng xử. - Bạn hãy thử tưởng tượng rằng, nếu trong một cuộc đàm phán căng thẳng, ai ai cũng giữ một vẻ mặt cau có, khó chịu thì buổi đàm phán không những kém hiệu quả mà rất có thể sẽ không đi đến đích cuối cùng. Do vậy, thay vì giữ vẻ mặt buồn bã và căng thẳng thì tại sao bạn lại không nở một nụ cười thật tươi, một nụ cười tuy chỉ xuất hiện trong nháy mắt nhưng biết đâu nó lại có thể để lại dấu ấn suốt đời. Bởi vậy, dù cho cuộc sống có thiếu thốn về vật chất nhưng cũng không thể thiếu nụ cười, dù bạn là ai, hãy cứ cười lên mỗi ngày, cuộc đời sẽ trả lại những niềm vui khác biệt.  - Trong thuyết trình cũng vậy, việc bạn nở nụ cười trong giao tiếp thường xuyên giúp cho không khí buổi thuyết trình bớt căng thẳng cũng như người nghe cảm thấy bạn dễ gần hơn. Điều này giúp ích rất nhiều vào sự thành công của một bài thuyết trình, tham khảo khoá học thuyết trình để có cho mình những kiến thức để hoàn thiện bản thân hơn. 5. Đảm bảo chữ tín trong giao tiếp  Chữ “tín” trong giao tiếp chính là nguyên tắc “khuôn vàng thước ngọc” mà bạn không thể bỏ qua. Nếu muốn lấy được lòng tin của đối tác thì điều quan trọng nhất là bạn nên giữ đúng lời hứa và luôn luôn đúng hẹn. Bởi vậy mà từ xưa đến nay câu nói “Chữ tín quý hơn vàng” để chỉ một trong 5 đức tính của một con người cần phải có đó là: Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín. Do vậy, “một lần bất tín là vạn lần bất tin”, nếu bạn đã thất hứa một lần thì rất khó có thể lấy lại được lòng tin của đối phương trong những lần giao tiếp sau. Vậy nên, nếu bạn muốn thành công thì hãy luôn luôn ghi nhớ rằng: “tạo dựng lòng tin của người khác là tạo dựng lòng tin của chính mình.” Nguyên tắc giao tiếp hiệu quả 6. Luôn tôn trọng ý kiến của người khác - Khác với nguyên tắc tôn trọng người khác mà UNICA đã đề cập ở phần I, chúng tôi sẽ giúp bạn giải thích cặn kẽ về nguyên tắc này để tránh nhiều người hiểu nhầm. Tôn trọng ý kiến của người khác nghĩa là tôn trọng quan điểm, ý kiến của đối phương nêu ra. Nếu bạn không đồng tình với ý kiến của họ thì trong trường hợp này bạn nên đưa ra quan điểm riêng cá nhân của mình thay vì đưa ra câu nói: “Tôi sẽ chứng minh cho anh thấy là anh sai”. - Vậy, tại sao bạn không tìm một giải pháp khác để cả hai bên cùng vui vẻ thay vì bạn nói ra những lời lẽ thô tục. Vì vậy, người thông minh họ sẽ nhìn nhận vấn đề một cách chín chắn và bày tỏ quan điểm riêng để so sánh giữa hai quan điểm khác nhau, chứ không phải là sự đôi co thiệt hơn. Đó là lý do mà việc nắm vững nghệ thuật giao tiếp được xem là yếu tố quan trọng nhất giúp bạn điều chỉnh cảm xúc và truyền đạt ý kiến cá nhân một cách rõ ràng, hiệu quả nhất. 7. Sử dụng từ ngữ giao tiếp tế nhị Có câu: “Lời nói chẳng mất tiền mua - Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Trong giao tiếp, nếu bạn biết ứng xử một cách khéo léo và tinh tế bạn không chỉ tạo được sự ấn tượng với đối phương mà còn tạo được mối quan hệ tốt đẹp trong công việc cũng như trong cuộc sống. Chẳng hạn, khi đi phỏng vấn xin việc, chỉ cần bạn giới thiệu về bản thân qua một vài câu nói là nhà tuyển dụng đã có thể đánh giá được năng lực cũng như cách ứng xử của bạn. Vì vậy, dù ở bất cứ hoàn cảnh giao tiếp nào đi chăng nữa, nếu bạn thực sự muốn gây được sự chú ý của đối phương thì hãy biết kết hợp sử dụng các kỹ năng vận dụng từ ngữ linh hoạt, tránh sử dụng từ ngữ cọc cằn, thô tục và làm mất lòng người khác. 8. Đảm bảo hài hòa về mặt lợi ích giữa hai bên Trong giao tiếp ứng xử, bất kỳ ai cũng muốn đạt được một lợi ích nào đó cho mình hoặc cho chủ để mà mình đại diện. Lợi ích mà họ hướng đến có thể là vật chất như tiền bạc hoặc có thể là lợi ích về mặt tinh thần. Do vậy, đây được coi là nguyên tắc cơ bản và cần thiết đó chính là kỹ năng chính trong khóa học giao tiếp ứng xử mà Unica muốn giới thiệu cho bạn, đảm bảo duy trì mặt lợi ích của cả 2 bên. Tuy nhiên, nếu muốn đạt được quy tắc trong giao tiếp này, đòi hỏi 2 bên phải chú ý một vài lưu ý sau: Các nguyên tắc khi giao tiếp - Dành thời gian để tìm hiểu tâm lý và hoạt động của đối tác, đồng thời xác định được mục đích đạt được của doanh nghiệp sau khi đàm phán là gì. - Nếu lợi ích của đối tác không được thỏa thuận thì chủ thể cần bày tỏ sự chia sẻ, cảm thông chứ không thể có thái độ hiếu thắng hoặc thờ ơ khi đã đạt được mục đích. 9. Xây dựng niềm tin trong giao tiếp Đây là nguyên tắc quan trọng không chỉ giúp cho việc xây dựng các mối quan hệ với khách hàng, đối tác kinh doanh mà còn giúp cho mối quan hệ cá nhân của bạn được cải thiện rõ rệt. Nguyên tắc này đặc biệt thiết thực đối với những người đang giữ cương vị quản lý bởi nó là yếu tố quyết định tạo nên sự thành công hay thất bại của mọi tổ chức, cá nhân. Bởi nếu sống mà không có niềm tin thì chắc chắn rằng bạn sẽ không bao giờ xác định được hướng đi đúng đắn. Do vậy, đối với những người “cầm cân nảy mực” thì họ luôn luôn phải có một niềm tin đúng hướng để dẫn dắt một tập thể đi lên và phát triển toàn diện. 10. Xây dựng giá trị văn hóa trong giao tiếp Đây là một phạm trù quan trọng mà bạn cần nắm một cách kỹ càng trước khi bước vào cuộc đàm phán với đối tác quan trọng, đặc biệt là người nước ngoài. Giá trị văn hóa giao tiếp của người Việt Nam thể hiện ở tác phong làm việc, thái độ cởi mở, sự lịch sự trong giao tiếp và mến khách. Vậy nên, dù trong bất kỳ hoàn cảnh giao tiếp nào bạn vẫn phải tạo nên mối quan hệ giao tiếp tốt đẹp và đúng với “thuần phong mỹ tục”. Các nguyên tắc chung trong giao tiếp 11. Khen ngợi đúng cách, kịp thời - Trên thực tế ai cũng muốn được khen ngợ những ưu điểm, thế mạnh của mình hay công nhận những điều họ đã làm tốt. Khi nhận được những lời khen đó họ sẽ cảm thấy mình có giá trị, hữu ích đồng thời cũng tạo động lực cho quá trình làm việc.  - Trong giao tiếp cũng vậy, bạn nên tinh tế phát hiện những điểm mạnh của đối phương dù là nhỏ nhất và đưa ra những lời khen chân thành, kịp thời nhất. Bạn không nên cứ quan tâm mãi đến điểm yếu của họ. Bởi ai cũng có điểm mạnh và điểm yếu, những lời khen góp phần thêm động lực để họ phát triển bản thân hơn. Hãy luôn nhớ: lời khen thường dễ nghe nhưng lời chê, lời chỉ trích lại thường khó chấp nhận. Tổng kết Trên đây là các nguyên tắc giao tiếp ứng xử mà UNICA muốn chia sẻ đến các bạn. Hy vọng bạn có thể áp dung các nguyên tắc giao tiếp hiệu quả được chúng tôi gợi ý trên vào trong giao tiếp và đạt hiệu quả tốt nhất. Chúc các bạn thành công!
