Phong cách sống
![Bài nhảy Zumba cơ bản trên List nhạc nhảy sôi động](https://unica.vn/upload/landingpage/083245_bat-mi-list-nhac-nhay-soi-dong-danh-cho-cac-bai-nhay-zumba-co-ban_thumb.jpg)
Bài nhảy Zumba cơ bản trên List nhạc nhảy sôi động
Âm nhạc là một trong những yếu tố quan trọng, được xem là linh hồn của các bài nhảy Zumba. Do đó, khi bắt tay vào luyện tập bộ môn thể dục này việc lựa chọn bản nhạc phù hợp với các bài nhảy là vô cùng quan trọng. Trong bài viết dưới đây Unica.vn sẽ chia sẻ đến bạn đọc list nhạc nhảy sôi động dành cho các bài nhảy Zumba cơ bản. Hãy cùng tham khảo nhé!
List nhạc nhảy Zumba cơ bản dành cho bạn
“La Mordidita” của Ricky Martin
Trong list nhạc Zumba một trong những bản nhạc được mọi người sử dụng thường xuyên nhất phải kể đến “La Mordidita” của Ricky Martin. Bản nhạc này có giai điệu tươi sáng, tiết tấu nhanh, khỏe khoắn đồng thời có phần lời cực “đáng yêu”. Đó cũng chính là lý do mà người ta thường truyền tai nhau rằng “La Mordidita” là bản nhạc dành riêng cho Zumba.
“La Mordidita” của Ricky Martin là một trong những bản nhạc nhảy Zumba sôi động mà bạn nên thêm vào list nhạc nhảy của mình
“La Bicicleta” của Carlos Vives & Shakira
Nếu bạn đang tìm kiếm bài nhạc sôi động để học Zumba cơ bản thì không nên bỏ qua bản nhạc “La Bicicleta” của Carlos Vives & Shakira. Bài nhạc này có nhịp điệu sôi động, cuốn hút giúp tạo cảm giác vui tươi nên dễ khiến cho người nghe chuyển động theo. Đó cũng là lý do mà “La Bicicleta” trở thành bản nhạc được lựa chọn để tập Zumba nhất là với phần khởi động hoặc phần thả lỏng giữa các bài tập. Ngoài ra đây còn là bài hát được nhiều người học nhảy hiện đại bộ môn khác: Sexy Dance, Dance Cardio, Shufffle Dance,... cực kỳ yêu thích.
“Limbo” của Daddy Yankee
Là một trong những bài hát sôi động “Limbo” mang đến không khí vui vẻ và tràn đầy năng lượng giúp cho các bước nhảy của người tập trở nên cuốn hút, mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Do đó, nếu ca khúc “Limbo” của Daddy Yankee chưa nằm trong list nhạc nhảy Zumba thì bạn hãy thêm vào nhé!
“Zumba” của Don Omar
Trong list nhạc nhảy zumba cơ bản thật thiếu sót khi không liệt kê “Zumba” của Don Omar vào danh sách. Bởi bản nhạc này có giai điệu cực kỳ hấp dẫn, giúp người tập hào hứng hơn với những điệu nhảy Zumba đắt giá. Đặc biệt, khi chú tâm lắng nghe bài hát này bạn dường như muốn chuyển động và nhảy theo những giai điệu lôi cuốn mà “Zumba” mang lại.
Bài nhạc “Zumba” của Don Omar có giai điệu nhịp nhàng nhưng cực kỳ sôi động, hấp dẫn phù hợp với những bài nhảy Zumba cơ bản
>> Xem thêm: Hướng dẫn nhảy Zumba chi tiết nhất cùng Unica
“Burn up the dance” của Dillon Francis, Skrillex
Nhờ phần beat nhanh, mạnh cùng với giai điệu được phối đặc sắc “Burn up the dance” của Dillon Francis, Skrillex được sử dụng rất nhiều trong các bài nhảy Zumba cơ bản. Khi mới vào giai điệu của bài tương đối chậm nhưng về sau lại càng tăng dần giúp cho những ai mới tập luyện Zumba có thể thích nghi và dần hòa mình vào các điệu nhảy.
“Crazy love” của Mara ft. Beto Perez
Nếu bạn đang tìm kiếm một bản nhạc hoàn hảo cả về giai điệu, âm sắc lẫn câu từ để học nhảy Zumba cơ bản thì nên lựa chọn “Crazy love” của Mara ft. Beto Perez. Trong bản nhạc này phần vũ đạo được đánh giá là hoàn hảo giúp tiếp thêm cảm hứng cho những người luyện tập Zumba.
“Daddy” của PSY
Đây là ca khúc được các tín đồ Kpop lựa chọn để thực hiện các nhạc zumba hay bởi nó tập hợp tất cả các yếu tố cơ bản của một bản nhạc nhảy Zumba đúng chuẩn. Cụ thể, phần lời của bài hát bao gồm yếu tố các yếu tố như yếu tố sôi động, vui tươi, bắt tai còn phần cụ đạo thì vô cùng đẹp mắt tạo nên cảm hứng cho những ai đang luyện tập bộ môn thể dục bổ ích này. Nếu bạn cũng yêu thích giai điệu này thì có thể sử dụng nó cho bài tập luyện nhày của mình.
Một số bài tập nhảy Zumba cơ bản
1. Nhảy Salsa cơ bản
Nhảy Salsa cơ bản
Khi học nhảy Salsa, bạn chú ý đến 8 số điếm tương ứng với 8 kỹ thuật học nhảy cơ bản như sau:
- Số 1: Bước sang trái một bước bằng chân trái.
- Số 2: Đưa cơ thể của bạn trở lại bàn chân phải.
- Số 3: Bước trở lại trung tâm bằng chân trái của bạn.
- Số 4: Tạm dừng.
- Số 5: Bước sang phải bằng chân phải.
- Số 6: Chuyển trọng lượng cơ thể của bạn lên bàn chân trái.
- Số 7: Đưa chân phải của bạn trở lại chính giữa.
- Số 8: Tạm dừng khi đếm thứ tám.
2. Nhảy Merengue cơ bản
Nhảy Merengue
Để có thể học kỹ thuật nhảy Merengue cơ bản, bạn thực hiện như sau:
- Đứng hai chân cao bằng nhau.
- Di chuyển hông sang phải, đồng thời nhấc chân trái lên, sau đó dậm chân xuống đất.
- Tiếp theo, chuyển hông sang trái và nhấc chân phải lên rồi dậm chân.
- Khi đã lắc hông thành thạo, bạn cố gắng di chuyển nhanh hơn khi cơ thể cảm thấy thoải mái nhất.
- Bạn có thể kết hợp với các chuyển động của cánh tay như: vươn tay sang một bên hoặc vòng qua đầu.
3. Nhảy Reggarton cơ bản
Nhảy Reggarton
Để thực hiện nhạc nhảy các bài hát này, bạn bắt đầu với các kỹ thuật như sau:
- Đứng thẳng lưng, mở rộng hai chân rồi từ từ hạ đầu gối xuống để đùi tạo thành góc 45 độ so với sàn tập. Hai bàn tay đặt ra phía sau người.
- Bước chân trái lêm trước để chân trái thẳng hàng với chân phải và xoay 1 góc 90 độ. Đồng thời đánh hai tay để chúng cao hơn đầu.
- Bước chân trái trở lại vị trí ban đầu.
- Chân phải bước kên, xoay hông 90 độ về phía tay trái và tiếp tục đánh tay.
>> Xem thêm: Bật mí 6 phương pháp tập Zumba đúng cách, hiệu quả tại nhà
Tổng kết
Trên đây là list nhạc nhảy sôi động dành cho các bài nhảy Zumba cơ bản mà UNICA gửi đến bạn đọc. Bạn cũng có thể sử dụng những bài hát nhảy zumba hay nhất này để luyện tập trong những thời gian học nhảy cho những bộ môn nhảy hiện đại khác. Đảm bảo sẽ nâng cao hiệu quả bất ngờ đấy. Để có thể học nhảy Zumba đạt hiệu quả cao bên cạnh việc lựa chọn nhạc nhảy phù hợp bạn cũng cần tìm hiểu và chọn lựa cách tập Zumba đúng chuẩn.
26/06/2019
6693 Lượt xem
![Zumba là gì? Tại sao nên tập nhảy Zumba?](https://unica.vn/upload/landingpage/082342_zumba-la-gi-tai-sao-nen-tap-nhay-zumba_thumb.jpg)
Zumba là gì? Tại sao nên tập nhảy Zumba?
Zumba là gì? Tại sao nên tập nhảy Zumba là câu hỏi của rất nhiều người đang có ý định theo đuổi bộ môn thể dục này. Trong bài viết dưới đây UNICA sẽ chia sẻ đến bạn đọc những kiến thức bổ ích về Zumba cũng như giải thích vì sao bạn nên lựa chọn và theo học Zumba. Hãy cùng tham khảo nhé!
Zumba là gì?
Zumba là môn thể dục với các động tác nhảy trên nền nhạc Latinh sôi động mang đến những lợi ích tuyệt vời về sức khỏe thể chất và tinh thần cho người tập. Các điệu nhảy của Zumba thường rất đơn giản, thường được lặp đi lặp lại với nhịp độ thích hợp giúp cho tất cả người tập, kể cả những người mới học nhảy hiện đại bắt nhịp kém vẫn có thể theo kịp.
Zumba là gì?
Một trong những đặc điểm riêng có của Zumba đó chính là không yêu cầu người tập nhớ các động tác hay phải có bạn diễn cùng như các bộ môn khiêu vũ khác mà điều Zumba hướng tới đó là muốn người tập hòa nhịp với nhau trong từng điệu nhảy.
Hiện nay, Zumba được phân thành 9 lớp học khác nhau dựa trên tuổi tác, sức khỏe cũng như trình độ của từng người tập. Cụ thể:
Zumba Gold: Đây là lớp học dành cho người bắt đầu hay những người lớn tuổi có nhu cầu học Zumba.
Zumba bước: Lớp học này dạy những bài tập có cường độ thấp, là sự kết hợp hoàn hảo giữa thể dục nhịp điệu và những điệu nhảy nhẹ nhàng. Rumba
Toning: Nếu bạn muốn luyện tập Zumba để săn chắc vùng bụng, đùi, cánh tay thì nên tham gia lớp học này.
Aqua Zumba: Khi tham gia lớp học này học viên sẽ phải di chuyển dưới nước theo sự hướng dẫn của giảng viên (giảng viên đứng trên bờ) với các động tác tương tự như Zumba bước.
Zumba in the circuit: Bên cạnh các điệu nhảy Zumba thông thường lớp học này còn dạy hít thở và khiêu vũ.
Zumba kids và zumba kids jr: 2 lớp học Zumba này được thiết kế dành cho trẻ em từ 4 - 12 tuổi.
Trẻ từ 4 - 12 tuổi có thể theo học lớp Zumba kids hoặc zumba kids jr
Zumba gold - toning: Lớp học này được tạo ra dành cho những ai muốn cải thiện cơ bắp và sự dẻo dai của cơ thể.
Zumba Sentao: Khi tham gia lớp học này bạn sẽ được tập luyện các bài nhảy cùng với ghế nhằm giúp cơ bắp trở nên săn chắc, khỏe mạnh.
Những lợi ích tuyệt vời mà Zumba mang lại
Dưới đây là một số lợi ích của việc tập nhảy Zumba cũng chính là lý do vì sao bạn nên tập Zumba ngay từ hôm nay. Mời bạn đọc tham khảo.
Tốt cho tim mạch
Không chỉ tập luyện Zumba mà bất kỳ hoạt động thể chất nào có liên quan đến âm nhạc đều đem đến những lợi ích tuyệt vời cho tim mạch và hệ thống tuần hoàn của cơ thể. Do đó, mỗi ngày bạn nên dành thời gian ít nhất 1 giờ để tập nhảy Zumba nhé!
