Support

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn

Phong cách sống

Cách làm món bánh chưng rán cho ngày Tết không bị ngán 
Cách làm món bánh chưng rán cho ngày Tết không bị ngán  Bánh chưng rán là món ăn quen thuộc trong ngày Tết. Tuy nhiên, nhiều người lại cảm thấy e ngại vì món ăn này khá nhiều dầu mỡ, gây ngán nhanh. Vì vậy, trong bài viết dưới đây, Unica sẽ chia sẻ cho bạn cách rán bánh chưng bằng nước, đảm bảo vô cùng thơm ngon và không hề ngán.  Cách làm bánh chưng rán với nước  Món bánh chưng rán với nước có cách thực hiện vô cùng đơn giản, bạn hãy làm theo các bước sau đây:  - Bước 1: Bạn bóc hết lớp vỏ bánh ở bên ngoài, dùng dao cắt thành từng miếng vừa ăn. Bạn có thể cắt 4 hoặc cắt 6 tùy theo ý muốn của bạn.  Bạn cắt bánh chưng thành từng miếng vừa ăn  - Bước 2: Xếp đều bánh vào một chiếc chảo rộng. Tuyệt đối không xếp bánh chồng lên nhau sẽ khiến bánh không thể chín được.  Xếp bánh vào chảo  - Bước 3: Bạn dùng một ít nước lọc, để xâm xấp lên mặt bánh, chú ý không đổ ngập.  - Bước 4: Tiếp theo, bạn đun bếp ở nhiệt độ khoảng 160 độ C. Đến khi bạn thấy nước cạn dần thì giảm nhỏ lửa xuống còn 120 độ C. Lúc này, dùng đĩa đảo qua đảo lại để rán chín vàng 2 mặt bánh. Bánh chín đều thì bạn cho ra đĩa và thưởng thức.  Với cách chiên với nước, bạn sẽ có món bánh chưng rán thơm ngon, không bị ngán  Như vậy, bạn đã thực hiện xong món bánh chưng rán với nước vô cùng thơm ngon và đặc biệt là không bị ngán. Vào ngày Tết, bạn hãy vào bếp trổ tài món ăn này cho cả nhà cùng thưởng thức nhé! >> Bật mí cách bảo quản bánh chưng, bánh tét không lo hỏng Cách chế biến các món ngon ngày Tết Bên cạnh món bánh chưng rán thì ngày Tết còn rất nhiều món ăn khác mà bạn có thể chuẩn bị để mâm cơm gia tiên được tròn vị. Tuy nhiên, đối với những cô dâu mới về nhà chồng thì việc chuẩn bị mâm cơm ngày Tết thực sự là một thử thách. Khóa học sẽ giúp bạn chế biến các món ăn ngày Tết tròn vị hơn. Ảnh minh họa  Đến với khóa học này, bạn không chỉ biết cách chế biến các món ăn ngày Tết từ truyền thống đến hiện đại, mà còn nắm vững được bí quyết nêm nếm gia vị cho từng món ăn, cách chưng mâm ngũ quả bàn thờ, cách trang trí hoa ngày Tết… Sau khi kết thúc khóa học này, chắc chắn bạn sẽ có một dịp Tết ý nghĩa bên gia đình.  >> Mẹo vặt nấu ăn ngày Tết không thể bỏ qua
21/01/2020
2653 Lượt xem
Cách pha nước chấm chả nem ngon tuyệt cú mèo
Cách pha nước chấm chả nem ngon tuyệt cú mèo Ngày Tết là lúc bạn trổ tài nấu ăn với những món ăn truyền thống để thiết đãi người thân, họ hàng. Một trong những món ăn đặc trưng không thể thiếu trong mâm cơm Tết là chả nem. Tuy nhiên, món ăn này muốn ngon hay không còn phụ thuộc vào bát nước chấm chả nem như thế nào. Để mang đến cho cả nhà những bữa cơm ngon miệng, bây giờ chúng ta hãy học nấu ăn cách pha nước chấm chả nem ngon ngay sau đây nhé! Cách pha nước chấm chả nem Làm nem ngon thôi chưa đủ mà bạn cần biết cách làm nước chấm ngon thì món ăn mới thực sự tròn vị.  Cách làm nước mắm tỏi ớt Nước mắm tỏi ớt là nước chấm rất đơn giản và thông dụng với nhiều gia đình Việt trong các bữa cơm hằng ngày. Nước chấm này không những được sử dụng để dùng chấm chả nem mà nó còn được dùng để ăn với rất nhiều các món khác như rau củ quả luộc, thịt luộc.  Bát nước chấm tỏi ớt thơm ngon - Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu Nguyên liệu làm nước chấm tỏi ớt khá đơn giản và không quá cầu kỳ. Bạn cần chuẩn bị khoảng 100ml nước lọc, 60ml nước mắm loại ngon, 100g đường trắng, 1 quả chanh, 1 quả ớt, 1 củ tỏi. - Bước 2: Pha chế + Đầu tiên, bạn cho một nồi nhỏ lên bếp đun sôi nước lọc và cho đường vào đun cùng, để lửa nhỏ và đánh tan đường hoàn toàn. Khi nước gần cạn, bạn cho nước mắm vào đun thêm khoảng 1 phút rồi tắt bếp và đợi cho hỗn hợp nguội hẳn. + Bạn vắt lấy nước cốt chanh, bỏ hạt rồi cho ớt, tỏi băm nhuyễn vào bát nước mắm. Lúc này nhìn bát nước mắm tỏi ớt trong rất đẹp mắt và hấp dẫn. Pha nước chấm chua ngọt Tuy nhiên cách pha nước chấm chả nem tỏi ớt không phù hợp với những người không ăn được cay, đặc biệt là trẻ nhỏ. Chính vì thế, bạn cần pha thêm một bát nước chấm chua ngọt. - Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu Để có được một bát nước chấm chả nem chua ngọt thơm bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau: + Nước mắm ngon: 3 thìa + Nước lọc: 100ml + Chanh, đường, nước giấm, tỏi băm, ớt, lá mùi. - Bước 2: Cách thực hiện + Trước tiên, bạn cho giấm ăn, đường và nước lọc theo tỉ lệ 3 thìa nước thì một thìa đường và 1 thìa dấm, rồi khuấy đều cho tan hết. + Bóc sạch tỏi, ớt bỏ hạt băm nhuyễn. Tỏi bạn chỉ cần cho ⅓ quả thái nhỏ để không quá cay. Bát nước chấm chua ngọt dành cho người không ăn được cay + Cho nước cốt chanh, tỏi băm, ớt, rau mùi vào bát nước nước pha ban đầu rồi cho 3 thìa nước mắm. Vậy là bạn đã hoàn tất được một bát nước mắm chua ngọt tuyệt vời để chấm chả nem rồi. Với chia sẻ về cách pha nước chấm chả nem ở trên, chúng ta có thể thấy cách làm khá đơn giản. Hy vọng rằng bất cứ ai cũng có thể thực hiện được thành công để món nem thêm đậm đà hương vị.  >> Bật mí 2 cách làm chả giò “ngon nhất quả đất” >> 7 bí quyết “xương máu” giúp bạn nấu ăn ngon mỗi ngày
21/01/2020
3319 Lượt xem
Bí quyết chọn nguyên liệu làm bánh chưng đúng chuẩn nhất 
Bí quyết chọn nguyên liệu làm bánh chưng đúng chuẩn nhất  Chọn nguyên liệu làm bánh chưng là một trong những công đoạn quan trọng, quyết định đến chiếc bánh chưng ngày Tết có được thơm ngon hay không. Trong bài viết dưới đây, Unica sẽ giới thiệu cho bạn cách chọn nguyên liệu cho bánh chưng đúng chuẩn nhất.  Cách chọn nguyên liệu làm bánh chưng  Lá dong  Nguyên liệu đầu tiên bạn cần chú ý đến đó chính là lá dong. Đối với lá dong thì bạn nên chọn loại lá bánh tẻ, tức là lá không quá già hoặc quá non. Với lá bánh tẻ thì khi gói bánh sẽ có màu xanh đẹp, bắt mắt. Mỗi chiếc bánh chưng sẽ cần khoảng 4 chiếc lá, do đó bạn nên chọn lá có khổ rộng vừa phải, tránh chọn lá quá to khi gói sẽ bị thừa.  Bạn nên chọn lá dong gói bánh chưng là loại bánh tẻ  Trước khi gói thì nên ngâm lá vào một chậu nước khoảng 30 - 45 phút để loại bỏ bớt đất cát, bụi bẩn. Sau đó, dùng khăn mềm lau sạch cả hai mặt bánh. Để lá ráo bớt nước và dùng khăn khô lau sạch. Khi gói thì cần cắt bớt gân để lá mềm, dễ uốn và dễ gói hơn.  