09/07/2019
12023 Lượt xem
HRBP là gì? Vai trò và công việc của một HRBP trong doanh nghiệp
HRBP là gì? Vai trò và công việc của một HRBP trong doanh nghiệp Từ trước tới nay bộ phận nhân sự luôn đóng một vai trò quan trọng trong việc quyết định đến nguồn nhân lực của mỗi công ty. Vai trò của ngành nhân sự ngày càng có những thay đổi mạnh mẽ và sẽ tiếp tục thay đổi về mặt chiến lược trong tương lai. Cũng chính vì vậy mà nhiều tập đoàn lớn thuộc lĩnh vực bảo hiểm ngân hàng đã tiến hành triển khai mô hình HRBP - đối tác chiến lược kinh doanh. Vậy, mô hình HRBP là gì? Hãy cùng Unica tìm hiểu qua bài viết dưới đây. HRBP là gì? Có thể nói ngành nhân sự đã tồn tại và phát triển qua hàng thế kỷ. Tùy vào từng bối cảnh cụ thể mà ngành này có những vai trò và tên gọi phù hợp. Ở những năm 1970 - 1990 ngành nhân sự được gọi với chức danh quản trị nhân sự nhằm đáp ứng yêu cầu tồn tại và chuyển đổi sang cung cấp dịch vụ. Đến năm 1990 thuật ngữ “quản lý nguồn nhân lực chiến lược” - "strategic  human resource management- SHRM" bắt đầu được sử dụng nhiều hơn trong việc sử dụng các công cụ về lập kế hoạch và xây dựng chiến lược vào quản lý nhân sự để gắn quản lý nhân sự với các chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Năm 1997, Dave Ulrich đã tiếp tục cụ thể hóa mô hình "quản lý nguồn nhân lực chiến lược" trong cuốn sách "Human Resource Champions" và đưa ra khái niệm "human resource business partner - HRBP", điều này có nghĩa bộ phận nhân sự cần đóng vai trò là đối tác với phòng, ban khác trong việc thực hiện chiến lược kinh doanh tổng thể. HRBP - đối tác chiến lược kinh doanh là những nhà nhân sự có đủ kỹ năng chuyên sâu và kiến thức về nhân sự, đồng thời họ cần phải nắm bắt tốt về hoạt động kinh doanh cũng như triển vọng của kinh doanh, hoặc có thể hiểu nó là vỏ bọc kinh doanh (Sales cover) (Dave Ulrich Human Resource Champions 1997). Mô hình nhân sự HRBP trong doanh nghiệp là gì? Nhiệm vụ của HRBP trong vai trò chuyển hóa doanh nghiệp Trong vai trò chuyển hóa doanh nghiệp, nhiệm vụ của HRBP gồm có 4 nhiệm vụ chính để có thể tạo lên một quy trình quản lý nhân sự hoàn hảo: Đối tác chiến lược (Strategic Partner) - Điều chỉnh chiến lược nhân sự đáp ứng nhu cầu thay đổi; - Nhận diện những thước đo nhân sự quan trọng; - Nhận diện những vấn đề về con người trước khi ảnh hưởng đến doanh nghiệp; - Thấu hiểu nhu cầu của nhân tài đối với doanh nghiệp. - Phát triển hệ thống lãnh đạo kế thừa; - Ưu tiên những nhu cầu liên quan đến nhân sự; - Nhận diện chiến lược kinh doanh mới; -  Tái cấu trúc theo các mục tiêu các chiến lược; - Cập nhật những xu hướng đào tạo nội bộ trong doanh nghiệp. Quản lý hoạt động (Operations Manager) - Truyền đạt văn hóa tổ chức đến nhân viên; - Đảm bảo các chương trình nhân sự phù hợp với văn hóa doanh nghiệp; - Giữ cho nhân viên cập nhật các sáng kiến của HR;Truyền đạt chính sách của công ty và quy trình đến nhân viên - Đánh giá thái độ nhân viên; - Theo dõi xu hướng hành xử của nhân viên. Phản ứng khẩn cấp (Emergency Responder) - Đáp ứng nhu cầu của cấp quản lý và nhân viên. - Chuẩn bị các tình huống khác nhau; - Phản ứng nhanh chóng với các khiếu nại/các câu hỏi của các cấp quản lý; Người hòa giải ( Employee Mediator ) - Giải quyết mâu thuẫn; - Quản lý các vấn đề cạnh tranh cá nhân trong tổ chức; - Giải quyết những vấn đề chính trị nội bộ trong việc triển khai các kế hoạch kinh doanh. - Ứng phó với những nhu cầu thay đổi của tổ chức. Công việc của một HRBP - Tham gia các cuộc họp với các đơn vị kinh doanh để thấu hiểu được những khó khăn của họ về chiến lược về mặt HR sao cho hợp lý. Từ đó đưa ra những đóng góp ý kiến cho lead của những phòng ban có thêm những thông tin hữu ích để đưa ra chiến chiến lược kinh doanh mới. Ngoài ra HRRBP sẽ giúp các lead ở những phòng ban lập kế hoạch và quản lý ngân sách nhân sự. - Phối hợp với các nhánh của HR sau đó phân thích công việc, nhu cầu đào tạo và tạo ra lộ trình phát triển nghề nghiệp cho từng doanh nghiệp cũng như cá nhân. Sau khi đã được leader của những đơn vị này đồng ý và thông qua thì sẽ bắt đầu làm, theo dõi và báo cáo kết quả. Đây là một khâu vô cùng quan trọng vì mỗi lộ trình đều cần điều chỉnh để phù hợp với từng đơn vị. - Quan sát, lắng nghe tiếp nhận thông tin từ mọi nhận viên từ đó thấu hiểu được nhu cầu và những khó khăn họ đang gặp phải sau đó đưa ra những tư vấn, hỗ trợ họ - Cùng với OD/C&B thiết kế hệ thống KPI (đánh giá hiệu quả công việc) và tiến hành hướng dẫn đánh giá định kỳ. Sau khi đánh giá đưa ra kết quả thì sẽ tiến hành xây dựng các chính sách khen thưởng theo tháng, quý hoặc năm. Những yếu tố tạo nên một HRBP thành công Để trở thành một HRBP thành công thì bạn phải là người am hiểu mọi lĩnh vực và các bộ phận của doanh nghiệp, cũng như cách thức hoạt động sao cho hiệu quả của bộ phận nhân sự đối với doanh nghiệp. Là người biết lắng nghe, thấu hiểu, phân tích và đưa ra những ý tưởng để giải quyết những vấn đề mà doanh nghiệp đang gặp phải.  Những tố chất cần có ở một HRBP thành công là: - Người có kiến thức, kỹ năng quản lý con người tốt - Kỹ năng phân tích và định hướng mục tiêu rõ ràng - Có sư tự tin và khả năng của mình sẽ mang lại những thay đổi tích cửa cho doanh nghiệp - Luôn sẵn sàng thể hiện quan điểm của mình - Có kỹ năng xây dựng các mối quan hệ tin cậy lâu dài với các đồng nghiệp cũng như với khách hàng - Nắm bắt rõ được ngành nghề kinh doanh của công ty, có kiến thức tốt để giao tiếp bằng các thuật ngữ kinh doang trong ngành Với những thông tin mà Unica vừa chia sẻ tới bạn trên đây, chắc hẳn bạn đã hiểu được mô hình HRBP là gì và nhiệm vụ của HRBP trong vai trò chuyển hóa doanh nghiệp là như thế nào rồi phải không? Chúc bạn thành công!