Giảm cân an toàn, hiệu quả
Theo nghiên cứu, trung bình 1 giờ tập nhảy Zumba cơ thể sẽ đốt cháy khoảng 500 - 700 calo dư thừa. Do đó, Zumba được xem là một trong những giải pháp tuyệt vời dành cho những ai đang có ý định giảm cân, loại bỏ mỡ thừa trên cơ thể.
Cải thiện và duy trì vóc dáng
Khi tập luyện Zumba toàn bộ cơ thể của bạn sẽ phải di chuyển và vận động liên tục theo nhịp điệu âm nhạc. Bên cạnh đó, các động tác Zumba yêu cầu người tập phải có sự uyển chuyển ở vùng eo, hông. Đây cũng chính là lý do vì sao nhiều người thường lựa chọn bộ môn thể dục này để cải thiện và duy trì vóc dáng của mình. Đó là lý do mà việc nắm trọn hệ thống bài tập Zumba với khóa học nhảy Zumba 10 ngày eo thon dáng đẹp cùng Zumba cùng chuyên gia hàng đầu chắc chắn sẽ là yếu tố hàng đầu mà bạn không thể bỏ qua để cải thiện vóc dáng của bạn một cách hiệu quả nhất.
Cải thiện tâm trạng
Khác với các bài tập thể dục thông thường khi nhảy Zumba bạn sẽ được tập luyện trong không khí vui tươi, âm nhạc sôi động, gặp gỡ những người mình yêu thích. Do đó, bạn sẽ cảm thấy tinh thần thoải mái, hưng phấn hơn rất nhiều. Đó cũng chính là lý do vì sao mà nhiều người thường lựa chọn tập Zumba sau những giờ làm việc căng thẳng mệt, mỏi.
Zumba mang đến những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe và vóc dáng con người
Những ai có thể tập Zumba
Điểm đặc biệt của Zumba là bất cứ ai cũng có thể tập luyện bộ môn này mà không có bất kỳ rào cản nào về mặt giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp. Chỉ cần có đủ sức khỏe và niềm đam mêm với bộ môn này là bạn có thể dễ dàng luyện tập chỉ sau một vài buổi học. Ngoài ra, hiện nay còn có rất nhiều những lớp học Zumba dành cho trẻ em để giúp chúng nâng cao sức khỏe, rèn luyện toàn toàn thân ngay từ khi còn nhỏ. Đồng thời cũng có rất nhiều lớp Zumba dành cho người lớn tuổi để tăng cường sự kết nối và giúp tinh thần luôn vui vẻ, yêu đời.
Một số lưu ý khi học nhảy Zumba để đạt hiệu quả tốt nhất
- Khi nhảy Zumba, bạn phải vận động toàn thân liên tục trong thời gian dài. Chính vì thế để giúp cơ thể luôn cảm thấy thoải mái, bạn nên chọn những trang phục có chất liệu thun, cotton có độ co giãn tốt và thấm hút mồ hôi. Không mặc những trang phục có chất liệu như Jean, Kaki, Somi bởi nó sẽ khiến bạn cảm thấy khó chịu bởi chất liệu khô cứng trong quá trình tập luyện.
- Lựa chọn một đôi giày thể thao tốt, đúng cỡ chân với chất liệu an toàn để bảo vệ bàn chân của bạn trong suốt quá trình tập Zumba.
- Không nên tập Zumba với cường độ quá nhiều, đặc biệt là đối với những học viên mới bắt đầu và làm quen với bộ môn này bởi vì nó sẽ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức với lịch trình luyện tập dày đặc. Thời gian luyện tập phù hợp là 2-3 buổi trên một tuần để cơ thể có thời gian nghỉ ngơi, dưỡng sức.
- Ăn nhẹ trước 30 phút khi bắt đầu vào bài tập chính thức sẽ giúp bạn nạp thêm năng lượng cần thiết cho cơ thể trong khi luyện tập.
- Uống nhiều nước sẽ giúp bạn tránh được tình trạng mất nước do đổ mồi hôi trong khi tập Zumba.
- Giữ cho tâm trạng luôn vui vẻ, thoải mái và hết mình với những bản nhạc Zumba sôi động là yếu tố vô cùng cần thiết giúp bản giải phóng nguồn năng lượng tiêu cực trong cơ thể với mỗi giờ luyện tập.
Hy vọng với những chia sẻ bổ ích trên bạn đọc đã hiểu Zumba là gì cũng như vì sao nên tập luyện Zumba mỗi ngày để cải thiện sức khỏe và vóc dáng toàn diện của mình.
Chúc bạn tập luyện Zumba hiệu quả!
>> Những lưu ý khi học nhảy Zumba mà bạn không nên bỏ qua
>> Bật mí phương pháp tập Zumba đúng cách, hiệu quả tại nhà
>> Bật mí 3 bài tập Zumba phổ biến được nhiều người lựa chọn nhất hiện nay
25/06/2019
2146 Lượt xem
![Ngả mũ với 6 lợi ích tuyệt vời từ bơi lội bạn không nên bỏ qua](https://unica.vn/upload/landingpage/2065085527_nga-mu-voi-6-loi-ich-tuyet-voi-tu-boi-loi-ban-khong-nen-bo-qua_thumb.jpg)
Ngả mũ với 6 lợi ích tuyệt vời từ bơi lội bạn không nên bỏ qua
Nếu bạn đang tìm một môn thể thao giúp cải thiện sức khỏe thì bơi lội chính là sự lựa chọn tuyệt vời dành cho bạn. Vậy, bơi lội có tác dụng gì cho sức khỏe? Các bạn hãy cùng Unica tham khảo bài viết dưới đây để tìm ra câu trả lời nhé.
1. Giúp phòng và điều trị bệnh xương khớp hiệu quả
Theo các chuyên gia đánh giá, bơi lội là một bộ môn thể thao tập luyện chịu tác động thấp. Sự tiếp xúc với nước trong một khoảng thời gian nhất định sẽ giúp giảm áp lực lên các khớp xương, khớp gối giúp loại bỏ khả năng bị đau lưng và có tác dụng phòng và điều trị các bệnh đau nhức xương khớp hiệu quả như: gai đốt sống lưng, đau dây thần kinh tọa,... Đặc biệt, bơi lội là một môn thể thao tuyệt vời giúp lấy lại “tuổi xuân” ở người cao tuổi.
Bơi lội là một môn thể thao rất phổ biến và dễ thực hiện, ít chấn thương
2. Giúp bảo vệ phổi
Các chuyên gia đã chỉ ra rằng, bơi lội giúp cải thiện chức năng của phổi và hạn chế mắc các bệnh về đường tim mạch và giúp điều tiết đường hô hấp tốt hơn.
Trên thực tế, những người thường xuyên bơi lội sẽ có một lá phổi khỏe mạnh, bạn sẽ không còn cảm giác bị hụt hơi và khó thở.
3. Đốt cháy calo
Bơi lội có hiệu quả đốt cháy lượng calo tương đương với chạy bộ, thậm chí còn hiệu quả hơn. Theo nghiên cứu, trong 10 phút bơi bạn đốt cháy 60 calo với bơi ếch, 80 calo với bơi ngửa, 100 calo với bơi tự do và 150 clao với bơi bướm. Vì vậy, nếu bạn kết hợp bơi lội hàng ngày với một chế độ ăn uống phù hợp sẽ là biện pháp tuyệt vời giúp các bạn có một vóc dáng thon gọn và đầy quyến rũ.
Bơi lội giúp bạn lấy lại vóc dáng thon gọn hơn
4. Giúp giải tỏa áp lực, stress hiệu quả
Theo các thống kê thì có tới hơn 75% người tham gia bơi lội cho rằng những áp lực và căng thẳng mà họ gặp phải trong công việc, cuộc sống hàng ngày đã giảm đi rất nhiều sau khi bỏ ra 30 phút bơi lội mỗi ngày. Và trong thực tế, rất nhiều người (nhất là các doanh nhân) thường xem bơi lội là một trong những phương pháp để giải tỏa áp lực công việc một cách hiệu quả nhất.
Ngoài ra, bơi lội còn giúp các bạn nâng cao chất lượng cuộc sống như: bạn sẽ có một giấc ngủ ngon và sâu hơn; tâm lý ổn định và không bị cáu gắt hay mệt mỏi.
5. Giúp cơ thể phát triển toàn diện
Có thể nói, khi bạn tham gia vào bộ môn bơi lội thì đồng nghĩa với việc cơ thể bạn sẽ phải vận động toàn thân, điều này sẽ giúp bạn tạo ra một thân hình khỏe mạnh và cân đối một cách tự nhiên. Đặc biệt, bơi lội giúp thúc đẩy tuần hoàn máu, làm tăng tiêu hao mỡ, thúc đẩy sự phát triển của cơ bắp, bụng, đùi, lưng,... Từ đó, giúp bạn tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, thực hiện quá trình giảm béo nhẹ nhàng, thoải mái.
Ngoài ra, bơi lội sẽ là phương pháp tuyệt vời giúp bạn phát triển nhanh chóng về chiều cao (nhất là trong độ tuổi thanh thiếu niên).
6. Giúp phòng chống tai nạn dưới nước
Với đường bờ biển dài hơn 3260km cùng địa hình chằng chịt ao, hồ, sông, ngòi,...hằng năm lại xảy ra nhiều thiên tai, lũ lụt như ở Việt Nam thì việc trang bị một bộ môn thể thao như bơi lội là vô cùng cần thiết cho trẻ nhỏ. Vì vậy, việc học bơi không chỉ giúp rèn luyện sức khỏe mà còn là một phương pháp tốt nhất để phòng chống “tai nạn” đuối nước có thể xảy ra.
Những lưu ý cần thiết khi tham gia bơi lội:
Như vậy, bơi lội mang đến cho chúng ta rất nhiều lợi ích, tác dụng cả về mặt sức khỏe và tinh thần. Tuy nhiên, những lợi ích này chỉ có thể đạt được khi bạn bơi thường xuyên, đúng cách và có kế hoạch cụ thể. Dưới đây, là những lưu ý cần thiết khi bạn tham gia bơi lội:
- Tuyệt đối không nên bơi khi cơ thể đang đói và cũng không nên bơi ngay sau khi ăn xong.
- Không bơi sau khi đã vận động quá sức với các hình thức vận động khác.
- Không bơi sau khi uống rượu.
- Không hút thuốc trước khi bơi.
- Phải khởi động thật kỹ toàn bộ cơ thể trước khi bơi.
- Khi bơi bạn cần phải sử dụng các dụng cụ bơi như kính bơi, mũ bơi hay bịt tai bơi để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Trên đây là 6 lợi ích tuyệt vời của bơi lội đã được chúng tôi tổng hợp trong bài viết. Hy vọng với những kiến thức bổ ích này sẽ giúp các bạn có thêm động lực để học bơi được thường xuyên hơn.
>> Nằm lòng những lưu ý “vàng” trước khi bơi lội bạn nên biết
>> Top 4 kiểu bơi lội hot nhất dành cho người mới bắt đầu
>> Hướng dẫn cách lấy hơi khi bơi bạn nên biết
19/06/2019
2967 Lượt xem
![Tự học thổi sáo trúc có khó không? Bí quyết học sáo hiệu quả](https://unica.vn/upload/landingpage/082214_tu-hoc-thoi-sao-truc-co-kho-khong-tuyet-chieu-chinh-phuc-sao-truc-ngay-tai-nha_thumb.jpg)
Tự học thổi sáo trúc có khó không? Bí quyết học sáo hiệu quả
Tự học thổi sáo trúc có khó không? Học thổi sáo trúc cơ bản trong bao lâu? Làm sao để thổi được sáo trúc nhanh nhất?... là những câu hỏi hàng đầu của rất nhiều người quan tâm đến loại nhạc cụ này. Bài viết dưới đây UNICA sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời hợp lý nhất cùng tuyệt chiêu giúp bạn chinh phục sáo trúc ngay tại nhà.