Dây lạt  Khi chọn nguyên liệu làm bánh chưng, chắc chắn không thể bỏ qua dây lạt. Một dây lạt đạt chuẩn sẽ giúp cho chiếc bánh chưng được vuông vắn và cân đối hơn. Do đó, khi chọn mua dây lạt, bạn nên chọn mua những loại lạt mỏng, mềm, có độ dẻo dai nhất định. Mỗi chiếc bánh chưng sẽ cần đến 2 - 4 chiếc lạt, cụ thể bánh chữ thập cần 2 lạt, bánh hình vuông cần 4 lạt. Gạo nếp  Bánh chưng có thơm dẻo, ngon hay không sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào nguyên liệu gạo nếp. Khi chọn, bạn cần chú ý chọn loại gạo nếp có hạt đều nhau, chắc mẩy, trong đó, loại gạo nếp ngon nhất là nếp cái hoa vàng, giúp cho chiếc bánh chưng có độ thơm, dẻo hấp dẫn.  Bên cạnh nếp cái hoa vàng thì bạn có thể chọn gạo Điện Biên cũng rất thơm ngon. Để nếp được mềm, bạn nên ngâm trong nước 8 tiếng, sau đó đãi sạn và bụi bẩn thật sạch, vớt gạo cho ráo nước rồi gói bánh. Tùy độ to nhỏ của chiếc bánh chưng mà bạn có thể căn chỉnh lượng gạo nếp phù hợp.  Bạn nên chọn loại gạo nếp chắc mẩy, hạt đều nhau  Đậu xanh  Đậu xanh là nguyên liệu dùng để làm nhân bánh, vì vậy khi chọn nguyên liệu làm bánh chưng, bạn cần lưu ý đến nguyên liệu này. Nên chọn loại đậu xanh tiêu, có hạt nhỏ, ruột vàng. Trước khi gói, nên ngâm đậu với nước khoảng 1 - 2 tiếng, sau đó đãi vỏ thật sạch, đồ chín, đánh tơi. Tỷ lệ đậu gói bánh là cứ 8 phần gạo thì có 2 phần đậu.  Thịt lợn  Đối với thịt lợn gói bánh, bạn nên chọn thịt ba chỉ hoặc thịt vai sấn, đây là loại thịt ngon nhất. Bạn cũng cần chú ý không chọn thịt quá nạc sẽ làm cho món bánh không được ngon. Trước khi gói, thịt đem rửa sạch rồi thái thành từng miếng dài khoảng 5 - 7cm, độ dày 0,5cm. Đem thịt ướp cùng muối tiêu cho ngấm trong khoảng 15 phút.  Thịt ba chỉ dùng để gói bánh chưng sẽ thơm ngon hơn  Trên đây là bí quyết chọn nguyên liệu làm bánh chưng đúng chuẩn nhất bạn có thể tham khảo thêm, nhằm giúp cho món bánh chưng ngày Tết được tròn vị hơn. Chúc bạn và gia đình một năm mới an khang, thịnh vượng với cách học làm bánh online vô cùng đơn giản đến từ chuyên gia Unica nhé! >> Bật mí cách bảo quản bánh chưng, bánh tét không lo hỏng >> Cách luộc bánh chưng ngon bạn nên “bỏ túi” ngay
21/01/2020
4464 Lượt xem
Mẹo vặt nấu ăn ngày Tết cho nàng dâu mới
Mẹo vặt nấu ăn ngày Tết cho nàng dâu mới Bạn là nàng dâu mới mới về nhà chồng nên chưa quen với việc nấu nướng, chuẩn bị cỗ bàn trong ngày Tết. Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ bật mí cho bạn học nấu ăn đơn giản tất tần tật những mẹo vặt nấu ăn ngày Tết vô cùng hữu dụng để bạn lấy trọn điểm 10 trong mắt nhà chồng. “Bỏ túi” một số mẹo vặt nấu ăn  Mẹo bảo quản thực phẩm tươi Ngày Tết, việc gia đình bạn phải mua các thực phẩm, hoa quả để dự trữ trong 3 ngày Tết rất nhiều. Tuy nhiên, điều này lại khiến cho hoa quả thường không được tươi. Chính vì thế, bạn nên dùng vôi quét lên đầu cuống các loại quả như cam, chanh, bưởi,… sẽ giúp thực phẩm có được độ tươi lâu hơn trong ngày Tết. Bảo quản rau củ quả tươi ngon ngày Tết đúng cách Dưa chuột là loại thực phẩm thanh mát, dễ ăn, dễ chế biến trong ngày Tết. Chính vì thế, nếu bạn muốn bảo quản được một lượng lớn dưa leo tươi ngon để ăn dần thì bạn có thể sử dụng một hộp đựng có pha loãng nước muối, cấm đầu cuống trái dưa leo cuống nước ngập khoảng ⅓ quả dưa và để trong tủ lạnh. Còn nếu bạn muốn mua dưa đỏ ngày Tết may mắn cũng như trổ tài khéo léo chọn dưa trong mắt mẹ chồng thì khi mua về, bạn hãy ngâm dưa trong nước muối loãng khoảng 30 phút, sau đó vớt ra lau sạch và bổ. Mẹo ngâm măng khô Măng khô nấu với chân giò là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết. Tuy nhiên, có nhiều gia đình phải ngâm măng từ nhiều ngày trước để măng nở mềm. Nhưng cách này rất mất thời gian. Bạn hãy áp dụng mẹo vặt nấu ăn bằng cách ngâm măng với nước vo gạo và để qua đêm thì măng sẽ nở nhanh hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể luộc măng trước khi ngâm sẽ giúp măng để được lâu hơn. Luộc gà cúng đẹp mắt Gà luộc cúng trên mâm cỗ tổ tiên ngày Tết không bao giờ thiếu trong mỗi gia đình người Việt. Lần đầu về làm dâu nhà chồng, nếu bạn muốn luộc gà có màu đẹp, da gà căng giòn, thơm khi luộc thì bạn cho vào nước luộc từ 2 đến 3 củ hành tím nướng cùng 1 thìa muối. Sau khi luộc xong, vớt gà ra ngâm trong nước đá khoảng 5 phút, vớt ra để khô và quét lên gà một lớp mỡ. Lớp mỡ này bạn có thể dựng mỡ gà rán lên để quét. >> Bật mí 2 cách luộc gà bằng muối ngon không tưởng Khử mùi tanh của cá Sau ngày Tết ăn uống với quá nhiều các món dầu mỡ, nhiều gia đình lại lựa chọn món lẩu cá để thay đổi khẩu vị. Tuy nhiên, để cá ngon và không bị tanh, bạn cần khử mùi cá bằng mẹo rửa sạch cá, ngâm cá với nước lạnh pha giấm. Mẹo rã đông thức ăn Mẹo vặt nấu ăn ngày Tết đối các loại thực phẩm như thịt, cá, xương thường được bỏ rất nhiều trong tủ đông để bảo quản. Chính vì thế, có nhiều người khi nấu thường quên mất không cho ra ngâm nước từ trước nên mất thời gian nấu rất lâu. Một mẹo vặt nấu ăn bạn có thể rã đông đó là dùng nhiệt từ lò vi sóng. Còn nếu nhà bạn không có lò vi sóng thì hãy ngâm vào nước lạnh và cho một củ gừng đập nát vào nước để thịt giữ màu đỏ tươi. Bạn có thể giã đông thức ăn bằng cách cho vào lò vi sóng Cách bảo quản bí đao Dịp Tết, bí đao luộc được nhiều người lựa chọn để ăn trong bữa cơm bởi vì nó giúp cơ thể thanh mát. Tuy nhiên, bí đao khi cắt thường không để được lâu, dẫn đến tình trạng những vị trí tiếp xúc với dao bị thối, hỏng. Để bí đao để được lâu, bạn hãy lấy một tờ giấy trắng úp vào mặt bí bị cắt rồi dùng tay miết cho dính chặt lại hoặc dùng màng bọc thức ăn bọc kín chỗ tiếp xúc với không khí. Với cách làm như này, bạn có thể giữ bí đao được khoảng 3 đến 5 ngày. Khử mùi hôi trong tủ lạnh Sau những ngày Tết với vô số các loại thực phẩm “thập cẩm” khiến cho tủ lạnh nhà bạn bị ám mùi. Mẹo vặt nấu ăn ngày Tết để khử mùi hôi trong tủ lạnh bằng cách bạn dùng 2 đến 3 quả chanh, thái lát mỏng và đặt vào các tầng tủ lạnh hoặc sử dụng vỏ quất cho vào từng tầng tủ lạnh. Muốn đơn giản hơn, bạn có thể sử dụng một lọ giấm mở lắp, đặt trong tủ để khử mùi hôi. >> Cách bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh lâu và an toàn nhất >> Bật mí cách bảo quản bánh chưng, bánh tét không lo hỏng
21/01/2020
1932 Lượt xem
Cách giải rượu bằng mật ong siêu nhanh trong ngày Tết