09/07/2019
5017 Lượt xem
Các bước xây dựng kế hoạch định biên nhân sự hiệu quả
Các bước xây dựng kế hoạch định biên nhân sự hiệu quả Đối với mỗi công ty, việc lập kế hoạch định biên nhân sự đóng vai trò rất quan trọng trọng trong công tác quản trị nguồn nhân lực cũng như thực hiện chính sách tuyển dụng. Vậy định biên nhân sự là gì? Quy trình xây dựng kế hoạch định biên nhân sự thế nào? Hãy cùng Unica tìm hiểu qua bài viết dưới đây. 1. Định biên nhân sự là gì? Định biên nhân sự được rất nhiều khối ngành kinh tế kế hoạch và nhà nước sử dụng. Mặc dù là một lĩnh vực rất quen thuộc nhưng không phải ai cũng có thể hiểu được nó một cách rõ ràng, tường tận.  Định biên nhân sự có thể hiểu một cách đơn giản là việc xác định một đội ngũ con người Định biên nhân sự có thể hiểu một cách đơn giản là việc xác định một đội ngũ con người với những điều kiện phù hợp về tri thức cũng như phẩm chất cá nhân để có thể đáp ứng được khối lượng công việc cho một vị trí cụ thể nào đó trong tương lai. 2. Tại sao định biên nhân sự lại quan trọng? Định biên nhân sự quan trọng vì nó giải quyết được các vấn đề của doanh nghiệp như sau: Vấn đề 1: Xây dựng cấu trúc công ty ổn định Định biên nhân sự cho phép doanh nghiệp biết được năng lực thực sự của từng nhân viên. Từ đó, công ty sẽ có những sắp xếp công việc phù hợp và khoa học hơn dành cho từng người. Chính điều này sẽ giúp bộ máy nhân sự ổn định, không bị lộn xộn, tiết kiệm thời gian đào tạo. Vấn đề 2: Tối đa hóa hiệu quả làm việc của nhân viên Định biên nhân sự giúp lãnh đạo biết rõ năng lực của từng nhân viên. Việc này sẽ phát huy được tối đa năng suất làm việc cũng như giúp tinh thần của nhân viên thoải mái hơn trong quá trình làm việc. Vấn đề 3: Lập kế hoạch về nhân sự trong tương lai Định biên nhân sự giúp lãnh đạo có được kế hoạch về nhân sự tốt hơn trong tương lai. Nói cách khác, thông qua định biên, công ty sẽ biết được những vị trí còn trống/đang thiếu người để có kế hoạch đào tạo và xây dựng đội ngũ nhân sự trong tương lai. Định biên nhân sự giúp thiết lập kế hoạch nhân sự tốt hơn 3. Điều kiện để tính định biên nhân sự Vị tính chất quan trọng liên quan tới sự nhất quán trong quản trị và quản lý sử dụng nhân sự của cả công ty, do đó định biên nhân sự rất được chú ý. Có 2 đối tượng cần lưu ý, điều này đã sinh ra những điều kiện dựa trên 2 đối tượng trên: Đối với công ty: Công ty cần có định hướng xây dựng và chiến lược phát triển rõ ràng  Cần có kế hoạch kinh doanh cụ thể dựa trên ngân sách và các plan dự kiến trong trường hợp nó thay đỏi. Đối với các cấp bộ phận: - Yêu cầu lớn nhất cần xác định được hệ thống vị trí, nhiệm vụ và quyền hạn dành riêng cho từng vị tri trong công việc. - Hiểu và xác định được công việc, nhiệm vụ và quy trình thực hiện công việc của từng vị trí, ít nhất phải nắm được cơ bản - Có khả năng đánh giá và ước lượng cơ bản được kết quả ban đầu đầu ra của từng vị trí khác nhau - Hiểu và nắm được khả năng tự động hóa trong công việc của từng vị trí, kèm theo đó là hệ thống dữ liệu quản lý của từng vị trí. 4. Các nguyên tắc để định biên nhân sự Việc định biên nhân sự thường không có một công thức nhất quán nào, thay vào đó sẽ dựa vào 3 nhóm nguyên tắc sau:  1. Các nguyên tắc về tỷ lệ tương quan – Tỉ lệ tăng/giảm so với năm trước tương ứng với tương quan tăng/giảm của mức doanh thu. Ví dụ: Doanh thu 2017 tăng 30% thì định biên tăng 20%. – Tương quan giữa nhóm vị trí trực tiếp (kinh doanh và sản xuất) với vị trí gián tiếp. Ví dụ: Trực tiếp vs gián tiếp là 65% và 35%, Quản lý với nhân viên là 15% – 85%. – Tương quan giữa ngân sách cho các nhóm quản lý và nhân viên, gián tiếp và trực tiếp. Ví dụ: Chi phí/doanh thu = 78%. Quỹ lương quản lý và nhân viên = 22% – 78%. Định biên nhân sự cần tuân theo nguyên tắc về tỷ lệ tương quan 2. Các nguyên tắc về định mức lao động – Theo khối lượng. Ví dụ: 30 sản phẩm/ca/người, 100 sản phẩm/ca/dây chuyền (nhóm), 15 khách hàng phục vụ/ngày – Theo hệ chỉ tiêu hệ suất. Ví dụ: Tập hợp các chỉ tiêu doanh thu (100 tỉ) và số lượng khách hàng (200 khách)/năm. – Theo thông lệ thao tác nghề nghiệp. Ví dụ: Số lượng thực hiện giao dịch/ngày. – Theo đối tượng phục vụ. Ví dụ: 1 nhân viên nhân sự tương ứng với 60 người trong công ty. 3. Các nguyên tắc về tần suất và thời lượng - Dựa vào cơ cấu chức danh, tần suất và thời lượng thực hiện nhiệm vụ. Ví dụ: Nhân viên Kế toán chi phí bao gồm nhiệm vụ như kiểm tra chứng từ, hạch toán, thanh toán – hàng ngày, 100 chứng từ/ngày; lập báo cáo mỗi tháng, mỗi ngày; làm việc với thanh tra thuế cuối mỗi quý; hoàn thiện các chứng từ thanh toán cuối mỗi năm, 20 ngày. - Đó là những thông tin liên quan đến việc định biên nhân sự mà bạn có thể tham khảo, áp dụng. Hy vọng rằng, những thông tin trên sẽ hữu ích đối với nhà quản lý trong công tác hoạch định và quản trị nhân sự của mình. 5. Các bước xây dựng kế hoạch định biên nhân sự Để định biên nhân sự, doanh nghiệp cần phải biết cách xây dựng định biên nhân sự cụ thể. Đây là quá trình chung và có thể áp dụng linh hoạt theo từng doanh nghiệp. Tuy nhiên, các bước phải được doanh nghiệp thực hiện một cách cụ thể, rõ ràng, phải có sự liên kết giữa các phòng ban. Định biên nhân sự là việc làm cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp Bước 1: Dự báo nhu cầu nguồn nhân lực Để dự báo nhu cầu nhân lực doanh nghiệp bạn cần phải nắm rõ trong tương lai, doanh nghiệp của mình một cách chính xác. Mong muốn đạt được mục tiêu gì? Sản xuất những sản phẩm hoặc dịch vụ nào? Sản xuất ở quy mô như thế nào? Cần phải thực hiện những hoạt động gì? Khi đã hiểu rõ và nắm chắc những thông tin này, bạn sẽ xác định được nhu cầu nhân lực của doanh nghiệp, như: • Thời gian: khi nào thì cần? • Chất lượng: những phẩm chất và kỹ năng cần thiết là gì? • Số lượng: bao nhiêu nhân viên cho từng vị trí công việc? Bạn đọc quan tâm hãy tham khảo thêm Staff Turnover Bước 2: Phân tích thực trạng nguồn nhân lực Phân tích thực trạng nguồn nhân lực sẽ giúp bạn xác định những ưu và nhược điểm về nguồn nhân lực của doanh nghiệp ở thời điểm hiện tại. Trong quá trình phân tích, bạn cần căn cứ vào những yếu tố như: yếu tố phân tích về mặt hệ thống và yếu tố phân tích về mặt quá trình. Để định biên nhân sự cần phân tích thực trạng nguồn lực Yếu tố về mặt hệ thống sẽ bao gồm: Số lượng, cơ cấu, trình độ, kỹ năng, kinh nghiệm, năng lực làm việc thái độ làm việc và các phẩm chất cá nhân. Cơ cấu tổ chức: loại hình hoạt động, trách nhiệm, quyền hạn và mối quan hệ công việc trong cơ cấu. Các chính sách quản lý nguồn nhân lực (tuyển dụng, đào tạo, onboarding, khen thưởng, kỷ luật v.v.) Yếu tố phân tích về mặt quá trình sẽ bao gồm: Mức độ hấp dẫn của công việc đối với nhân viên; sự thỏa mãn của nhân viên đối với công việc; môi trường văn hóa của doanh nghiệp; phong cách quản lý; tính rõ ràng và cụ thể của các mục tiêu mà doanh nghiệp đã vạch ra; những rào cản hoặc các tồn tại của doanh nghiệp; việc cải tiến các hoạt động quản trị nguồn nhân lực trong doanh nghiệp. Bước 3: Đưa ra quyết định tăng hoặc giảm nguồn nhân lực Đối với bước này, bạn cần so sánh thực trạng nguồn nhân lực của doanh nghiệp với nhu cầu nhân lực để xác định xem nhân lực tại công ty đang thiếu hụt hay dư thừa. Qua đó, bạn có thể đưa ra các giải pháp để khắc phục thực trạng này để điều chỉnh nguồn nhân lực một cách phù hợp nhất. Bước 4: Lập kế hoạch thực hiện Để lập kế hoạch thực hiện định biên nhân sự, bạn cần phải xây dựng những nội dung cơ bản sau đây: - Xây dựng kế hoạch tuyển dụng nhân viên cho công ty; - Xây dựng lại cơ cấu tổ chức; - Xây dựng kế hoạch đề bạt và thuyên chuyển nhân viên ở các bộ phận; - Xây dựng Kế hoạch tinh giảm lao động dư thừa tại công ty. Bước 5: Đánh giá việc thực hiện kế hoạch Đánh giá việc thực hiện kế hoạch đóng vai trò hết sức quan trong trong quy trình định biên nhân sự. Do đó, bạn cần phải: Xác định những sai lệch giữa mục tiêu đã vạch ra với quá trình thực hiện kế hoạch; phân tích nguyên nhân dẫn đến các sai lệch đó; đề ra các giải pháp điều chỉnh sai lệch và các biện pháp hoàn thiện. Sau khi đã hoạch định được nguồn nhân lực cần thiết trong tương lai, bạn cần phải tìm kiếm nguồn nhân lực này để chắc chắn khi doanh nghiệp cần bạn luôn đáp ứng được với nguồn nhân lực sẵn có. Tổng kết Với những thông tin mà chúng tôi cung cấp trên đây, Unica tin rằng các bạn đã hiểu được khái niệm định biên nhân sự là gì cũng như các bước xây dựng định biên nhân sự rồi phải không. Chúc bạn thành công!
