Hỗ trợ

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn

Kỹ năng

10 Cách ứng xử khéo léo trong cuộc sống bạn cần biết
10 Cách ứng xử khéo léo trong cuộc sống bạn cần biết Trong cuộc sống, bạn sẽ rất khó để tránh khỏi những tình huống phức tạp, khó xử, đòi hỏi bạn phải biết cách ứng xử thông minh. Trong bài viết dưới đây, UNICA sẽ chia sẻ với bạn học cách ứng xử trong cuộc sống với những tình huống thường gặp trong cuộc sống một cách thông minh nhất, mà bạn cần phải nắm. Hãy cùng tham khảo nhé!  Cách ứng xử thông minh là gì? Cách ứng xử thông minh (hay còn được gọi là "thông minh xã hội") là khả năng hiểu biết và phản ứng đúng đắn với các tình huống xã hội khác nhau. Nó bao gồm việc hiểu và đáp ứng với các tình huống xã hội phức tạp, nhạy cảm, và đôi khi đòi hỏi sự tinh tế trong cảm xúc. Cách ứng xử thông minh đòi hỏi một số kỹ năng nhất định, bao gồm khả năng lắng nghe, đưa ra quyết định thông minh, tìm kiếm giải pháp sáng tạo, giải quyết xung đột và xử lý tình huống khó khăn một cách hợp lý và đúng đắn. Điều quan trọng là cách ứng xử thông minh đòi hỏi sự nhạy cảm và tỉnh táo, có khả năng đưa ra quyết định một cách bình tĩnh và có tính linh hoạt để đáp ứng với các tình huống khác nhau. Để phát triển cách ứng xử thông minh, bạn có thể tập trung vào việc hiểu người khác, tìm hiểu cách tương tác với họ một cách tốt nhất, lắng nghe và đưa ra phản hồi, và luôn giữ cho bản thân mình trong tình trạng tỉnh táo để đối phó với các tình huống xã hội khác nhau. Cách ứng xử tình huống trong cuộc sống Tầm quan trọng của cách ứng xử thông minh Cách ứng xử thông minh sẽ giúp bạn xây dựng được các mối quan hệ tốt đẹp với người khác, để giải quyết các tình huống xã hội phức tạp và tạo điều kiện cho sự phát triển cá nhân và chuyên nghiệp. Đồng thời còn tạo mối quan hệ tốt đẹp với người khác bởi vì nó đòi hỏi ta phải có khả năng lắng nghe, tôn trọng và đưa ra phản hồi tốt đẹp.  Quan trọng là nó giúp bạn giải quyết các tình huống xã hội phức tạp và xử lý các xung đột một cách hiệu quả. Cuối cùng là tạo cơ hội phát triển bản thân và chuyên nghiệp. Khi đã có khả năng đưa ra phản hồi tốt đẹp và giải quyết các vấn đề xã hội một cách hiệu quả, bạn sẽ có thể phát triển bản thân mình, tiến bộ trong sự nghiệp và đạt được thành công trong cuộc sống. Cách ứng xử thông minh trong cuộc sống 1. Cách tránh sự hồi hộp, lo lắng  - Bạn vừa làm vỡ một chiếc bát trước mặt mẹ chồng - bạn thấy lo lắng, bạn có một vết bẩn trên áo trong khi chuẩn bị đi gặp đối tác, bạn vừa nhận được một lời tỏ tình từ người mình thích. Với những tình huống này, bạn sẽ cảm thấy lo lắng và hồi hộp. Vậy làm thế nào để có được cách ứng xử thông minh trong mọi tình huống, cách tốt nhất là bạn nên hít thở thật sau, sau đó cố gắng lấy lại bình tĩnh và giải quyết mọi chuyện theo hướng tự nhiên nhất.  - Ví dụ, nếu bạn làm vỡ bát trước mặt mẹ chồng ngày đầu ra mắt, đừng quá lo lắng, hãy nở nụ cười thật tươi và xin lỗi vì sự hậu đậu của mình. Còn trong trường hợp áo bạn bị dính bẩn, hãy cố gắng lau sạch nó và giấu nhẹm đi bằng một phụ kiện nào đó. Bạn đọc quan tâm hãy tham khảo thêm cách từ chối công việc sao cho hợp tình hợp lý nhất. Trong trường hợp bạn gặp những tình huống gây nên hồi hộp, lo lắng hãy cố gắng giữ bình tĩnh và xử lý thật tốt 2. Đối với những việc quan trọng hãy gọi điện  - Nhiều người thường có thói quen nhắn tin cho người khác, kể cả những chuyện quan trọng. Nhưng đây không được xem là cách ứng xử khôn khéo, thông minh. Bởi, việc bạn nhắn tin sẽ tạo cho người nhận cảm thấy không được tôn trọng thay vì gọi điện trực tiếp.  - Vì vậy, đối với những việc quan trọng hãy chủ động gọi điện cũng như biết cách đưa ra những câu trả lời ứng xử thông minh trong cuộc sống giúp cho giao tiếp đạt hiệu quả hơn. Ví dụ, nếu bạn mời người thân, bạn bè đến dự đám cưới, nếu không có thời gian gặp trực tiếp, hãy gọi điện thay vì nhắn tin. Như vậy, bạn sẽ thể hiện sự tôn trọng đối với người được mời, và chắc chắn họ cũng sẽ đáp lại với sự chân thành.  - Trường hợp không thể bóng gió, tế nhị bạn nên bày tỏ quan điểm một cách chân thành, thẳng thắn cung cấp đủ thông tin, chứng cứ để thuyết phục người nghe.  3. Không cắt ngang lời hoặc nói lấp lửng khi giao tiếp - Cắt ngang lời người đang nói chuyện với mình là điều dễ gặp ở bất cứ cuộc trò chuyện nào. Bạn cần phải rèn luyện kỹ năng lắng nghe để thu thập thông tin và kỹ năng quan sát để ứng xử sao cho phải lẽ đây chính là kỹ năng giao tiếp quan trọng có trong khóa học nghệ thuật giao tiếp sẽ giúp bạn có được các kỹ năng ứng xử tốt nhất trong mọi tình huống. Hãy kiên nhẫn lắng nghe quan sát những gì họ nói, sau khi họ trình bày xong bạn mới đưa ra ý kiến đóng góp của mình. Điều này thể hiện sự tôn trọng của bạn đối với người nói. - Không nên nói lấp lửng hoặc đột nhiên im lặng, bí mật  tạo sự tò mò cho những người xung quanh. 4. Hãy học cách cảm ơn, xin lỗi mọi lúc mọi nơi  Biết cách nói cảm ơn, xin lỗi người khác được xem là những câu ứng xử thông minh mà ai cũng cần phải nắm. Khi ai giúp đỡ bạn hoặc tặng bạn một món quà, hãy biết cách cảm ơn. Còn những lúc bạn gây nên lỗi lầm, hãy học cách xin lỗi. Cách ứng xử trong cuộc sống này sẽ giúp cho bầu không khí của cuộc trò chuyện được vui vẻ và giảm bớt căng thẳng hơn. Ngoài ra, bạn cũng gây được điểm 10 trong mắt người đối diện.  Biết cảm ơn và xin lỗi là cách ứng xử thông minh mà ai cũng cần phải nắm  5. Kết hợp với đồng minh  Trong công việc, đồng minh được xem là yếu tố đặc biệt quan trọng, đó là người sẽ ủng hộ và đồng hành với những quan điểm, kế hoạch, dự án mà bạn đề xuất. Vì vậy, việc học cách ứng xử thông minh dành cho bạn đó là, trong những buổi họp bàn bạc công việc, hãy cố gắng theo sát đồng minh của mình, và tất nhiên là đối với những ý kiến tích cực, chứ không phải tiêu cực hay mang ý nghĩa cổ xúy, phải động.  6. Khuyên răn người khác theo hướng ngụ ngôn  - Trong giao tiếp, rất khó để tránh khỏi những tình huống mà người khác làm bạn khó chịu bởi cách ứng xử không đúng mực. Những lúc như vậy, bạn hãy dành cho họ lời khuyên răn chân thành qua những câu chuyện ngụ ngôn có hàm ý dạy bảo, chỉ trích, giúp cho họ hiểu được ẩn ý bên trong câu chuyện.  - Tuy nhiên, bạn cũng nên chọn những câu chuyện nhẹ nhàng, có hàm ý khuyên răn tích cực, tránh những hàm ý mang tính tiêu cực sẽ khiến cho người đối diện cảm thấy khó chịu, thậm chí là bực tức. Từ đó, các mối quan hệ sẽ bị rạn nứt gây ảnh hưởng đến công việc cũng như cuộc sống. Đặc biệt, cách ứng xử này chỉ thực sự phù hợp với những người có trình độ hiểu biết, còn đối với những người suy nghĩ thiển cận sẽ hóa thành “ông nói gà, bà nói vịt”.  Hình thức khuyên răn theo hướng ngụ ngôn chỉ nên áp dụng đối với những người có hiểu biết  7. Tập trung giải quyết vấn đề Đôi khi, các tình huống xã hội có thể phức tạp và đòi hỏi ta phải tìm kiếm giải pháp sáng tạo để giải quyết. Bạn nên đưa ra các giải pháp khác nhau và lựa chọn giải pháp phù hợp nhất. 8. Sử dụng ngôn từ tích cực Điều quan trọng bạn cần chú ý chính là lời nói phải thể hiện sự chuyên nghiệp, tích cực tránh sử dụng từ ngữ không phù hợp ảnh hưởng đến mối quan hệ với người khác. Điều này thể hiện cách ứng xử thông minh trong công việc cũng như trong cuộc sống. 9. Giữ bình tĩnh trong các tình huống căng thẳng Điều quan trọng là phải giữ được sự bình tĩnh trong tất cả quá trình giao tiếp, trò chuyện trong vấn đề công việc hay cuộc sống thường ngày một cách thông minh và tinh tế nhất. 10. Lắng nghe, đưa ra câu trả lời tích cực Cách ứng xử thông minh còn bao gồm việc tích cực hóa tình huống, tạo điều kiện cho các bên liên quan cùng tìm kiếm giải pháp tốt nhất. Ta nên đưa ra những hành động tích cực và khuyến khích sự hợp tác giữa các bên liên quan. Tình huống ứng xử thông minh trong công việc Cách ứng xử thông minh trong công việc Hiểu quan điểm của đồng nghiệp và khách hàng Cách ứng xử thông minh đó là thấu hiểu và lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp và khách hàng, từ đó sẽ bày tỏ quan điểm ý kiến giải quyết các vấn đề một cách thấu đáo. Đồng thời tăng cường khả năng tương tác và làm việc với đồng nghiệp và khách hàng một cách chuyên nghiệp và nhận được sự tôn trọng. Không nhận xét tiêu cực, đưa ra giải pháp để giải quyết tình huống Cách ứng xử thông minh trong công việc cũng bao gồm việc đưa ra giải pháp sáng tạo để giải quyết các vấn đề hoặc nâng cao hiệu quả công việc. Nhìn nhận tát cả vấn đề một cách tích cực nhất để giải quyết triệt để hiệu quả nhất. Các tình huống khó xử trong cuộc sống Thích nghi, giải quyết vấn đề trong tình huống khó Quan trọng là bạn cần phải nâng cao khả năng thích nghi và lựa chọn giải quyết các vấn đề, tình huống khó khăn một cách chuyên nghiệp và tốt nhất. Thể hiện sự chuyên nghiệp trong công việc Thái độ chuyên nghiệp trong quá trình làm việc là điều quan trọng để bạn có thể đạt được kết quả tốt nhất, đồng thời thể hiện thái độ chuyên nghiệp và có tinh thần trách nhiệm cao. Tổng kết Trên đây là những tình huống khó xử trong cuộc sống mà bạn cần biết để phòng tránh cũng như cách xử lý thông minh để có thể áp dụng vào trong cuộc sống của mình tốt hơn bạn cũng có thể áp dụng cách khen người khác hiệu quả.