Cách giải rượu bằng mật ong siêu nhanh trong ngày Tết Rượu là một phần không thể thiếu được trong dịp Tết của mỗi người dân Việt Nam. Tuy nhiên, có nhiều người không kiềm chế được tửu lượng và uống quá nhiều gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn cách giải rượu bằng mật ong siêu nhanh trong ngày Tết, giúp những ngày xuân của bạn được trọn vẹn hơn. Cách giải rượu bằng mật ong siêu nhanh Biết dừng lại việc uống rượu đúng lúc cũng như biết cách giải rượu sớm sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe, an toàn cho bản thân và và mọi người xung quanh. Một trong những cách giải rượu dân gian hiệu quả mà được nhiều người lựa chọn chính là mật ong. Mật ong và bạc hà Mật ong là phương thuốc giải rượu thần thánh. Một phần vì nó cung cấp rất nhiều kali và nitrat, bổ sung dưỡng chất cho cơ thể. Ngoài ra, nó cung cấp fructose giúp gan chuyển hóa rượu một cách dễ dàng và giải độc tốt hơn. Khi bạn uống mật ong sẽ giúp bổ sung một lượng đường đã mất trong quá trình trao đổi chất, giúp tiêu hóa nhanh và giải phóng cồn khỏi cơ thể, làm dịu các triệu chứng của tình trạng say xỉn. Mật ong kết hợp với lá bạc hà giúp giải rượu rất nhanh Bạn có thể sử dụng mật ong pha với lá bạc hà sẽ giúp phát huy khả năng giải rượu tốt nhất. Không những thế, lá bạc hà còn có tác dụng làm giảm căng thẳng, hỗ trợ tiêu hóa, thải độc và tăng quá trình giải rượu cho cơ thể. Để pha được một cốc mật ong giải rượu, bạn có thể pha theo công thức như sau: Cứ 2 muỗng cafe mật ong hoa bạc hà thì bạn sử dụng 300ml nước ấm. Bạn cần cho thêm một vài lát chanh cộng với lá bạc hà vào cốc nước, rồi hòa tan, uống nóng sẽ giúp cơ thể tỉnh táo. Sinh tố chuối mật ong Nếu trong tủ lạnh nhà bạn không có lá bạc hà và chanh, thì bạn có thể sử dụng chuối để làm sinh tố. Chuối cung cấp rất nhiều kali, magie, vitamin B6 giúp cơ thể giảm đau nhức, chứng ợ nóng, điều hòa nhịp đập của tim. Mật ong giúp giải rượu, bổ sung chất điện giải và fructose bị mất. Một ly sinh tố chuối mật ong sẽ giúp cho người say mất đi cảm giác khó chịu, nôn nao. Cách giải rượu bằng mật ong này khá đơn giản khi bạn chỉ cần sử dụng một trái chuối chín, cho thêm 2 đến 3 thìa mật ong nguyên chất vào xay nhuyễn. Thêm sữa tươi và đánh nhuyễn để cho ra một ly sinh chuối mật ong thơm ngon, hấp dẫn. Nước chanh gừng mật ong Gừng có tính nóng giúp mạch máu lưu thông tốt hơn. Vitamin C trong chanh giúp lợi tiểu, đào thải tạp chất và lượng cồn ngoài thể. Khi bạn kết hợp gừng, mật ong và nước cốt chanh sẽ giúp giải rượu nhanh chóng và hiệu quả tức thời cho người say. Mật ong cùng với chanh giúp cho cho người say tỉnh táo hơn Cách giải rượu bằng mật ong này làm rất đơn giản, chỉ tốn 3 phút. Đầu tiên, bạn lấy nửa quả chanh, vắt lấy nước cốt rồi cho thêm 2 đến 3 thìa mật ong vào cốc, thêm một vài lát gừng mỏng đập nhuyễn. Cho khoảng 200ml nước ấm, khuấy đều và và sử dụng ngay để giải rượu tốt hơn. Sinh tố xoài mật ong Trong 3 ngày Tết, tủ lạnh nhà bạn chắc hẳn không thể thiếu được các loại hoa quả như xoài, táo, lê, dưa hấu… Nếu như trong gia đình bạn có người say rượu, bạn có thể sử dụng xoài và mật ong để làm ra một cốc sinh tố xoài nhuyễn, một ít đá bào sẽ giúp cho cơ thể người say rượu được tỉnh táo, không mệt mỏi. Cách làm rất đơn giản như sau: - Đá bạn cho vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn dưới dạng đá bào rồi cho xoài chín cắt miếng vào xay kĩ một lần nữa. - Cho từ từ 3 muỗng mật ong vào máy xay, đánh tan lần cuối để mật ong được quyện vào xoài và đá. - Đổ sinh tố ra cốc. Bạn có thể đưa cho người say uống trực tiếp lúc còn lạnh để đầu óc được tỉnh táo và không mệt mỏi. Ngoài những cách giải rượu bằng mật ong ở trên, bạn có thể sử dụng thêm các thực phẩm khác như nước đường, nước dừa, uống nhiều nước để cơ thể thải hết ra các chất cồn. Một số lưu ý khi giải rượu bằng mật ong - Mật ong kỵ với rất nhiều loại thực phẩm, khi sử dụng mật ong giải rượu bạn cần lưu ý tránh kết hợp mật ong với lá rau thì là, hành tây, đậu nành, bột sắn dây. Đây là một số thực phẩm tuyệt đối không được kết hợp với mật ong nếu không sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng. - Khi uống mật ong giải rượu, bạn không được cho người say ăn các món ăn liên quan đến dầu mỡ bởi vì dầu mỡ sẽ làm niêm mạc dạ dày bị kích ứng, gây khó chịu. Không được kết hợp mật ong với những thực phẩm kỵ - Không được uống cafe, trà xanh, nó sẽ khiến bạn cảm thấy đau đầu và mệt mỏi. Hơn nữa, cafe là chất kích thích, làm sưng mạch máu vì vậy sau khi uống mật ong, bạn tuyệt đối không được uống cafe. Với những chia sẻ về một số cách giải rượu bằng mật ong ở trên, chúng tôi hy vọng bạn sẽ có thêm cho mình nhiều kinh nghiệm “bỏ túi” trong những dịp Tết để bảo vệ cơ thể khỏi “ma men”. Chúc các bạn một năm mới bình an và hạnh phúc! >> “Điểm mặt chỉ tên” 4 món canh giải rượu nhanh và hiệu quả nhất >> Bật mí cách giải rượu nhanh và hiệu quả nhất
21/01/2020
1388 Lượt xem
Cách làm nem nướng Thanh Hóa thơm ngon đúng điệu
Cách làm nem nướng Thanh Hóa thơm ngon đúng điệu Nem nướng Thanh Hóa là một trong những món ăn làm mê mẩn bao nhiêu thực khách khi đến với mảnh đất này. Cách làm nem nướng Thanh Hóa không quá phức tạp, nên bạn hoàn toàn có thể tự tay làm món ăn này ngon đúng điệu với cách làm mà UNICA chia sẻ dưới đây.  Cách làm nem nướng Thanh Hóa Nguyên liệu cần chuẩn bị: - Thịt lợn nạc - Bì lợn - Lá ổi, lá đinh lăng - Thính gạo hoặc thính ngô - Tỏi, hạt tiêu xay nhuyễn - Gia vị: nước mắm, muối, mì chính - Lá chuối - Dây chun Để làm món nem nướng Thanh Hóa, bạn cần chuẩn bị đủ nguyên liệu Lưu ý:  - Bạn nên chọn thịt nạc vai săn chắc, món nem nướng này phải có cả thịt nạc và thịt mỡ thì khi nướng lên nem sẽ thơm và béo hơn.  - Còn lá ổi và lá đinh lăng thì bạn chọn những lá tươi, không quá già nhưng cũng không quá non. - Lá chuối cũng chọn lá già vừa phải, rửa sạch và phơi khô. Sau đó, xé lá chuối với kích thước khoảng 10cm. Các bước tiến hành: Bước 1: Sơ chế nguyên liệu - Với cách làm nem nướng Thanh Hóa, bạn thái thịt heo theo thớ rồi thái thành từng lát mỏng và dài. - Bì lợn bạn làm sạch lông và mỡ thừa rồi mang đi luộc và thái thành những sợi mỏng. - Tiếp theo, bạn rửa sạch lá ổi và lá đinh lăng rồi để ráo nước. - Tỏi thì bạn bóc vỏ, băm nhỏ. Bước 2: Ướp gia vị - Bạn cho thịt và bì lợn đã sơ chế vào một cái tô lớn và ướp cùng với ít tiêu, tỏi băm, nước mắm, muối, mì chính trong khoảng 30 phút cho nguyên liệu được thấm đều gia vị. Bước 3: Nắm nem - Khi nắm nem, bạn dùng cả 2 tay nắm thành từng nắm nem tròn và lớn. - Sau đó, bạn trải một lớp lá ổi và lá đinh lăng ngoài nem. Bước 4: Tiến hành gói nem - Khi đã nắm nem xong, tiến hành gói nem bằng cách xếp từng lớp lá chuối sao cho vuông vắn, thường