09/07/2019
5484 Lượt xem
Cách giao tiếp với người lạ khôn khéo hiệu quả bạn nên áp dụng
Cách giao tiếp với người lạ khôn khéo hiệu quả bạn nên áp dụng Cách làm quen với người lạ luôn là đề tài được nhiều người tìm kiếm, bởi trong một xã hội hiện đại việc tiếp xúc với các mối quan hệ mới là điều rất cần thiết. Tuy nhiên, do không biết cách làm quen khôn khéo nên nhiều người vẫn chưa có được sự thành công trong những cuộc trò chuyện mới. Vậy các cách giao tiếp với người lạ khôn khéo nhất, hãy tham khảo ngay những bí kíp mà UNICA chia sẻ dưới đây.  Những nguyên tắc nên tuân thủ khi làm quen với người lạ Tôn trọng sự riêng tư của người khác Nguyên tắc quan tọng khi giao tiếp với người lạ chính phải luôn phải tôn trọng quyền riêng tư, tránh đi quá sâu làm đối phương cảm thấy khó chịu với bạn. Điều này rất quan trọng khi giao tiếp. Tránh làm phiền và quấy rối người khác Thêm nữa là tránh làm phiền hay quấy rầy sự riêng tư hay làm mất thời gian của người khác. Điều này tuyệt đối cần tránh vì sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả cuộc giao tiếp đặc biệt với người lạ lần đầu gặp mặt. Tạo sự an toàn cho bản thân và người khác Ngoài ra khi nói chuyện với người lạ chưa quen bạn cũng cần lưu ý dể đảm bảo sự an toàn cao nhất cho bản thân mình. Điều này là vô cùng quan trọng nếu bạn mong muốn có thể nói chuyện thoải mái tự tin nhưng vẫn có sự an toàn cao. Tổng hợp cách làm quen với người lạ khôn khéo nhất Luôn giữ được sự tự tin    Một trong những cách bắt chuyện với người lạ đầu tiên mà bạn cần nắm đó chính là luôn giữ được sự tự tin. Thông thường, khi mới bắt gặp hoặc làm quen với ai đó, bạn sẽ tỏ thái độ rụt rè và kiệm lời. Tuy nhiên, đây lại là “điểm chết” khiến cho cuộc trò chuyện của bạn đi vào ngõ cụt. Vì vậy cách trò chuyện với người lạ bạn hãy cố gắng giữ được sự tự tin nhất định. Nếu bạn gặp hạn chế trong lời nói, có thể thay bằng hành động với một nụ cười rạng rỡ.  Cách để nói chuyện với người lạ Chọn chủ đề bắt chuyện thích hợp  Cách bắt chuyện người lạ tự nhiên nhất đó là bắt đầu bằng những câu chuyện. Tùy vào người bạn làm quen mà bạn sẽ có cách lựa chọn chủ đề bắt chuyện khác nhau. Ví dụ, đối với những người hài hước, phóng túng trong giao tiếp thì bạn có thể bắt đầu cuộc trò chuyện với những khôi hài hoặc chế vui. Còn đối với những người có vẻ lịch thiệp, tốt nhất bạn nên tránh những câu chuyện mà tính đùa giỡn kết hợp với cách giao tiếp lịch sự, nhỏ nhẹ điều này đòi hỏi bạn cần phải biết cách nắm bắt tâm lý người khác để có thể lựa chọn chủ đề phù hợp. Cách làm quen với người lạ từ sự mỉm cười  Từ trước đến nay, nụ cười được xem là một trong những tín hiệu mang lại sự vui vẻ, hào hứng cho người đối diện. Chính vì vậy, cách làm quen người lạ, hãy luôn giữ nụ cười trên môi để cuộc trò chuyện không bị quá căng thẳng, thậm chí  là dẫn đến những tranh cãi không đáng có (nhất là khi gặp mặt đối tác). Điều này chính là cách tự tin giao tiếp với người lạ mà bạn nên biết. Kỹ năng làm quen với bạn mới Học cách lắng nghe  Thông thường, nhiều người sẽ nghĩ cách làm quen với người lạ là phải chủ động nói chuyện thật nhiều. Tuy nhiên, điều này có thể vô tình tạo hiệu ứng ngược cho người đối diện bởi câu chuyện của bạn không làm họ thấy hứng thú. Vì vậy, hãy cố gắng điều hòa cách nói chuyện với người lạ và đặc biệt là học cách lắng nghe. Lắng nghe câu chuyện, lắng nghe thái độ, phản ứng của người đối diện sẽ giúp bạn biết mình nên ứng xử như thế nào cho phù hợp. Đây được xem là một trong những kỹ năng giao tiếp và ứng xử hiệu quả quan trọng được chia sẻ trong khóa học giao tiếp giúp bạn luôn làm chủ các cuộc trò chuyện cũng như chinh phục người đối diện bằng tài ăn nói của mình. Giao tiếp bằng thái độ chân thành Đối với người lạ, nếu bạn giao tiếp với họ bằng thái độ chân thành, cởi mở, chắc chắn sẽ tạo được sự quý mến từ họ. Bạn cũng cần chú ý là tránh những lời khen quá đà, thậm chí là nịnh hót, bởi sẽ khiến cho cuộc trò chuyện trở nên khoa trương và thiếu sự chân thành. Điều này vô tình khiến bạn mất điểm ngay trong cách để giao tiếp với người lạ.  Lựa chọn trang phục phù hợp Trang phục là những gì thể hiện ra ngoài, nó có thể nói lên tính cách cũng như con người của bạn. Vì ấn tượng ban đầu rất quan trọng nó sẽ quyết định tới cái nhìn của họ đối với bạn. - Trong buổi gặp gỡ đầu tiên, bạn nên lựa chọn trang phục theo những tiêu chí sau: - Thứ nhất: Hợp với hoàn cảnh của thời gian và không gian của buổi gặp gỡ - Thứ hai: Lựa chọn trang phục phù hợp với độ tuổi của bạn - Thứ ba: Lựa chọn trang phục phù hợp với chủ đề mà bạn đang muốn hướng tới trong cuộc giao tiếp. Bạn không cần sử dụng hàng hiệu trong cuộc gặp gỡ đầu tiên miễn sao bạn thấy thoải mái và tự tin trong trang phục của mình.  Kỹ năng giao tiếp với người lạ Ví dụ, nếu người bạn gặp là đối tác thì bạn nên chọn những trang phục lịch sự, kín đáo. Còn nếu đối tượng bạn gặp là bạn bè mới làm quen thì bạn có thể chọn những trang phục thoải mái, dễ chịu.  Tôn trọng khoảng cách cá nhân - Đối với những lần gặp đầu tiên bạn nên tôn trọng khoảng cách cá nhân của họ. Bởi mỗi người đều có gianh giới cá nhân riêng do đó bạn nên để ý. Ngoài ra bạn cũng để ý ngôn ngữ cơ thể xem họ có quay đi, nhìn chỗ khác không vì đó là dấu hiệu họ đang cảm thấy không thoải mái.  - Việc tôn trọng khoảng cách cá nhân sẽ mang lại cho bạn được buổi làm quen gặp mặt đầu tiên đầy sử tin tưởng. Không hỏi chuyện cá nhân  - Bạn muốn biết thông tin về người đối diện như tuổi, tình trạng hôn nhân, quan điểm sống nếu bạn hỏi trực tiếp đối với những người sống khá quy củ thì câu hỏi trên sẽ trở thành vô duyên gây mất điểm trong mắt đối phương. - Thay vào đó bạn sẽ đặt ra các câu hỏi mở như bạn có nhiều bạn bè không, sau giờ làm hoặc giờ học bạn thường làm gì hoặc bạn có thể thảo luận một vấn đề trên mạng nào đó đang nổi gần đây. Từ những câu hỏi trên bạn cũng phần nào hiểu được người đó tính cách, quan điểm cũng như các mối quan hệ ra sao.  Điều chỉnh âm thanh giọng nói của bạn - Có những người cảm thấy có cảm tình với đối phương vì giọng nói. Ngoài ánh mắt thì giọng nói là một vũ khí lợi hại và nên sử dụng phù hợp trong buổi gặp gỡ đầu tiên. Bạn không nên nói quá to bởi có thể sẽ khiến người nghe cảm thấy khó chịu hơn nữa còn ảnh hưởng tới người xung quanh. Nhất là đối với những cuộc hẹn chỉ có 2-3 người. Nói quá to còn thể hiện một sự “kém duyên” trong giao tiếp, trừ khi là bạn thuyết trình trước đám đông. - Tuy nhiên bạn không nói quá nhỏ, bởi nếu nói nhỏ người nghe sẽ không nắm bắt được hết những thông tin mà bạn chia sẻ, gây ảnh hưởng kết quả của cuộc gặp. Bạn nên điều chỉnh giọng nói của mình phù hợp, đủ nghe đối với đối phương, sử dụng câu từ ngắn gọn, xúc tích, tránh lặp từ và sử dụng từ ngữ địa phương. Bạn cũng nên ngắt nghỉ câu sao cho phù hợp. Kết thúc cuộc trò chuyên sau 5 - 10 phút - Quan sát đối phương đang muốn rời đi hoặc có để ý đến điện thoại, đồng hồ thì đó là dấu hiệu họ muốn kết thúc cuộc trò chuyện với bạn.  - Ngoài ra bạn cũng có thể nói với đối phương tôi rất vui được trò chuyện với bạn, nếu tôi muốn giữ liên lạc với bạn được không Các lưu ý khi làm quen với người lạ Lựa chọn phương pháp phù hợp với bản thân Đầu tiên mỗi người sẽ có cách thức giao tiếp và nói chuyện khác nhau, cho nên điều cần làm là phải tìm ra phương pháp thích hợp nhất cho bản thân mình khi giao tiếp với những người lạ. Kỹ năng làm quen với người lạ Cẩn thận và suy nghĩ trước khi hành động Đồng thời cần phải suy nghĩ thật cẩn thận và thấu đáo trước khi nói chuyện hay hành động, vì sẽ có thể làm đối phương chịu tổn thương hoặc khó chịu vì mới đầu mọi người chưa hiểu về nhau. Đừng quá nhanh chóng và đòi hỏi quá nhiều từ người khác Đừng nên kỳ vọng hay đòi hỏi quá nhiều vào đối phương đặc biệt là người mới gặp mặt điều này là không nên và sẽ làm cho bạn cảm thấy khó chịu. Lưu ý nhé. Tổng kết Trên đây là tổng hợp các cách giao tiếp với người lạ khôn khéo nhất mà bạn nên tham khảo thêm, nhằm xây dựng được những mối quan hệ tốt đẹp. Những cách để làm quen với người lạ mà chúng tôi đưa ra mong rằng bạn đọc có thể áp dụng vào trong cuộc sống và công việc của mình một cách hiệu quả nhất. Bạn đọc quan tâm hãy tham khảo thêm giao tiếp nơi công cộng lịch sự. Chúc các bạn thành công!