1. Tự học thổi sáo trúc có khó không?
So với các loại nhạc cụ khác như học Piano cơ bản thì sáo trúc lọt vào top những loại nhạc cụ dễ chơi nhất bởi bạn chỉ cần học cách bấm các nốt trên sáo cũng như thực hành thổi các nốt sáo cơ bản là đã có thể chơi được các bản nhạc cơ bản bằng loại nhạc cụ này. Tuy nhiên, việc tự học thổi sáo trúc có khó hay không còn phải tùy thuộc vào năng khiếu và khả năng của từng người. Có bạn cảm thấy tự học sáo trúc rất dễ dàng, chỉ cần 1 tháng là đã có thể chơi được các bản nhạc cơ bản, nhưng lại có những bạn phải mất tới 3 tháng mới có thể làm quen được với loại nhạc cụ này.
Tự học thổi sáo trúc có khó không?
Tuy nhiên, UNICA chắc chắn rằng bạn sẽ có thể chinh phục được sáo trúc nếu có đam mê và chăm chỉ tập luyện thường xuyên. Do đó, nếu bạn yêu thích sáo trúc và muốn chơi được những bản nhạc mình thích trên loại nhạc cụ này thì hãy luôn kiên trì tập luyện nhé! Ngoài ra bạn có thể kết hợp học đàn Organ song song nhé!
2. Cách học thổi sáo cho người mới bắt đầu
Tham khảo và nghiên cứu các tài liệu về sáo
Trước khi bắt tay vào quá trình tập luyện chính thức, bạn nên dành thời gian để tham khảo nhiều tài liệu về sáo để quá trình học diễn ra dễ dàng hơn. Những tài liệu đó có thể khai thác từ sách, bảo, internet, các khóa học Online và Offline. Ngoài ra, bạn có thể xem các Video hướng dẫn trên Youtube để có thể hình dung một cách dễ hiểu nhất về những kiến thức liên quan đến sáo trúc.
Những kiến thức bạn nên tìm hiểu trước khi học thổi sao bao gồm: cách chọn ống sáo phù hợp, tư thế cầm và thổi sáo đúng, cách lấy hơi khi thổi sao, kiến thức nhạc lý.
Lựa chọn một cây sáo chuẩn và phù hợp
Lựa chọn cây sáo phù hợp là một trong những yếu tố quan trọng bạn cần lưu ý vì các âm thanh của cây sáo không chính xác sẽ ảnh hưởng đến việc luyện tập kỹ thuật sau này. Sáo có rất nhiều loại, mỗi loại sáo sẽ có những tone khác nhau. Với những người mới bắt đầu luyện tập, bạn nên lựa chọn sáo có tone Đô 5. Bởi đây là cây sáo thích hợp nhất bởi các nốt trên thân sáo ứng với các nốt của tone trầm và cũng là tone phổ biến ở nhiều bài hát.
Ngoài ra, trên phần thân của cây sáo Đô, khoảng cách giữa hai nốt Đô và Rê giúp cho việc chuyển nốt trở nên dễ dàng hơn so với các loại sáo khác.
Học cách cầm sáo và thế bấm ngón chuẩn
Kỹ thuật cầm sáo yêu cầu bạn phải luyện tập nhiều lần. Để âm sáo được phát ra chuẩn nhất, bạn cần chú ý đến hai bộ phận là môi và ngón tay. Kỹ thuật chuẩn xác được thực hiện như sau:
- Hai ngón út và hai ngón cái giữ ống sao sao cho ống sáo nằm vững khi sáu ngon tay mở cùng một lúc.
- Đặt lỗ sáo vào giữa 2 bờ môi. Lấy môi dưới làm điểm tựa, đồng thời xoay ra ngoài một góc 90 độ. Mím môi và bắt đầu thổi. Đồng thời kết hợp với bấm ngón để tạo ra âm thanh chuẩn xác nhất.
Tập các bài hát đơn giản
Nếu bạn là người mới làm quen và học thổi sáo thì có thể tự tập các bài hát đơn giản. Với những bài không cần sử dụng quá nhiều kỹ thuật thì bạn sẽ có thời gian để tập trung vào cách đánh lưỡi đơn và rung hơi. Luyện tập các đoạn nhạc lặp đi lặp lại sẽ giúp bạn ghi nhớ các nốt nhạc một cách dễ dàng.
Kiên trì luyện tập
Khi học bất kì loại cụ nào, kiên trì là một trong những yếu tố quan trọng giúp bạn thành công. Một thái độ nghiêm túc, quyết tâm và kiên trì luyện tập sẽ giúp bạn đạt được thành quả nhanh hơn. Đừng bỏ cuộc nếu bạn đang gặp khó khăn trong quá trình tập luyện nhé. Bởi kết quả sẽ vô cùng ngạc nhiên và khiến bạn hạnh phúc khi bạn dành thời gian và tâm huyết cho bộ môn đó.
3. Tuyệt chiêu chinh phục sáo trúc tại nhà
Sáo trúc là loại nhạc cụ dễ chơi, tuy nhiên nó cũng đòi hỏi người chơi phải vận dụng nhiều kỹ thuật như rung hơi, đánh lưỡi, đánh lưỡi đơn, đánh lưỡi kép… Do đó, để tập chơi sáo trúc tại nhà đạt hiệu quả cao bạn cần trang bị cho mình những kỹ thuật cần thiết nhất. Ngoài cách học trên sách vở, giáo trình hay các video hướng dẫn trên Youtube bạn có thể tham khảo các khóa học online tại nhà.
Làm sao để có thể chinh phục sáo trúc hiệu quả ngay tại nhà?
Khi đăng ký khóa học online tại nhà bạn sẽ được giảng viên chuyên nghiệp trang bị những kiến thức, kỹ năng cơ bản, cần thiết nhất để có thể học thổi sáo trúc nhanh chóng và đạt được hiệu quả cao. Bên cạnh đó, khóa học online có chi phí tương đối phù hợp, không quá đắt so với việc thuê gia sư dạy sáo trúc tận nhà hay đăng ký tham gia các lớp học sáo trúc tại các trung tâm. Ngoài ra, thông qua các video bài giảng bạn có thể học mọi lúc, mọi khi rảnh rỗi và biết thêm được nhiều loại nhạc cụ khác như học Piano…
Chắc hẳn với những chia sẻ trên bạn đọc đã có thể tự mình trả lời được câu hỏi “Tự học thổi sáo trúc có khó không?” và đặc biệt là tìm được phương pháp học sáo trúc tại nhà nhanh chóng và đạt được hiệu quả cao rồi nhỉ?
UNICA chúc bạn tự học thổi sáo trúc thành công!
Unica gợi ý cho bạn: Khóa học "Tự học thổi sáo trúc trong 21 ngày"
XEM TRỌN BỘ KHÓA HỌC TẠI ĐÂY
>> Cách bấm các nốt trên sáo trúc 6 lỗ cho người mới bắt đầu
>> Tại sao bạn không nên bỏ lỡ khóa học dạy thổi sáo “Tự học thổi sáo trúc trong 21 ngày”?
03/06/2019
7721 Lượt xem
![Hướng dẫn chơi đàn Ukulele tại nhà cho người mới tập](https://unica.vn/upload/landingpage/032339_huong-dan-choi-dan-ukulele-co-ban-tai-nha-cho-nguoi-moi-bat-dau_thumb.jpg)
Hướng dẫn chơi đàn Ukulele tại nhà cho người mới tập
So với việc học Piano, Guitar, Organ thì học Ukulele là loại nhạc cụ khá dễ chơi, dễ học. Tuy nhiên, với những ai muốn tự học chơi loại nhạc cụ này tại nhà lại là điều không hề đơn giản. Nếu bạn có niềm đam mê đàn Ukulele và muốn chơi được những bài nhạc mình yêu thích trên loại nhạc cụ này thì đừng nên bỏ qua “hướng dẫn chơi đàn Ukulele cơ bản tại nhà cho người mới bắt đầu” được UNICA chia sẻ từ chuyên gia Haketu trong bài viết dưới đây.
Cách lựa chọn đàn Ukulele cho người mới bắt đầu
Bạn rất đam mê chơi Ukulele nhưng bạn không biết mua đàn như nào? Chắc hẳn đây còn là câu hỏi của rất nhiều người, những người mới bắt đầu tìm hiểu đàn Ukulele sẽ cảm thấy hoang mang vì loại đàn rất đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, Ukulele gồm 4 loại cơ bản chủ yếu:
>>> Xem ngay: Tổng hợp các bài Ukulele đơn giản cho người mới tập chơi
Một số loại đàn Ukulele cơ bản
- Đàn Soprano: Đây là loại đàn khá nhỏ, chỉ có chiều dài là 21 inch, khá nhỏ và dễ chơi. Đây được xem là sự lựa chọn hàng đầu cho những người mới học đàn.
- Đàn Concert: Loại đàn này có kich thước 23 inch, lớn hơn Soprano một chút. Âm thanh phát ra từ đây trong trẻo, cuốn hút, dành chủ yếu cho các bạn nữ.
- Đàn Tenor: Loại đàn này có kích thước 26 inch. Nó có hình dáng giống như những cây Guitar cổ điển, phù hợp cho những bạn năng động.
- Đàn Baritone: Đàn loại này khá to, khoảng 30 inch, chơi rất khó nhưng âm thanh phát ra rất hay và trong trẻo.
Nắm vững kiến thức hợp âm của đàn Ukulele
Khác với học Guitar tại nhà để có thể chơi được đàn Ukulele hay bất cứ một loại nhạc cụ gì đi nữa thì trước hết bạn phải nắm vững được lý thuyết nhạc lý cơ bản và hợp âm. Bởi nắm vững lý thuyết và cách đánh hợp âm cơ bản sẽ giúp bạn chinh phục đàn nhanh chóng và dễ dàng hơn bao giờ hết.
Hợp âm là tập hợp hợp những âm thanh được sắp xếp theo một trật tự nhất định. Trong bản nhạc, hợp âm chính là một "gia vị" giúp bản nhạc thêm hay và bay bổng, mang đặc trưng riêng của bài hát khi học hát
Để có thể chơi được đàn Ukulele trước hết bạn cần nắm vững kiến thức nhạc lý về hợp âm
Khi mới bắt đầu chơi đàn cơ bản bạn chỉ cần tìm hiểu về cách đánh hợp âm trưởng, hợp âm thứ và hợp âm 7.
Hợp âm trưởng: Giống như các loại nhạc cụ khác, hợp âm trưởng của đàn cũng được ký hiệu bằng các chữ cái in hoa cụ thể: C (Đô trưởng), D (Rê trưởng), E (Mi trưởng), F (Fa trưởng), G (Sol trưởng), A (La trưởng), B (Si trưởng).
Cách đánh 7 hợp âm trưởng của đàn như sau:
- C (hợp âm Đô trưởng): Bạn dùng ngón áp út giữ dây đàn số 1 ngăn 3.
- D (hợp âm Rê trưởng): Ngón trỏ của bạn sẽ giữ dây đàn số 4 ngăn 2, ngón giữa giữ dây số 3 ngăn 2 và ngón áp út giữ dây đàn thứ 2 ngăn 2.
- E (hợp âm Mi trưởng): Bấm lên dây đàn thứ 4 ngăn 1 bằng ngón trỏ, bấm lên dây 1 ngăn 2 bằng ngón giữa và bấm vào dây thứ 3 của ngăn 4 bằng ngón áp út.
Cách đánh các hợp âm trưởng trên đàn Ukulele
- F (hợp âm Fa trưởng): Dùng ngón trỏ bấm vào dây thứ 2 của ngăn 1, ngón giữa bấm dây thứ 4 của ngăn 2.
- G (hợp âm Sol trưởng): Ngón trỏ của bạn bấm vào dây thứ 3 của ngăn 2, ngón giữa bấm vào dây thứ 1 của ngăn 2 và ngón áp út bấm vào dây thứ 2 của ngăn 3.
- A (hợp âm La trưởng): Ngón trỏ giữ vào dây đàn thứ 3 ngăn 1, ngón giữa bấm vào dây đàn thứ 4 của ngăn 2.