chỉ gói 3 lớp lá chuối là được. Lưu ý, bạn phải gói chặt tay để tránh không làm cho nem tiếp xúc với không khí, giúp nem chín nhanh và bảo quản được lâu hơn. - Sau khi đã gói nem xong, bạn dùng dây chun buộc cố định. Ở bước này, bạn cần phải buộc thật cẩn thận để tránh làm cho lá chuối bị bung ra. - Khi nem đã chua và chín, bạn hãy bảo quản nem bằng cách cho vào ngăn mát tủ lạnh. Thời điểm 3 - 4 ngày chính là lúc nem chua ngon nhất, vì đây là khoảng thời gian nem vẫn giữ được độ thơm ngon và săn chắc. - Với cách làm nem nướng Thanh Hóa này, nếu các bạn muốn bảo quản được lâu hơn thì sau một tuần bạn có thể cho nem từ ngăn mát tủ lạnh lên ngăn đá. Khi ăn, bạn chỉ cần lấy nem ra ngoài để trong khoảng 30 phút là có thể thưởng thức. Cách làm nem nướng Thanh Hóa khá đơn giản Bước 5: Tiến hành nướng nem - Nướng nem chính là bước cuối cùng để hoàn thành món nem nướng Thanh Hóa. Bước này cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần nướng nem trên than hoa cho đến khi có mùi thơm từ nem là được. Nếu bạn muốn ăn nem cháy cạnh thì bạn có thể nướng lâu hơn. - Lưu ý, khi nướng bạn cần lật các mặt của nem để nem được chín đều và tránh bị cháy khét. Nướng nem bằng than hoa là ngon nhất, nhưng nếu bạn muốn tiết kiệm thời gian thì bạn có thể nướng bằng lò vi sóng, bếp ga, nồi nướng… >> Cách bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh lâu và an toàn nhất Những lưu ý bạn cần ghi nhớ - Nem nướng Thanh Hóa thường được dùng để làm món nhậu, dù uống bia hay rượu cũng rất ngon, nhưng đây là món ăn dân dã chỉ phù hợp với rượu nếp, còn rượu tây thì khó có thể thưởng thức cùng. - Khi nướng nem bằng than hoa, bạn không nên nướng bằng lửa quá to, chỉ cần cháy xém lá chuối bên ngoài là được. Còn nếu nướng bằng bếp ga hoặc lò vi sóng thì nem sẽ không thơm và ngon bằng nướng than. - Bạn có thể thưởng thức món nem nướng cùng với lá đinh lăng, lộc vừng, sung hoặc lá ổi… để tăng thêm hương vị cho món ăn. Đừng quên chấm với tương ớt để nem được đậm vị hơn nhé! Nếu không thích dùng tương ớt, bạn có thể chấm với nước mắm ớt tỏi, thêm ít chanh đường cũng rất ngon đấy! - Tuyệt đối không được ăn sống nem nướng, vì cách làm nem nướng Thanh Hóa được làm từ thịt sống để lên men. Chính vì vậy, bạn cần nướng chín rồi mới thưởng thức. Bạn cần nướng chín nem rồi mới thưởng thức - Như chúng ta đã biết, Thanh Hóa nổi tiếng với món nem chua, nhưng vùng đất Thọ Xuân thì món nem nướng lại gây tiếng vang lừng lẫy. Chất keo từ những sợi bì chảy ra hòa quyện với hương vị thơm bùi của thịt nạc, làm cho bất cứ ai thưởng thức cũng phải siêu lòng. - Nem nướng Thanh Hóa khi chín sẽ phụ thuộc vào thời tiết. Vào những ngày nắng nóng của mùa hè, nem sẽ nhanh chín hơn khoảng từ 1 - 2 ngày. Còn vào mùa đông thì nem thường chín sau 3 - 4 ngày. - Bạn nên bảo quản nem ở nơi thoáng mát, đồng thời không nên để cạnh những loại thực phẩm tươi như: thịt, cá... Qua bài viết mà UNICA chia sẻ ở trên, chắc hẳn các bạn đã biết cách làm nem nướng Thanh Hóa ngay tại nhà rồi đúng không! Chỉ cần bạn dành chút thời gian áp dụng cách chế biến mà chúng tôi đã bật mí, bạn hoàn toàn có thể tự tay làm những chiếc nem nướng thơm ngon, bổ dưỡng, đảm bảo sức khỏe cho gia đình.  Để biết thêm công thức nấu ăn ngon mời bạn đọc tham khảo khoá học nấu ăn online trên Unica, các chuyên gia đầu bếp sẽ bật mí cho bạn những công thức hay cũng như những mẹo lựa chọn thực phẩm tươi sống giúp bữa ăn trở lên giàu dinh dưỡng hơn. >> Cách làm món bánh chưng rán cho ngày Tết không bị ngán >> Bật mí 2 cách làm chả giò “ngon nhất quả đất”
21/01/2020
4222 Lượt xem
“Điểm mặt chỉ tên” 4 món canh giải rượu nhanh và hiệu quả nhất
“Điểm mặt chỉ tên” 4 món canh giải rượu nhanh và hiệu quả nhất Vào mỗi dịp Tết đến xuân về, mọi người thường tổ chức tất niên, vui chơi ăn uống. Chính vì vậy, việc mời nhau ly rượu đầu xuân là việc khó tránh khỏi. Tuy nhiên, bạn đừng quá lo lắng, bởi trong bài viết dưới đây, UNICA sẽ bật mí cho bạn bí quyết nấu các món canh giải rượu, giúp bạn phòng trường hợp quá chén. Vậy, đó là những loại canh nào, ngay bây giờ chúng ta hãy cùng nhau học nấu ăn ngon cùng Unica nhé! Canh giá đỗ thịt bò giải rượu Nguyên liệu cần chuẩn bị: - 200g giá đỗ - 200g thịt bò - Rong biển - Gừng - Tỏi - Gia vị: nước mắm, muối, bột ớt, tiêu... Canh giá đỗ thịt bò giải rượu rất hiệu quả Các bước tiến hành: - Bước 1: Để nấu món canh giá đỗ giải rượu, bạn rửa sạch gừng, tỏi và thịt bò. Sau đó, thái mỏng thịt bò rồi trộn với tỏi băm nhỏ. Gừng bạn thái chỉ, ướp tất cả các nguyên liệu này với một ít nước mắm, muối và bột ớt trong khoảng 30 phút. - Bước 2: Bạn rửa sạch giá đỗ rồi ngâm trong nước muối loãng khoảng 2 phút rồi vớt ra để ráo. - Bước 3: Cho thịt bò vào chảo, thêm một ít dầu vào xào trên lửa to từ 2 đến 3 phút. Sau đó, cho nước lọc vào, thêm 3 lá rong biển và nấu cho sôi. Trong quá trình nấu, bạn nên dùng thìa hớt bọt ra để nồi canh được trong và hấp dẫn hơn. - Bước 4: Khi nước sôi bạn cho giá vào nồi, nêm thêm gia vị cho vừa ăn rồi tắt bếp. Canh giải rượu giá đỗ thịt bò có tác dụng giải rượu rất hiệu quả. Canh giải rượu kim chi thịt bò Nguyên liệu cần chuẩn bị: - 200g kim chi - 200g thịt bò - 1 quả bí ngòi - 200g nấm thủy tiên - Tỏi tây - Gia vị: muối, hạt tiêu Bạn có thể áp dụng món canh giải rượu kim chi thịt bò Các bước tiến hành: - Bước 1: Bạn rửa sạch thịt bò, thái mỏng và ướp với 1 ít hạt tiêu, nửa thìa nhỏ muối, 1 thìa nhỏ dầu ăn, trộn đều và ướp trong 15 phút. - Bước 2: Cho kim chi ra một cái tô và dùng kéo cắt nhỏ. - Bước 3: Rửa sạch nấm thủy tiên, cắt bỏ chân nấm, đem ngâm với nước muối loãng trong 10 phút. Sau đó, bạn rửa sạch và để ráo. - Bước 4: Rửa sạch bí ngòi, để ráo, cắt sơ vỏ, thái lát vừa ăn. - Bước 5: Bắc chảo lên bếp, cho một ít dầu ăn vào đợi dầu nóng rồi cho hành vào phi thơm. Sau đó, cho thịt bò vào xào chín tới và đổ ra bát riêng. - Bước 6: Vẫn dùng nồi này, bạn cho nấm và kim chi vào xào sơ từ 3 đến 5 phút. - Bước 7: Cho nước lọc vào nồi đun đến khi sôi thì cho bí vào đun cùng. Bạn nêm lại gia vị sao vừa ăn, đun đến khi bí ngòi mềm thì cho thịt bò vào cho sôi rồi tắt bếp. - Bước 8: Cuối cùng, bạn múc canh ra bát, thêm ít tỏi tây thái nhỏ vào và thưởng thức. Chắc chắn, bạn sẽ rất bất ngờ về hiệu quả của món canh giải rượu này đấy!  >> 4 cách nấu canh kim chi thịt bò ngon khó cưỡng Canh thịt băm nấu khế Nguyên liệu cần chuẩn bị: - 200g thịt nạc xay - 1 quả khế chua - 1 quả cà chua - Hành lá, rau răm, hành khô - Gia vị: muối, nước mắm, hạt nêm Các bước tiến hành: - Bước 1: Đầu tiên, bạn cho thịt xay vào một cái tô, thêm 1 ít muối vào ướp trong khoảng 15 phút. - Bước 2: Rửa sạch khế, cắt bỏ rìa rồi thái thành hình ngôi sao. Cà chua rửa sạch, bổ múi cau, hành lá, rau răm rửa sạch, thái nhỏ. - Bước 3: Bắc nồi lên bếp, cho ít dầu ăn vào, đợi đến khi dầu nóng thì cho hành khô vào phi thơm. Sau đó, cho cà chua vào xào chín. - Bước 4: Tiếp theo, bạn cho khoảng 2 bát con nước lọc, khế vào đun sôi khoảng từ 7 đến 10 phút. Cho thêm 1 ít muối, nước mắm, hạt nêm vào nồi. - Bước 5: Sau đó, cho thịt xay vào nồi đun sôi rồi nêm nếm lại gia vị sao cho vừa ăn thì tắt bếp, rắc hành lá và rau răm vào và thưởng thức. Cách làm canh thịt băm nấu khế giải rượu khá đơn giản Canh rong biển  Nguyên liệu cần chuẩn bị: - Rong biển - Hạt sen tươi - Nấm rơm trắng - Cà rốt, gừng tươi - Gia vị: muối, đường... Các bước tiến hành: - Bước 1: Bạn rửa sạch cà rốt, thái mỏng, gừng tươi cạo vỏ thái lát mỏng rồi đập dập. Còn nấm rơm trắng thì rửa sạch và thái làm hai. - Bước 2: Cho khoảng 1 tô nước vào nồi đun đến khi sôi thì cho gừng, hạt sen vào nấu đến khi hạt sen chín. Sau đó, cho cà rốt và nấm rơm vào, nêm thêm gia vị sao cho vừa ăn. - Bước 3: Khi nấm rơm và cà rốt đã chín, bạn cho rong biển vào nấu cùng. Lưu ý, với món canh giải rượu này, khi rong biển vừa chín tới, bạn phải tắt bếp ngay, việc này sẽ giúp cho rong biển không bị nát. - Bước 4: Cuối cùng, bạn vớt rong biển ra bát trước, sau đó múc canh vào và thưởng thức. Trên đây là 4 món canh giải rượu rất hiệu quả mà bạn có thể “bó túi” phòng trường hợp quá chén trong những ngày Tết Nguyên Đán. Với sự hướng dẫn rất tỉ mỉ mà UNICA chia sẻ ở trên, các mẹ có thể lưu lại để nấu cho ông xã nhé! Đừng quên thay đổi thực đơn hằng ngày cho ông xã của mình những món nhậu, món ăn hàng ngày nhé!  >> Cách giải rượu bằng mật ong siêu nhanh trong ngày Tết >> Bí quyết nấu canh rong biển thịt bò ngon chuẩn vị
21/01/2020
2391 Lượt xem
Mách bạn cách làm bánh tét Trà Cuôn ngon không thể chối từ
Mách bạn cách làm bánh tét Trà Cuôn ngon không thể chối từ Bánh tét Trà Cuôn là một trong những đặc sản của Trà Vinh làm siêu lòng rất nhiều thực khách khi đến với mảnh đất này. Cách làm bánh tét Trà Cuôn khá đơn giản, bạn hoàn toàn có thể chế biến ngay tại nhà cho cả gia đình thưởng thức. Với hương vị thơm ngon, đậm đà không lẫn vào đâu được, chắc chắn ai thưởng thức cũng phải mê mẩn đấy! Cách làm bánh tét Trà Cuôn Nguyên liệu cần chuẩn bị: - Lá chuối tươi  - Dây buộc - Trứng vịt muối - Gạo nếp  - Thịt nạc - Đậu xanh - Lá rau ngót Nguyên liệu làm bánh tét Trà Cuôn khá đơn giản Các bước tiến hành: Bước 1: Sơ chế nguyên liệu - Đầu tiên, bạn mang lá chuối đi phơi nắng cho đến khi hơi sạm màu thì mang đi lau sạch về xếp lại cho gọn. - Gạo nếp bạn vo 5 nước cho sạch rồi để ráo. - Lá rau ngót bạn đem rửa sạch, cho vào máy xay xay lấy nước cốt, bạn có thể cho thêm ít nước nhưng không nên cho quá nhiều để tránh bị loãng, màu sẽ được bắt mắt. - Bạn mang gạo nếp đã để ráo trộn với nước rau ngót. Ở bước này, bạn nên chọn thật đều tay cho gạo nếp được thấm đều màu. Việc này sẽ giúp cho bánh sau khi thành phẩm được bắt mắt, hấp dẫn hơn. - Với cách làm bánh tết Trà Cuôn này, bạn rửa sạch đậu xanh, ngâm với nước ấm trong khoảng 4 tiếng cho đậu nở mềm. Sau đó, vớt đậu ra xào với chút dầu, thêm ít muối, mì chính, đường, tiêu vào xào rồi tắt bếp, đợi đậu xanh nguội, bạn vo thành nắm to. - Thịt ba rọi bạn mang rửa sạch, thái thành từng miếng dài khoảng 3 - 4cm rồi ướp với gia vị và hành băm nhuyễn trong khoảng 30 phút cho thịt ngấm đều. - Ngâm dây lạt với nước ấm để dây lạt được mềm, khi gói sẽ dễ dàng hơn. Bước 2: Tiến hành gói bánh - Bạn cắt lá chuối thành từng miếng 40 x 40cm, tùy theo kích thước của lá mà bạn có thể điều chỉnh sao cho hợp lý. - Tiếp theo, xếp 2 lá ngang, 2 lá dọc nằm xen vào nhau. Lưu ý, nên xếp lớp lá lớn nằm ở giữa. - Sau đó, cho gạo nếp vào phần chính giữa lá, dàn đều theo chiều dài, rồi cho đậu xanh, nhân thịt, trứng muối vào giữa. - Bạn nắm một mép lá theo chiều dài, dựng lên rồi cho thêm gạo nếp lên trên.  - Tiếp theo, nắm hết 2 mép lá gấp lại, cuộn tròn. Ở bước này, bạn cần cuộn cho bánh hơi chặt tay rồi dùng lạt buộc sơ ở giữa bánh. - Sau đó, bẻ 1 đầu lá gập lại, dựng đòn bánh lên, nắn đòn bánh cho nếp dồn lại rồi gấp đầu lá xuống, bẻ lá cho thịt kín. - Trong cách làm bánh tét Trà Cuôn, bạn xé 2 miếng lá chuối nhỏ bịt đầu bánh theo hình chữ thập và dùng dây lạt buộc lại. Sau đó, bạn trở đầu đòn bánh lại, thực hiện gấp lá tương tự như đầu kia. - Cuối cùng, đặt đòn bánh xuống, dùng tay lăn cho bánh trò, vỗ bánh cho chắc rồi buộc dây cho chặt, nên buộc dây cách đều nhau. Cách làm bánh tét Trà Cuôn không quá phức tạp Bước 3: Luộc bánh - Bạn cho phần lá chuối dư xuống đáy nồi, xếp bánh tét đã gói vào nồi ngay ngắn. Đổ nước sao cho ngập bánh và luộc trong khoảng 8 tiếng với lửa to. Lưu ý, khi nước cạn nên cho thêm nước sôi vào cho ngập bánh. - Khi bánh chín, bạn vớt ra để ráo nước để treo lên những nơi khô thoáng. Việc này sẽ giúp bảo quản bánh được lâu hơn.  Trên đây là cách làm bánh tét Trà Cuôn mà UNICA đã chia sẻ. Mong rằng sau khi đọc xong bài viết này các bạn có thể tự học làm bánh tại nhà thành công để chiêu đãi mọi người trong dịp Tết Nguyên Đán năm nay >> Cách làm bánh tét chữ độc đáo cho ngày Tết >> Cách gói bánh tét ngũ sắc để rước tài lộc
21/01/2020
2494 Lượt xem
Cách chăm cây quất trong chậu sau Tết