12/07/2019
6272 Lượt xem
Bật mí cách nói chuyện có duyên dành cho phụ nữ hiện đại 
Bật mí cách nói chuyện có duyên dành cho phụ nữ hiện đại  Phụ nữ hiện đại giờ đây không phải chú trọng quá vào “nữ công gia chánh”, “công dung ngôn hạnh” mà sẽ ưu tiên phát triển các mối quan hệ trong công việc và cuộc sống. Và yếu tố quan trọng nhất tạo nên điều này đó chính là cách nói chuyện thu hút của bạn đối với mọi người. Vậy làm sao để nói chuyện có duyên, học cách nói chuyện có duyên dành cho phụ nữ hiện đại là những cách nào. Hãy cùng tham khảo bài viết mà UNICA chia sẻ trong bài viết dưới đây.  1. Những nguyên tắc cơ bản của kỹ năng giao tiếp có duyên Tôn trọng, lịch sự và tận tâm Tôn trọng và lịch sự trong giao tiếp là việc đối xử với người khác một cách cẩn thận và tôn trọng, bao gồm sự quan tâm đến cảm xúc, quan điểm, ý kiến, và động cơ của người khác. Tôn trọng và lịch sự cũng đòi hỏi bạn phải sử dụng các từ ngữ và hành động phù hợp với tình huống và người đối diện. Một số ví dụ về tôn trọng và lịch sự trong giao tiếp bao gồm: - Sử dụng ngôn ngữ và hành vi lịch sự và phù hợp với tình huống, người đối diện và mối quan hệ giữa hai bên. - Lắng nghe hoàn toàn người đối diện trước khi trả lời. Không gián đoạn hoặc làm ngắt lời họ. - Tránh sử dụng các từ ngữ, cử chỉ hoặc hành động có thể làm tổn thương, xúc phạm hoặc phân biệt đối xử với người khác. - Thể hiện sự tôn trọng bằng cách chúc mừng hoặc cảm ơn người khác khi họ làm được điều gì đó tốt hoặc hữu ích. - Tôn trọng quyền riêng tư của người khác bằng cách tránh hỏi những câu hỏi quá riêng tư hoặc quá nhạy cảm. - Đối xử với người khác với sự chân thành và trung thực, không nói dối hay che giấu thông tin. - Thể hiện sự quan tâm bằng cách hỏi thăm sức khỏe và tình hình công việc của người khác. - Tránh các hành động hay lời nói có thể khiến người khác cảm thấy bị phân biệt đối xử vì chủng tộc, tôn giáo, giới tính, tuổi tác hoặc bất kỳ đặc điểm nào khác. Thế nào là giao tiếp có duyên? làm cách nào để nói chuyện có duyên Sự chân thành và chân thành Sự chân thành trong giao tiếp có nghĩa là thể hiện sự thành thật, trung thực và không giấu giếm bất kỳ thông tin nào trong quá trình trao đổi ý kiến hoặc tương tác với người khác. Nó bao gồm cả việc trung thực về cảm xúc, suy nghĩ và hành động của mình, không che giấu hoặc đóng vai để thể hiện một hình ảnh khác với thực tế. Khi bạn thể hiện sự chân thành trong giao tiếp, bạn sẽ cung cấp thông tin một cách thật sự và trung thực, không gây hiểu nhầm hoặc xung đột trong quan hệ. Điều này có thể giúp cải thiện sự hiểu biết và sự tôn trọng giữa các bên trong mối quan hệ. Thể hiện sự quan tâm và lắng nghe Sự quan tâm và lắng nghe trong giao tiếp có thể được thể hiện qua các hành động và hành vi sau: - Tập trung vào người đang nói: Nếu bạn muốn cho người đang nói biết rằng bạn đang quan tâm và lắng nghe, hãy tập trung toàn bộ sự chú ý của mình vào họ. Không nên đánh giá hoặc phán xét ý kiến hoặc cảm xúc của họ trước khi họ kết thúc câu chuyện của mình. - Thể hiện bằng cách lặp lại hoặc tóm tắt: Một cách để cho người đang nói biết rằng bạn đã lắng nghe là đưa ra phản hồi hoặc tóm tắt lại một phần hoặc toàn bộ câu chuyện của họ. Điều này cho người đang nói biết rằng bạn quan tâm và đang hiểu những gì họ đang nói. - Sử dụng ngôn ngữ cơ thể tích cực: Sử dụng ngôn ngữ cơ thể tích cực như nhìn vào mắt, cười, gật đầu, hoặc giơ tay để thể hiện sự quan tâm và lắng nghe. Các hành động này giúp cho người đang nói cảm thấy thoải mái và tin tưởng hơn khi chia sẻ. - Đưa ra câu hỏi và tìm hiểu thêm: Đưa ra câu hỏi là một cách để cho người đang nói biết rằng bạn quan tâm và muốn tìm hiểu thêm về câu chuyện của họ. Hãy chắc chắn rằng các câu hỏi của bạn là tích cực và không có ý định xúc phạm. - Không gián đoạn hoặc ngắt lời người đang nói: Khi người đang nói, hãy đợi cho họ kết thúc trước khi đưa ra ý kiến hoặc phản hồi của riêng mình. Nếu bạn cần giải thích hoặc yêu cầu người đang nói giải thích thêm, hãy chờ cho họ kết thúc trước khi bắt đầu nói của riêng mình. Tạo không gian thoải mái, vui vẻ và năng động Tạo không gian thoải mái và vui vẻ trong giao tiếp là rất quan trọng để tạo ra một môi trường trao đổi ý kiến hiệu quả và đầy tính tương tác. Dưới đây là một số cách để tạo ra không gian thoải mái và vui vẻ trong giao tiếp: - Bắt đầu bằng cách làm quen: Bạn có thể bắt đầu giao tiếp bằng cách giới thiệu về bản thân, hỏi tên và tìm hiểu về đối tác của mình. Điều này sẽ giúp người khác cảm thấy thoải mái và dễ dàng hơn khi trao đổi. - Sử dụng ngôn ngữ thân thiện: Sử dụng ngôn ngữ vui vẻ, lạc quan, tích cực và dễ nghe để giúp người khác cảm thấy thoải mái hơn khi giao tiếp với bạn. Hạn chế sử dụng các từ ngữ tiêu cực hoặc bất kỳ câu nói nào có thể làm người khác cảm thấy không thoải mái. - Tạo không gian thoải mái: Đảm bảo rằng không gian trao đổi thoải mái và đủ rộng để các đối tượng có thể thoải mái di chuyển và có không gian đủ để trao đổi. Hãy chắc chắn rằng ánh sáng, âm thanh, nhiệt độ và độ ẩm được điều chỉnh để tạo cảm giác dễ chịu cho tất cả mọi người. - Cười và nói chuyện vui vẻ: Cười và nói chuyện vui vẻ là một cách tuyệt vời để giảm căng thẳng và giúp người khác cảm thấy thoải mái hơn. Cười và nói chuyện vui vẻ cũng là một cách để khởi động một cuộc trò chuyện một cách tự nhiên và dễ dàng. - Tôn trọng lẫn nhau: Hãy luôn tôn trọng và lắng nghe ý kiến của người khác một cách tích cực và không gián đoạn. Điều này sẽ giúp người khác cảm thấy được quan tâm và tôn trọng và sẽ dẫn đến một cuộc trao đổi ý kiến có hiệu quả hơn. Trong buổi giao tiếp, bạn nên chú ý nói chậm rãi, từ tốn  2. Cách để phát triển kỹ năng giao tiếp có duyên Tốc độ nói là yếu tố rất quan trọng - Khi giao tiếp, bạn hãy chú ý đến tốc độ nói, bởi nó sẽ quyết định đến chất lượng của cuộc hội thoại. Cụ thể, bạn nên nói chậm rãi, từ tốn, nhẹ nhàng, nhất là trong trường hợp người đối diện của bạn là một đối tác quan trọng. - Việc bạn nói nhẹ nhàng, từ tốn sẽ giúp cho họ có thể tiếp nhận những thông tin mà bạn truyền tải một cách chính xác và trọn vẹn nhất. Qua đó, đối tác còn đánh giá cao bạn là một người biết cách ăn nói có duyên.  Nở nụ cười duyên  - Nụ cười của phụ nữ được xem là một trong những vũ khí lợi hại nhất, giúp ghi điểm tuyệt đối trong mắt người đối diện. Thử tưởng tượng, giữa một người phụ nữ thân thiện, luôn nở nụ cười rạng rỡ với một người phụ nữ thường xuyên cau mày, cáu gắt thì bạn sẽ có thiện cảm với người phụ nữ nào? Chắc chắn là người phụ nữ cười tươi rạng rỡ đúng không.  - Cũng chính vì vậy mà tại những nơi công cộng thường đặt khẩu hiệu tuyên truyền là “đi nhẹ, nói khẽ, cười duyên”. Vì vậy, hãy là người phụ nữ biết cách nói chuyện nhẹ nhàng duyên dáng qua nụ cười rạng rỡ cùng một thái độ vui vẻ, chân thành nhé các cô nàng!  Nụ cười duyên sẽ giúp phụ nữ ghi điểm trong mắt người đối diện  Tìm hiểu về đối phương trước khi nói chuyện  Tìm hiểu về đối phương trước khi bắt đầu một cuộc trò chuyện cũng được xem là một trong những yếu tố giúp cuộc giao tiếp của bạn được thành công, đặc biệt người gặp mặt là đối tác, bạn mới quen. Tìm hiểu ở đây có thể bắt đầu từ sở thích, công việc hiện tại, học vấn… Với sự tìm hiểu này, sẽ giúp cho bạn có được nhiều câu chuyện để nói hơn.  Nói chuyện ở mức độ vừa phải  Cách nói chuyện có duyên nhất đối với mỗi người phụ nữ đó là biết nói chuyện ở mức độ vừa phải. Thông thường, nhiều người phụ nữ ở những nơi công cộng thường nói chuyện to, kèm theo những tràng cười lớn khiến cho mọi người xung quanh cảm thấy khó chịu. Đây được xem là cách hành xử thiếu văn minh, thậm chí là vô duyên trong mắt người khác. Vì vậy, khi ở những nơi công cộng, hãy chú ý giữ ý tứ, nói chuyện với mức độ âm thanh vừa phải và tránh có những hành động quá đà hoặc khiếm nhã. Ngoài ra những gợi ý này cũng giành cho những bạn gái chưa biết cách nói chuyện có duyên với đàn ông. Đừng quá tập trung vào điện thoại  Chắc hẳn ai cũng từng bắt gặp tình trạng nhiều người gặp gỡ nhau ở những nơi công cộng, thay vì ngồi nói chuyện với nhau thì lại cầm điện thoại để chụp ảnh, nhắn tin, thậm chí là nói chuyện với một người khác. Riêng đối với phụ nữ, đây là cách nói chuyện trong giao tiếp cực kỳ không tôn trọng người đối diện.  Nếu là người phụ nữ thông minh, hiện đại, hãy biết cách quý trọng thời gian với những cuộc gặp trực tiếp trong suốt một ngày “cắm đầu” vào Internet. Việc nói chuyện với nhau chân thành sẽ giúp cho các mối quan hệ có được kết quả tốt đẹp hơn.  Là người phụ nữ hiện đại, hãy biết cách vận dụng Internet phù hợp Chú ý về trang phục  - Chú ý về trang phục cũng là một trong những cách nói chuyện có duyên mang hình thức gián tiếp. Theo đó, trong các cuộc trò chuyện, hãy luôn đặt tiêu chí lịch sự, nhã nhặn và dịu dàng về trang phục lên trên hết. Và tùy thuộc vào không gian, đối tượng giao tiếp mà bạn có thể lựa chọn những trang phục khác nhau. - Ví dụ, đối với những bữa tiệc sang trọng, bạn nên chú trọng những trang phục có cánh, còn đối với những không gian gặp gỡ bình dị như: gặp gỡ bạn bè, gặp mặt người thân thì bạn nên lựa chọn những trang phục thoải mái, nhẹ nhàng.  Luyện tập giao tiếp thường xuyên với mọi người Luyện tập giao tiếp thường xuyên với mọi người là một cách hiệu quả để phát triển kỹ năng giao tiếp của bạn. Dưới đây là một số lời khuyên để giúp bạn luyện tập giao tiếp một cách hiệu quả: - Tìm cơ hội để tương tác với nhiều người khác nhau: Bạn có thể tham gia các câu lạc bộ, hội thảo, hoặc các hoạt động xã hội khác để có cơ hội giao tiếp với nhiều người. - Tập trung lắng nghe: Khi người khác nói, hãy tập trung lắng nghe và hiểu những gì họ đang muốn truyền đạt. Cố gắng đặt câu hỏi để làm rõ ý kiến của họ và chứng tỏ rằng bạn quan tâm đến điều họ đang nói. - Tập trung vào ngôn ngữ cơ thể của bạn: Hành động và cử chỉ của bạn cũng là một phần của giao tiếp. Hãy tập trung vào những điều này để tăng cường sự hiệu quả của thông điệp của bạn. - Thực hành: Luyện tập là cách tốt nhất để phát triển kỹ năng giao tiếp. Hãy tìm cách để thực hành giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày, đặc biệt là trong các tình huống mà bạn cảm thấy không thoải mái. - Học hỏi từ người khác: Xem xét cách mà những người khác giao tiếp và học hỏi từ các kỹ năng và chiến lược của họ. - Đừng sợ sai lầm: Hãy nhận thức rằng mọi người đều mắc sai lầm. Nếu bạn mắc sai lầm trong giao tiếp, hãy học từ nó và cố gắng làm tốt hơn lần sau. Học hỏi và chia sẻ với những người có kỹ năng giao tiếp tốt Học hỏi và chia sẻ là hai yếu tố quan trọng để phát triển kỹ năng giao tiếp tốt. Dưới đây là một số cách để bạn có thể học hỏi và chia sẻ để cải thiện kỹ năng giao tiếp của mình: - Học hỏi từ người khác: Bạn có thể học hỏi từ các chuyên gia, người có kinh nghiệm hoặc người có kỹ năng giao tiếp tốt hơn. Bạn có thể tham gia các khóa học, đọc sách hoặc tham gia các hoạt động để phát triển kỹ năng giao tiếp của mình. - Chia sẻ kinh nghiệm của bạn với người khác: Bạn có thể chia sẻ những kinh nghiệm của mình về cách giao tiếp với người khác. Chia sẻ kinh nghiệm sẽ giúp bạn học hỏi và cũng giúp người khác học hỏi từ bạn. Đọc sách và tham gia các khóa học để cải thiện kỹ năng giao tiếp Để cải thiện kỹ năng giao tiếp, bạn nên đọc các sách và tài liệu về giao tiếp, thuyết trình, lãnh đạo và quản lý. Bạn cũng có thể tham gia các khóa học hoặc các câu lạc bộ giao tiếp để tạo cơ hội thực hành và giao lưu với các chuyên gia và đồng nghiệp. Ngoài ra., bạn nên lưu ý đến việc thường xuyên thực hành và giữ cho mình luôn cởi mở và sẵn sàng học hỏi. Tự đặt mục tiêu và quyết tâm cải thiện kỹ năng giao tiếp của mình Tự đặt mục tiêu và quyết tâm cải thiện kỹ năng giao tiếp là những bước quan trọng để bạn có thể tiến bộ trong việc giao tiếp và đạt được những thành tựu mới. Để tự đặt mục tiêu và quyết tâm cải thiện kỹ năng giao tiếp của mình, bạn có thể làm theo các bước sau: - Xác định mục tiêu của mình: Bạn cần xác định rõ ràng mục tiêu cụ thể mà bạn muốn đạt được trong việc cải thiện kỹ năng giao tiếp của mình. Ví dụ: nói trôi chảy hơn, truyền đạt ý tưởng rõ ràng hơn, tự tin hơn khi nói chuyện trước đám đông,... - Tiếp tục luyện tập: Sau khi đạt được mục tiêu, bạn cần tiếp tục luyện tập và phát triển kỹ năng của mình. Giao tiếp là một kỹ năng liên tục phát triển, do đó bạn cần tiếp tục cải thiện nó để duy trì kỹ năng giao tiếp của mình. Trên đây là những cách nói chuyện có duyên dành cho phụ nữ hiện đại mà bạn không nên bỏ qua. Với những bí quyết này, chắc chắn sẽ giúp bạn trở thành một người phụ nữ thành đạt, lịch sự và duyên dáng trong mắt mọi người. Mời bạn đọc theo dõi các khoá học kỹ năng giao tiếp để có thêm nhiều kiến thức về kỹ năng giao tiếp ứng xử mọi tình huống tốt nhất. Chúc các bạn thành công.
12/07/2019
7126 Lượt xem
Bạn có đang xây dựng cho mình phong cách giao tiếp tốt nhất? 