- B (hợp âm Si trưởng): Ngón trỏ giữ vào dây số 1 và số 2 của ngăn 2, ngón giữa giữ dây số 3 của ngăn 3 và dùng ngón áp út giữ lên dây thứ 4 của ngăn 4.
Hợp âm thứ: Hợp âm thứ của đàn được ký hiệu bằng chữ cái in hoa và chữ m thường ở phía sau, cụ thể là: Cm (Đô thứ), Dm (Rê thứ), Em (Mi thứ), Fm (Fa thứ), Gm (Sol thứ), Am (La thứ), Bm (Si thứ).
Cách bấm hợp âm thứ của đàn như sau:
- Cm (hợp âm Đô thứ): Bạn dùng ngón giữa bấm vào dây thứ 3 của ngăn 3, ngón áp út bấm vào dây 2 của ngăn 3 và ngón út bấm vào dây thứ 1 của ngăn 3.
- Dm (hợp âm Rê thứ): Dùng ngón trỏ bấm vào dây thứ 2 của ngăn 1, ngón giữa bấm vào dây thứ 4 của ngăn 2 và ngón áp út bấm vào dây thứ 3 của ngăn 2.
- Em (hợp âm Mi thứ): Dùng ngón trỏ bấm vào dây thứ 1 ngăn 2, ngón giữa bấm vào dây thứ 2 ngăn 3 và ngón áp út bấm vào dây thứ 3 của ngăn 4.
Cách đánh các hợp âm thứ trên đàn Ukulele
- Fm (hợp âm Fa thứ): Ngón trỏ bấm vào dây thứ 4 của ngăn 1, ngón giữa bấm vào dây thứ 2 của ngăn 1 và ngón áp út bấm vào dây thứ 1 của ngăn 3.
- Gm (hợp âm Sol thứ): Dùng ngón trỏ bấm vào dây thứ 1 ngăn 1, ngón giữa bấm vào dây thứ 3 của ngăn 2 và ngón áp út bấm vào dây thứ 2 ngăn 3.
- Am (hợp âm La thứ): Ngón giữa sẽ bấm vào dây đàn thứ 4 của ngăn 2.
- Bm: Hợp âm Si thứ: Dùng ngón trỏ bấm đè vào 3 dây 1, 2, 3 của ngăn thứ 2 và ngón áp út sẽ bấm vào dây thứ 4 ngăn 4.
- Hợp âm 7: Được ký hiệu bằng chữ cái in hoa và số 7 ở phía sau như: C7, D7, E7, F7, G7, A7, B7. Hợp âm 7 trên đàn có cách bấm như sau:
- C7 (Đô 7): Bạn sử dụng ngón trỏ bấm vào dây đàn số 1 ngăn 1.
- D7 (Rê 7): Bạn dùng ngón trỏ bấm vào dây 2, 3, 4 của ngăn 2 và dùng ngón giữa bấm vào dây số 1 của ngăn 3.
Cách đánh hợp âm 7 trên đàn Ukulele
- E7 (Mi 7): Ngón trỏ của bạn sẽ bấm vào dây đàn thứ 4 của ngăn 1, ngón giữa bấm dây thứ 3 ngăn 2 và ngón áp út bấm vào dây thứ 3 của ngăn 3.
- F (Fa 7): Ngón trỏ sẽ bấm vào dây đàn thứ 2 của ngăn 1, ngón giữa bấm vào dây thứ 4 của ngăn 2, ngón áp út bấm vào dây thứ 3 ngăn 3.
- G7 (Sol 7): Bạn dùng ngón trỏ bấm vào dây thứ 2 của ngăn 1, Ngón giữa bấm vào dây thứ 3 ngăn 2, ngón áp út bấm vào dây thứ nhất của ngăn 2.
Học cách cầm đàn Ukulele đúng cách
Để có thể học đàn Ukulele nhanh chóng và hiệu quả thì bạn cũng cần thường xuyên luyện tập cách cầm đàn sao cho đúng chuẩn. Có được tư thế chơi đàn, cầm đàn đúng chuẩn bạn sẽ tránh được các bệnh liên quan đến xương khớp, cột sống nữa đấy.
Cầm đàn Ukulele đúng chuẩn giúp bạn học chơi Ukulele nhanh chóng và hiệu quả
Khi mới bắt đầu tập chơi đàn Ukulele bạn nên lựa chọn tư thế ngồi hợp lý nhất. Bạn cần cầm đàn một cách thoải mái, không được siết chặt đàn vào phần bụng và đùi trên của cơ thể. Nếu bạn thuận tay phải thì nên dùng các ngón tay để gảy dây đàn, đồng thời đặt ngón tay trái lên phía sau cần đàn nhằm để các ngón còn lại đánh hợp âm dễ dàng nhất có thể và ngược lại. Khi học chơi đàn Ukulele bạn nên cắt móng tay để có thể bấm đúng dây đàn và không làm xước cần đàn.
Học chỉnh dây đàn
Ukulele được xem là phiên bản nhỏ của đàn Guitar, do đó khi tự học loại đàn này bạn cũng cần học cách điều chỉnh dây và điều chỉnh âm thanh của dây đàn giống như khi học đàn Guitar. Để chỉnh dây đàn bạn có thể dùng Tuner hoặc các dụng cụ khác sao cho 4 dây đàn chỉ đúng vị trí G – Sol, C – Do, E – Mi, A – L. Có nghĩa là dây gần nhất bạn sẽ là dây G, tiếp đến là dây C, E và xa nhất là dây A.
Bạn nên kiên trì tập luyện cách chỉnh dây đàn để tạo ra những âm thanh chuẩn xác khi mới bắt đầu học chơi loại nhạc cụ này
Chắc chắn rằng khi mới bắt đầu học cách điều chỉnh dây đàn bạn sẽ gặp phải những khó khăn nhất định. Do đó, bạn cần kiên trì tập luyện để chỉnh dây được đúng chuẩn giúp bạn tạo ra những âm thanh chuẩn xác ngay từ buổi đầu tập luyện.
Áp dụng cách đánh hợp âm, cầm đàn, chỉnh dây đàn vào bài hát cụ thể
Sau một thời gian luyện tập cách đánh hợp âm, tư thế cầm đàn đúng chuẩn, cách điều chỉnh dây đàn chuẩn xác bạn nên áp dụng những gì mình đã học vào để chơi những bài nhạc đơn giản nhất. Bạn không nên nóng lòng mà “đốt cháy giai đoạn” chỉ nên tập luyện từ dễ đến khó, từ cơ bản đến nâng cao, có như thế thì bạn mới có nền tảng vững chắc để có thể trở thành người chơi đàn chuyên nghiệp.
Bạn có thể bắt đầu chơi đàn với những bài hát đơn giản như: “Vì tôi còn sống”, “Yêu”, “Tình yêu nơi đâu”.
Ghi âm lại những gì mình đã chơi và sửa chữa
Một trong những cách giúp bạn học chơi đàn Ukulele tiến bộ nhanh và đạt hiệu quả cao nhất đó chính là bạn hãy tự mình tập một bản nhạc nào đó và ghi âm lại, sau đó đối chiếu với bản nhạc gốc để biết được mình đánh đúng hay sai, nếu sai thì sai chỗ nào từ đó sửa chữa những sai lầm mà mình mắc phải. Chắc chắn rằng cách học này sẽ giúp bạn học đàn đạt hiệu quả cao và đặc biệt là hoàn thiện bản thân một cách tốt nhất.
>>> Xem ngay: 6 Bước chinh phục hợp âm chuẩn Ukulele
Bạn nên ghi âm lại những bài nhạc mình chơi trên đàn Ukulele để phát hiện những lỗi sai và sửa chữa
Trên đây là những hướng dẫn chơi đàn Ukulele cơ bản tại nhà cho người mới bắt đầu mà Unica.vn gửi đến bạn đọc. Hy vọng với những chia sẻ bổ ích trên bạn đọc có thể tự học và chơi được đàn ngay tại không gian sống của mình. Ngoài ra bạn nên tham khảo thêm việc học Piano cơ bản để biết thêm nhiều loại nhạc cụ khác nhau nhé!
Kỹ thuật đánh Ukulele Strumming
Strumming là kỹ thuật đệm đàn theo phong cách đánh lên xuống, thông thường trong Ukulele người học thường gọi là kỹ thuật Quạt chả. Có rất nhiều cách quạt chả cho bạn chọn thông qua các bài hát.
Khi đánh bạn cần thư giãn bàn tay và trượt ngón tay lên xuống để dây ra âm một cách nhịp nhàng. Khi tập đánh, bạn có thể bắt đầu thực hành với phương pháp này như gảy xuống - xuống - xuống, xuống và lên, lên, lên, lên.
Tuy nhiên, dù bạn đánh phương pháp đơn giản hay phức tạp thì cũng cần phải có niềm đam mê và có sự cảm nhận thì bài hát của bạn mới đi vào lòng người được. Chơi đàn chính là chơi bằng trái tim và nhiệt huyết của mình, truyền cảm hứng của bạn lên những ngón đàn và đến với mọi người.
Tập luyện Ukulele qua bài hát "Một nhà"
[C] Khi hai ta về [G] một nhà
Khép đôi mi chung [Am] một giường
Đôi khi mơ cùng [F] một giấc
Thức giấc chung một [C] giờ
Khi hai ta chung [G] một đường
Ta vui chung một [Am] nỗi vui
Nước mắt rơi một [F] dòng
Sống chung nhau một [C] đời
Rabbit Run:
Vẫn ánh mắt ấy sáng long [G] lanh
Như trời cao mây trắng trong [Am] lành
Đến hôm nay anh vẫn chưa thể [F] tin em đã về đây với [C] anh
Nhớ những lúc đứng dưới mái trường [G] xưa
Cùng dừng xe dưới gốc cây trú [Am] mưa
Đến hôm nay ta đã chung một [F] lối anh không còn phải đi xa đón [C] đưa
Ta giờ đây chung trời mây ta cùng đón tương [G] lai
Tay cầm tay ta cùng vui say chân bước đường [Am] dài
Như lời hứa anh đã nói ngay từ phút giây [F] đầu
Chúng ta sẽ về chung một [C] nhà
Dẫu gian khó dẫu mưa gió ta cùng đón ngày [G] mai
Ta thường nghe sau cơn mưa là trời sẽ nắng [Am] lại
Như lời hứa anh đã nói ngay từ phút giây đầu
[F] Chúng ta đã về chung một [C] nhà
GKiD:
Khi hai ta về một [G] nhà
Khép đôi mi chung [Am] một giường
Đôi khi mơ cùng [F] một giấc
Thức giấc chung một [C] giờ
Khi hai ta chung [G] một đường
Ta vui chung một [Am] nỗi vui
Nước mắt rơi một [F] dòng
Sống chung nhau một [C] đời
MPaKK:
A lô em [C ] à anh đang lấy xe, chuẩn bị ra về
Mười tiếng mệt [G ] mỏi sau lưng muốn kể với em, ngày dài ghê
Công trường nắng [Am ] gió bụi bặm làm anh, mỏi nhừ cả đôi vai
Những chuyện nhỏ [F ] to công việc vẫn còn văng vẳng bên tai.
“Này anh hôm [C ] nay anh có thể về, về nhà sớm hơn
Buổi tối hôm [G ] nay có món anh thích, cả nhà chờ cơm”
Em ơi hôm [Am ] nay anh về muộn đang vội đến phòng thu
Bản tin thời [F ] sự và mixtape vẫn còn đang ấp ủ.
Anh biết từ [C ] khi lấy em anh chẳng mấy khi phụ em được việc nhà
Cuối tuần bận [G ] bịu hát hò chẳng cùng em được chuyện gần xa
Đêm ngày lo [Am ] viết câu hát về người ta thừa hơi bao đồng
Đi diễn chỗ [F ] này chỗ kia tối về với em cũng chỉ có tay không.
Cảm ơn [C ] em vì những tháng ngày qua em đã đến bên anh
Cảm ơn [G ] em đã là hậu phương cho ước mơ trong anh
Xin lỗi [Am ] em vì những tối em thức muộn nhịn đói chờ cơm
Anh rất yêu [F ] em và còn bài này anh viết xin tặng hai mẹ con.