Cách chăm cây quất trong chậu sau Tết Cây quất là loại cây cảnh được nhiều người miền Bắc lựa chọn trong dịp Tết. Tuy nhiên, sau Tết, một số người thường bỏ cây quất đi chứ không tiếp tục trồng. Nhưng nếu biết cách chăm cây quất trong chậu sau Tết đúng phương pháp thì bạn có thể sử dụng để phục vụ cho Tết năm sau. Ý nghĩa của cây quất trong ngày Tết Cây quất là một loại cây rất quen thuộc hay được mọi người sử dụng để trang trí vào dịp Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam. Trước khi tìm hiểu về cách chăm cây quất trong chậu hiệu quả, bạn hãy cùng Unica tìm hiểu về ý nghĩa của cây quất nhé.  Không phải ngẫu nhiên mà người ta lại sử dụng cây quất để tô điểm cho ngôi nhà của mình vào mỗi dịp Tết bởi cây quất với tán lá sum suê, quả quất màu vàng sai trĩu cành mang ý nghĩa đây là một loại cây may mắn, thành công cho gia đình trong những ngày đầu năm. Khi chọn cây quất để trưng vào dịp tết, người ta hay chọn những cây có nhiều lá, nhiều quả còn tươi để thể hiện sự sung túc, lộc lá đầy nhà cho một sự khởi đầu mới. Cây quất mang ý nghĩa là sự sung túc, lộc lá trong những ngày đầu năm mới Ngoài ra cây quất còn mang ý nghĩa là sụ sum họp, đoàn tụ. Bất cứ những người xa quê nào thì đến mỗi dịp Tết đều muốn sum vầy cùng gia đình để đón một cái Tết an khang thịnh vương, vạn sự như ý.  Cây quất được đánh giá là cây hội tụ đủ ngũ hành. Chính vì vậy, ngày Tết không thể thiếu đi cây quất trong ngôi nhà của các gia chủ. Dù là cây to hay nhỏ thì cây quất vẫn mang lại ý nghĩa của sự sung túc, đầm ấm, quây quần, mong một năm mới dồi dào sức khỏe, phát tài phát lộc.  Cách chăm cây quất trong chậu hiệu quả - Sau một thời gian cây quất được đặt trong nhà, bạn cần cắt hết quả và không nên vội vàng cho cây quất ra vườn trồng lại. Thay vào đó bạn cần chăm sóc nó trong chậu trước để kích thích cây quất ra rễ mới như A - H502, Orgamin. Bạn cần hòa nước tăng trưởng để phun lên lá quất và gốc cây. Bạn nên làm liên tục như này trong khoảng 10 ngày để các rễ non của cây được hình thành trước khi mang cây ra ngoài. Cách chăm sóc cây quất sau Tết trong chậu hiệu quả - Khi trồng quất trong chậu cần phải thay đất, bạn nên lựa chọn những loại đất có pha cát, sét và có độ pH 5 - 6 để đảm bảo được độ thông thoáng và đủ độ ấm giúp cây phát triển tốt. Sau khi bạn thay đất được 7 ngày thì bạn cần xới đất vùng xung quanh chậu để tưới nước và bón phân vào vùng đất xới giúp cung cấp thêm chất dinh dưỡng nuôi cây. Cây phát triển mạnh khỏe sẽ giảm được sâu bệnh. - Cứ sau khoảng 15 ngày, bạn cần tưới phân bón cho cây đều đặn bằng các loại phân vi lượng PTS9 và dung dịch tăng trưởng vườn sinh thái để cây phát triển tốt và xanh lá hơn.  Một số lưu ý khi trong cách chăm cây quất trong chậu - Cách chăm cây quất trong chậu không đơn giản như ngoài vườn. Vì thế, bạn cần phải chọn một loại chậu phù hợp với hình dáng của cây. Chậu phải có độ rộng vừa phải, không quá to, quá hẹp. Bạn nên chọn loại chậu đất nung để sử dụng bởi nó sẽ có khả năng thoát nước cao hơn các chậu thông thường giúp cây không bị úng.  - Sau khi cây đã phát triển bình thường, các cành và lá phát triển rất nhanh vì thế bạn phải cắt tỉa các cây quất để tập trung chất dinh dưỡng nuôi cây. Không những thế, bạn cũng cần tạo tán cho cây ngay từ bây giờ để được những hình dáng mình muốn. Lưu ý, khi cắt tỉa, bạn chọn những dụng cụ sắc để không bị hỏng cành. Cây quất trong chậu cần phải cắt tỉa cẩn thận, gọn các tán lá - Nếu muốn trên tán cây có nhiều quả để sử dụng trong dịp Tết năm sau thì bạn nên để cây vừa  đánh bầu vào nơi râm mát, tránh mưa to để là hỏng bầu cây khoảng 20 ngày. Khi lá cây rụng hết lá thì bạn lại chăm sóc bình thường như vậy cây sẽ ra hoa và kết quả đồng loạt ở các tán cây. Hằng năm cứ đến Tết, các gia đình lại đi mua sắm quất rất nhiều khiến cho giá quất tăng lên rất cao. Chính vì thế, biết cách chăm cây quất trong chậu để phục vụ cho Tết năm sau là một cách rất hay.  Không chỉ có quất, một trong những nét đặc trưng không thể thiếu trong Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam là các món mứt. Còn gì tuyệt vời hơn khi tự tay bạn có thể làm những món mứt thơm ngon để biếu khách và tiếp đãi bạn bè. Để có thể tìm hiểu chi tiết công thức làm các món Mứt ngày Tết, mời bạn đọc tham khảo khóa học 'Tự tay làm 15 món mứt ngon ngày Tết" được biên soạn và giảng dạy bởi giảng viên Trương Công Lệ có trên Unica.vn.  Tham khảo khóa học "Tự tay làm 15 món mút ngon ngày Tết" Khóa học có 17 bài giảng trong thời lượng 02 giờ 47 phút. Kết thúc khóa học bạn sẽ biết cách lựa chọn nguyên liệu và dụng cụ làm mứt nhanh mà hiệu quả. Ngoài ra, bạn còn học được cách làm các loại mứt ướt hiện đại theo phong cách châu Âu, như mứt xoài, mứt cherry, mứt cam, mứt dâu tây. Mà bạn hoàn toàn có thể sử dụng để ăn sáng với bánh mì, mix cùng sinh tố để tăng hương vị, trải lên các loại kem đá bào hay ăn cùng sữa chua như một dạng siro hoa quả sử dụng hàng ngày.    Vậy còn chần chừ gì mà không nhanh tay đăng ký để có cơ hội sở hữu khóa học ngay hôm nay bạn nhé ! ĐĂNG KÝ KHÓA HỌC   >> Mách bạn cách trồng cây quất sau Tết hiệu quả ngay tại nhà >> Cách chăm sóc đào sau Tết của các nghệ nhân >> Cẩm nang chăm sóc mai vàng sau Tết không phải ai cũng biết
21/01/2020
7382 Lượt xem
Cách chọn mai ngày Tết chơi được cả tháng 
Cách chọn mai ngày Tết chơi được cả tháng  Cách chọn mai ngày Tết là một trong những từ khóa được nhiều người tìm kiếm. Bởi không phải ai cũng biết cách chọn mai sao cho tươi và chơi được lâu nhất. Vì vậy, trong bài viết hôm nay, Unica sẽ chia sẻ cho bạn bí quyết chọn mai vàng đúng chuẩn nhất.  Cách chọn mai ngày Tết  Bên cạnh hoa đào thì hoa mai cũng là một biểu tượng của ngày Tết, đặc biệt là đối với người miền Nam. Với sáng vàng tươi thắm, hoa mai tượng trưng cho sự phú quý, tài lộc và may mắn. Do đó, khi chưng hoa mai trong nhà ngày Tết, gia chủ sẽ có một năm may mắn, làm ăn thuận lợi.  Vì vậy, khi chọn mai, ai cũng mong muốn chọn được một cành mai đẹp để chơi Tết được lâu nhất. Theo kinh nghiệm của các nghệ nhân, khi chọn mai, bạn cần quan tâm đến 4 tiêu chí là: nhất đế, nhì thân, tam cành và tứ nụ. Cụ thể là gốc, thân, cành và trụ nhánh (dáng cây). Bạn hãy tìm hiểu kỹ hơn như sau:  Khi chọn mai chơi Tết, bạn cần quan tâm đến 4 yếu tố là gốc, thân, cành và nụ  Nhất đế  Trong cách chọn mai ngày Tết, người ta thường quan tâm đến đế cây hay còn gọi là gốc và toàn bộ phần rễ của cây, đây được xem là phần quan trọng nhất, gốc có vững thì rễ mới mới chắc và thân khỏe. Cụ thể, khi chọn mai, bạn nên chọn những cây có rễ khỏe, phần rễ được mọc nổi lên mặt đất nhưng không nổi quá nhiều, rễ không chằng chịt, tạo hình vừa phải để đảm bảo tính thẩm mỹ.  Còn về phần gốc, nên chọn cây có phần gốc phình to hơn phần thân, gốc phải có vài u nần, hốc lõm sâu vào. Tuy đặc điểm này gợi lên vẻ xù xì cho cây, nhưng nó là minh chứng rõ nét cho cây mai già cỗi, chắc khỏe, vững chãi. Như vậy, bạn sẽ không lo cây bị mầm bệnh, héo úa ngay cả trước, trong và sau Tết.  Nhì thân  Yếu tố thứ hai khi chọn mai đó là thân mai. Dáng thân mai quyết định rất nhiều đến vẻ đẹp của cây. Khi chọn mai, bạn sẽ chia thành hai loại là mai non và mai già. Đối với cây mai non, bạn nên chọn cây có cành tròn trịa, vỏ trơn láng, cứng cáp, không có dấu hiệu bong tróc. Cây mọc theo hướng thẳng, thân phải to hơn cành và nhỏ hơn gốc.  