Bạn có đang xây dựng cho mình phong cách giao tiếp tốt nhất?  Phong cách giao tiếp là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến tính thành công của các buổi hội thoại và các mối quan hệ. Vậy, có bao giờ bạn tự đặt câu hỏi rằng mình đã tư xây dựng được một phong cách trong giao tiếp tốt nhất hay chưa? Hãy cùng thử làm trắc nghiệm cùng UNICA qua bài viết dưới đây nhé! 1. Phong cách giao tiếp là gì? Phong cách giao tiếp là cách được sử dụng thường xuyên để giao tiếp khác nhau như ngôn ngữ, ánh mắt, cử chỉ tay chân hay cái gật đầu. Tất cả đều liên kế thành một thể thống nhất tạo nên sự thành công trong công việc cũng như các mối quan hệ Tuy nhiên, trước hết hãy cùng tham khảo xem các yếu tố nào hình thành nên phong cách giao tiếp nhé. 2. Yếu tố hình thành phong cách giao tiếp tốt nhất 1. Biểu cảm gương mặt Trong giao tiếp biểu cảm gương mặt của bạn như cười, tương tác ánh mắt đều cho đối tượng giao tiếp biết bạn đang thật sự hào hứng với cuộc nói chuyện này. Ngoài ra nhìn vào ánh mắt người đối diện thể hiện phần nào bạn cũng đoán được thái độ của họ. 2. Ngôn ngữ cơ thể Ngôn ngữ cơ thể là gì? Đó là cách di chuyển, đứng lên ngồi xuống của bạn phần nào người đối diện cũng đánh giá được phong cách của bạn. Bạn nên biết kiểm soát tốt những hành động cơ thể mình để không có quá nhiều những hành động gây thừa như rung lắc chân tay điều đó cho thấy bạn đang cảm thấy căn thẳng, lo lắng.  Sử dụng ngôn ngữ cơ thể đúng cách, mọi tác động dù nhỏ như thế nào thì nó đều có mục đích, thông điệp nào đó mà bạn muốn gửi đến người nghe.  3. Giọng nói Trong giao tiếp bạn nên biết cách điều tiết giọng nói của mình lúc trầm, lúc bổng tùy vào từng giai đoạn của cuộc trò chuyện. Tốt nhất bạn nên chuẩn bị tốt giọng nói chuẩn, dễ nghe. Ngoài ra bạn cũng nên để ý về âm lượng giọng nói của mình, nếu nói trong một phòng  lớn đông người thì bạn nên nó to rõ ràng và ngược lại. Đây cũng là một yếu tốt quan trọng thể hiện phong cách giao tiếp của bạn tốt như thế nào.  3. Các phong cách giao tiếp tốt phổ biến hiện nay. Bạn là người làm việc theo chủ nghĩa độc lập hay hợp tác? - Nhiều người thường nghĩ, hợp tác là một trong những phong cách giao tiếp quan trọng nhất hiện nay. Bởi, nó cần sự đồng lòng chung sức của nhiều người trong một nhóm, đội hoặc cả một doanh nghiệp/công ty nhằm hoàn thành tốt công việc, kế hoạch đề ra.  - Tuy nhiên, cũng không ít người thích làm việc độc lập, thậm chí là độc lập trong mọi việc. Vì đối với họ, độc lập là nền tảng quan trọng giúp hình thành nên ý thức tự giác. Thực tế, làm việc độc lập hay hợp tác đều có điểm mạnh và điểm yếu riêng, và người thông minh sẽ biết cách kết hợp, dùng hòa hai yếu tố này. Bên cạnh đó bạn cũng cần lựa chọn cho mình hình thức giao tiếp phù hợp nhất. Hợp tác và độc lập là 2 yếu tố quan trọng trong công việc mà bạn cần kết hợp hài hòa  Phong cách giao tiếp quyết đoán - Cởi mở sẽ mang lại cho bạn nhiều mối quan hệ, còn thu mình sẽ khiến cho bạn trở thành một người cô đơn, lạc loài. Thực tế, định nghĩa về phong cách giao tiếp này không hẳn chính xác 100%. Bởi, mỗi phong cách khi được áp dụng đều cần một mức giới hạn nhất định. Nếu bạn quá cởi mở sẽ khiến cho bạn không có được những mối quan hệ thực sự quan trọng, còn nếu bạn không biết cách thu mình thì sẽ không có những khoảng không gian riêng cho bản thân.  - Vì vậy, cởi mở hay thu mình là tùy thuộc vào suy nghĩ của mỗi người. Theo đó, hãy cố gắng định hình cho mình một phong cách sống và làm việc phù hợp với bản thân.  Bạn có chú trọng trang phục khi đi gặp gỡ một ai đó?  Có những người dành cả tiếng đồng hồ để chăm chút cho bản thân trước khi ra đường, nhưng cũng có những người rất xuề xòa, không chú trọng vẻ bề ngoài. Thực tế, trang phục trong giao tiếp đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc sống cũng như công việc. Hãy thử tưởng tượng, bạn xuất hiện trước mặt đối tác trong hình dáng quần áo xộc xệch, đầu tóc bù xù thì có phải là đang không tôn trọng họ hay không.  Trang phục là một yếu tố quan trọng trong giao tiếp  Hoặc khi đi tham dự một đám tang, bạn ăn mặc quá cầu kỳ, trang điểm đậm thì sẽ gây mất thiện cảm với những người xung quanh. Vì vậy, trong giao tiếp hãy chú ý đến trang phục sao cho phù hợp. Người giao tiếp thông minh là người biết tôn trọng người đối diện thông qua cả hình thức và ngôn từ.  Bạn có chú ý đến những kỹ năng trong giao tiếp? Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ hình thể, kỹ năng gây ấn tượng, kỹ năng sử dụng ngôn ngữ khen chê, kỹ năng giao tiếp bằng ánh nhìn là một trong những kỹ năng của phong cách giao tiếp mà bất cứ ai cũng cần phải nắm. Tuy nhiên, không phải ai cũng trang bị được cho mình đầy đủ các kỹ năng này, vì vậy khiến cho họ khó gặp được thành công trong cuộc sống. Các kỹ năng giao tiếp cơ bản và ứng xử chắc chắn là cuốn cẩm nang tuyệt vời mà bạn không thể bỏ qua để chinh phục mọi người đối diện. Bạn có thích sự hài hước khi giao tiếp? Sự hài hước là một trong những yếu tố gây sự thiện cảm tốt nhất cho người đối diện. Tuy nhiên, phong cách giao tiếp này không phải ai cũng thực hành tốt được, bởi nó được xem là một trong những bản năng thay vì là kỹ năng cần sự cố gắng.  Tuy nhiên, dù bạn không phải là người có khiếu hài hước bẩm sinh thì trong quá trình giao tiếp, vẫn cố gắng tạo sự vui vẻ, thoải mái cho buổi trò chuyện. Đối với những mối quan hệ mới, bạn có thể tạo không khí ban đầu bằng một câu chuyện tự nhiên, chân thật, một câu chuyện mà bạn nghĩ có thể gây được thiện cảm trong mắt người đối diện. Còn đối với những mối quan hệ đã thân thiết, bạn không cần quá gồng mình khi giao tiếp, mà hãy biểu hiện sự chân thành, tình cảm của mình tự nhiên nhất là được.  Qua bài trắc nghiệm trên đây, chắc chắn bạn đã biết được phong cách giao tiếp tốt nhất của mình cũng như có thêm được những bài học, kiến thức bổ ích trong những mối quan hệ giao tiếp. Hy vọng với những thông tin này sẽ giúp cho bạn luôn gặt hái được nhiều thành công và những mối quan hệ tốt đẹp. 
12/07/2019
2628 Lượt xem
Mách bạn những bí quyết học cách nói chuyện hay hiệu quả
Mách bạn những bí quyết học cách nói chuyện hay hiệu quả Hiện nay, học cách nói chuyện hay là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Vậy làm thế nào để tạo được thiện cảm và gây ấn tượng với người nghe? Hãy cùng UNICA tham khảo những cách học nói chuyện hay dưới đây. Tạo không gian tươi vui với một câu chuyện khôi hài Một câu chuyện khôi hài khi bạn trò chuyện với đối phương sẽ làm cho không khí cuộc nói chuyện tươi vui, xóa tan mọi căng thẳng, tạo cảm giác thoải mái. Tuy nhiên, để tránh những hiểu lầm đáng tiếc xảy ra bạn cần phân biệt rõ giữa khôi hài và châm biếm, hãy cố gắng trở thành là người nói chuyện có tinh tế. Bầu không khí tươi vui khi có câu chuyện khôi hài Học cách nói chuyện hay bằng cách nói về những gì đối phương thích Những chủ đề cuộc nói chuyện bạn đưa ra khiến đối phương thích thì cuộc trò chuyện sẽ có nhiều điều để nói. Họ sẽ chia sẻ cho bạn nhiều thông tin về vấn đề bạn đang nhắc đến. Lôi cuốn câu chuyện từ sở thích của người đó, biết đâu bạn cũng có cùng sở thích với họ. Những vấn đề trong câu chuyện giữa hai người sẽ được trao đổi sôi nổi, sinh động, vui nhộn hơn, đặc biệt là những đề tài mà đối phương quan tâm. Một cuộc nói chuyện vui sẽ giúp bạn tạo ấn tượng trong mắt người đối diện.  Nói chuyện với dáng vẻ tự nhiên Có rất nhiều người thường gây mất thiện cảm với người nghe, gây cảm giác là đang đóng kịch vì cách nói chuyện của họ không tự nhiên. Bạn nên làm gì để tránh điều đó đến với mình? Đừng quá lo lắng, hãy tập cho mình một vẻ ngoài tự nhiên từ trang phục đến giọng nói, tạo thiện cảm trong mắt đối tác từ những điều đơn giản nhất. Đây là cách để xây dựng hình tượng cho bản thân kết nối mối quan hệ, đừng để cuộc trò chuyện đi vào ngõ cụt. Học cách nói chuyện hay không chỉ từ việc bạn có thái độ nghiêm túc trong cuộc trò chuyện còn đến từ các hành động của bạn. Đừng chỉ đứng yên như khúc gỗ chỉ biết lắng nghe, hỏi và trả lời. Bạn có thể thay đổi linh hoạt cử chỉ của mình để cuộc nói chuyện thêm sinh động. Tuy nhiên, cũng đừng sử dụng qua nhiều hành động cơ thể thay cho lời nói. Lắng nghe đối phương Nếu muốn cuộc trò chuyện giữa hai người được tiếp tục, bạn hãy lắng nghe đối phương nói thay vì chỉ đặt câu hỏi. Lắng nghe sự thổ lộ của người khác giúp họ trút bớt gánh nặng, tạo cho họ cảm giác thoải mái khi trò chuyện. Ngoài ra, nếu không muốn câu chuyện bị vòng vo, tránh việc lặp lại 1 chủ đề quá nhiều thì bạn nên lắng nghe, tiếp thu thông tin người khác truyền tải đến bạn.  Lắng nghe đối phương để hiểu rõ câu chuyện của họ Đặt câu hỏi quan tâm đến người nghe Trong cuộc trò chuyện, chỉ lắng nghe thôi thì chưa đủ, bạn cần quan tâm đến đối phương bằng cách đặt câu hỏi. Học cách nói chuyện hay đơn giản là bạn đặt ra những chủ đề, những câu chuyện để duy trì cuộc trò chuyện, bạn có bày tỏ sự quan tâm của mình bằng cách hỏi thăm sức khỏe hay công việc của họ…. Khi đã hiểu về đối phương bạn có thể lựa chọn những câu chuyện phù hợp cho cả hai. Giao tiếp bằng mắt Giao tiếp bằng mắt cũng là cách nói chuyện tốt để người khác có thể biết rằng bạn đang tâm đến câu chuyện. Hãy cho người đối diện thấy bạn đang tập trung vào câu chuyện hiện tại. Thường xuyên trao đổi giao tiếp bằng ánh mắt giúp cho đối phương cảm nhận được sự tôn trọng, tạo lập được nhiều mối quan hệ.  Chọn ngôn từ khi giao tiếp tăng tính hấp dẫn cho câu chuyện Bạn “nghèo” ngôn từ, bạn không phải là người hoạt ngôn, không biết diễn đạt truyền tải thông tin, vì thế bạn tự ti và ngại giao tiếp. Để cải thiện vốn từ cho bản thân, bạn có thể đọc thêm sách kỹ năng giao tiếp. Dành thời gian đọc báo xem tin tức, nghe radio để học cách nói chuyện hay từ các phát thanh viên. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tham gia các hội thảo để tích lũy thêm cho mình một vài bí quyết hay từ các diễn giả. Với những bí quyết UNICA đã chia sẻ ở trên hi vọng sẽ giúp bạn học được cách giao tiếp tốt hơn, tạo thiện cảm, gây ấn tượng với đối phương. Chúc bạn thành công! >> Bạn có đang xây dựng cho mình một phong cách giao tiếp tốt nhất? >> Top 4 phép lịch sự trong giao tiếp giúp bạn dễ dàng chinh phục đối phương >> Bí kíp sử dụng ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp tốt nhất
12/07/2019
647 Lượt xem
8 cách làm giảm căng thẳng tự nhiên hiệu quả nhất
8 cách làm giảm căng thẳng tự nhiên hiệu quả nhất Căng thẳng, mệt mỏi khiến tâm lý bạn cảm thấy không vui và chán nản? Đây có lẽ không chỉ là vấn đề chung của một cá nhân mà nó là mối đe dọa của rất nhiều người. Bởi nếu căng thẳng kéo dài sẽ dẫn đến nguy cơ suy giảm trí nhớ, mất tập trung dẫn đến hiệu quả công việc giảm sút. Vậy, làm thế nào để giảm căng thẳng? Hãy tham khảo bài viết dưới đây.  1. Suy nghĩ tích cực – đơn giản hoá vấn đề Điều đầu tiên và cũng là quan trọng nhất khi bạn gặp phải áp lực mệt mỏi là đơn giản hoá vấn đề. Hãy suy nghĩ một cách tích cực, đừng dồn nén bản thân và đừng cố nhốt mình vào bốn bức tường toàn những điều tiêu cực. Hãy cho mình những khoảng lặng, tạm ngưng những việc đang làm và giành thời gian nghỉ ngơi. Điều đó sẽ khiến tâm trạng của bạn tốt hơn rất nhiều. >> 6 thói quen giúp bạn sống tích cực hơn mỗi ngày 2. Hít thở sâu Đã bao giờ bạn đứng trước một đám đông và phải trình bày một điều gì đó hay chưa? Đơn cử như là thuyết trình bài học trước tập thể giáo viên và cả lớp chẳng hạn. Khi bạn run lên vì hồi hộp, bạn có nhớ là cô giáo đã nhắc rằng phải hít thật sâu và thở ra từ từ từng chút một hay không? Đó là phương pháp khá hữu hiệu giúp duy trì sự bình tĩnh, đẩy lùi sự căng thẳng, áp lực. Việc thay đổi nhịp thở khi stress sẽ giúp chúng ta thay đổi trạng thái tâm lý, cảm xúc cũng như cách chúng ta nhìn nhận mọi vấn đề. Vì vậy, nếu rơi vào trường hợp căng thẳng và không giữ được bình tĩnh, hãy hít thở thật sâu, bạn sẽ lấy lại tinh thần ngay sau đó. Hãy hít thở thật sâu để giảm căng thẳng mệt mỏi 3.Thiền Thiền là một phương pháp đẩy lùi căng thẳng tốt nhất. Ngồi thiền sẽ giúp bạn có một tâm thế thoải mái và tĩnh lặng. Khi đó, bạn sẽ cảm nhận được sự tập trung, nhịp đập của tim cũng trở nên đều và thư giãn đến lạ kỳ. Nếu kiên trì tập luyện ngồi Thiền từ 30 đến 60 phút mỗi ngày bạn sẽ duy trì được trạng thái cảm xúc ổn định, lạc quan, yêu đời, luôn luôn yêu thương bản thân, gia