09/07/2019
8627 Lượt xem
Tổng hợp những bí quyết giao tiếp tốt nhất trong mọi tình huống
Tổng hợp những bí quyết giao tiếp tốt nhất trong mọi tình huống Trong cuộc sống hiện đại, sự thành công không chỉ nằm ở nền tảng kiến thức mà còn được xây dựng từ những kỹ năng giao tiếp. Tuy nhiên, nhiều người lại không nắm được bí quyết giao tiếp căn bản, khiến cho các mối quan hệ cũng như công việc gặp nhiều khó khăn. Xuất phát từ điều này, trong bài viết dưới đây, UNICA sẽ giúp bạn ghi điểm 10 tuyệt đối trong mắt người đối diện nhờ những bí quyết khi giao tiếp tốt " đỉnh cao". Bạn hãy tham khảo thêm nhé!  Duy trì một thái độ sống tích cực - Thái độ sống không chỉ tác động đến tính cách, suy nghĩ của một cá nhân mà còn ảnh hưởng đến những người xung quanh. Vì vậy, nếu bạn biết cách duy trì một thái độ sống tích cực sẽ giúp cho cuộc sống của bạn có nhiều điều tốt đẹp hơn. Đặc biệt, đây được xem là bí quyết thành công trong giao tiếp mà bất cứ ai cũng cần nắm vững.  - Bởi, nếu bạn có thái độ sống tích cực sẽ khuyến khích và truyền cảm hứng cho những người xung quanh tốt hơn. Hãy thử tưởng tượng, nếu ngày nào bạn cũng mang một khuôn mặt cau có, thái độ cằn nhằn, không hài lòng với mọi thứ xung quanh đến nơi làm việc, chắc chắn sẽ khiến cho đồng nghiệp cũng cảm thấy khó chịu với bạn. Từ đó, mối quan hệ của bạn với mọi người xung quanh sẽ luôn trong tình trạng tiêu cực.  >> Xem thêm: Bí quyết giao tiếp thành công không phải ai cũng biết Thái độ sống tích cực sẽ giúp bạn có được sự thành công trong giao tiếp Học cách kiên nhẫn  - Tục ngữ của cha ông ta đã có câu “một sự nhịn bằng chín sự lành”. Nhịn ở đây đồng nghĩa với tính kiên nhẫn, chứ không phải là nhịn nhục, chịu đựng. Và kiên nhẫn được đánh giá là một trong những bí quyết giao tiếp “xương máu” mà không phải ai cũng thực hiện được.  - Kiên nhẫn ở đây không chỉ nằm ở lời nói mà còn nằm ở cả hành vi, thái độ của bạn trong các mối quan hệ. Đứng trước một vấn đề, hãy luôn giữ được sự bình tĩnh cho bản thân, đừng vì sự nóng giận khiến cho bản thân không kìm chế được cảm xúc mà gây nên những rạn nứt khó hàn gắn.  Bí quyết giao tiếp từ sự cởi mở  Đừng bao giờ biến mình thành “Người trong bao” như nhân vật trong tác phẩm của nhà văn Sê-khốp. Bởi cuộc sống của bạn sẽ chìm mãi trong sự cô đơn và thất bại. Chính vì vậy, hãy luôn học cách cởi mở với tất cả mọi người xung quanh. Đây được xem là bí quyết thành công trong giao tiếp mà bất cứ ai cũng phải có được.  Cởi mở sẽ giúp bạn hòa đồng với mọi người xung quanh Sự cởi mở sẽ là cầu nối gần gũi nhất, giúp bạn và mọi người xung quanh được gắn kết và trao đổi thông tin với nhau. Tuy nhiên, bạn cũng cần chú ý xây dựng sự cởi mở dựa trên sự chân thành, tình cảm, tránh thái độ quá khoa trương, phô diễn sẽ khiến cho bạn trở thành kẻ nịnh bợ trong mắt người khác.  Tôn trọng người đối diện khi giao tiếp  Trong giao tiếp, tôn trọng và có thái độ chân thành đối với đối diện chính là bí quyết giúp bạn có được những mối quan hệ tốt đẹp. Hãy thử tưởng tượng xem, nếu trong một buổi trò chuyện mà bạn thường xuyên tỏ thái độ thờ ơ với người đối diện sẽ khiến cho họ cảm thấy chán nản, thậm chí là có những phản ứng không tốt với bạn.  Đặc biệt, trong thời đại công nghệ 4.0, người ta thường gặp gỡ nhau qua mạng Internet là chủ yếu, và cho đến khi có những buổi gặp hiếm hoi với nhau họ vẫn ôm lấy chiếc smartphone và quên mất người bạn thực sự mà mình đang trò chuyện là ai. Đây chính là thất bại lớn nhất mà những người hiện đại đều mắc phải. Vì vậy, nếu muốn có được sự thành công trong giao tiếp, hãy biết cách dành cho nhau sự tôn trọng, chân thành từ những mối quan hệ ngoài lề cho đến trong công việc, cuộc sống.  Không ngừng học tập trau dồi kỹ năng giao tiếp - Việc học tập là xuyên suốt trong cuộc đời, dù bạn theo học hỏi ngành nghề gì bạn cũng nên nghiêm túc và không ngừng trau dồi kiến thức, trau dồi kỹ năng giao tiếp cũng không nằm ngoài. Bởi kỹ năng giao tiếp không phải ngày một ngày hai có thể có được kỹ năng tốt mà cần phải trả qua một quá trình học tập, rèn luyện nhất định Sử dụng nụ cười khi giao tiếp Nở nụ cười trong quá trình giao tiếp, trò chuyện giúp cải thiện rất nhiều không khí cũng như cảm tình của người đối diện. Đồng thời nụ cười cũng thể hiện cảm xúc tích cực, sự tự tin vào bản thân, tự tin vào những gì bạn đang nói.  >> Xem thêm: Tuyệt chiêu để luôn thành công trong giao tiếp của người Nhật Khen đúng lúc, đúng người - Bản thân mỗi con người đều thích sự khen ngợi những thế mạnh của mình hay sự ghi nhận kết quả của bạn đạt được trong quá trình làm việc. Sử dụng lời khen đúng lúc giúp cho người khen có thêm động lực để làm việc và hoàn thiện bản thân tốt hơn. Tuy nhiên bạn cũng nên lưu ý sử dụng lời khen một cách thích hợp nhất và đặc biệt là đúng người. Với những bí quyết giao tiếp tốt nêu trên, nếu nắm vững và vận dụng thông minh vào cuộc sống, chắc chắn sẽ giúp bạn có được sự thành công mỹ mãn. Tham khảo ngay lớp học kỹ năng giao tiếp đến từ chuyên gia hàng đầu Unica để học hỏi nhiều kinh nghiệm cho bản thân mình nhé! Chúc các bạn thành công! 
09/07/2019
1288 Lượt xem
C&B là gì? Công việc của chuyên viên C&B là gì?