JGKiD:
Khi hai ta về một [G] nhà
Khép đôi mi chung [Am] một giường
Đôi khi mơ cùng [F] một giấc
Thức giấc chung một [C] giờ
Khi hai ta chung [G] một đường
Ta vui chung một [Am] nỗi vui
Nước mắt rơi một [F] dòng
Sống chung nhau một [C] đời
Có thể thấy, hầu hết mọi người muốn tự học chơi Ukulele tại nhà bởi không muốn tốn quá nhiều thời gian và tiền bạc để tham gia các lớp dạy học đàn chuyên nghiệp. Tuy nhiên, để có thể học loại nhạc cụ độc đáo này một cách nhanh chóng và đạt hiệu quả cao thì bạn cần có sự hướng dẫn tận tình, chi tiết của giáo viên dạy Ukulele có nhiều năm kinh nghiệm.
UNICA chúc bạn học chơi đàn Ukulele hiệu quả!
01/06/2019
2937 Lượt xem
![Học đàn Violin có khó không? Lưu ý khi học đàn Violin](https://unica.vn/upload/landingpage/024001_hoc-dan-violin-co-kho-khong-nhung-luu-y-khi-hoc-dan-violin-cho-nguoi-moi-bat-dau_thumb.jpg)
Học đàn Violin có khó không? Lưu ý khi học đàn Violin
Khi thấy nghệ sĩ biểu diễn đàn Violin hoặc khi đang có ý định theo học loại nhạc cụ này hầu hết mọi người đều đặt ra câu hỏi: Học đàn Violin có khó không? Học đàn Violin trong bao lâu thì có hiệu quả? Học đàn Violin có dễ dàng như học đàn Piano. Tất cả những băn khoăn, thắc mắc của bạn sẽ được UNICA giải đáp trong bài viết dưới đây.
1. Học đàn Violin có khó không?
Violin được đánh giá là một bộ môn nhạc cụ khó nhất
Theo các chuyên gia âm nhạc, Violin là một trong những loại nhạc cụ khó chơi nhất trong các loại nhạc cụ bởi để chơi được violin người chơi cần phải cảm nhạc, thẩm âm thật tốt, đồng thời phải nhận biết cao độ của từng nốt nhạc. Bên cạnh đó, violin không có các phím ngăn giữa các dây đàn như các loại nhạc cụ khác như học đàn Organ, do đó, việc kéo đúng dây đàn để phát ra được âm thanh chuẩn là điều không hề dễ dàng. Ngoài ra, việc luyện tập tư thế cầm đàn, kéo đàn Violin cũng rất khó. Có lẽ vì chinh phục đàn Violin khó khăn nên mới tạo nên sức hút kỳ lạ, thu hút nhiều người đến vậy.
>>> Xem ngay: Bật mí cách chơi Violin tại nhà cho người mới bắt đầu
Học đàn Violin có khó không?
Học Violin nói riêng và các loại nhạc cụ nói chung là việc không hề dễ dàng và ngày một, ngày hai là có thể đạt được. Do đó, nếu bạn thực sự đam mê và muốn chinh phục loại nhạc cụ này thì hãy tìm kiếm cho mình một phương pháp học phù hợp và luôn nỗ lực, kiên trì luyện tập nhé!
Violin khó học trong cách kéo đúng nhạc
Một trong những lý do khác khiến việc học đàn Violin trở nên khó khăn đó chính là do cấu tạo của dây đàn Violin không giống như các loại nhạc cụ khác. Do bền mặt dây đàn không có các phím ngăn giữa nên nếu bạn không kéo chuẩn và đúng nhạc thì âm thanh sẽ khác hẳn. Do vậy, để tạo ra những âm thanh chất lượng, du dương nhất thì đòi hỏi người chơi phải có sự cảm nhạc, thẩm âm trên từng dây đàn mà mình biểu diễn.
Violin khó trong cách luyện tập
Khác với Piano hay Guitar, khi tập đàn Violin đòi hỏi người chơi phải học cách kẹp đàn vào cổ, tay phải kéo đàn, còn tay trái giữ đàn và điều chỉnh dây. Trong quá trình kéo phải kéo sao cho trên một dây mà không chạm vào dây kế bên. Để học được kỹ thuật này, người chơi phải mất khoảng 2-3 tháng tùy vào khả năng thì mới có thể kéo vĩ thành thạo mà không chạm vào dây đàn.
Ngoài ra, khi học đàn Violin, yêu cầu người chơi phải luôn ở tư thế đứng thẳng, không được gù lưng. Vì thế mà việc đứng lâu sẽ khiến cho người học cảm thấy mệt mỏi, nhất là phần cổ.
Với 3 lý do trên, chắc hẳn bạn đọc đã tìm được câu trả lời cho câu hỏi "Học đàn Violin có khó không" đúng không nào.
2. Những lưu ý khi học đàn Violin cho người mới bắt đầu
Nắm vững kiến thức nhạc lý
Nhạc lý là một trong những kiến thức cơ bản và quan trọng nhất mà những ai muốn chinh phục Violin cần phải trang bị. Nắm vững những kiến thức nhạc lý không chỉ giúp bạn học Violin và học Piano cơ bản nhanh và tiến bộ hơn mà còn là nền tảng giúp bạn tiến xa hơn trên con đường âm nhạc của mình. Do đó, nếu bạn muốn làm chủ cây đàn Violin trong tay thì trước hết hãy nắm vững những kiến thức nhạc lý về loại nhạc cụ này nhé!
Học tư thế kéo đàn Violin
Như đã nói ở trên, một trong những khó khăn lớn khi học đàn Violin đó chính là học tư thế cầm và kéo đàn đúng chuẩn. Do đó, mỗi ngày bạn nên dành ra một khoảng thời gian nhất định để học tư thế chơi đàn. Nếu bạn chưa biết tư thế chơi đàn Violin như thế nào là đúng thì có thể tham khảo tư thế dưới đây:
- Thả lỏng cơ thể, dùng 2 chân làm trụ, chân trái cao hơn chân phải và khoảng cách giữa 2 chân là nửa bàn chân.
- Cặp đàn bằng vai trái, đồng thời nâng vai trái cao lên một chút để đàn được cố định ở giữa vai và hàm.
- Cầm accse bằng tay trái một cách thoải mái. Để accse lên trên dây đàn và vuông góc với dây đàn.
>>> Xem ngay: Đàn Violin và những kiến thức tổng quan
Tư thế kéo đàn Violin đúng chuẩn
Luyện tập từ những nốt đầu tiên
Khi mới tập chơi Violin bạn cần tránh tình trạng đốt cháy giai đoạn, có nghĩa là bạn bắt đầu tập kéo từ những nốt đầu tiên cho thuần thục rồi mới chuyển qua cách bấm nốt đàn. Khi tập chơi những nốt đầu tiên bạn có thể kéo không đúng hoặc phát ra những âm thanh rè. Lúc này bạn đừng chán nản và có ý định bỏ cuộc mà nên tiếp tục luyện tập. Chắc chắn rằng sau một thời gian nỗ lực bạn sẽ có thể chơi những nốt nhạc thuần thục, đúng chuẩn.
Luyện tập theo sự hướng dẫn của giảng viên
Đàn Violin là loại nhạc cụ khó có thể tự học tại nhà bởi từ những kiến thức nhạc lý đến cách cầm đàn, cách tập chơi đều đòi hỏi những kỹ năng nhất định. Do đó, để có thể học chơi đàn nhanh chóng, đúng chuẩn bạn nên học đàn cơ bản theo sự hướng dẫn của giảng viên có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy và biểu diễn Violin.
Bạn có thể học đàn Violin tại các lớp dạy cách chơi đàn Violin uy tín, chuyên nghiệp để được giảng viên hướng dẫn chi tiết và sửa chữa những sai lầm mắc phải. Tuy nhiên, theo học các lớp Violin offline bạn sẽ bị gò bó về thời gian và phải bỏ ra một số tiền tương đối lớn. Do đó, nếu thoải mái về thời gian cũng như tiền bạc thì bạn nên đăng ký tham gia học cách chơi nhiều loại nhạc cụ khác nữa như: khoá học Guitar của Haketu,...
3. Bí quyết học đàn Violin hiệu quả
Học đàn Violin có khó không? Câu trả lời là có. Thế nhưng không phải khó mà từ bỏ. Đã rất nhiều bạn trẻ thành công khi được làm quen và trải nghiệm với loại nhạc cụ này. Để có thể học đàn Violin hiệu quả, bạn có thể tham khảo những bí quyết như sau:
- Thứ nhất, chuẩn bị trước cho mình một tinh thần quyết tâm, kiên trì trước khi bước vào giai đoạn làm quen và tập luyện bộ môn này. Bởi bạn sẽ có cảm giác hụt hẫng, nản lòng trước độ khó khi học kỹ thuật đàn Violin.
- Thứ hai, bạn có thể gặp phải tình trạng mỏi cổ, đau vai khi mới luyện tập Violin bởi kỹ thuật đúng chuẩn khi chơi đàn là người chơi phải đặt đàn lên vai và dùng tay kéo, đồng thời nghiêng đầu để giữ đàn. Vì thế bạn cần chuẩn bị cho mình một chiếc gối kê để giảm bớt phần mỏi nhức trong quá trình tập luyện.
- Thứ ba, trong giai đoạn đầu tập luyện, các ngón tay trái do phải bấm vào dây đàn nên dễ bị đau. Còn tay phải sẽ mỏi do cầm vĩ không quen và phải tập kéo liên tục. Nếu bạn cảm thấy tay đau và mỏi thì nên dành thời gian để nghỉ ngơi lấy sức và không nên cố gắng tập luyện thêm bởi tay có thể gặp tổn thương lớn hơn nếu không được bảo vệ.
- Thứ 4, chia thời gian học đàn hợp lý, khoảng 20-30 phút mỗi lần học để vai không bị mỏi và giúp bạn tránh được cảm giác nhàm chán trong quá trình học.
- Thứ 5, tìm mỗi người bạn học chung với mình để lấy động lực cùng nhau luyện tập, cố gắng.
Chắc hẳn với những kiến thức mà UNICA chia sẻ ở trên bạn đọc đã có thể tự mình trả lời được câu hỏi học đàn Violin có khó không? Và có thêm những kiến thức bổ ích để bắt tay vào học Violin hiệu quả rồi nhỉ?
Chúc bạn thành công!
01/06/2019
4370 Lượt xem
![Tìm hiểu về Digital Marketing và Online Marketing và sự khác biệt giữa chúng?](https://unica.vn/upload/landingpage/044652_tim-hieu-ve-digital-marketing-va-online-marketing-va-suc-khac-biet-giua-chung_thumb.jpg)
Tìm hiểu về Digital Marketing và Online Marketing và sự khác biệt giữa chúng?
Rất nhiều người hoạt động trong lĩnh vực marketing thường hay nhầm lẫn giữa hai khái niệm digital marketing và online marketing. Tuy nhiên đây là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Nếu doanh nghiệp nắm được bản chất của các chiến lược này, chắc chắn sẽ góp phần tích cực vào việc định hình các chiến lược tổng thể và tập trung nguồn lực cũng như các kênh tiếp thị hiệu quả. Chính vì vậy mà ngay sau đây Blog Unica sẽ giúp bạn phân biệt hai khái niệm này cũng như tìm hiểu sâu về digital marketing. Mời bạn cùng tham khảo.
Thế nào là Digital Marketing?
Digital marketing đề cập đến việc sử dụng các kênh, thiết bị dựa trên nền tảng kỹ thuật số (bất kể chúng có trực tuyến hay không) để xây dựng hoặc quảng bá thông điệp đến khách hàng mục tiêu.
Thế nào là Digital Marketing?