đình và có được một cuộc sống bình an, khỏe mạnh cả về tâm lý lẫn thể lý.  4. Trò chuyện hoặc tụ tập với bạn bè Những lúc gặp áp lực, hãy gọi cho một người bạn thân và đáng tin tưởng nhất và trò chuyện. Bạn cũng không cần phải nhắc đến nỗi lo toan của mình, vì điều đó sẽ khiến cả hai thêm não nề hơn mà thôi. Thay vào đó, hãy kể về những kỷ niệm vui, những điều hài hước và cùng nhau phá lên cười nắc nẻ. Việc trò chuyện với bạn bè sẽ giúp bạn trở nên nhẹ nhõm hơn và cảm thấy được sẻ chia nhiều hơn. Nếu có thể, hãy cùng nhau ra ngoài, gặp trực tiếp và tám chuyện cho đầu óc thêm phần dễ chịu nhé. Những lúc căng thẳng hãy gặp bạn bè để tán gẫu 5. Ăn uống một cách khoa học Những thực phẩm chứa nhiều Omega 3 sẽ giúp bạn giải toả áp lực một cách hiệu quả. Khi bạn bổ sung Omega 3, cơ thể sẽ sản sinh ra nhiều DHEA – một loại hormone tự nhiên giúp đẩy lùi căng thẳng, khiến cơ thể bản thoải mái và sảng khoái hơn rất nhiều. Bên cạnh đó, bạn cần hạn chế sử dụng những loại thực phẩm hoặc đồ uống có chưa nhiều Caffeine, bởi chúng sẽ khiến não bộ rơi vào trường hợp phản ứng mạnh hơn và kích thích hơn bao giờ hết. Ngoài ra những thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ cũng không được khuyến khích sử dụng khi bạn rơi vào trạng thái mệt mỏi kéo dài. 6. Viết ra giấy Hãy lấy một tờ giấy và viết hết những gì còn vướng mắc vào trong đó và sắp xếp chúng một cách có khoa học. Bạn sẽ biến một mớ hỗn độn trở nên rõ ràng hơn và nhìn nhận hướng giải quyết một cách dễ dàng hơn. Bạn có thể sử dụng văn phong tuỳ ý, miễn là bản thân thoải mái hơn sau khi trút hết nỗi mệt nhọc ra ngoài. Sau đó, hãy ném tờ giấy vào sọt rác như quẳng đi một gánh lo và cảm nhận sự thay đổi tích cực trong suy nghĩ nhé. 7. Cười thật nhiều Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ. Vì vậy, hãy tự tìm kiếm niềm vui cho bản thân theo nhiều cách. Bạn có thể xem một bộ phim hài, chơi đùa cùng những đứa trẻ hay trao yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn. Khi bạn làm những điều đó, nụ cười sẽ nở trên môi và giảm stress hiệu quả đang thường trực xung quanh bạn 8. Đi bộ Đừng tự nhốt mình trong phòng kín và suy nghĩ hết điều này tới điều nọ. Khi gặp stress, bạn nên vận động thật nhiều. Hãy tới một công viên hay một con đường vắng xe cộ nào đó và rảo bước nhẹ nhàng, bạn sẽ thấy đầu óc thư thái hơn bao giờ hết. Việc đi bộ cũng sẽ giúp bạn có được giấc ngủ ngon hơn và thoải mái hơn. Hãy đi bộ để giảm căng thẳng Trên đây, UNICA đã chia sẻ đến các bạn 8 cách khá hữu hiệu dành cho bạn mỗi khi stress, căng thẳng. Nếu gặp một vấn đề gì đó khiến bản thân mỏi mệt và chán nản thì hãy thử ngay một số cách ở trên nhé, bạn sẽ có thể đẩy lùi được nỗi bực dọc và căng thẳng nhanh chóng. Chúc các bạn thành công! >> Stress không còn là vấn đề với 5 bài tập yoga cơ bản >> 5 bước rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề cực hiệu quả
12/07/2019
1894 Lượt xem
Cách từ chối công việc khéo léo không làm mất lòng sếp
Cách từ chối công việc khéo léo không làm mất lòng sếp Làm thế nào để từ chối công việc sếp giao một cách khéo léo mà không bị mất lòng? Đây chắc chắn là câu hỏi hiện đang được rất nhiều người quan tâm, đặc biệt là các bạn trẻ vừa mới ra trường thường ít kinh nghiệm xử lý tình huống được giao. Vậy, hãy cùng UNICA tham khảo bài viết dưới đây cách từ chối công việc khéo léo từ sếp mà không bị khó xử đây chính là nghệ thuật trong giao tiếp mà ai cũng nên biết. Cân nhắc vấn đề trước khi từ chối - Đây là điều thực sự khó khăn khi bạn phải đưa ra quyết định từ chối. Do đó, trước khi bạn nói lời từ chối thì đừng quên dành một chút thời gian để nghiên cứu, suy nghĩ và cân nhắc xem công việc mà bạn được đề nghị đòi hỏi những kỹ năng gì và phải mất thời gian bao lâu để hoàn thành đó là công việc hay là "việc vặt". Sau đó, hãy cân nhắc thật kỹ và lấy một lý do thực sự phù hợp để từ chối. - Tuy nhiên, bạn cũng nên lưu ý rằng không nên suy nghĩ vấn đề quá lâu mà hãy cân nhắc trong một thời gian ngắn nhất định để đảm bảo kịp tiến độ công việc của cả hai bên. Cách làm này không chỉ giúp bạn gây ấn tượng với sếp, đồng thời vẫn được đồng nghiệp yêu quý và tôn trọng.  Hãy cố gắng cân nhắc kỹ công việc trước khi từ chối Lấy một lý do chính đáng để từ chối - Nếu hiện tại công việc của bạn phải đảm nhận rất nhiều việc mà sếp vẫn có ý định giao thêm hoặc đồng nghiệp nhờ vả một vấn đề công việc nào đó thì đừng ngần ngại bày tỏ quan điểm của mình. Mặc dù bạn rất muốn giúp đỡ nhưng khối lượng công việc không cho phép thì hãy lựa chọn cách từ chối khéo công việc không phù hợp với mình một cách khôn khéo nhất để không làm mất lòng. - Năng lực của bản thân có hạn: Nếu bạn cảm thấy năng lực, kỹ năng, kinh nghiệm của mình chưa thực sự đảm nhiệm được công việc giao phó. Bạn nên khéo léo trình bài với sếp và đề bạt một số người có năng lực tốt hơn có thể làm công việc này. - Lấy lý do cá nhân: Bạn cần đưa ra những câu nói từ chối công việc như: Do có kế hoạch sẵn trong mấy tháng, hoặc lý do chính đáng thì sếp của bản sẽ dễ dàng đồng ý. Bạn đọc quan tâm mời tham khảo cách đáp trả khi "làm gì khi bị người khác chê bai" Loại bỏ cảm giác có lỗi  - Khi gặp phải vấn đề này, bạn đừng bao giờ cảm thấy có lỗi vì không giúp gì được đồng nghiệp. Bởi không phải vì bạn né tránh mà bạn vẫn còn phải giải quyết một “mớ” công việc quan trọng và gấp gáp rước mắt nên không có thời gian nhận thêm các việc khác.  - Ngoài ra, bạn cũng phải cố gắng hết mình và chăm chỉ để hoàn thành tốt công việc hiện tại của mình theo đúng deadline để có thể ghi điểm trong mắt của sếp.  Tìm giải pháp khác thay thế - Trong trường hợp này, nếu bạn không thể ôm đồm thêm việc vào mình thì biện pháp tốt nhất là hãy đưa ra những góp ý, đề xuất những người có khả năng phù hợp để thay thế. Điều này có thể giúp bạn làm chủ được tình thế và vẫn ghi điểm trong mắt đồng nghiệp cũng như sếp của mình. Tìm giải pháp thay thế - Hơn nữa, đây cũng là một cách từ chối khéo léo trong công việc, giúp bạn luôn được đồng nghiệp yêu mến tôn trọng, hãy luôn tỏ ra thái độ tích cực và hợp tác nhé. Hạn chế từ chối qua email - Đôi khi vì không phải nói chuyện trực tiếp, mặt đối mặt mà gián tiếp qua những công cụ như email, skype hay viber. Người ta rất dễ hiểu sai lời nói của nhau. Vì vậy nếu có muốn từ chối thì hãy gặp mặt trực tiếp để nói chuyện, tránh gây những hiểu lầm không đáng có. - Trong công việc, đôi khi bạn cũng phải học cách từ chối nhận việc khéo léo nhưng không mất lòng sếp và đồng nghiệp nếu không muốn ôm đồm quá nhiều việc. Nhưng nếu công việc mà trong phạm vi những gì mà bạn làm được, đừng nên từ chối vì biết đâu nó lại là nền tảng giúp bạn thăng tiến trên con đường sự nghiệp của mình thì sao. Tóm lại cách từ chối công việc sếp giao bạn cần thêm với lý do chính đáng và thái độ ôn hòa thì chắc chắc sếp của bạn sẽ không làm khó cho bạn. Ngược lại, nếu bạn phản ứng quá gay gắt khi được giao thêm việc thì bạn đang làm mất cơ hội phát triển cho bản thân mình. Mặt khác từ cách từ chối công việc này cũng phải trải qua quá trình học tập làm việc, rèn luyện và rút ra kinh nghiệm cho bản thân lúc nào nên nhận và từ chối công việc từ sếp và đồng nghiệp.  Hãy thể hiện sự áy náy Nếu bạn không giúp được ai đó bạn hãy thể hiện sự lắng nghe và hiểu được họ đang muốn gì. Điều bạn nên làm là nói với họ là biết họ đang gặp trong tình huống khó khăn nhưng mình không thể giúp được chúc họ may mắn, thuận lợi. Làm như vậy người đối diện cảm thấy tốt hơn cách để từ chối công việc của bạn dễ dàng hơn. Mời bạn tham khảo thêm các khóa học thuyết trình giúp cho bài thuyết trình của bạn thành công 100%. Cách từ chối việc làm Thay đổi suy nghĩ  Suy nghĩ của nhiều người họ sợ sẽ bỏ lỡ cơ hội thăng tiến khi từ chối nhiệm vụ mà sếp giao cho. Ban hãy thay đổi suy nghĩ đó ngay, thật ra "từ chối" không có nghĩa là bạn không hết mình với công việc. Hãy suy nghĩ tích cực, từ bỏ những công việc không liên quan chính là cách tiết kiệm thười gian giúp bạn tập trung vào mục tiêu của mình hơn.Hiểu rõ bản thân để quyết định việc gì cần ưu tiên thực hiện sẽ là một yếu tố dẫn lối đến thành công rực rỡ về sau. Cách từ chối công việc trong những trường hợp cụ thể Dưới đây là gợi ý một vài cách để bạn có thể áp dụng để từ chối công việc cụ thể nào đó một cách lịch sự và chuyên nghiệp nhất. Cách từ chối công việc sếp giao Cách tốt nhất chính là hãy trình bày lý do khiến bạn phải từ chối và đó nên là những lý do khách quan, không cảm tính và không nên nói thẳng với sếp là bạn không còn thời gian nghỉ ngơi hoặc áp lực sẽ tăng lên. Bởi vì những ý kiến của sếp khi nói về công việc mới chính là cơ sở để bạn đưa ra những lời từ chối và đó nên là những lý do sau: - Khối lượng công việc hiện tại đã chiếm hầu hết thời gian: Bạn chỉ có thể làm một trong hai, không thể làm tất cả trong cùng lúc. Hãy khéo léo giải thích và có thể để sếp quyết định bạn sẽ thực hiện các công việc mới hay tiếp tục thực hiện công việc cũ. - Năng lực bản thân: Nếu cảm thấy bản thân mình không thể đảm nhận vì kinh nghiệm hoặc năng lực có giới hạn, hãy thừa nhận nhưng bạn cũng cần phải đưa ra giải pháp cho bản thân như khi nào sẽ làm được hoặc sẽ học hỏi từ người phụ trách về dự án này. - Kế hoạch cá nhân: Lý do này chỉ được dùng khi bạn đã có thông báo từ trước rằng mình sẽ nghỉ phép hoặc thực hiện các công việc khác trùng với khoảng thời gian phải đảm nhận công việc mới. Mọi trường hợp khác thì đều không nên sử dụng. Từ chối khéo trong công việc Cách từ chối công việc không phù hợp Bạn đừng biến mình trở thành một người kém chuyên nghiệp, khi không bày tỏ sự cảm kích vì họ đã dành thời gian để gợi ý hoặc đưa ra những lời đề nghị cho công việc với bạn. Hãy thể hiện sự biết ơn đồng thời đưa ra những lời từ chối lịch sự khéo léo. Tránh dùng những từ ngữ không phù hợp làm ảnh hưởng đến mối quan hệ của cả hai. Cách từ chối nhận việc qua điện thoại Khi gọi điện thoại, hãy cố gắng thực hiện trong thời gian rảnh. Hãy cân nhắc việc gọi điện đầu giờ làm việc hoặc vào buổi sáng, giờ ăn trưa hoặc cuối ngày làm việc. Gọi cho người đã ra quyết định gửi offer cho bạn. Bạn có thể nói chuyện trực tiếp với họ thay vì phải chuyển tin nhắn cho thư ký hoặc lễ tân. Điều này cũng làm cho thông điệp của bạn trở nên cá nhân và lịch sự hơn. Nếu vì lý do bất đắc dĩ không thể trò chuyện trực tiếp thì bạn có thể liên hệ lại sau khi có thời gian phù hợp. Cách từ chối nhận việc qua email Cách từ chối làm việc qua email sẽ giúp bạn dễ dàng kiểm soát được thái độ, câu chữ của mình sau cho chuẩn chỉnh và chuyên nghiệp nhất. Biết cách soạn mail từ chối nhận việc như một hình thức để giúp bạn không bị mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng.Bố cục của email từ chối nhận việc thường có những nội dung cơ bản như sau: tiêu đề (tên và vị trí ứng tuyển; một số doanh nghiệp sẽ yêu cầu đặt tên theo quy định); mở đầu (lời chào, giới thiệu bản thân, lý do viết email) cùng lời cảm ơn; lời từ chối; lời hứa hẹn và chào kết. Lí do chối nhận việc qua email Cách từ chối nhận việc qua tin nhắn Nếu bạn nhận được một lời mời qua tin nhắn để nhận một công việc và bạn muốn từ chối một cách lịch sự, bạn có thể làm như sau: - Cảm ơn người đã gửi tin nhắn: Bắt đầu tin nhắn của bạn bằng cách cảm ơn người gửi tin nhắn vì đã quan tâm đến bạn và gửi lời mời cho bạn. - Cho biết rằng bạn đang tìm kiếm một công việc khác: Cho người gửi tin nhắn biết rằng bạn đang tìm kiếm công việc khác hoặc đã tìm thấy một công việc phù hợp hơn. - Giải thích lý do tại sao bạn từ chối: Nếu bạn muốn, bạn có thể giải thích cụ thể lý do tại sao bạn từ chối công việc này. Ví dụ, bạn có thể nói rằng công việc này không phù hợp với mục tiêu của bạn, hoặc bạn không cảm thấy có đủ kinh nghiệm để giữ vị trí đó. - Cảm ơn một lần nữa và kết thúc tin nhắn: Kết thúc tin nhắn của bạn bằng cách cảm ơn một lần nữa người gửi tin nhắn vì đã quan tâm đến bạn và gửi lời mời. Nếu bạn muốn, bạn có thể giải thích rằng bạn rất trân trọng cơ hội và hy vọng có cơ hội hợp tác trong lần sau. Tổng kết Trên đây là một vài cách để từ chối khéo công việc để không bị mất lòng sếp và đồng nghiệp. Hy vọng những kiến thức bổ ích trong lớp học kỹ năng giao tiếp này sẽ là hành trang giúp bạn có được những kỹ năng ứng xử thông minh giúp bạn thành công hơn trong công việc và cuộc sống. Cảm ơn và chúc các bạn thành công!