Còn trong cách chọn mai ngày Tết với cây mai già, bạn nên chọn cây có thân cong, đã được uốn tạo hình. Chú ý đến lớp vỏ cây ở bên ngoài, vỏ phải có lớp sần sùi, thân có hốc lõm, gốc to theo dáng cây cổ thụ. Theo các nghệ nhân thì đây là một cây mai có dáng đẹp.  Thân mai được chia làm hai loại là thân mai non và thân mai già  Tam cành Đặc điểm tiếp theo khi chọn mai mà bất cứ ai cũng phải chú ý đó chính là cành mai. Theo lời khuyên của các nghệ nhân, bạn nên chọn cây mai có cành tỏa, mọc vươn dài và thẳng. Tuyệt đối tránh tình trạng cong vẹo, gập xuống dưới. Một cây mai khỏe mạnh sẽ có cành chắc khỏe, sắc đều nhau, tán có chồi non xanh mới nhú.  Bạn cũng cần chú ý đến cành cuối cùng ở phần gốc. Cành này không được quá thấp, gần mặt chậu, bởi nó sẽ làm mất đi vẻ đẹp của gốc mai. Khoảng cách thích hợp nhất là từ 10 - 15cm. Bạn cũng nên loại bỏ những cây mai có cành bị sâu, rầy hoặc các dấu hiệu bệnh khác, bởi đây là cây mai nhanh chết. Bên cạnh đó, những cành mai khô, trụi hết lá cũng không nên mua vì tính thẩm mỹ thấp.  Tứ nụ  Yếu tố cuối cùng trong cách chọn mai ngày Tết đó chính là nụ mai. Theo đó, bạn nên chọn những cây có nụ mới nhú hoặc đang xanh để hoa được nở đúng dịp Tết. Tuyệt đối không nên chọn những cây mà hoa đã bung nở hết. Nụ hoa cũng cần được phân bổ đều ở các cành, tránh tập trung vào duy nhất một cành, bởi đây là cây nhanh tàn.  Bạn cũng cần chú ý đến đặc điểm của nụ, nụ mai phải nở tròn đều, cánh to. Mai đẹp nhất là mai có 5 cánh, đây được xem là tượng trưng của kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Tuy nhiên, hiện nay cũng có nhiều cây mai với hoa có nhiều cánh, vì vậy, tùy thuộc vào nhu cầu của gia chủ mà sẽ có cách chọn khác nhau.  >> Cẩm nang chăm sóc mai vàng sau Tết không phải ai cũng biết Bạn chỉ nên chọn cây mai có nụ mới nhú hoặc đang xanh  Một số lưu ý khi chọn mai ngày Tết  Bên cạnh cách chọn mai ngày Tết, bạn cũng cần nắm được một số lưu ý khi chọn mai như:  - Chỉ nên mua mai trước 3 - 5 ngày để đảm bảo mai có thể nở hoa đúng chính Tết, như vậy không gian ngày xuân của gia đình bạn sẽ đẹp hơn rất nhiều.  - Nên chọn cây mai phù hợp với không gian của gia đình, tránh tình trạng quá lớn hoặc quá hẹp so với không gian trưng bày.  - Để mai có thể chơi lâu trong ngày Tết, bạn nên áp dụng các kỹ thuật chăm sóc mai vàng đúng chuẩn nhất.  Và để ngày Tết thêm phần hạnh phúc và ấm áp, bạn hãy tham khảo thêm khóa học “Để Tết không là ác mộng” của giảng viên Đặng Thị Hạnh trên Unica. Hy vọng với những thông tin về cách chọn mai ngày Tết nêu trên sẽ giúp bạn chọn được những cây mai đẹp nhất, giúp ngày Tết được vẹn tròn hơn.  >> Làm giàu từ cây bonsai ngày Tết >> Cách chăm sóc đào sau Tết của các nghệ nhân
21/01/2020
1282 Lượt xem
Cách chọn đào Tết để năm Canh Tý trọn niềm vui 
Cách chọn đào Tết để năm Canh Tý trọn niềm vui  Đào chính loài hoa tượng trưng cho ngày Tết, vì vậy làm sao để có được một cành đào đẹp nhất chính là điều mà nhiều người quan tâm. Trong bài viết dưới đây, Unica sẽ chia sẻ cho bạn cách chọn đào Tết giúp năm Canh Tý trọn niềm vui, ngập tràn may mắn, bạn hãy tham khảo thêm nhé!  Khái quát chung về đào  Trước khi tìm hiểu về cách chọn đào Tết thì bạn cần hiểu chung về giống đào, điều này sẽ giúp cho việc chọn đào được dễ dàng và đúng chuẩn nhất. Cụ thể, đào Tết có nhiều giống khác nhau như: đào phai, đào bích, đào trắng, đào cắt cành cắm lọ, đào cảnh trồng chậu… Như vậy, tùy theo nhu cầu chơi đào Tết cũng như điều kiện tài chính mà bạn có thể chọn loại đào phù hợp.  Theo phong thủy, đào tượng trưng cho nhiều ý nghĩa khác nhau. Cành đào chính là biểu tượng của gia đình gồm cha - con - cháu và các thành viên khác. Còn hoa đào tượng trưng cho những điều may mắn, an lành và tài lộc. Chính vì vậy, việc chọn một cây đào chơi Tết đẹp, hợp phong thủy là điều rất quan trọng.  >> Hướng dẫn cách chăm sóc đào ra hoa đúng Tết Có nhiều giống đào khác nhau mà bạn có thể chọn để chơi Tết  Cách chọn đào Tết  Chọn cây đào Tết Chọn đào Tết theo cây trồng trong chậu sẽ khó hơn chọn đào cành cắm bình. Để tán lộc tốt nhất, bạn nên chọn những cây đào có thân to, sần sùi và tròn. Sau đó, hãy lưu ý đến thế của cây đào, hãy xem xét thế của cây đào có phù hợp với vị trí bạn định đặt trong không gian của gia đình hay không. Theo lời khuyên của các chuyên gia phong thủy, bạn nên chọn đào có thế quần tụ với ý nghĩa sum họp, đầm ấm ngày Tết.  Ngoài ra, bạn cũng có thể chọn đào có thế trực đổ hoặc ngũ phúc, đây cũng được xem là hai thế đào đẹp tượng trưng cho nhiều ý nghĩa tốt đẹp từ công việc, cuộc sống cho đến tình duyên. Bên cạnh đó, khi chọn cây đào trồng trong chậu, bạn cũng cần lưu ý đến cành và dăm. Cụ thể, bạn nên chọn cây có nhánh chính xuất phát từ một điểm trên thân, dăm nhỏ và ngắn. Như vậy, cây đào sẽ có thế cân đối, vững chãi hơn.  Trong cách chọn đào Tết, bạn cũng cần lưu ý đến thời gian. Thông thường, thời gian thích hợp để mua đào là trước ngày Tết chính một vài ngày, như vậy đào sẽ ra hoa đúng dịp và sắc đậm nhất. Để cây đào có thể tươi lâu để chơi Tết, bạn cần tưới nước thường xuyên, giữ cây sạch sẽ, thoáng mát.  Chọn cành đào Tết  Bên cạnh chọn cây đào chơi Tết thì nhiều người thường chọn những cành đào nhỏ để chưng bàn thờ hoặc bày ở phòng khách, điều này tùy thuộc vào không gian của gia đình. Khi chọn cành đào Tết, bạn nên chọn cành có tán tròn, các nhánh phân bố đều với nhau. Bạn cần chọn cành đào phù hợp với không gian sống của mình   Với dăm đào thì nên chọn cành có dăm nhỏ, vút thẳng ra ngoài tán, nụ được rải đều từ đầu đến cuối. Sở dĩ nên chọn đào có dăm nhỏ vì nụ mập mạp, cành dày trông rất bắt mắt. Về hoa, bạn nên chọn cành có hoa kép, cành đều, gốc thẳng và màu thắm. Đặc biệt, chú ý cắt cành đào từ những cây già giàu sức sống sẽ giúp cho nhánh được tươi lâu và không bị mốc trắng.  Theo cách chọn đào Tết của các nghệ nhân, bạn nên chọn cành đào phá tán, tức là 2 - 3 năm mới cắt một lần. Như vậy, càng đào sẽ có hoa bền, rực rỡ và tươi hơn. Về thời gian mua cành đào thì bạn nên mua trước 3 - 5 ngày, như vậy đến ngày Tết chính, hoa sẽ nở đều và đẹp nhất.  Nếu muốn cành đào được tươi lâu nhất, sau khi mua về, bạn hãy đốt gốc rồi mới cắm vào lọ, thêm một ít nước sạch. Còn nếu muốn nuôi hoa được lâu, bạn hãy hoàn tan một vào viên thuốc B1 vào trong lọ hoặc Kali, chắc chắn bạn có thể chơi hoa đào cả tháng.  