Không ít người khi nhắc đến Digital Marketing thì thường nghĩ đến các kênh trực tuyến như Google Adwords, Facebook Advertising, Email Marketing… Cách nghĩ này đúng nhưng chưa đủ. “Phương tiện truyền thông” theo định nghĩa trên còn bao gồm cả các thiết bị kỹ thuật số như điện thoại, tivi, radio, billboard v.v…
Có người nói, Digital Marketing xuất hiện nhằm cạnh tranh và thậm chí là thay thế cho kênh marketing truyền thống. Tuy nhiên đó là những quan điểm không đúng. Digital Marketing ra đời là để bổ sung những mặt còn thiếu của marketing truyền thống. Với sự phát triển của xã hội và mạng internet như hiện nay, nền tảng tiếp thị kỹ thuật số này sẽ giúp doanh nghiệp có nhiều lựa chọn hơn khi triển khai một chiến dịch marketing.
Thế nào là Online Marketing?
Thế nào là Online Marketing?
Online Marketing là cụm từ kết hợp giữa “marketing” và “online”. Trong đó, marketing chính là các hoạt động quảng bá, tiếp thị sản phẩm, dịch vụ đến tay người tiêu dùng. Còn online tức là liên quan đến các hoạt động trên mạng internet. Vậy chung quy lại, Online Marketing chính là hình thức tiếp thị sản phẩm, dịch vụ đến tận tay người tiêu dùng thông qua các công cụ kết nối Internet, không có internet, các hình thức này vô nghĩa.
Online Marketing quảng cáo cho sản phẩm, dịch vụ thông qua các công cụ tìm kiếm như Google, Bing, Yahoo…, các trang mạng xã hội như Facebook, Youtube, Instagram, Twitter,…và cả Banner quảng cáo trên các trang web, các diễn đàn, viết bài PR trên các trang báo mạng, rao vặt, tạo gian hàng… sao cho mục đích cuối cùng là tiếp cận được nhiều người nhất.
Online Marketing là một phần của Digital Marketing, nó bổ trợ và tiếp sức cho Digital Marketing. Hình thức marketing này có thể bao gồm những cách thức sau:
SEO – SEM: Cố gắng dùng các kỹ thuật để đạt thứ hạng cao hơn trên kết quả tìm kiếm của các bộ máy tìm kiếm, có thể thông qua quảng cáo trên Google Adwords /Bing Ads và các kỹ thuật tối ưu hóa website.
Mobile Marketing: quảng cáo thông qua các thiết bị di động, quảng cáo thông qua các ứng dụng, các trò chơi hoặc cải thiện giao diện website sao cho tương thích với các thiết bị di động.
Email Marketing: thu thập dữ liệu khách hàng, chăm sóc họ bằng thư và quảng cáo sản phẩm dịch vụ mới. Phương pháp này tốn khá ít chi phí, tuy nhiên đòi hỏi doanh nghiệp cần tập trung vào kịch bản và khâu thu thập dữ liệu khách hàng.
Social Marketing: quảng cáo thông qua các mạng xã hội như Facebook, Twitter, LinkedIn và phát triển các fanpages để thu thập đánh giá và ý kiến từ khách hàng, từ đó góp phần gia tăng mức độ nhận biết thương hiệu một cách tự nhiên nhất.
CPM – CPC – CPA: quảng cáo thông qua các networks cung cấp dịch vụ CPM/CPC/CPA bằng cách đăng tải các banner trên các website trong hệ thống của họ.
Khác biệt giữa digital marketing và online marketing?
Digital marketing tiếp cận khách hàng, truyền tải thông điệp trên bất kỳ thiết bị số nào kể cả không có kết nối internet. Online marketing nhất định phải sử dụng đến internet.
Hình thái của digital marketing đa dạng, linh hoạt và không bị lệ thuộc, trong khi online chỉ xoay quanh các banner và hiệu ứng liên quan đến web.
Phương tiện truyền của digital marketing có NFC, Bluetooth, các thiết bị lưu trữ, billboard tương tác ngoài trời và bao gồm cả internet. Online marketing bắt buộc phải gắn liền với internet.
Khác biệt giữa digital marketing và online marketing
Để có những kết quả tốt nhất cho các chiến dịch marketing của mình, doanh nghiệp cần quan tâm đến khách hàng nhiều hơn, họ ở đâu ta truyền thông ở đó để tiếp cận được nhiều khách hàng với chi phí thấp nhất. Không nhất thiết phải rạch ròi 100% giữa digital marketing và online marketing.
Hy vọng với những thông tin mà Unica vừa chia sẻ tới các bạn sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về từng khái niệm, từ đó biết cách sử dụng phù hợp trong từng tình huống nhất định để đạt được hiệu quả tốt nhất trong các chiến lược marketing của mình.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết và xin chúc bạn thành công!
>>> Đừng bỏ lỡ các khoá học marketing online hấp dẫn tại UNICA với vô vàn ưu đãi hấp dẫn <<<
>> Digital marketing là gì? Các công cụ Digital Marketing hiệu quả nhất tại Việt Nam hiện nay
>> Hướng dẫn học Digital Marketing chi tiết nhất cho người mới bắt đầu
31/05/2019
903 Lượt xem
![GIẢI ĐÁP: Học trống Cajon có khó không?](https://unica.vn/upload/landingpage/113233_hoc-trong-cajon-co-kho-khong_thumb.jpg)
GIẢI ĐÁP: Học trống Cajon có khó không?
Cuộc sống được ví như một bản nhạc, có lúc thăng trầm như tình ca, có lúc lại dữ dội như nhạc rock vậy. Con người ai cũng cần sống có âm nhạc, đây là một món ăn tin thần không thể thiếu được. Tuy vậy, không phải ai cũng biết chơi các loại nhạc cụ như học Piano, ukulele hay violin vì chúng khá khó và cần nhiều thời gian để luyện tập.
Một trong số những loại nhạc cụ được các bạn trẻ yêu thích nhất hiện nay đó là trống Cajon, rất phổ biến với dòng nhạc Acoustic và dễ chơi hơn guitar hay là piano rất nhiều. Có rất nhiều bạn băn khoăn rằng, liệu học trống Cajon này có khó không, bao lâu thì chơi được. Trong bài viết dưới đây Blog Unica sẽ cùng bạn tìm hiểu vấn đề này, mời bạn cùng tham khảo.
1. Trống Cajon là gì?
Trước khi tìm câu trả lời cho câu hỏi học trống Cajon có khó không, mời bạn đọc cùng tìm hiểu xem trông Cajon là gì nhé.
Trống Cajon là loại nhạc cụ thuộc bộ gõ, xuất hiện và phát triển đầu tiên ở Peru vào thế kỷ thứ 18. Trống Cajon có hình dáng hộp chữ nhật và được làm từ chất liệu gỗ. Để có thể tạo ra được âm thanh cho loại nhạc cụ này, người chơi sẽ sử dụng các ngón tay và bàn tay để đập lên các mặt của trống. Tùy vào thiết kế mà 6 mặt của trống Cajon sẽ giúp người chơi tạo ra những âm thanh khác nhau.
Bạn có thể sử dụng trống Cajon để chơi nhiều thể loại đa dạng khác nhau như hiphop, rock, pod, blues. Sự góp mặt của trống Cajon sẽ giúp tạo ra những bản nhạc hay, ấn tượng và cuốn hút nhất.
2. Học trống Cajon có khó không?
Học trống cajon liệu có khó không?
Để khẳng định chắc chắn chơi cajon khó hay là dễ thì rất khó kết luận, vì mỗi người sẽ có một cách học khác nhau, có người thấy khó, nhưng có người lại thấy rất dễ dàng. Tuy nhiên nếu đem ra so sánh với các nhạc cụ khác như guitar, piano, violin, học Organ… thì trống cajon dễ học hơn rất nhiều.
Đối với các loại nhạc cụ khác, bắt buộc bạn phải nắm được những kiến thức về nhạc lý như các nốt nhạc, cảm âm và để hiểu hết được những vấn đề này bạn thường mất khá nhiều thời gian. Tuy nhiên, với trống cajon thì bạn chỉ cần quan tâm đến nhịp phách, loại nhạc cụ này chỉ có 2 âm cơ bản nhất là âm bass và âm treble (hay còn gọi là âm snare), khi chơi nếu sự cảm nhận nhịp phách của các bạn tốt thì các bạn hoàn toàn có thể điều khiển được tiếng trống.
Mặt khác, loại trống này tuy nhỏ nhưng âm thanh phát ra rất lớn, trong một không gian rộng, mặc dù không cần đến các thiết bị hỗ trợ âm thanh thì loại trống này vẫn hoàn toàn đáp ứng được.
3. Học bao lâu thì có thể chơi được Cajon?
Mất bao lâu để chơi được trống cajon?
Tùy vào mức độ cảm thụ âm nhạc của mỗi người mà việc học sẽ nhanh hoặc chậm. Theo đa số học viên luyện tập loại trống này thì thời gian để đạt đến trình độ cơ bản, chơi đúng các nhịp điệu của bài hát thường rơi vào khoảng 1-2 tháng. Đây là thời gian đối với những bạn chưa từng chơi một loại nhạc cụ nào hay chưa từng học Piano, còn đối với những bạn đã biết chơi một loại nhạc cụ nào đó rồi thì sẽ nhanh hơn, bởi phần nào các bạn đã cảm nhận được nhịp phách và cảm âm.
Ngày nay việc học trống cajon không hề khó khăn, bạn hoàn toàn có thể tự học kết hợp với học hát ở nhà. Nếu bạn muốn tiết kiệm thời gian và chi phí hơn thì bạn có thể tham khảo các khóa học cajon tại hệ thống đào tạo trực tuyến Unica.
Sau khóa học, chắc chắn bạn sẽ tự tin thể hiện khả năng chơi trống cajon và thể hiện tài năng của mình trước đám đông một cách tự tin, chuyên nghiệp. Tham khảo ngay khóa học bạn nhé, có rất nhiều điều thú vị và bổ ích đang đón chờ bạn đó!
31/05/2019
3970 Lượt xem
![Tìm hiểu vị trí các nốt nhạc cơ bản trên đàn guitar](https://unica.vn/upload/landingpage/1865111806_vi-vi-tri-cac-not-nhac-co-ban-tren-dan-guitar _thumb.jpg)
Tìm hiểu vị trí các nốt nhạc cơ bản trên đàn guitar
Ngoài mong muốn học Piano cơ bản bạn còn đang mong muốn tự học đàn Guitar để có thể chơi được những bản nhạc Guitar thật hay dành tặng những người mình yêu thương thế nhưng bạn lại không biết bắt đầu từ đâu hay cần học những gì. Hãy để Blog Unica giúp bạn nhé! Bởi trước khi tập chơi đàn, các kiến thức về nhạc lý cơ bản như vị trí các nốt nhạc là điều cần thiết bạn cần phải nắm được. Ngay sau đây xin mời bạn cùng tìm hiểu với Blog Unica!
Khái niệm cơ bản về nhạc lý Guitar
- Cao độ: Hiển thị độ cao thấp của âm thanh được tạo ra.
- Cường độ: Hiển thị độ mạnh nhẹ của âm thanh được tạo ra
- Trường độ: Hiển thị độ dài ngắn của âm thanh
1. Khuông nhạc
- Khuông nhạc đường dùng để biểu thị các thông tin về nhịp, tông, nốt nhạc trong một bản nhạc.
- Khuông nhạc được thể hiện trên giấy gồm 5 dòng kẻ song song dùng để thể hiện độ cao, thấp của mỗi nốt nhạc khác nhau. Khe nhạc là phần nằm giữa các dòng kẻ của khuông nhạc.
- Đầu mỗi khuông nhạc đều có biểu tượng của hình khóa nhạc.
- Đầu mỗi khuông nhạc có dấu hóa để nhận biết tông của bài nhạc.
- Ngoài ra, đầu khuông nhạc còn có ký hiệu của nhịp nài hát để biết số phách và giá trị phách trong một ô nhac.
2. Một cung và nửa cung
- Cung là một khái niệm dùng để đếm cao độ giữa các nốt nhạc hay nó còn có cách hiểu khác là kết quả được tạo ra từ những dao động.