12/07/2019
11644 Lượt xem
Top 8 phép lịch sự trong giao tiếp không phải ai cũng biết
Top 8 phép lịch sự trong giao tiếp không phải ai cũng biết Ngày nay, trong cuộc sống những nguyên tắc trong giao tiếp, thói quen hay cách ứng xử đúng mực... sẽ luôn gây ấn tương lịch sự trong mắt người khác. Mọi người đang dần cố gắng, hoàn thiện mình hơn với những phép lịch sự trong giao tiếp. Vậy bạn đã biết có những phép lịch sự trong giao tiếp nào chưa? Cùng Unica tìm hiểu dưới đây nhé! Lịch sự trong giao tiếp là gì? Lịch sự trong giao tiếp là khi bạn có thái độ nhã nhặn, lễ phép khi tiếp xúc hợp với quan niệm và phép tắc xã giao của xã hội. Hoặc có thể hiểu đơn giản chính là thái độ ứng xử phù hợp với văn hoá xã hội nhất định., những ngôn ngữ, cử chỉ, hành vi mà người tham gia giao tiếp sử dụng trong hoạt động giao tiếp một cách có ý thức nhằm thể hiện sự tôn trọng với đối tượng giao tiếp với mình. Khiến đối phương giao tiếp cảm thấy tốt hơn, dễ chịu hơn tạo ra sự hoà hợp giữa các đối tác và bạn trong giao tiếp.  Trong đó điều quan trọng nhất để biểu hiện của phép lịch sự trong giao tiếp là sự tôn trọng – nguyên tắc hàng đầu trong giao tiếp.  Phép lịch sự trong giao tiếp Ý nghĩa của phép lịch sự trong giao tiếp - Danh tiếng của chính mình: Cách bạn cư xử trong giao tiếp với người khác sẽ để lại ấn tượng tốt hoặc xấu đối với họ. Khi bạn cư xử lịch sự, người khác sẽ đánh giá bạn là một người trưởng thành, tinh tế, có trách nhiệm đồng thời sẽ đối đãi với bạn lại như vậy. Còn nếu bạn cư xử thô lỗ, trong mắt họ, bạn cũng chẳng đáng được đối xử một cách tử tế. Qua đó bạn có thể đánh mất nhiều cơ hội hơn trong cuộc sống, công việc vì trong mắt người khác, bạn là người thiếu lịch sự. - Bạn bè: Bạn bè là một yếu tố rất quan trọng đối với sự thành bại của một người trong cuộc sống. Người ta thường nói, gần mực thì đen, gần đèn thì rạng. Khi bản thân bạn là một người lịch sự thì các mối quan hệ của bạn, đặc biệt là bạn bè cũng sẽ đối xử với bạn như vậy và ngược lại. Có thể những người thô lỗ sẽ làm bạn được với những kẻ cục cằn nhưng sẽ chẳng có người lịch sự, nho nhã nào muốn làm bạn với một kẻ thô lỗ, khó ưa.  - Cách người khác đối xử với bạn: Bạn không thể yêu cầu người khác đối đãi tử tế, lịch thiệp với mình trong khi mình lại chính một kẻ cục cằn, thô bỉ. Cách người khác đối xử với bạn còn phụ thuộc vào chính cách bạn cư xử với họ và những người xung quanh.  Phép lịch sự trong cuộc sống 1. Phép lịch sự trong ăn uống Trong sinh hoạt hàng ngày, việc ăn uống chiếm một vai trò quan trọng. Trong giao tiếp, ăn uống là cách để người ta làm quen, trò chuyện và thậm chí là để đánh giá lẫn nhau qua các cử chỉ ăn uống. Vì thế, trong việc ăn uống bạn cần biết giữ một số trong những phép lịch sự tối thiểu khi giao tiếp sau: - Nên “Ăn trong nồi ngồi trong hướng”, khi ăn nên từ tốn, không vội vàng.  - Trong bữa ăn, người kém tuổi không được ngồi vào bàn trước người lớn, khách mời không nên ngồi vào bàn trước chủ nhà. Điều này vừa thể hiện phép lịch sự cũng là để bày tỏ sự tôn trọng của khách đến gia chủ. - Khi ăn, nên ăn tuần tự các món, không nên ăn nhiều món cùng một lúc. - Tuyệt đối không dùng đũa để gắp các món canh, súp. Bởi khi bạn ăn, đầu đũa đã được đưa vào miệng, nếu bạn dùng đũa để gắp canh thì sẽ khiến người khác cảm thấy mất vệ sinh và rất mất lịch sự và đây được coi là phép lịch sự tối thiểu mà ai cũng cần biết và lưu ý để không phạm phải. - Không nói chuyện quá nhiều trong bữa ăn, cũng không cắm cúi ăn từ đầu đến cuối bữa, tốt nhất là hãy nói một vài câu chuyện để tạo không khí vui tươi, cởi mở trong bữa ăn.   Phép lịch sự trong ăn uống Ở cuộc sống hiện nay, khi nhu cầu thưởng thức cuộc sống ngày càng cao thì việc “học ăn học nói học gói học mở” là vô cùng cần thiết và quan trọng, bạn cần học cách ăn nói lịch sự. Đặc biệt là những người làm trong lĩnh vực kinh doanh hay công việc thường xuyên phải giao tiếp. Và văn hóa bàn tiệc là yếu tố cực kỳ quan trọng với chúng ta.  2. Hãy giữ phép lịch sự khi ở nơi công cộng - Ở những nơi công cộng, bạn không nên cười lớn hay nhìn chằm chằm vào người khác. Điều này dễ khiến người khác cảm thấy khó chịu. - Không mở loa ngoài khi nghe điện thoại - Khi xem phim, nghe nhạc, chơi game, bạn nên sử dụng tai nghe hoặc điều chỉnh âm thanh nhỏ lại tránh làm phiền người bên cạnh. - Nếu bạn là người hút thuốc lá thì hãy tìm một nơi trống trải, thoáng khí để không làm ảnh hưởng đến phụ nữ, trẻ em và những người xung quanh. 3. Lịch sự trong giao tiếp và trong các mối quan hệ - Dù bạn là ai, khi bước vào phòng, bạn nên là người đầu tiên chào hỏi mọi người. - Trong khi đang trò chuyện với người khác, đừng nên đặt điện thoại lên bàn. Làm như vậy là bạn đang tỏ ra chán nản với những gì đang diễn ra và bạn sẵn sàng dừng cuộc trò chuyện vô ích này lại để kiểm tra điện thoại.  - Nếu bạn nói chuyện với người lớn tuổi hơn mình thì luôn dùng những từ như dạ vâng, vâng ạ để trả lời. Xưng hô như cháu, con,... đây là cách nói chuyện lịch sự với người lớn tuổi mà bạn cần làm khi giao tiếp với người lớn tuổi. - Nếu bạn đang đi cùng ai đó và người ấy chào một người mà bạn không quen biết thì bạn cũng nên lịch sự chào họ. Cách giao tiếp lịch sự với mọi người - Nếu bạn bị xúc phạm, thì biện pháp để giải quyết là nên mỉm cười, không nên đáp trả hoặc to tiếng với họ. - Khi đi ăn bên ngoài, nếu bạn nói “tôi mời” thì có nghĩa là bạn sẽ là người thanh toán. Trường hợp bạn nói “đi ăn đi” có nghĩa là chúng ta ai sẽ tự trả phần của người đó, nếu đó là phụ nữ thì bạn có thể đề nghị thanh toán cả phần của cô ấy. - Nên chú ý đến đôi giày của mình, giữ chúng trong tình trạng luôn sạch sẽ sáng bóng. - Sử dụng nước hoa vừa phải, tránh để người đối diện bị “choáng” vì hương thơm quá nồng từ bạn. 4. Phép lịch khi sử dụng điện thoại  Điện thoại hiện đang là một công cụ hỗ trợ giao tiếp quan trọng trong thời đại công nghệ số. Vì vậy, khi bạn sử dụng điện thoại có thể gây khó chịu cho người ở đầu dây bên kia nếu như chúng ta không lưu ý một số vấn đề sau:  - Nếu bạn là người gọi, hãy chủ động xưng tên với đầu dây bên kia ngay sau khi họ nhấc máy.  - Nếu thấy có số điện thoại lạ được gọi đến lần đầu thì trước tiên bạn nên xác định xem người đó có gọi đúng mình hay không và ngược lại. - Nếu ai đó gọi cho bạn một cách thô lỗ, bạn không nên trả lời. Hãy là tấm gương về việc hành xử lịch sự. Không nói chuyện điện thoại to nơi công cộng - Nếu có một cuộc gọi nhỡ, hãy lịch sự nhắn tin lại khi bạn chưa có thể gọi lại đây chính là phép lịch sự khi giao tiếp qua tin nhắn. 5. Lựa chọn trang phục phù hợp - Lựa chọn trang phục trong giao tiếp cũng là tôn trọng người khác và cũng là tôn trọng chính bản thân mình.  - Cách ăn mặc lịch sự cũng góp phần không nhỏ vào thành công của việc giao tiếp. Hãy đảm bảo bạn luôn gọn hàng, lịch sự. Có thể bạn chưa biết lựa chọn trang phục trong thuyết trình cũng là cách thể hiện bạn đang tôn trọng buổi thuyết trình này cũng như những người tham dự. Để có được bài thuyết trình ấn tượng và thành công nhất mời bạn tham khảo khoá học kỹ năng thuyết trình online các chuyên gia sẽ giúp cho bạn trở lên tự tin và thuyết trình một cách trôi chảy nhất. 6. Biết lắng nghe, trò chuyện rõ ràng, đủ ý -  Để thực hiện được điều này, bắt buộc người giao tiếp phải có tài quan sát đối phương mà mình đang giao tiếp. Vừa giao tiếp vừa quan sát thái độ của người nghe nếu người nghe không chú ý, ngáp dài... thì bạn hãy nhanh chóng dừng hoặc chuyển sang câu chuyện khác. - Để cho cuộc giao tiếp hứng thú với đối phương bạn nên đặt câu hỏi để cuộc nói chuyện không nhàm chán, có sự lắng nghe, tương tác đôi bên. 7. Khoảng cách khi giao tiếp - Giữ một khoảng cách vừa phải khi giao tiếp, tránh ngó nghiêng xung quang, tập trung vào người đang giao tiếp với bạn  Giữ khoảng cách đúng mực khi giao tiếp - Trong trường hợp nói chuyện đông người bạn không nên thì thầm to nhỏ vào tai người bên canh hay viết giấy nhớ gửi cho họ, đó thể hiện phép thiếu lịch sự trong giao tiếp. Bên cạnh đó thì cách bắt tay trong giao tiếp cũng là điều bạn cần quan tâm đứng bắt tay với khoảng cách vừa phải. 8. Phép lịch sự tôn trọng quyền riêng tư - Phép lịch sự nơi công cộng đó là khi bạn sử dụng điện thoại, laptop cá nhân của người khác đừng nên xem những thông tin hay thư mục cá nhân của họ khi chưa được sự cho phép - Hãy tôn trọng quyền riêng tư cá nhân của mỗi người, đây là cách thiếu khiếm nhã trong giao tiếp chúng ta cần tránh. Những phép lịch sự tối thiểu khi giao tiếp Trong giao tiếp hằng ngày bạn cần phải nắm được những quy tắc cũng như phép lịch sự của người việt nam tối thiểu để trở thành một biết cách ứng xử với mọi người xung quanh. - Sử dụng các từ ngữ lịch sự và tôn trọng đối phương. - Đặt tay và chào hỏi khi gặp mọi người. - Biết lắng nghe và trả lời một cách lịch sự. - Tôn trọng thời gian của người khác và không làm gián đoạn hoặc làm phiền khi họ đang bận rộn. - Không sử dụng từ ngữ thô tục, xúc phạm hoặc phê bình người khác. - Biết gửi lời cảm ơn và chào tạm biệt khi kết thúc cuộc trò chuyện. - Đối xử tình cảm và lịch sự với người khác bao gồm đồng nghiệp, đối tác, khách hàng, gia đình và bạn bè. - Biết giữ bí mật và không tiết lộ thông tin riêng tư của đối phương. - Biết tránh sử dụng các chủ đề nhạy cảm hoặc không phù hợp trong cuộc trò chuyện. Các phép lịch sự trong giao tiếp Cách nói chuyện lịch sự với người lớn Trong quá trình nói chuyện với người lớn thì bạn cần chú ý câu nói để tránh thiếu lịch sự và tôn trọng họ. Cụ thể gợi ý một vài cách nói chuyện lịch sự như sau: Bắt chuyện khéo léo Vì sự chênh lệch về tuổi tác cho nên giữa 2 đối tượng sẽ ít nói chuyện cùng nhau. Đặc biệt các bạn trẻ cũng sẽ ngại khi phải tiếp xúc trò chuyện cùng người lớn. Cho nên nắm được cách nói chuyện khéo léo, lịch sự sẽ ghi được điểm trong mắt những người lớn tuổi khiến họ thoải mái và đánh giá cao khả năng giao tiếp của bạn hơn. Đầu tiên về thái độ phải tôn trọng và lắng nghe lời người lớn nói. Chú ý câu nói lịch sự đầy đủ với một phong cách từ tốn nhẹ nhàng. Quan trọng là sự chân thành sẽ chính là điểm cộng trong mắt người lớn tuổi đấy. Nói chuyện gì với người lớn tuổi? Vấn đề nhiều người gặp phải là không biết nói về câu chuyện, chủ đề nào phù hợp mà khiến cả hai có thể nói chuyện một cách thoải mái mà không bị coi là thiếu lịch sự. Bạn cần tìm hiểu xem đối phương yêu thích hay có hứng thú với những chủ đề như nào để dần khai thác và cùng nhau bàn luận về vấn đề đó. Thông thường người lớn sẽ thích nói đến những chuyện trong quá khứ, thời họ còn trẻ cho nên bạn cũng có thể khơi gợi câu chuyện như vậy. Những cách nói chuyện với người lớn Sử dụng ngôn ngữ hình thể Ngoài việc dùng lời nói nhã nhặn, lịch sự thì ngôn ngữ cơ thể cũng đóng vai trò quan trọng giúp nâng cao hiệu quả của cuộc trò chuyện. Đặc biệt nó sẽ giúp bạn thể hiện những điều mà mình nói tốt hơn trong trường hợp bạn bị bí từ hoặc khó có thể diễn đạt bằng lời nói. Thông qua ánh mắt, cử chỉ tay chân, thế đứng cũng góp phần làm cho câu chuyện trở nên sinh động thu hút đối phương hơn. Chú ý hãy hướng về phía người nói và hành động cửa chỉ khiêm tốn, lịch sự nhẹ nhàng bạn nhé. Tổng kết Trên đây Unica đã tổng hợp những câu nói lịch sự trong giao tiếp mà bạn cần biết. Tất cả những kiến thức đều có trong khóa học kỹ năng giao tiếp ứng xử bởi kỹ năng giao tiếp đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong công việc cũng như cuộc sống mà bất kỳ ai cũng cần phải học. Chúc các bạn thành công!