C&B là gì? Công việc của chuyên viên C&B là gì? Đối với mỗi công ty, phòng nhân sự luôn đóng vai trò quan trọng trong việc lập kế hoạch, thu hút nhân tài cũng như phát huy tối đa nguồn nhân lực. Trong đó, C&B là được coi là những người nắm giữ cán cân tiền lương của mọi nhân viên. Vậy C&B là gì, công việc của chuyên viên C&B là gì? Hãy cùng Unica tìm hiểu trong bài viết dưới đây. 1. C&B là gì? C&B trong tiếng Anh là từ viết tắt của cụm từ Compensation & Benefit (Compensation nghĩa là sự bồi thường và Benefit là phúc lợi). Khi hai từ này được gộp lại và đặt trong ngữ cảnh của doanh nghiệp nó có nghĩa là tiền lương và chính sách phúc lợi. Vậy C&B có thể được hiểu là một bộ phận thuộc phòng nhân sự và là lĩnh vực liên quan đến tiền lương, thưởng, cũng như chế độ đãi ngộ, các chính sách phúc lợi của một công ty. Tuy nhiên, với mô hình doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam, thì vị trí C&B cũng có thể do kế toán đảm nhiệm. Phòng nhân sự của công ty sẽ gồm có các bộ phận cơ bản như sau:  - Bộ phận Tuyển dụng - R (Recruitment) - Bộ phận Đào tạo và phát triển - T&D (Training & Development) - Bộ phận đảm nhận về tiền lương và phúc lợi - C&B (Compensation & Benefit) - Bộ phận hành chính ( Admin) - Bộ phận phát triển và tổ chức ( Organization Development) - Bộ phận quản lý tài năng ( Talent Management) - Bộ phận xây dựng môi trường văn hóa doanh nghiệp ( Corporate Culture) Người làm C&B có nhiệm vụ đảm bảo quyền lợi và việc thưởng phạt phân minh theo đúng chính sách, xử lý các vấn đề về thanh toán, khiếu nại về lương, thưởng, bảo hiểm, thôi việc, nghỉ việc, nghỉ phép. Các chế độ khác của nhân viên trong công ty, đề xuất giải pháp khắc phục các vấn đề về quyền lợi của nhân viên sao cho hợp lý và thỏa mãn sự hài lòng cao nhất.  2. Vai trò của C&B trong doanh nghiệp là gì? Trong doanh nghiệp, bộ phận C&B đóng vai trò rất quan trọng bởi: - Bộ phận C&B sẽ là những người có trách nhiệm kiểm tra khối lượng công việc của nhân viên từ đó quy đổi thành giá trị thực tế, cũng như đo lường mức độ hoạt động hiệu quả của toàn bộ hệ thống nhân sự. - Bộ phận C&B sẽ có trách nhiệm đề xuất và trình lên cấp trên các chính sách liên quan đến tiền lương, thưởng, phúc lợi của nhân viên, tuy nhiên các chính sách thu hút nhân tài đó phải đảm bảo được tài chính cho công ty. - Bộ phận C&B cũng sẽ đảm nhận công việc bồi dưỡng, đào tạo nhân sự, cũng như đào thải nhân sự kém, đồng thời duy trì và tuyển dụng nhân tài về với công ty. 3. Công việc của chuyên viên C&B là gì? Xây dựng chế độ lương thưởng các chính sách đối với người lao động - Xây dựng, đề xuất sửa đổi, ban hành, bổ sung nội quy, tiền lương, các chế độ chính sách, quy chế liên quan đến lao động, đãi ngộ cho người lao động. - Thực hiện, xây dựng các thủ tục liên quan đến việc đăng ký nội quy lao động như quyết toán, tính toán các mức thuế thu nhập cá nhân cho nhân viên theo quy định pháp luật. - Xây dựng bảng thanh toán tiền lương, thưởng, phụ cấp, làm ca, làm thêm giờ, theo đúng Quy chế bộ luật lao động của Công ty và theo Quy định của pháp luật. - Thực hiện các thủ tục liên quan đến bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp đối với người lao động theo quy định. - Thực hiện các công việc khác theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về luật lao động. - Chịu trách nhiệm chủ trì tiếp, làm việc với các cơ quan quản lý về thanh tra, kiểm tra lao động cũng như chế độ chính sách cho người lao động. Thực hiện công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật - Chịu trách nhiệm xây dựng các quy chế khen thưởng, các chính sách đãi ngộ và khen thưởng một cách công khai, minh bạch theo chính sách của công ty.  - Tổ chức cũng như phát động các chương trình thi đua theo quy định của công ty theo định kỳ để biểu dương, khen thưởng những tổ chức, cá nhân đạt thành tích tốt. Công việc khác  - Tổ chức lưu trữ cũng như chịu trách nhiệm quản lý chung tất cả các hồ sơ, tài liệu, văn bản của Ban nhân sự. - Thống kê, báo cáo các công việc theo định kỳ, đột xuất công tác nhân sự. - Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của cấp trên. 4. Những điều cần có ở chuyên viên C&B là gì? Những kỹ năng cơ bản đầu tiên của một là có kiến thức tin học văn phòng như word, Powerpoint, excel điều này giúp cho việc quản lý những thông tin của tất cả nhân viên trong doanh nghiệp một cách nhanh chóng và chính xác hơn. Ngoài ra cũng cần những kỹ năng mềm như 1. Kỹ năng giao tiếp  - Kỹ năng giao tiếp là kỹ năng quan trọng mà bất cứ ngành nghề hay công việc nào cũng cần tới. Những người C&B là những người đứng ra thay mặt công ty để xử lý những vấn đề liên quan tới đời sống và tinh thần của nhân viên. Vì vậy kỹ năng giao tiếp lắng nghe, nắm bắt tâm lý là kỹ năng cần phải có. 2. Kỹ năng tổ chức và quản lý - Là một chuyên viên C&B bạn cần biết định, xác đinh mục tiêu và lên kế hoạch cụ thể tạo động lực cho mọi người làm việc. Bạn cần phân tích hiệu quả công việc của mỗi cá nhân từ đó phân bổ nguồn lực một cách hợp lý và chặt chẽ, cũng như biết cách đặt thứ tự ưu tiên một cách chính xác. Mọi việc giám sát cũng như đánh giá năng lực mỗi cá nhân đều nằm trong tầm kiểm soát của bạn - Yếu tốt giúp bạn thành công trong nghề C&B là phải năng động nhiệt tình và ham học hỏi. Nếu kiến thức chuyên môn cũng như kỹ năng của bạn còn hạn chế bạn nên tích cực trau dồi, quan sát những người khác để mình có thêm kinh nghiệm làm việc cho bản thân. Ngoài ra bạn cũng cần có tính kỷ luật, tỉ mỉ cho từng chi tiết trong công việc đó cũng là tiền đề để bạn phát triển và thành công hơn. Đây không hẳn là công việc nhàm chán mà nó có rất nhiều thử thách, mỗi ngày đi làm bạn phải giải quyết các vấn đề nhân sự khác nhau, giao tiếp và làm việc trực tiếp với con người nên đòi hỏi bạn cũng phải thật khéo léo và đa dạng hóa bản thân để giao tiếp được với mọi người và mọi vấn đề.  3. Có kiến thức về pháp luật  - Kiến thức về pháp luật ở đây chính là việc bạn biết vận những những kiến thức pháp luật vào chính sách phục lợi của công ty và luôn thường xuyên cập nhật. Những chính sách mới được đề ra sẽ có phần ảnh hưởng rất lớn tới phúc lợi của công ty. 5. Tìm hiểu lộ trình thăng tiến trong công việc của C&B Để trở thành một chuyên viên C&B chuyên nghiệp đó là cả một quá trình dài lỗ lực học tập trau dồi kiến thức cũng như kỹ năng mềm cho bản thân. Lộ trình thăng tiến trong công việc của C&B bao gồm:  >>> Xem ngay: Headhunter là gì? Vì sao Headhunter lại được ưa chuộng hiện nay? - Payroll Executive: Nhân viên tính bảng lương có chức năng của vị trí này là lập bảng chấm công, bảng lương hằng tháng cho nhân viên.  - Payroll Specialist : chuyên viên chấm công, Hiểu và thực thi quy trình hệ thống quy định tiền lương của công ty.  - Payroll Supervisor : giám sát công việc, quản lý chấm công, so sánh hiệu quả năng suất hoạt động của công ty - C&B Specialist: xây dựng và triển khai chính sách lương thưởng, thiết lập kế hoạch dự báo ngân sách cho công ty - C&B Management : xây dựng thiết lập mục tiêu lương thưởng và phúc lợi  - Total Rewards Director: hoạch định chiến lược, tầm nhìn dài hạn về hệ thống lương thưởng trong 3 - 6 năm về lương thưởng và phúc lợi.  Chắc hẳn với những thông tin mà bài viết vừa chia sẻ ở trên, bạn đã có thể hiểu được C&B là gì rồi phải không? Chúc bạn thành công!