>>> Xem ngay: Vị trí các nốt trên đàn Guitar bạn cần ghi nhớ
Chữ W đại diện cho một cung và 1/2 đại diện cho nửa cung
- Với 5 nốt nhạc Do, Re, Mi, Fa, Sol, La, Si thì cung được thể hiện như sau:
Do-Re :cách nhau 1 cung
Re-Mi: cách nhau 1 cung
Mi-Fa: cách nhau ½ cung
Fa-Sol: cách nhau 1 cung
Sol-La: cách nhau 1 cung
La-Si: cách nhau 1 cung
Si-Do: cách nhau ½ cung
Các nốt nhạc trên đàn guitar
Cấu trúc đàn guitar có 6 dây, mỗi dây hiện hữu mỗi nốt nhạc nhất định và chúng được đánh số từ 1 cho tới 6 theo thứ tự E B G D A E.
>>> Xem ngay: Mách bạn 5 kinh nghiệm mua đàn Guitar ưng ý nhất
Vị trí các nốt nhạc trên đàn guitar
Dây số 1 = E (Mi cao) dây nhỏ nhất
Dây số 2 = B (Si)
Dây số 3 = G (Sol)
Dây số 4 = D (Rê)
Dây số 5 = A (La)
Dây số 6 = E (Mi trầm) dây to nhất
Nếu bạn còn đam mê với âm nhạc và nhiều loại nhạc cụ hấp dẫn khác thì đừng bỏ qua cơ hội học Organ cùng chuyên gia âm nhạc hàng đầu Unica nhé!
Tìm hiểu các hợp âm guitar
Hợp âm là tập hợp các âm thanh theo một trật tự nhất định. Hợp âm và điệu nhạc là những yếu tố chính trong vấn đề đệm hát.
Hợp âm được tạo thành bởi ba hoặc nhiều nốt nhạc cùng vang lên 1 lúc. Thông thường, một hợp âm được xây dựng từ hai hay nhiều quãng 3. Ví dụ, các nốt C-E-G tạo thành một hợp âm trưởng. Nốt nhạc mà theo đó hợp âm dùng làm nền thì gọi là nốt chủ âm (nốt nền). Các nốt khác được gọi theo tên của quãng mà chúng tạo thành với nốt chủ âm.
- Người ta dùng chữ cái để ký hiệu cho Hợp âm trưởng.
Kí hiệu:
C = Đô trưởng
D= Rê trưởng
E= Mi trưởng
F= Fa trưởng
G= Sol trưởng
A= La trưởng
B= Si trưởng
- Chữ cái thêm chữ "m" phía sau người ta gọi là hợp âm thứ.
Cm= Đô thứ
Dm= Rê thứ
Em= Mi thứ
Fm= Fa thứ
Gm= Sol thứ
Am= La thứ
Bm= Si thứ
- Chữ cái thêm số "7" phía sau người ta gọi là hợp âm bảy
C7= Do bảy
D7= Re bảy
E7= Mi bảy
F7= Fa bảy
G7= Sol bảy
A7= La bảy
B7= Si bảy.
Vậy là trên đây, bạn đã phần nào nắm bắt được những kiến thức cơ bản về vị trí các nốt nhạc của đàn guitar. Tuy nhiên, để có thể chơi được những bản nhạc guitar thật hay và thuần thục, bạn cũng cần trau dồi và học đàn hàng ngày.
Chúc bạn thành công!
Xem thêm: Khóa học trống Cajon
31/05/2019
3758 Lượt xem
![Hướng dẫn cách học harmonica cho người mới bắt đầu](https://unica.vn/upload/landingpage/042500_huong-dan-cach-hoc-harmonica-cho-nguoi-moi-bat-dau_thumb.jpg)
Hướng dẫn cách học harmonica cho người mới bắt đầu
Bạn có phải là người yêu âm nhạc hay thích học hát và mong muốn sử dụng thành thạo được một loại nhạc cụ nào đó để tự đệm cho mình như học ukulele để đệm hát những bản nhạc du dương hay học Organ để có những bản nhạc độc đáo, thú vị? Có rất nhiều người lựa chọn guitar hoặc piano, tuy nhiên một số khác lại yêu thích cây kèn nhỏ xinh harmonica. Loại nhạc cụ này không những có giá thành phải chăng mà cách sử dụng cũng không quá khó, bạn thậm chí không cần phải học những kiến thức nhạc lý cao siêu mà vẫn có thể tự tin chơi một bản nhạc tặng người thân, gia đình và bạn bè. Trong bài viết hôm nay, Blog Unica sẽ hướng dẫn các bạn cách học harmonica sao cho hiệu quả nhất nhé.
1. Cấu tạo của kèn Harmonica
Để hiểu rõ về loại nhạc cụ này cũng như cách dùng nó ra sao, ban đầu bạn cần nắm được những đặc điểm của nó để dễ dàng sử dụng sau này.
– Kèn harmonica có 3 loại, 16/20/24 lỗ, chia làm 2 hàng, trong bài viết này chúng ta sẽ tập trung vào loại kèn 24 lỗ vì nó phổ biến hơn cả.
– Không chơi được thăng gián (có thể chơi được Mib (Re#), Lab (Sol#) bằng cách sử dụng kỹ thuật bend và overblow).
– Có 3 quãng tám (1 quảng tám là Do Re Mi Fa Sol La Si).
– Kèn harmonica tremolo 24 lỗ gồm các lỗ thổi (số thứ tự LẺ – kí hiệu dấu +) và các lỗ hút (số thứ tự CHẴN – kí hiệu dấu -) xen kẽ nhau.
– Lỗ thứ tự CHẴN thì chỉ kêu khi HÚT vào, lỗ thứ tự LẺ chỉ kêu khi THỔI ra.
– Bạn có thể thấy chỉ có các lỗ từ số 9 đến 14 là theo thứ tự: Do, RE, MI, FA SOL, LA. Các lỗ còn lại hoàn toàn không theo thứ tự, do đó bạn cần tập để nhớ vị trí các nốt trên kèn.
Vị trí note trên Harmonica
2. Cách học Harmonica cho người mới bắt đầu
Sau khi đã tìm hiểu về cấu tạo của kèn thì chúng ta bắt tay vào tìm hiểu cách học đàn sao cho hiệu quả và nhanh nhất bạn nhé.
Để thổi được loại nhạc cụ này, việc đầu tiên bạn cần làm đó chính là nhớ vị trí các note và để làm được điều đó, bạn phải luyện tập nhiều. Cũng như việc học Piano cơ bản bạn cần phải chăm chỉ luyện tập thì mới có thể thổi Harmonica chuyên nghiệp được.
– Khi mới tập thổi harmonica 24 lỗ bạn sẽ cảm thấy khó khăn khi phải xác định đúng vị trí từng lỗ và thổi chính xác từng note. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của nhiều người đã chơi loại nhạc cụ này thì bạn hãy chia Harmonica ra thành từng khoảng và nhớ note đó nằm ở khoảng nào của kèn.
Ví dụ: Note Mi (E) sẽ nằm ngay giữa Harmonica. Và khi thổi, bạn cũng không cần phải thổi duy nhất 1 lỗ mà các bạn có thể ngậm cùng một lúc từ 2-4 lỗ, miễn sao note cần thổi nằm ở giữa miệng bạn và khi thổi bạn sẽ thổi note đó là trọng âm, còn những note khác sẽ góp phần vào âm bè.
– Đa phần các bản nhạc đều sẽ rơi vào từ lỗ 5 đến lỗ số 20. vì vậy mà lỗ 5-20 là những lỗ phổ biến nhất mà bạn nên nắm rõ.
– Khi mới bắt đầu tập bạn nên tập thổi những note thổi ra, tức là C (Đô), E (Mi), G (Sol) và khi đó hãy cố gắng nghe và thuộc âm thanh của nó, tập đi tập lại 3 nốt này trên khắp kèn. Sau đó, bạn có thể tự kiểm tra mình bằng cách thổi một note bất kỳ và xem đó là note gì và khi đã thành thạo những note thổi ra thì các bạn có thể tập tiếp những note hít vào, tức là F (Fa), A (La), D (Rê), B (Si).
Kiên trì luyện tập từ 3-5 ngày là bạn đã hoàn toàn có thể nhớ được vị trí các note và bắt đầu luyện tập theo các bản nhạc yêu thích.
3. Các loại kèn Harmonica
Các loại kèn Harmonica phổ biến
- Kèn Harmonica Chromatic
- Kèn Harmonica Diatonic 10 lỗ
- Kèn Harmonica Silver Star
- Harmonica Amazing Kongsheng Deluxe
- Harmonica Easttop T008K
- Haromonica Hohner Alabama Blues
- Harmonica Suzuki Blue Master Mr-250
Các loại kèn dành cho người tự học Harmonica
- Kèn Harmonica Suzuki Study 24
- Harmonica Swan Performance 24
- Harmonica Ocean Star Hohner 24
- Harmonica Easttop T2403
- Kèn Harmonica Tremolo
Trên đây là những lưu ý cũng như cách học harmonica cơ bản nhất cho người mới bắt đầu, ngoài những điều quan trọng cần lưu ý này ra bạn cần phải chịu khó tìm hiểu thêm cách cầm kèn, di chuyển, điều chỉnh tay ra vào.
Chúc bạn thành công!
30/05/2019
1906 Lượt xem
![Cách đánh điệu Slow cơ bản với đàn Guitar đơn giản](https://unica.vn/upload/landingpage/020024_ca-ch-da-nh-die-u-slow-co-ba-n-vo-i-da-n-guitar_thumb.jpg)
Cách đánh điệu Slow cơ bản với đàn Guitar đơn giản
Những điệu nhạc guitar đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của chúng ta, nhất là những khi mệt mỏi và muốn thư giãn bằng một giai điệu nhẹ nhàng, mượt mà đi vào lòng người. Để học Guitar hiệu quả và thể hiện được đúng cảm xúc của bài hát bạn không chỉ cần chơi theo nguyên tắc mà còn đòi hỏi phải đúng với thể loại nhạc thì mới tạo nên những giai điệu nhịp nhàng hay trầm bổng. Khi chơi đàn guitar có rất nhiều điệu khác nhau, trong đó phải kể đến điệu slow. Vậy cách chơi điệu slow như thế nào, cần lưu ý điều gì? Tất cả sẽ được Blog Unica giải đáp ngay dưới đây!
Điệu Slow là gì?
Cách đánh điệu slow rock
Trước khi học cách đánh điệu Slow cũng như những lưu ý, bạn cần phải nắm được bản chất cũng như biết cách phân loại các điệu Slow.
Điệu Slow là một giai điệu tương đối nhẹ nhàng và chậm rãi, hiện nay khi học hát bạn sẽ thấy đa số các bài hát nhẹ nhàng tình cảm hiện nay đều dùng đến điệu này. Điệu Slow bao gồm 4 biến thể được rất nhiều người yêu thích và sử dụng khi sáng tác như:
- Điệu Slow Fox: Với cách đệm “Bum Chách Bùm Chách Bum” nhanh hơn so với các điều Slow truyền thống được biết đến với các bài hát thông dụng như: Lên Đàng, Nối Vòng Tay Lớn.
- Điệu Slow Blue: Với cách đệm nhấp dây(Rãi – Chách) được biết đến với các bài hát như : Gọi nắng.
- Điệu Slow Rock Guitar: Với cách đệm: “Bass – 3-2-1-2-3” với phần điệp khúc “Bùm bùm chách chách chách chách” được biết đến với bài tuổi hồng thơ ngây, Lòng mẹ.
- Điệu Slow Stuft: Với cách đệm: “Bass 3 -21-3” với phần điệp khúc” Bùm Chách Chách Chách Bùm Bùm” được biết đến với các bài như: Ánh đèn vàng hiu hắt, Khói cầm cay đôi mắt, Ngồi nhìn chiếc lá rụng rơi theo cội nguồn.
Ngoài ra còn các điệu biến thể như: Slow Rock New, Slow Suft Ballade, Slow Suft Metal Ballade, đây là những biến thể tương đối khó và ít phổ biến hơn các điệu Slow trước đó.