12/07/2019
14996 Lượt xem
Đột phá tư duy với bí quyết sử dụng cân bằng 2 bán cầu não
Đột phá tư duy với bí quyết sử dụng cân bằng 2 bán cầu não Thực tế cho thấy, có nhiều người mang khả năng vượt trội về tư duy toán học nhưng không thể hát đúng giai điệu của một bài hát và ngược lại. Đây là vấn đề xảy ra do cơ chế hoạt động của 2 bán cầu não. Vậy bán cầu não trái và bán cầu não phải chịu trách nhiệm tư duy như thế nào? nguyên tắc 2 bán cầu não là gì? chức năng của 2 bán cầu não? Và đâu là cách để sử dụng 2 bán cầu não? Cùng Unica tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé! Vai trò của 2 bán cầu não Bán cầu não trái Bán cầu não trái mang tính quyết định về khả năng tư duy, phân tích và suy luận logic. Những người có khuynh hướng sử dụng thiên về bán cầu não trái sẽ nổi trội hơn người khác trong các lĩnh vực toán học, kỹ thuật và khả năng ngôn ngữ.  Đề cao tính logic và phân tích kỹ càng giúp họ luôn đưa ra quyết định một cách chính xác, có hệ thống và khả năng tiếp cận vấn đề một cách nhanh chóng. Đặc biệt, những người phát triển bán cầu não trái luôn tự mình đặt ra các quy định, quy luật và thực hiện mọi việc theo quy trình đúng chuẩn nhất. Đồng thời, bán cầu não trái là đơn vị chịu trách nhiệm xử lý thông tin từ các giác quan và giúp con người đưa ra lời giải phù hợp nhất. Cùng với đó khả năng phát triển ngôn ngữ, giao tiếp và ứng xử xã hội cũng là vai trò không thể bỏ qua của bán cầu não trái. Những người có bán cầu não trái phát triển nổi bật thường có suy nghĩ rất chín chắn và lý tính, họ ít khi để cảm xúc “chen chân” vào quá trình ra quyết định của mình. Vì vậy, cách phát triển não trái cho người lớn phát triển nghề nghiệp sẽ thường là các nhà toán học, nhà khoa học, kỹ sư hoặc nhà phê bình,... Mỗi bán cầu não giúp phát triển một kỹ năng riêng biệt Bán cầu não phải Những người làm nghệ thuật thường được “ví von” là “người dùng não phải” bởi khả năng cảm thụ âm nhạc và khuynh hướng nghệ thuật nổi bật trong họ. Có thể nói, bán cầu não phải là đơn vị chịu trách nhiệm về khả năng cảm nhận, cảm thụ và ghi nhớ các thông tin qua thị giác.  Vậy nên cách phát triển não phải cho người lớn thường họ sẽ có khả năng nắm bắt và ghi nhớ đặc biệt với các hình ảnh, âm thanh và khả năng nhận định tình huống. Điều này giúp chúng ta có thể linh hoạt trong các tình huống và phát triển khả năng giao tiếp.  Họ thường bị chi phối khá nhiều bởi cảm xúc và rất khó để dự đoán những hành động của họ. Vì vậy, người có khuynh hướng phát triển thiên về bán cầu não phải thường khá hòa đồng và tốt với mọi người. Điểm nổi bật ở những người này là tư duy tích cực, họ thường có thể giữ bình tĩnh và khá bình thản trước các khó khăn. Trong công việc, họ thường khá cảm tính và ít khi quan tâm đến vấn đề quy trình hay tiến độ. Đề cao cách làm việc dựa trên suy nghĩ cá nhân của mình, tùy hứng thay vì làm việc theo mô típ có sẵn. Đặc biệt, họ là đối tượng có óc sáng tạo và khả năng thẩm mỹ, nghệ thuật rất cao. Vì vậy, họ thường rất giỏi trong các lĩnh vực âm nhạc, mỹ thuật hay thể thao. Đồng thời, những người này thường có khuynh hướng tò mò và họ khá quan tâm đến các vấn đề tâm linh bí ẩn. Điều này giúp bạn biết cách nhớ lâu nhớ nhanh hiệu quả hơn hết. Đâu là cách cân bằng 2 bán cầu não? Thực tế cho thấy, trẻ em Việt Nam thường được “uốn nắn” để sử dụng tay phải để viết thay vì tay thuận của bé. Đồng thời, các môn học tại trường học hay nhu cầu của các bậc phụ huynh thường đòi hỏi khả năng sử dụng vượt trội bán cầu não trái thay vì rèn luyện tính cân bằng của 2 bán cầu não. Đó là lý do mà trẻ thường được đánh giá khả năng theo tiêu chuẩn chung của xã hội thay vì khả năng và tiềm năng của bản thân. Điều này khiến trẻ bị kìm hãm phát triển và không thể vượt qua vỏ bọc đã được dựng nên bởi tư duy của các bậc phụ huynh. Duy trì khuynh hướng giáo dục này sẽ khiến khả năng tư duy bán cầu não phải bị mai một và dần mất đi, khiến trẻ không thể phát triển đều, đúng hướng và mang tính phụ thuộc, kìm hãm khả năng sáng tạo, tư duy linh động của mình. Đối với trẻ, hãy bắt đầu với sở thích và tiềm năng của trẻ, từ đó phát huy và khuyến khích trẻ nâng cao khả năng của mình thay vì tư tưởng “dạy cá trèo cây”. Đồng thời, rèn luyện trí tưởng tượng ở trẻ và phát triển người thuận cả 2 bán cầu não có khả năng và cân bằng tư duy. Sử dụng cân bằng 2 bán cầu não giúp phát triển kỹ năng toàn diện Nghiên cứu đã chứng minh, sự phát triển của não bộ có liên quan mật thiết đến các chuyển động của cánh tay. Đó là lý do mà chúng ta thường được các chuyên gia gợi ý về việc sử dụng đều cả 2 cánh tay thay vì sử dụng thường xuyên cách tay thuận của mình. Việc sử dụng cánh tay không thuận sẽ giúp liên kết các nơ ron thần kinh, kích thích bộ não và nâng cao khả năng tư duy. Vì vậy, hãy bắt đầu từ những chuyển động nhỏ nhất hay những hoạt động nhẹ nhàng, đơn giản mà bạn vẫn thường làm như đóng, mở cửa bằng tay không thuận. Theo thời gian, điều này sẽ giúp cho đôi tay của bạn trở nên linh hoạt hơn cũng như cải thiện tốt nhất tư duy của bộ não. Ban có thể tham khảo thêm khoá học dạy con thành tài của Nguyễn Phùng Phong. ⦁    Luyện đánh máy bằng 10 ngón. ⦁    Tập chơi đàn. ⦁    Sử dụng tay không thuận để đánh răng, viết. ⦁    Luyện cách sử dụng bàn tính bằng 2 tay. Để phát triển não bộ toàn diện hơn thì bạn cần vận dụng đúng tư duy một cách hiệu quả, bạn chắc chắn sẽ thay đổi được tư duy và có những đột phá tuyệt vời trong tương lai. Việc tư duy cân bằng 2 bán cầu não không chỉ giúp phát triển khả năng logic, tính toán và sắp xếp công việc mà còn là cơ sở giúp bạn thành công trong cuộc sống. Những người sử dụng cân bằng 2 bán cầu não thường rất giỏi giao tiếp cùng khả năng tư duy, nắm bắt tâm lý người đối diện và có nhân cách tốt. Giải mã tính cách qua sinh trắc vân tay được xem là phương pháp hàng đầu giúp bạn hiểu rõ về cách hoạt động của 2 bán cầu não, khám phá tiềm năng và tính cách của bản thân. Từ đó, tìm ra giải pháp phát triển cân bằng, hoàn thiện bản thân với những đánh giá mang tính khoa học qua phương pháp sinh trắc học vân tay.  Để tìm hiểu thêm nhiều kỹ năng và cách vận dụng siêu trí nhớ vào trong công việc và học tập, mời bạn đọc tham khảo khoá học siêu trí nhớ, các giảng viên sẽ hướng dẫn cho bạn những kiến thức từ cơ bản đến nâng cao là nền tảng cho sự phát triển sau này. Chúc bạn thành công!