Chọn đào rừng  Bên cạnh cành đào và đào trồng trong chậu thì đào rừng cũng là một trong những loại được nhiều người chọn để chơi Tết. Thông thường, đào rừng sẽ có chiều cao từ 2 - 5m với tán rộng khoảng 1.5 - 3m. Vì thân cành đào rừng khá lớn nên bạn cần chọn cây phù hợp với không gian trong nhà.  Đào rừng thường cao và có tán rộng  Ví dụ, bạn có trần nhà cao hoặc trưng bày đào ở ngoài sân thì bạn nên chọn những cành đào có tán rộng, tầm 3 - 4m là đẹp nhất. Còn nếu không gian nhỏ hơn thì bạn nên chọn những cành đào nhỏ với tán tầm 1.5 - 2.5m là đẹp nhất. Để đào có thể tươi lâu thì bạn nên dùng một nắm vôi sống, đắp quanh gốc đào, điều này không chỉ giúp cây tươi lâu mà còn kích thích hoa nở nhiều hơn.  Vào ngày Tết, có rất nhiều việc mà bạn phải chuẩn bị, vì vậy, để Tết được nhẹ nhàng và an yên hơn, bạn hãy tham khảo thêm các bí quyết trong khóa học “Để Tết không là ác mộng” của giảng viên Đặng Thị Hạnh trên Unica.  Qua bài viết mà Unica chia sẻ ở trên, chắc chắn bạn đã nắm được cách chọn đào Tết sao cho đẹp và đúng chuẩn nhất. Hy vọng, những thông tin trên sẽ thực sự hữu ích đối với bạn. Chúc bạn và gia đình năm mới hạnh phúc, bình an! >> Cách chăm sóc đào sau Tết của các nghệ nhân >> Cách làm cho quất chín đúng Tết bạn nên biết
21/01/2020
1141 Lượt xem
Cách làm giò thủ thơm ngon hết ý vào ngày Tết
Cách làm giò thủ thơm ngon hết ý vào ngày Tết Giò thủ là một món ăn không thể thiếu trong dịp Tết cổ truyền. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách làm giò thủ sao cho ngon để đãi khách. Chính vì vậy, trong bài viết dưới đây UNICA sẽ bật mí cho bạn bí quyết làm giò thủ dai, giòn, béo nhưng không ngấy mỡ. Ngay bây giờ chúng ta hãy cùng nhau học nấu ăn ngay tại nhà cùng Unica nhé! Cách làm giò thủ Nguyên liệu cần chuẩn bị: - 500g tai heo - 300g lưỡi heo - 400g mũi và mép heo - 50g nấm mèo - 2 thìa cà phê tiêu xay  - 1 củ tỏi, 1 nhánh gừng, 1 củ hành tây - Gia vị: nước mắm, mì chính, hạt nêm, đường, nước mắm… - Dầu ăn - Khuôn ép giò - Lá chuối - Màng bọc thực phẩm Để làm được món giò thủ bạn cần chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu Các bước tiến hành: Bước 1: Sơ chế nguyên liệu - Bạn rửa sạch tai, lưỡi, mũi heo với nước sạch, ở bước này bạn cần cạo sạch lông, lớp màng bám trên lưỡi heo. Sau đó, ngâm với nước muối loãng rồi vớt ra để ráo. - Còn tai heo thì bạn khứa phần gần lỗ tai, việc này sẽ giúp cạo rửa dễ dàng hơn. - Với cách làm giò thủ này, bạn bắc nồi lên bếp, cho nước sôi, một ít muối, gừng đập dập, lưỡi heo vào luộc cho đến khi vừa chín tới thì vớt ra cho vào chậu nước lạnh. - Sau đó, bạn vớt ra để ráo rồi thái tai, mũi, lưỡi heo thành từng lát mỏng. Việc này sẽ giúp cho miếng giò không quá cứng, dễ ăn hơn. - Ngâm mộc nhĩ với nước ấm cho nở rồi cắt chân, rửa sạch, để ráo rồi thái sợi nhỏ. - Tiếp theo, bạn cho nước mắm, đường vào nồi đun với lửa cho đến khi sôi thì tắt bếp. - Còn lá chuối bạn mang đi phơi dưới trời nắng khoảng 20 đến 30 phút cho lá héo rồi dùng khăn khô lau sạch. Ngoài ra, bạn cũng có thể trụng lá chuối sơ qua với nước sôi rồi vớt ra để ráo, dùng khăn khô lau sạch. - Bạn bóc vỏ hành tím, rửa sạch, đập dập, sau đó lau khô khuôn ép giò. Bước 2: Ướp hỗn hợp - Bạn cho tai, mũi, lưỡi heo vào một cái tô lớn, cho thêm một ít nước mắm, hạt nêm, đường, mì chính, hạt tiêu, đảo đều tất cả các nguyên liệu này và ướp trong khoảng 20 đến 30 phút cho các gia vị được ngấm đều.  - Lưu ý, chỉ nên ướp gia vị vừa phải để không làm cho món giò thủ bị mặn. Để món giò thủ được ngon, bạn nên ướp gia vị vừa phải Bước 3: Xào giò - Bắc chảo lên bếp, cho một ít dầu ăn vào đợi cho dầu nóng thì cho hành, tỏi băm vào phi thơm. Sau đó, cho nấm mèo, ít muối, tiêu vào xào thật nhanh tay rồi cho đĩa để riêng. - Cho thêm dầu ăn, tỏi vào phi thơm rồi cho tai, mũi, lưỡi heo vào xào. Ở bước này bạn nên xào với lửa vừa và đảo đều tay tránh không bị cháy. Sau đó, nêm nếm lại lần nữa cho gia vị thấm đều. Khi hỗn hợp tai, mũi, lưỡi heo săn lại thì bạn cho mộc nhĩ vào đảo nhanh tay rồi tắt bếp. >> Cách làm giò xào ngon tuyệt cú mèo Bước 4: Tiến hành gói giò Gói giò bằng lá chuối - Với cách làm giò thủ này, bạn cho dây buộc giò lên một mặt phẳng, xếp nhiều lớp lá chuối chồng lên nhau. Sau đó, cho hỗn hợp đã xào vào chính giữa, dùng tay gấp 2 mép lá lại với nhau. Tiếp theo, gập xuống, bẻ gấp thêm một nữa rồi kéo dây cột sơ để định hình. - Tiếp đến, bạn bẻ một đầu cây giò, đặt xuống bàn, ấn từ từ cho phần giò được chặt và tròn đều. Sau đó, bẻ góc, gấp lại rồi lấy dây buộc lại.  - Bạn làm tương tự với đầu còn lại sao cho cây giò thủ được tròn đều. - Cuối cùng, bạn dùng dây buộc đều trên thân cây giò thủ. Khi buộc xong, bạn dùng 2 thanh gỗ dẹp có bề dày khoảng 3 - 5 cm, cho cây giò thủ vào giữa 2 thanh gỗ để ép giò. Lưu ý, bạn nên dùng một cái đĩa sâu lòng để hứng mỡ chảy ra từ cây giò. Gói giò bằng khuôn - Bạn cho phần hỗn hợp đã xào vào khuôn, ép thật chặt. Với cách gói giò bằng khuôn bạn cũng cần đến sự trợ giúp của đĩa sâu lòng để hứng phần mỡ chảy ra từ giò.  - Ép giò bằng khuôn sẽ giúp giò sau khi thành phẩm được chắc tay và bảo quản được lâu hơn. Đợi cho hỗn hợp nguội, bạn cho cây giò vào ngăn mát tủ lạnh trong khoảng 6 đến 8 tiếng để thịt được đông chắc lại với nhau.  - Cuối cùng, bạn tháo câu giò thủ ra khỏi khuôn, có thể cất trong hộp kín hoặc dùng màng bọc thực phẩm bọc lại để bảo quản. Như vậy, chúng ta đã hoàn thành cách làm giò thủ, không quá phức tạp đúng không nào. Trong mâm cơm ngày Tết, không chỉ có món giò thủ mà còn có nhiều món ăn truyền thống khác nhau.  Cách làm giò thủ không quá phức tạp nên bạn có thể thực hiện tại nhà Những lưu ý bạn cần nhớ - Khi thưởng thức, bạn cắt giò thủ thành khoanh có độ dày vừa phải. Bạn có thể thái thành từng miếng vuông nhỏ hoặc hình tam giác tùy theo ý thích. - Vào những ngày Tết, bạn nên ăn kèm giò thủ với dưa hành hoặc dưa kiệu, dưa món để món ăn được tròn vị hơn. - Có thể nói giò thủ là một món ăn rất ngon miệng, được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, món ăn này được làm từ đầu heo nên rất béo cho nên bạn chỉ ăn một lượng hạn chế, không nên ăn quá nhiều để tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Qua bài viết mà UNICA chia sẻ ở trên, các bạn đã biết cách làm giò thủ ngay tại nhà để đãi khách rồi đúng không. Hy vọng rằng, bạn chế biến thành công món ăn truyền thống này cho cả gia đình thưởng thức.  >> 2 cách làm giò dăm bông “sốt xình xịch” vào dịp Tết >> Bật mí 2 cách làm chả giò “ngon nhất quả đất”
20/01/2020
2096 Lượt xem