>>> Xem ngay: Hướng dẫn đánh đàn Guitar căn bản cho người mới học
Điệu Slow guitar có tính chất nhẹ nhàng và chậm rãi
Một số lưu ý trong cách điệu slow
- Điệu Slow được biết đến là một điệu nhạc chậm rãi và thường được dành cho các bài hát nhẹ nhàng và tình cảm nên khi bắt tay vào học đánh điệu Slow thì bạn cần chú ý đến khoảng cách các ngón tay với phím đàn sao cho thật phù hợp để quá trình luyện tập tốt hơn.
- Khi bạn đánh điệu này, bạn nên để toàn bộ cơ thể thả lỏng, cổ tay cong một cách tự nhiên để giảm tình trạng bị căng cơ.
- Cần dành thời gian luyện tập thật chăm chỉ để rèn luyện cho các ngón tay thật nhuyền nhuyễn, độc lập với nhau. Khi bạn luyện tập được những phản xạ này thì sẽ đánh được một điệu slow thật nhịp nhàng và cuốn hút.
Cách đánh điệu Slow với đàn guitar
1. Cách rải dây
Bạn cần kết hợp các hợp âm phù hợp thì mới tạo ra một bản nhạc chất lượng. Thông thường, ta dùng ngón cái đánh 1 trong 3 dây Bass (tùy từng hợp âm mà các bạn đánh dây bass của hợp âm đó), 3 ngón trỏ - giữa - nhẫn rải dây 3 - 2 - 1 - 2 - 3
Đập – xạch – xạch – chat – xạch – xạch
1 - 2 - 3 - 4 - 5 - 6
Chuyển các hợp âm: Một bài hát hay cần biết cách khéo léo kết hợp các hợp âm khác nhau để tạo nên điểm khác biệt và nét đặc sắc cho một bản nhạc. Khi chơi đàn guitar điệu slow nhịp 2/4 chuyển hợp âm mỗi ô nhịp 4 phách, 2 ô nhịp chuyển một hơn âm.
Tốc độ đánh phù hợp: Điệu slow khá khác biệt ở chỗ nhẹ nhàng vì thế khi chơi đàn guitar bạn nên đánh với tốc độ phù hợp.
2. Cách quạt chả
Cách 1: Xuống – xuống – lên – xuống – lên – đập – xuống – xuống (hết một khuông nhạc)
Dùng thịt của ngón cái (hoặc móng của ngón trỏ) để dập xuống cho phách mạnh đầu tiên của nhịp Slow Rock.
Đập: tất cả phần móng và phần thịt của bàn tay vào dây đàn.
Về cơ bản là xuống – lên giống nhau, sự khác nhau chỉ nằm ở ngón mà mình dùng.
Chuyển gam
Chuyển từ xuống thứ 3 (sau đập thứ 2)
Cách 2: Bùm(X) chát(X) chát(L) chát(X) chát(X) -> Bass X LX X
+ Bùm: quạt 3 dây trên.
+ Chát: quạt 3 dây dưới.
>>> Xem ngay: 50 Bài hát đệm Guitar hay nhất dành cho người mới bắt đầu
Cách đánh điệu slow cơ bản với đàn Guitar
Một số bài hát vận dụng tập điệu Slow
Bài: Em gái mưa
Mưa trôi cả [G] bầu trời nắng, trượt theo những nỗi [D] buồn
Thấm ướt lệ [Em] sầu môi đắng vì đánh mất hy [Bm] vọng
Lần đầu gặp [C] nhau dưới mưa, [D] trái tim rộn ràng [Bm] bởi ánh nhìn [Em]
Tình cảm dầm [Am] mưa thấm lâu, [D] em nào [G] ngờ.
T-ĐK:
Mình hợp nhau [Em] đến như vậy thế nhưng không phải [Bm] là yêu!
Và em muốn [C] hỏi anh rằng [D] chúng ta là thế [G] nào
Rồi lặng người [Em] đến vô tận, trách sao được sự [Bm] tàn nhẫn
Anh trót vô [C] tình thương em như- [B7] là- em- gái.
ĐK:
Đừng lo [Em] lắng về em khi mà em vẫn [Am] còn yêu anh
Càng xa [D] lánh, càng trống vắng tim cứ đau [G] và nhớ lắm
Đành phải buông [C] hết tất cả [D] thôi, nụ cười [Bm] mỉm sau bờ [Em] môi
Ấm áp dịu [Am] dàng vai anh, em đã bao [B7] lần yên giấc.
Nhìn trên [Em] cao khoảng trời yêu mà em lỡ [Am] dành cho anh,
Giờ mây [D] đen quyện thành bão, giông tố đang [G] dần kéo đến
Chồi non háo [C] hức đang đợi [D] mưa, rất [Bm] giống em ngày [Em] xưa
Mưa trôi để [Am] lại ngây thơ, [B7] trong giấc mơ buốt [Em] lạnh.
Bài hát này cũng là một trong những bài hát được những người theo học Piano vô cùng yêu thích!
Cách đánh điệu slow đàn guitar với bài hát em gái mưa
Đừng quá lo lắng nếu bạn đang là một "tay mơ", mới tập chơi đàn, bập bẹ học học Fingerstyle chưa chuyên hay thậm chí là lần đầu tiếp xúc với môn nghệ thuật đặc biệt này bởi bạn hoàn toàn có thể "nắm trọn" hệ thống kỹ thuật chơi đàn và hệ thống hợp âm, giúp bạn dễ dàng đệm hát Guitar mọi bài hát mà mình muốn.
Tổng kết
Để biết thêm được nhiều hơn cách chơi các loại nhạc cụ khác nhau mời bạn đọc tham khảo khoá học đàn Piano trên Unica được hướng dẫn và giảng dạy từ các chuyên gia sẽ giúp bạn có thể chơi được một bản nhạc hoàn thiện.
Chúc bạn thành công!
Xem thêm: Học trống Cajon từ giảng viên hàng đầu
30/05/2019
15137 Lượt xem
![Cách chỉnh dây đàn Guitar dễ nhất cho người mới tập](https://unica.vn/upload/landingpage/114942_cach-chinh-day-dan-guitar-de-nhat-cho-nguoi-moi-tap_thumb.jpg)
Cách chỉnh dây đàn Guitar dễ nhất cho người mới tập
Xin chào tất cả các bạn yêu âm nhạc của Unica, trong các bài trước chúng ta đã tìm hiểu về các kiến thức cơ bản như về nhạc lý, cách chọn đàn, cách đánh đàn, các bản nhạc dễ nhất cho người mới tập guitar. Hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục cùng nhau đi đến phần quan trọng không kém khi sở hữu một cây đàn guitar đó chính là cách chỉnh dây đàn.
Rất nhiều bạn ban đầu nghĩ rằng việc này rất khó khăn, nhỡ đâu đứt dây, hỏng đàn,... vì thế mà bạn thường xuyên nhờ người khác chỉnh đàn cho mình. Tuy nhiên nếu tinh ý và chịu khó một chút thì bạn hoàn toàn tự mình điều chỉnh được dây đàn. Đây cũng là kiến thức căn bản nhất mà ai học đàn guitar cũng phải biết. Ngay sau đây mời bạn tìm hiểu cùng Unica nhé!
Nguyên tắc chung khi chỉnh dây đàn guitar
Điều cơ bản đầu tiên mà bạn cần phải nắm được đó chính là nắm được tên và thứ tự các dây chuẩn trên đàn guitar.
Dây đàn chuẩn được chỉnh theo thứ tự các nốt sau:
Dây 1: E – Mí (dây mỏng nhất)
Dây 2: B – Si
Dây 3: G– Sol
Dây 4: D – Rê
Dây 5: A – La
Dây 6: E – Mì (dây dày nhất)
Thứ tự dây đàn guitar theo các nốt từ dày đến mỏng (phải qua trái)
Để căng dây đàn chúng ta sẽ vặn khóa đàn theo ngược chiều kim đồng hồ, nếu muốn nới lỏng dây ra bớt thì vặn theo chiều kim đồng hồ. Đây là nguyên tắc cơ bản mà rất nhiều bạn mới tập bị nhầm lẫn dẫn đến việc bị đứt dây.
Các cách chỉnh dây đàn guitar thông dụng nhất
Dùng máy lên dây guitar (tuner)
Đối với những người mới tập hoặc đã tập đàn lâu năm cách này có độ chính xác cũng như đơn giản nhất. Vấn đề là bạn sẽ cần phải bỏ ra một số tiền để đầu tư mua máy về dùng, trên thị trường có rất nhiều loại và giá tiền cũng tầm vài trăm ngàn nên bạn có thể mua được.
Hướng dẫn sử dụng trước khi dùng: Bạn chỉ cần kẹp tuner lên đầu cần sau đó chỉnh dây sao cho kim chỉ đến giữa đúng với nốt mà tương ứng với dây là được.
Máy chỉnh dây đàn vô cùng đơn giản và tiện lợi cho bạn
Khi bạn mua máy thì bên trong cũng sẽ có hướng dẫn sử dụng chi tiết nên bạn cũng không cần quá lo lắng.
Sử dụng phần mềm chỉnh dây đàn trên điện thoại
Hiện nay cùng với sự phát triển của công nghệ thì bất cứ vấn đề gì cũng có thể giải quyết. Blog Unica tin chắc rằng hầu hết các bạn ai cũng có một chiếc điện thoại thông minh có kết nối mạng. Thay vì mua máy chỉnh dây thì bạn hãy lên app store (IOS) hay CH Play (Android) trên điện thoại và lựa chọn cho mình một phần mềm chỉnh dây nào đó, nhưng cách này cũng có 1 điểm yếu đó là nơi ồn ào không thể chỉnh dây chính xác được.
Chỉnh đàn theo âm chuẩn
Blog Unica khuyên bạn là nên áp dụng cách này khi đã khá "cứng" trong việc học đàn Guitar và có khả năng cảm thụ tốt. Với cách này, bạn cần tìm âm thanh chuẩn của các dây đàn và điều chỉnh căng hoặc dãn dây cho đến khi thấy giống là được. Vậy âm thanh chuẩn bạn lấy ở đâu? Rất đơn giản là bạn tra các trang web về chỉnh âm là sẽ ra các âm thanh chuẩn của dây đàn. Để tiện lợi hơn trong những lần chỉnh âm tiếp theo bạn hãy down về hoăc ghi âm lại để đến khi nào cần thì dùng.
Chỉnh bằng cách so các dây đàn
Đây là cách chỉnh đàn theo cách truyền thống, tức là bạn chỉ cần có một dây làm chuẩn mà thôi, từ đó suy ra các dây khác.
Ví dụ như bạn đã chỉnh chuẩn dây 6 là nốt E rồi thì bạn chỉ việc chỉnh dây 5 làm sao cao độ của dây 5 bằng đúng với phím 5 dây 6
Dựa theo hình trên chúng ta có thể chỉnh dây theo quy tắc:
Phím 5 dây 6 = dây 5
Phím 5 dây 5 = dây 4
Phím 5 dây 4 = dây 3 (tất cả dây khác đều dùng phím 5 để so ngoại trừ dây này)
Phím 4 dây 3 = dây 2
Phím 5 dây 2= dây 1
Cách chỉnh dây đàn bằng tay
Vậy là qua đây, bạn đã biết được các phương pháp để chỉnh dây đàn rồi đúng không nào, hãy lựa chọn cho mình cách mà bạn cảm thấy thuận tiện và dễ dàng nhất. Và tất nhiên, tuyệt đối đừng bỏ qua những kỹ thuật chơi đàn giúp bạn thành công đệm hát một cách chuyên nghiệp nhất với khóa học Guitar Guitar đệm hát 30 ngày cùng Hiển Râu.
Chúc bạn thành công!
>> Bật mí cách học đàn guitar cho người mới bắt đầu nhanh chóng và hiệu quả nhất
>> 10 hợp âm cơ bản guitar đệm hát cần biết cho người mới bắt đầu
>> Khóa học trống Cajon
30/05/2019
1193 Lượt xem