11/07/2019
12922 Lượt xem
Hướng dẫn lựa chọn ngành nghề phù hợp với tính cách
Hướng dẫn lựa chọn ngành nghề phù hợp với tính cách Lựa chọn một công việc mà mình sẽ gắn bó cả đời chưa bao giờ là điều dễ dàng, đặc biệt là với đứa trẻ VÔ CÙNG hướng nội như tôi. Có một câu hỏi luôn thường trực trong đầu và có thể khiến tôi “nhói lòng” bất kỳ lúc nào đó là “Rốt cuộc thì đam mê của mình là gì?”. Thực chất tôi cũng chẳng thể hiểu rõ đam mê được định nghĩa như thế nào, chỉ biết rằng, hàng tỷ người đang chạy hết sức để chinh phục được đam mê và ước mơ của mình. Còn với tôi, một đứa trẻ đến đam mê cũng không có thì việc lựa chọn ngành nghề phù hợp với tính cách và khả năng đã là một điều không hề đơn giản! Tôi 22 tuổi - một đứa trẻ bất định hướng, à không là suốt từ những năm cấp 1, cấp 2, cấp 3 hay thậm chí là thời kỳ đại học đầy thử thách cũng chẳng thể khiến tôi tìm ra được thứ mà mình yêu thích hay khát khao hướng đến. Có đôi khi tôi chợt nghĩ thế này, tại sao mọi người lại luôn nói đến đam mê? Tại sao mọi người lại có thể tìm ra ước mơ của mình? Phải chăng mình là người duy nhất trên thế giới này không hề có lấy một ước mơ?  Từ nhỏ đến lớn tôi có thể nhận định mình mà một đứa trẻ mà mọi người thường nói là “bình bình” nghĩa là chẳng có gì nổi trội cũng chẳng quá kém cỏi (theo tiêu chuẩn của các bậc phụ huynh hiện hành), không phá phách và cũng chẳng quá ngoan hiền. Đơn giản là tôi chẳng mấy quan tâm đến việc của người khác hay cũng chẳng tìm được lý do để thể hiện bản thân. À khoan, tôi đâu có gì để thể hiện cho thế giới này thấy đâu nhỉ.  Cuộc sống cứ thế trôi đi “bình bình” như vậy trong suốt từng ấy năm, đến nỗi tôi cũng tự thấy chán mình. Không phải là chưa từng có suy nghĩ sẽ thay đổi bản thân chỉ là lại tự đặt ra hàng ngàn câu hỏi “làm thế nào” khi ngay cả tôi cũng chẳng thể hiểu chính mình thì đâu là điều mà tôi cần thay đổi? Và rồi đâu lại vào đó, cuộc sống không định hướng đó lại tiếp tục trôi đi “bình bình” mà không có trở ngại nào đủ để khiến tôi thức tỉnh. Nhưng tin tôi đi, khi bạn đã đủ tự tin để sống trong cái vỏ bọc này suốt cả cuộc đời thì tự nhiên, cuộc đời sẽ tìm đến và cho bạn một cú vả đầy đau đớn. Vì sao? Thời điểm mà bạn bị so sánh và biết tự so sánh đã đến rồi. Rốt cuộc thì đam mê của mình là gì? Đôi khi, xã hội luôn tự đặt ra những chuẩn mực và khiến mọi người phải lao đao vì chúng và thường bắt đầu bằng câu nói “Nghe nói…”. Có một sự thật rằng, thông thường những câu nói như thế này đến hơn nửa là vấn đề “hình như” nhưng lại có sức nặng rất lớn đối với người nghe. Ví dụ thế này: “Nghe nói cái A vừa tốt nghiệp đã vào làm công ty nước ngoài, lương tiền đô cả đấy, giỏi nhỉ!?” không kèm theo cái liếc mắt thăm dò thì hơi phí, cũng hơi nhột nhột. Hoặc thế này: “Thằng M nó bỏ làm kỹ sư để về làm trang trại đấy, bố mẹ nó chửi lắm nhưng nó bảo nó thích, nó sẽ chịu trách nhiệm. Mà trông khổ khổ thế chứ bác thấy ngày nào nó cũng cười như nó sắp giàu ấy, cái thằng khó hiểu thực sự”, đến đây thì nhột hẳn. Tôi rất ngưỡng mộ những đứa như M, vì nó hiểu nó muốn cái gì và nó cần làm gì để đạt được cái mà nó muốn. Thực chất, có ước mơ và có can đảm theo đuổi đã là một dạng tài năng mà không phải ai cũng có được.  Chuyện này khiến tâm trạng của tôi luôn trùng xuống mỗi khi nghĩ đến, nhưng nó cũng chưa đủ khiến tôi cảm thấy mình cần nghiêm túc nhìn lại chính mình. Thời điểm này, công ty tôi làm việc có liên kết với một chuyên gia về sinh trắc vân tay, chúng tôi được yêu cầu đánh giá vân tay để xác định điểm mạnh, yếu và vấn đề của bản thân để phục vụ công việc. Thực tế mà nói, tôi không quá hy vọng vào công nghệ này bởi suy nghĩ cho rằng “mình còn chả hiểu mình nữa là máy móc” nhưng rồi thì vẫn phải làm vì đó là yêu cầu công việc. Sau đó thì tôi quên bẵng đi sự kiện này và tiếp tục cuộc sống nhàm chán, yên bình như 23 năm qua.  Nỗ lực là cái giá duy nhất phải trả cho việc theo đuổi ước mơ Lại tiếp tục là một cú vả trực diện khi nhận kết quả đánh giá sau đó không lâu. Tôi cảm thấy như chính bản thân mình đang bị người khác bóc mẽ vậy. Không thể phủ nhận rằng nó giúp tôi hiểu bản thân mình hơn và nhận ra nhiều tính cách tiềm ẩn mà mình chưa từng biết đến. Nhưng điều khiến tôi ngạc nhiên hơn cả là những kỹ năng từ bé mà tôi đã cố chôn dấu đi vì nó chẳng mang lại điều gì cho bản thân mình khi trưởng thành. Mình là người như thế nào? Điểm mạnh của mình là gì? Mình cần phải làm gì để phát triển hơn? Làm sao để tìm ra đam mê của chính mình? Không phải tất cả nhưng phương pháp này giúp tôi hiểu được bước đi mà mình cần có.  Tất nhiên, 1 bản đánh giá không thể khiến tôi hiểu hết về mình, nên quyết tâm tìm hiểu về nó nhiều hơn với mục đích cuối cùng là tìm ra ước mơ mà mình đang tìm kiếm. Đó là lý do khiến tôi "nảy sinh" hứng thú với môn khoa học đặc biệt - Sinh trắc vân tay. Nó giúp tôi hiểu rõ về các chủng vân tay, về tính cách của chính mình và đặc biệt là giúp tôi có định hướng tốt nhất cho công việc của mình. Nói một cách dễ hiểu, bạn hoàn toàn có thể thực hiện các bài trắc nghiệm như DISC hay MBTI để đánh giá về độ phù hợp và tiềm năng phát triển của mình, từ đó trau dồi và hoàn thiện bản thân, từng bước đạt được mục tiêu mà mình đặt ra. Nói đến đây bạn có thể sẽ nghĩ rằng tôi đã tìm được con đường mà mình muốn đi, nhưng đâu mà dễ thế, tôi vẫn đang trên đường đi tìm thứ mà mình thực sự đam mê. Nhưng bạn biết không, tôi đã biết cách sống một cách có ý nghĩa hơn, đặt mục tiêu hoàn thiện bản thân và từng bước chinh phục mục tiêu đó. Nhờ sinh trắc vân tay tôi có thể hiểu được thế mạnh và hạn chế của mình, ngày ngày trau dồi và cải thiện các kỹ năng, chẳng còn tâm trí để tự so sánh mình với mọi người nữa. Có người từng nói “Thành công không phải là đích đến, mà là một cuộc hành trình”, đừng sợ hãi nếu bạn đang đi chậm hơn mọi người, chỉ cần đừng dừng lại thì mọi chuyện sẽ ổn cả thôi. Ước mơ mỗi người đều không giống nhau, có người mong được sống một cuộc sống bình yên, gia đình yên ấm, công việc ổn định hay cũng có người ước mơ trở thành người có tầm ảnh hưởng lớn. Ước mơ chưa bao giờ là thứ được đem ra đánh giá, vậy nên nếu chưa tìm được ước mơ của mình thì cứ bình tĩnh trau dồi bản thân, hứng thú với cái gì thì tìm hiểu cái đấy để đến lúc ước mơ chợt đến khỏi bỡ ngỡ. Vì sao nên chọn ngành nghề phù hợp với tính cách - Thực trạng hiện nay rất nhiều sinh viên rơi vào tình trang học xong 4 năm đại học khi ra trường không biết mình hợp với công việc gì? nên làm nghề gì trong tương lai.  - Nghề nghiệp là thứ sẽ đi theo bạn cả cuộc đời, nếu chọn sai bạn sẽ cảm thấy chán nản mất phương hướng và tốn rất nhiều thời gian để định hướng lại bản thân.  - Vậy nên trước khi quyết định theo một ngành nghề bạn cho là phù hợp với mình bạn nên bỏ thời gian ra xác định lại bản thân. Có sở thích gì, tính cách của mình hướng nội hay hướng ngoại... hay nhu cầu thực tại của thị trường tuyển dụng hiện nay như vị trí quản lý phát triển kinh doanh (Business Development Manager). - Đối với các phụ huynh, học sinh nên liệt kê danh sách các trường, những ngành nghề đào tạp rồi lựa chọn. Lưu ý cần dựa theo năng lực học tập, khả năng nhận biết tiếp thu của con. Bạn cũng nên xem xét thực tế ngành nghề đó đang phát triển hay không... Khi đã có cái nhìn tổng quan về các ngành nghề mà mình định lựa chọn thì bạn sẽ có được những quyết định đúng đắn và biết được mình phải làm gì, học gì khi chọn ngành nghề đó. Các bước chọn ngành nghề phù hợp với tính cách Bước 1: Bỏ thời gian để nghiên cứu lựa chọn ngành nghề - Lựa chọn được ngành nghề phù hợp với mình đóng vai trò rất quan trọng, có một công việc để nuôi sống bản thân, gia đình và đóng góp cho cộng đồng và xã hội, thỏa mái sáng tạo trong công việc... - Nếu bạn chọn lựa một công việc không phù hợp với mình bạn sẽ cảm thấy chán nản, không có động lực để phát triển, lãng phí thời gian, tiền bạc, công sức. Vì vậy việc lựa chọn được ngành nghề phù hợp là cực kỳ quan trọng Bước 2: Loại bỏ những sai lầm khi chọn nghề. - Đối với cha mẹ khi lựa chọn nghề cho con không nên áp đặt con phải học cái này phải học cái kia, phụ huynh chỉ nên tham vấn định hướng cho con. Bởi mỗi người có một sở thích ngành nghề riêng.  - Bạn không nên chọn ngành nghề theo phong chào, theo mác, nhãn mà không biết nó có thực sự phù hợp với mình hay không, chọn nghề theo máy rủi, chọn nghề không đúng với tính cách, sở thích của bản thân, chọn không quan tâm tới điều kiện gia đình và nhu cầu của xã hội đó chính là sự lựa chọn sai bạn nên chú ý. Bước 3: Xác định mình phù hợp với ngành nghề nào. - Ở bước này bạn nên dựa theo năng lực, sở thích, quan điểm, nguyên tắc sống của bạn... các trắc nghiệm sẽ đưa ra những tư vấn và dự đoán về nghề nghiệp hoặc nhóm ngành nghề phù hợp với bạn - Bạn hãy tận dụng các cơ hội để làm một số công việc liên quan tới nghề mình lựa chọn để khám phá năng lực, sở thích, tính cách bản thân mình có phù hợp với nghề đó hay không. Bạn hãy thử dựa vào INTJ nghề nghiệp hợp với nhóm tính cách nào Bước 4: Xây dựng mục tiêu nghề nghiệp - Khi đã lựa chọn được ngành nghề phù hợp bạn nên đặt ra mục tiêu và kế hoạch cụ thể mà bạn sẽ đạt được trong thời gian tới.  Bước 5: Tìm hiểu thông tin chi tiết về ngành nghề mình đã chọn - Bạn cần tìm hiểu kỹ càng những thông tin về ngành nghề mình đã chọn như. - Tên nghề mục tiêu đào tạo và nội dung đào tạo của nghề. - Nhu cầu của thị trường đối với ngành nghề đó. - Những kỹ năng cần có để tham gia lao động trong nghề. - Đánh giá hướng phát triển của ngành nghề bạn muốn theo đuổi. - Học phí, thời gian đào tạo, bằng cấp. - Năng lực bản thân Xác đinh năng lực học tập Một trong những điểm mấu chốt chọn ngành nghề phù hợp là tùy thuộc vào năng lực học tập của bạn.  Trên đây là những các bước lựa chọn ngành nghề phù hợp với tính cách bạn nên biết. Lựa chọn được ngành nghề phù hợp với bản thân sẽ giúp cho bạn thoải mái tự tin sáng tạo trong công việc và có sự đam mê với nghề mà mình chọn. Còn rất nhiều khoá học kỹ năng mềm online được các chuyên gia hàng đầu các lĩnh vực giảng dạy tại Unica đang được nhiều người theo dõi. Chúc các bạn lựa chọn thành công.