08/07/2019
2801 Lượt xem
Những kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả mà bạn không nên bỏ qua
Những kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả mà bạn không nên bỏ qua Kỹ năng làm việc nhóm là việc các thành viên trong nhóm cùng thực hiện một công việc chung hướng tới một mục tiêu cụ thể để đạt kết quả tốt nhất. Cách này sẽ giúp cho các cá nhân trong nhóm cùng học hỏi, bổ sung kiến thức cho nhau và cùng hoàn thiện bản thân mình. Tuy nhiên, trong quá trình làm việc sẽ có rất nhiều ý kiến trái chiều giữa các thành viên, đòi hỏi mỗi cá nhân cần phải trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết để cùng hoàn thành công việc chung. Những kỹ năng đó là gì? Hãy cùng Unica tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Kỹ năng biết lắng nghe Trong mỗi chúng ta, không có ai là hoàn hảo, vì vậy trong quá trình làm việc nhóm, bạn nên biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác. Bởi ý kiến của các thành viên dù có sáng tạo, có độc đáo đến đâu cũng không tránh khỏi những hạn chế, nếu biết lắng nghe bạn có thể phát hiện ra những thiếu sót và đưa ra những ý tưởng đóng góp để giúp cho phát kiến của các thành viên trong nhóm được hoàn thiện hơn. Đấy cũng là cách giúp các thành viên trong nhóm hiểu được những điểm yếu của nhau, giúp nhau cùng hoàn thiện và phát triển.Vì vậy, khi làm việc nhóm bạn hãy luyện cho mình kỹ năng lắng nghe nhé. >> Điểm mặt 5 kỹ năng lắng nghe, thấu hiểu không phải ai cũng biết Kỹ năng tổ chức công việc Khi làm việc nhóm, việc bầu chọn một nhóm trưởng là rất cần thiết, bởi người này sẽ có trách nhiệm đứng ra phân công công việc cho các thành viên còn lại cũng như giải quyết các vấn đề phát sinh trong nhóm để đảm bảo công việc không bị gián đoạn vì bất kỳ lý do gì. Kỹ năng tổ chức công việc cũng đòi hỏi các thành viên trong nhóm phải biết cách tiến hành phần việc được giao thế nào cho khoa học, không làm chậm tiến độ để đảm bảo công việc của cả nhóm được hoàn thành theo đúng kế hoạch đã đề ra. >> Bỏ túi 6 kỹ năng ra quyết định cần phải có trong công việc Để làm việc đội nhóm đạt kết quả bạn cần phải trang bị cho mình rất nhiều những kỹ năng Trợ giúp lẫn nhau Trong quá trình làm việc, các thành viên cần có sự giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau. Hãy sẵn sàng chia sẻ, trợ giúp đồng đội của mình khi họ gặp khó khăn, đừng nên tự đề cao mình và xem thường người khác khi nghĩ rằng bạn giỏi hơn họ. Việc làm này không chỉ giúp các thành viên trong nhóm hiểu nhau, tạo nên sự gắn kết bền chặt mà còn tạo động lực lớn nhất để các thành viên trong nhóm cùng làm việc và hướng tới mục đích chung cuối cùng. Có trách nhiệm trong công việc Dù làm việc một mình hay theo nhóm thì việc tạo cho mình một kỹ năng làm việc có trách nhiệm là điều rất cần thiết bạn cần phải rèn luyện. Bởi làm việc theo nhóm, nếu bạn có thói quen ỷ lại, dựa dẫm vào người khác và không hoàn thành công việc được giao tức là bạn đang làm chậm tiến độ và ảnh hưởng đến toàn tập thể. Khi đó, những thành viên còn lại dù đã thật sự cố gắng nhưng cũng đều bị phủ nhận vì kết quả là của một nhóm, cả một tập thể. Vì vậy, có trách nhiệm trong công việc là kỹ năng rất cần thiết, bạn đừng bỏ qua kỹ năng này khi làm việc nhóm nhé. Thẳng thắn, vô tư Một kỹ năng cũng quan trọng không kém khi bạn làm việc nhóm đó chính là sự thẳng thắn, vô tư. Đừng vì một chút đố kỵ, ích kỷ cá nhân mà tỵ nạnh với đồng đội của mình trong quá trình làm việc. Nếu gặp những tình huống bạn thấy không hợp lý thì hãy thẳng thắn chia sẻ và góp ý ngay. Việc làm này của bạn không chỉ giúp cho các thành viên trong nhóm tin tưởng và nể trọng bạn mà còn tạo dựng nên sự đoàn kết trong nhóm, tạo động lực để cả nhóm cùng tiến lên. Quản lý đội nhóm không phải là việc dễ dàng và chắc hẳn không ít lần bạn băn khoăn làm thế nào để phát huy thế mạnh của mỗi cá nhân, làm sao để có thể quản lý đội nhóm của mình thật hợp lý, làm thế nào để tạo được sự đoàn kết phối hợp giữa các thành viên trong đội nhóm, làm sao để khơi dậy tinh thần, sự nhiệt huyết, sức sáng tạo để mang lại hiệu quả cao nhất trong công việc…Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có cái nhìn toàn diện nhất về cách xây dựng và quản lý đội nhóm hiệu quả, nâng cao hiệu suất công việc và gặt hái thành công.  Chúc bạn thành công!
08/07/2019
968 Lượt xem
Văn hóa doanh nghiệp là gì? Các bước xây dựng văn hóa công ty
Văn hóa doanh nghiệp là gì? Các bước xây dựng văn hóa công ty Một doanh nghiệp muốn hoạt động một cách trơn tru hiệu quả và có sự gắn kết từ lãnh đạo tới toàn thể công nhân viên thì không thể nào thiếu đi yếu tố văn hóa doanh nghiệp. Vậy văn hóa doanh nghiệp là gì? Để xây dựng được văn hóa doanh nghiệp hiệu quả cần phải làm gì? Hãy cùng Unica tham khảo qua bài viết dưới đây. 1. Văn hoá doanh nghiệp là gì? Văn hóa doanh nghiệp (VHDN) là tổng hòa các mối quan hệ giữa mọi người trong công ty, là tập hợp những giá trị về tinh thần thông qua những biểu hiện về đối thoại, cấu trúc tổ chức, về trang phục, không gian làm việc,…Nhưng đôi khi văn hóa doanh nghiệp cũng “ngầm chảy” bên trong mỗi công ty mà không phải ai cũng dễ nhận thấy. Đó chính là các giá trị cốt lõi của mỗi công ty, doanh nghiệp, là tiêu chuẩn vô hình, là quy tắc ngầm hiểu, thể hiện qua thái độ, niềm tin, cách thức tiếp nhận vấn đề… 2. Các bước xây dựng văn hóa doanh nghiệp hiệu quả Để xây dựng văn hoá doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, bạn cần phải lên kế hoạch và thực hiện các bước theo quy trình khoa học, cụ thể. Bạn cần phải xây dựng theo các bước sau: Xác định đâu là giá trị cốt lõi  Đây được xem là một trong những bước quan trọng nhất để xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Bởi giá trị cốt lõi của doanh nghiệp được xem như là quy chuẩn, là thước đo để giúp doanh nghiệp có thể căn chỉnh những quan điểm, hành vi để đạt được tầm nhìn của đơn vị. Hiện nay, giá trị cốt lõi trong các doanh nghiệp tập trung chủ yếu ở đội ngũ nhân viên và khách hàng (trải nghiệm khách hàng là một trong những giá trị cốt lõi trong quá trình hoạt động kinh doanh của công ty). Xây dựng văn hóa doanh nghiệp là việc làm cần thiết đối với mỗi công ty Xây dựng tầm nhìn cho doanh nghiệp Để xây dựng văn hoá doanh nghiệp hiệu quả thì việc xây dựng tầm nhìn cho doanh nghiệp cũng rất quan trọng. Nó chính là định hướng, là bức tranh lý tưởng về doanh nghiệp trong tương lai. Có thể trong tương lai doanh nghiệp mà ta mong muốn xây dựng sẽ hoàn khác biệt so với doanh nghiệp mình đang có. Tuy nhiên, dưới sự biến động không ngừng của nền kinh tế thị trường, thì việc các doanh nghiệp chuyển tầm nhìn từ tập trung vào công ty sang tập trung vào khách hàng là điều cần thiết để doanh nghiệp định vị được thương hiệu, khẳng định thành công. Đánh giá văn hóa hiện tại của doanh nghiệp Đánh giá xem văn hoá hiện tại của doanh nghiệp như thế nào và kết hợp với chiến lược phát triển doanh nghiệp ra sao là một một việc cực kỳ khó khăn bởi văn hoá thường khó thấy và dễ nhầm lẫn về tiêu chí đánh giá. Tuy nhiên, nếu văn hóa doanh nghiệp xác định  lấy khách hàng làm trung tâm thì việc đánh giá sẽ dễ dàng hơn căn cứ vào chỉ số hài lòng và sự trung thành của khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp, công ty. Xác định vai trò của lãnh đạo trong việc dẫn dắt thay đổi văn hóa Trong mỗi doanh nghiệp, khi có bất cứ một sự thay đổi nào thì người lãnh đạo luôn đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc đề xướng và hướng dẫn các nỗ lực thay đổi của toàn bộ doanh nghiệp, công ty. Lãnh đạo phải là người truyền bá cho toàn bộ cán bộ, công nhân viên hiểu đúng, hiểu đủ, xóa tan những mối lo sợ và thiếu an toàn của nhân viên để họ tin tưởng và cùng nỗ lực để xây dựng công ty.  Khuyến khích động viên nhân viên trước những lợi ích của sự thay đổi Sự thay đổi văn hóa doanh nghiệp sẽ có những ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống nhân viên. Vì vậy, ngoài việc khuyến khích, động viên nhân viên, giúp họ biết được vai trò của mình trong doanh nghiệp, người lãnh đạo còn phải chỉ cho nhân viên thấy lợi ích của họ tăng lên trong quá trình thay đổi để từ đó tạo động lực cho nhân viên đóng góp và xây dựng tương lai doanh nghiệp hiệu quả. Thiết lập hệ thống khen thưởng phù hợp  Khen thưởng cũng là một trong những bước quan trọng khi xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp thiết lập một hệ thống khen thưởng phù hợp đối với từng vị trí, phòng ban sẽ giúp cho nhân viên cảm thấy họ được công nhận, từ đó tiếp thêm động lực để nhân viên làm việc ngày càng hăng say, năng suất. Với 6 bước xây dựng văn hóa doanh nghiệp mà Unica chia sẻ trên đây chắc hẳn bạn đã hiểu được phần nào vai trò của văn hóa doanh nghiệp đối với sự thành công bền vững của một tổ chức. Nghệ thuật xây dựng văn hóa doanh nghiệp được xem là nền tảng vững chắc giúp doanh nghiệp xây dựng gốc rễ văn hóa, giải quyết các vấn đề khó khăn trong quản lý nhân sự và "đọc vị" người đồng hành để xây dựng thương hiệu bền vững ngay từ bên trong.  Chúc bạn thành công! >> Định biên nhân sự là gì? Quy trình xây dựng kế hoạch định biên nhân sự >> Mô hình nhân sự HRBP là gì? >> Các tiêu chí đánh giá nhân viên hiệu quả nhất hiện nay mà bạn không nên bỏ qua
08/07/2019
1263 Lượt xem
Giải đáp câu hỏi: Công việc nhân sự gồm những gì?
Giải đáp câu hỏi: Công việc nhân sự gồm những gì? Đối với mỗi doanh nghiệp, phòng nhân sự luôn được xem là một trong những phòng ban then chốt trong toàn hệ thống. Cũng chính vì vậy, mà câu hỏi “công việc nhân sự gồm những gì” luôn được rất nhiều người quan tâm. Thông qua 15 nhiệm vụ cụ thể mà người làm công tác nhân sự phải đảm nhận trong phạm vi bài viết dưới đây, Unica sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi này. 1. Quản lý công tác tuyển dụng  - Nhận bản đăng ký tuyển dụng nhân sự - Lên kế hoạch lập thông báo tuyển dụng, đăng thông tin tuyển dụng lên các trung tâm việc làm để thông báo. - Tiếp nhận hồ sơ, chọn lọc hồ sơ, lên danh sách trình cấp trên. - Gửi thư mời test ứng viên, điện thoại báo ứng viên thông tin ngày giờ test. Chuẩn bị bài test, phòng test, chuyển kết quả bài test cho bộ phận có liên quan, thông báo kết quả bài test. - Thông báo ứng viên phỏng vấn qua điện thoại và email, nhắc lịch phỏng vấn, thông báo ứng viên đạt yêu cầu và lịch nhận việc. 2. Nhóm công việc về lương thưởng & phúc lợi  - Thực hiện công tác chấm công, quản lí việc nghỉ phép, đi trễ, nghỉ việc. - Xây dựng bảng lương theo vị trí công việc và năng lực. - Xây dựng chính sách phúc lợi, đãi ngộ, khen thưởng, kỉ luật, chế độ bảo hiểm, đóng thuế. - Xử lí những tranh chấp phát sinh trong quan hệ lao động. - Khảo sát mức độ hài lòng của nhân viên. - Xây dựng hệ thống đánh giá hiệu quả cho mỗi vị trí công việc, cấp bậc. - Quản lí hợp đồng lao động và hồ sơ nhân viên. - Thực hiện các nghiệp vụ về Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. - Tính lương và các chế độ chính sách phúc lợi có liên quan cho nhân viên công ty. 3. Quản lý toàn bộ hồ sơ, sơ yếu lý lịch của nhân viên toàn doanh nghiệp Quản lý hợp đồng lao động cho nhân viên, hồ sơ nhân viên, định biên nhân sự. - Hướng dẫn nhân viên mới về hợp đồng lao động, làm rõ về mức lương, chính sách phúc lợi tại công ty. - Theo dõi, thực hiện các chế độ nghỉ việc hay hết hạn hợp đồng theo quy định. -  Lập báo cáo theo định kỳ và thực hiện các công việc khác theo chỉ thị cấp trên. - Thực hiện chuyển phát nhanh, giao nhận văn thư, hợp đồng, hóa đơn cho công ty và các phòng ban; - Quản lí công việc giấy tờ, thủ tục như hợp đồng lao động, bằng khen, thư từ , thủ tục nhận việc, nghỉ việc, hay chấm dứt hợp đồng… - Mua sắm, theo dõi kiểm kê tài sản công ty, văn phòng phẩm. - Hỗ trợ tổ chức các sự kiện du lịch, teambuilding, teambonding trong công ty; xây dựng văn hóa công ty. - Theo dõi nội quy, nề nếp, văn hóa công ty. 4. Quản lý hồ sơ nhân viên nghỉ việc Tất cả nhân viên nghỉ việc được lưu lại theo thứ tự thời gian. Trong trường hợp nhân viên nghỉ việc rút lại hồ sơ thì phải photo lưu hồ sơ, lập danh sách nhân viên nghỉ việc theo thời gian, danh sách nhân viên nghỉ việc tương tự như danh sách nhân viên hiện thời. 5. Phụ trách quản lý việc đào tạo của doanh nghiệp -  Lên kế hoạch và triển khai các khóa, lớp đào tạo cho nhân viên nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng để đáp ứng yêu cầu công việc. - Xây dựng giáo án đào tạo, đảm bảo kế hoạch đào tạo diễn ra đúng kế hoạch. -  Theo dõi, đánh giá chất lượng các chương trình đào tạo đã thực hiện. - Hướng dẫn nội quy, đào tạo nghiệp vụ và phổ biến văn hóa doanh nghiệp cho nhân viên mới. 6. Quản lý các vật dụng, văn phòng phẩm Nhận các đề xuất mua văn phòng phẩm của các phòng bạn, lập đề xuất mua, cấp phát văn phòng phẩm theo yêu cầu, rà soát lại số lượng văn phòng phẩm tồn hàng tháng. 7. Đề xuất, lên kế hoạch, các phương án thưởng lễ, tết, trợ cấp, ..cho toàn thể công nhân viên và tổ chức thực hiện chúng. 8. Khi trưởng phòng có kế hoạch điều động, bổ nhiệm, miễn nhiệm….nhân viên, bộ phận nhân sự phải lập các quyết định theo yêu cầu và thực hiện các thủ tục liên quan. 9. Thực hiện chấm công cho nhân viên văn phòng: lấy dấu vân tay, thông tin nhân viên, lập bảng tổng kết công, công tăng ca chuyển phòng kế toán để tính lương cho nhân viên.  10. Theo dõi, quản lý ngày nghỉ của nhân viên: tiếp nhận đơn xin nghỉ phép, lưu đơn xin nghỉ phép, báo cáo các trường hợp nhân viên nghỉ không lý do cho cấp trên hàng tháng. 11. Quản lý việc nhân viên xin nghỉ việc  - Nhận đơn xin nghỉ việc từ nhân viên, chuyển trưởng phòng ký xác nhận và lưu đơn xin nghỉ việc - Sau khi nhận biên bản bàn giao công việc, chuyển giấy nghỉ việc có xác nhận bản photo có đóng dấu hành chính nhân sự cho Phòng kế toán để tiến hành trả lương. 12. Tiếp nhận các loại công văn vào sổ công văn đến. Đánh máy, photocopy, bảo quản các văn bản, công văn giấy tờ thuộc phần việc được giao. 13. Lên lịch họp, theo dõi, nhắc nhở thư ký hành chính tổ chức và chuẩn bị các công việc cần thiết cho cuộc họp của công ty. 14. Lập lịch tiếp khách hàng tuần theo yêu cầu của cấp trên, theo dõi và tổ chức tiếp khách. 15. Thực hiện các công việc khác do trưởng phòng hoặc cấp trên phân công. Những yêu cầu công việc của người làm nhân sự - Có khả năng quan sát, nhìn nhận và đánh giá con người. - Có kỹ năng lắng nghe và giao tiếp tốt. - Có tư duy phân tích, khả năng ra quyết định. - Sử dụng thành thạo các phần mềm tin học văn phòng. - Biết sử dụng các phần mềm quản lý nhân sự như HRMs hoặc HRIS - “Nằm lòng” các quy định của luật lao động Chắc hẳn với những thông tin mà Unica vừa chia sẻ ở trên đã giúp bạn giải đáp được câu hỏi “công việc của nhân sự gồm những gì?” rồi. Hy vọng bài viết trên có thể giúp bạn có cái nhìn tổng quát nhất về ngành C&B cũng như nghệ thuật quản lý nhân sự hiệu quả nhất.
08/07/2019
1055 Lượt xem