11/07/2019
2225 Lượt xem
INFJ là gì? Đặc điểm tính cách của nhóm tính cách INFJ
INFJ là gì? Đặc điểm tính cách của nhóm tính cách INFJ MBTI là phương pháp định tính cách thông qua một hệ thống câu hỏi trắc nghiệm. Mỗi cá nhân sẽ được phân loại nhóm tính cách một cách chính xác dựa trên 50 câu trả lời và INFJ là một trong những loại tính cách đặc biệt được đánh giá thông qua bài kiểm tra này. Vậy INFJ là gì? nhóm tính cách này có những đặc điểm gì và làm thế nào để định hướng nghề nghiệp tốt nhất cho những người thuộc nhóm tính cách này? Cách quản trị nhân sự nhóm người có tính cách này sao cho hiệu quả nhất? Cùng Unica tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé! 1. Nhóm tính cách INFJ là gì? INFJ (The Counselors) là một trong những loại hình tính cách được đánh giá qua bài trắc nghiệm MBTI. Nhóm tính cách này được xét vào nhóm Idealist nghĩa là thiên hướng trở thành Nhà lý tưởng bởi hộ có khả năng thiên bẩm về việc đưa ra các hướng dẫn. Đặc biệt, đây là nhóm tính cách được đánh giá là hiếm nhất trên thế giới khi chỉ chiếm 1-3% dân số. INFJ hợp với nhóm tính cách nào? Một INFJ được cấu thành bởi 4 dạng tính cách: ⦁    Introversion: Khái niệm này dành cho những người hướng nội, họ thường có xu hướng sống trong thế giới của riêng mình và lảng tránh các mối quan hệ xã hội. ⦁    iNtuition: Đây là từ dùng cho những người thiên về sử dụng trực giác thay vì hành động, suy nghĩ dựa trên thực tế. Đồng thời, những người thuộc kiểu tính cách INFJ này thường quan sát và suy nghĩ mọi việc một cách bao quát. ⦁    Feeling: Cảm tính là từ chính xác nhất dành cho những người thuộc kiểu tính cách này, họ thường đưa ra quyết định dựa trên cảm nhận và cảm xúc hiện tại của họ thay vì tính logic và khách quan. ⦁    Judgement: Nguyên tắc và lên kế hoạch rõ ràng để đạt được mục tiêu đã đề ra thay vì “đi đến đâu biết đến đấy”. INFJ là gì? INFJ là nhóm tính cách được biết đến với sự tận tâm trong cả cuộc sống lẫn công việc. Họ luôn có định hướng và kế hoạch rõ ràng khi xác định mục tiêu cần hướng đến. Họ có xu hướng coi các thử thách là cơ hội để phát triển bản thân và nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện nhất.  Một trong những tính cách đặc trưng của người thuộc nhóm INFJ là hướng nội nhưng sâu thẳm trong họ có một chút đối lập, nghĩa là họ vẫn có thể cố gắng hòa nhập trong những tình huống cần thiết thay vì lảng tránh nó hoàn toàn. Chính vì vậy, người thuộc nhóm tính cách này luôn có thể hợp tác và hóa giải những khác biệt với người khác.  Nhìn chung, nhóm tính cách INFJ là những người sống khá nội tâm nhưng đồng thời cũng cởi mở trong từng trường hợp. Đặc biệt, họ luôn quan tâm và cảm thông với người khác, điều này khiến họ luôn được mọi người yêu mến và rất thích hợp để trở thành những người tạo động lực hay chia sẻ cảm xúc với người khác. Nếu MBTI là hệ thống câu hỏi giúp bạn định hướng nghề nghiệp một cách chính xác nhất thì DISC được xem là một trong những phương pháp tuyệt vời giúp hiểu rõ bản thân và xác định nhóm tính cách thông qua các tình huống thực tế hoặc một bài trắc nghiệm cụ thể. Bài tập này có thể giúp bạn định hình rõ mình thuộc nhóm tính cách nào, thế mạnh và hạn chế của bạn là gì, hay bạn cần trau dồi những kỹ năng gì để hoàn thiện bản thân. Một gợi ý cho bạn về 5W1H trong kinh doanh hiệu quả. 2. Phân loại nhóm tính cách INTFJ - Nhóm tính cách Artisan (SP) - nghệ sĩ: ISFP (Composer), ISTP (Crafter), ESFP (Performer), ESTP (Promoter); - Nhóm tính cách Guardian (SJ) - bảo hộ: ISTJ (Inspector), ISFJ (Protector), ESFJ (Provider), ESTJ (Supervisor); - Nhóm tính cách Idealist (NF) - Người lý tưởng hoá - người duy tâm: ENFP (Champion), INFJ (Counselor), INFP (Healer), ENFJ (Teacher); - Nhóm tính cách Rational (NT) - lý trí: INTP (Architect), ENTJ (Fieldmarshal), ENTP (Inventor), INTJ (Mastermind). 3. Đặc điểm của tính cách INFJ Những người thuộc nhóm INFJ có những đặc điểm nổi bật trong tính cách đó là nội tâm và nhạy cảm, tập trung, sáng tạo, tận tụy và cũng rất cảm xúc. Từng đặc điểm sẽ được chúng tôi liệt kê chi tiết ở bên dưới đây: Nội tâm và nhạy cảm Người thuộc nhóm INFJ thường là người sống nội tâm, họ thích dành thời gian một mình hơn là với nhóm bạn. Họ yêu thích sự yên tĩnh, thích những chỗ riêng tư vì đây chính là không gian lý tưởng giúp họ sạc lại năng lượng sau những ngày dài mệt mỏi.  Nhóm người INFJ thường nhạy cảm, một số người sẽ nói rằng họ mang tâm hồn của một nghệ sĩ nhưng một số khác lại cho rằng họ sống cảm xúc quá và điều đó thường không tốt. Tuy nhiên, những người thuộc nhóm tính cách INFJ lại có cuộc sống sôi nổi vì đời sống nội tâm của họ rất phong phú.  Tập trung vào trải nghiệm cảm xúc Vì là người nội tâm và nhạy cảm nên những cô nàng và anh chàng thuộc nhóm INFJ thường thích dành nhiều thời gian trải nghiệm cảm xúc. Những cung bậc cảm xúc đó có thể tới từ một cuốn sách hay bạn đọc, một cuộc nói chuyện với những người bạn thân thiết hoặc đó có thể là một thứ cảm xúc tới từ một cuốn phim bạn vừa xem.   Sáng tạo và tận tụy Những bạn thuộc nhóm INFJ thường là những người sáng tạo, họ luôn tìm cách giúp công việc và cả cuộc sống thêm thú vị nhờ những ý tưởng độc đáo của bản thân. Không chỉ là người thích sáng tạo, người thuộc nhóm INFJ còn là một người tận tụy. Nếu bạn đang có những nhân viên thuộc nhóm INFJ thì xin chúc mừng vì đây là những người có trách nhiệm với công việc. Khi giao việc cho những người này, bạn không cần lo họ sẽ không hoàn thành hoặc làm sai công việc được giao. 4. Điểm mạnh và điểm yếu của nhóm tính cách INFJ với sự nghiệp Điểm mạnh ⦁    Những người thuộc nhóm tính cách này thường rất chăm chỉ và luôn làm hết sức mình để hướng tới mục tiêu đã đề ra.  ⦁    Đặc biệt, họ là một trong những yếu tố không thể bỏ qua để phát triển đội nhóm bởi tính cá nhân không tồn tại ở nhóm tính cách này. Họ luôn đặt lợi ích của chung lên trước thay vì lợi ích cá nhân của mình.  ⦁    Quyết đoán được xem là một trong những tính cách nổi bật của nhóm này. Họ luôn có những ý tưởng đột phá nhưng không hề vội vàng, luôn có một kế hoạch kỹ càng cho những quyết định mà họ đưa ra. ⦁    Nếu bạn đang tìm kiếm một nhóm tính cách nổi trội về khả năng sáng tạo thì INFJ là những người mà bạn không thể bỏ qua. Họ có một trí tưởng tượng khá phong phú, đó là lý do họ có thể trở thành những người quân sư tuyệt vời giúp người khác giải quyết các vấn đề. ⦁    Những người mang nhóm tính cách INFJ rất dễ đồng cảm với người khác, kết hợp với khả năng sử dụng ngôn từ và tính thuyết phục, họ có thể trở thành những người truyền cảm hứng và chuyên gia tâm lý rất thành công. Quân sư - ngành phù hợp nhất với nhóm tính cách INFJ Điểm yếu ⦁    Những người thuộc nhóm này thường rất khó để mở lòng với người khác, họ có xu hướng không tin tưởng mọi người ngay cả khi đó là những người gần gũi với họ. ⦁    Họ là những người rất dễ bị tổn thương bởi họ muốn những mối quan hệ hay một môi trường thân thiện thay vì việc phải nghe những lời phê bình và tình huống tranh cãi. ⦁    Một quy trình, một mục tiêu là cái mà họ hướng đến thay vì việc bị ép buộc phải làm những việc không liên quan đến mục tiêu đặt ra. Họ có xu hướng hời hợt và cảm thấy bị ép buộc khi thực hiện các công việc “không tên” này. 5. Tại sao INFJ lại quan trọng? Người thuộc nhóm INFJ đóng vai trò quan trọng vì bản thân họ mang những đặc điểm tính cách nổi bật. Dưới đây sẽ là vai trò và lợi ích của những người thuộc nhóm tính cách này: Vai trò của INFJ trong xã hội Người INFJ có tính cách chăm chỉ, tận tụy và tỉ mỉ nên trong một tổ chức họ phù hợp với những vị trí quản lý nhân sự. Mặt khác, người thuộc nhóm tính cách này có khả năng nói chuyện tốt nên khi dễ làm việc với nhân viên và khách hàng. Khả năng thấu cảm của những người INFJ rất tốt nên họ càng phù hợp với những vị trí phải làm việc với con người. Lợi ích của việc hiểu về INFJ Việc hiểu về một người thuộc nhóm INFJ sẽ giúp tổ chức tận dụng được khả năng làm việc của họ. Không chỉ là một người giỏi về nghiệp vụ, họ còn là những người thấu hiểu cảm xúc của người khác rất tốt nên việc làm việc với nhân sự sẽ thuận lợi hơn, tránh được những xô xát và cãi vã không đáng có.  6. Nghề nghiệp phù hợp với nhóm tính cách INFJ INFJ hợp với ngành gì? Một người INFJ thường hợp với những công việc sau đây: ⦁    Nhóm nghề sử dụng kỹ năng trực giác: Giảng dạy, Nhà tâm lý học, Tư vấn hoặc Nhà văn. ⦁    Nhóm nghề liên quan đến nhận thức, tiếp xúc: Bác sĩ, nhân sự. ⦁    Nhóm nghề có tính sáng tạo cao: Kiến trúc sư, Nghệ sĩ, Nhiếp ảnh gia, Thiết kế. ⦁    Những người thuộc nhóm tính cách này nên tránh những công việc mang tính số liệu, chi tiết và tính áp lực cao như lập trình, kế toán, kiểm toán,... Công việc liên quan tới số liệu không phù hợp với những người INFJ  7. Mối quan hệ của INFJ với các nhóm tính cách khác ⦁    Đối với các nhóm tính cách ISFJ, INFP và ENFJ: các nhóm tính cách này và INFJ thường có nhiều sự tương đồng nên họ dễ dàng làm quen, thân thiết và chia sẻ quan điểm của mình. ⦁    Đối với các nhóm tính cách INTP, ISFP, INTJ và ENFP: đây được xem là những nhóm tính cách khá đối lập với nhau nhưng lại mang tính “trái dấu”, nghĩa là những người thuộc nhóm tính cách này có xu hướng thu hút những người nhóm INFJ. Điều này giúp các nhóm tính cách có thể dung hòa mối quan hệ. ⦁    Đối với các nhóm tính cách ISTP, ESTP, ESFJ, ENTJ: Bạn sẽ dễ dàng nhận ra sự kết hợp này luôn tồn tại trong các cuộc tranh cãi. Nhưng điểm tích cực ở đây là họ có thể trở thành mối quan hệ học hỏi và cùng nhau phát triển nếu hòa hợp với nhau. ⦁    Đối với các nhóm tính cách ISTJ, ENTJ, ESFJ, ENTP: Đây là mối quan hệ có khá nhiều điểm chung và có thể học hỏi lẫn nhau nhưng việc hòa hợp khi tiếp xúc giữa các nhóm tính cách này với INFJ lại không phải là điều dễ dàng. Ưu điểm của INFJ trong các mối quan hệ - Ấm áp và đáng tin cậy một cách tự nhiên. - Có kỹ năng giao tiếp và kỹ năng viết tốt  - Luôn nhạy cảm và quan tâm tới mọi người xung quanh - Có kỹ năng giải quyết vấn đề - Nỗ lực trong các mối quan hệ - Luôn đặt kỳ vọng cao cho bản thân và người khác - Nghiêm túc, lắng nghe trong các mối quan hệ   - Có khả năng tiếp tục tìm kiếm các mối quan hệ khác sau khi kết thúc một mối quan hệ (Một khi đã chắc chắn là mối quan hệ kia đã kết thúc). INFJ là người giỏi lắng nghe Nhược điểm của INFJ trong các mối quan hệ - Cực kì ghét tranh cãi và chỉ trích. - Không giỏi sử dụng tiền bạc hay những vật dụng thường ngày. - Gặp khó khăn khi rời bỏ một mối quan hệ có chiều hướng xấu đi. - Có xu hướng sống khép kín. - Luôn đặt ra những chuẩn mực và kì vọng cao cho bản thân và người khác  8. INFJ và các mối quan hệ Từ những đặc điểm tính cách của người INFJ, chắc hẳn nhiều người sẽ thắc mắc trong các mối quan hệ INFJ sẽ là người thế nào. Dưới đây sẽ là một vài gợi ý của chúng tôi để giúp bạn hiểu hơn về một INFJ: INFJ và tình bạn Trong tình bạn, INFJ là người luôn sẵn lòng giúp đỡ bạn bè, dù là hoàn cảnh khó khăn cũng không thể làm khó được họ. INFJ là một người giỏi lắng nghe nên bạn hãy yên tâm sẽ có nơi chút bầu tâm sự những lúc buồn phiền, mỏi mệt. Khả năng thấu cảm của người INFJ rất tốt, họ nhạy cảm với cuộc sống nên trước những nỗi buồn của người khác họ không thể làm ngơ. Nếu bạn bè của người INFJ đau buồn, họ sẽ tìm cách giúp người đó giải tỏa tâm trạng, chỉ cần bạn mở lòng, họ sẽ nỗ lực hết sức để giúp bạn vượt qua khủng khoảng tinh thần. INFJ và tình yêu INFJ là người như thế nào trong tình yêu? Mặc dù mang tính cách hướng nội nhưng INFJ lại là người rất giàu tình cảm. Họ không giỏi nói, không giỏi biểu đạt nhưng lại giỏi hành động. Một điều thú vị có thể bạn sẽ chú ý đó là những người INFJ thường rất chung thủy, họ nghiêm túc trong mọi mối quan hệ nên khi yêu người này bạn sẽ không cần lo lắng chuyện mất người yêu nhé. INFJ lại là người rất giàu tình cảm  INFJ và sự phù hợp với người khác Mức độ phù hợp của một INFJ với người khác được đánh giá rất cao vì họ là người ghét tranh cãi, không thích chỉ trích. Khả năng thấu cảm, lắng nghe của một INFJ rất tốt nên trong các cuộc tranh luận, đây sẽ là người thường im lặng quan sát và chỉ đưa ra ý kiến khi cần thiết.  9. Tổng kết Đánh giá tính cách không chỉ giúp bạn hiểu rõ hơn về chính mình mà còn là cơ sở để hoàn thiện và nâng cao giá trị bản thân. Cùng với đó là xác định điểm mạnh và hạn chế, từ đó định hướng nghề nghiệp bản thân một cách chính xác nhất. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn phần nào hiểu rõ hơn về infj là gì, đặc điểm tính cách và nhóm nghề nghiệp phù hợp nhất với tiềm năng của họ cũng như biết được nghệ thuật quản trị cho nhóm tính cách này. Chúc các bạn thành công!
11/07/2019
9018 Lượt xem
Bí kíp sử dụng ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp tốt nhất
Bí kíp sử dụng ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp tốt nhất Ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp đóng vai trò rất quan trọng, nó thể hiện sự tương tác giữa mọi người với nhau. Nhằm giúp cho quá trình giao tiếp của bạn được tốt hơn, trong bài viết dưới đây, UNICA sẽ chia sẻ cho bạn 5 bí kíp sử dụng ngôn ngữ hình thể “đỉnh cao” nhất mà bạn không nên bỏ lỡ. Khoảng cách khi giao tiếp  Khoảng cách cũng được xem là một dạng ngôn ngữ giao tiếp và được xếp vào nhóm ngôn ngữ hình thể. Theo đó, nó thể hiện khoảng cách giữa hai người đối diện trong khi trò chuyện. Việc nắm vững tiêu chí này sẽ giúp cho cuộc giao tiếp của bạn được thoải mái và hiệu quả hơn.  Vì vậy, nếu bạn và người đối diện có quan hệ thân thiết thì bạn có thể thu hẹp về khoảng cách khi giao tiếp. Ngược lại, nếu mối quan hệ ở mức xã giao hoặc đang trong quá trình tìm hiểu thì bạn nên giữ khoảng cách phù hợp, nhằm tạo một không gian trò chuyện dễ chịu.  Tùy vào mức độ thân thiết mà bạn nên chọn khoảng cách giao tiếp phù hợp Giao tiếp bằng tay  Thông thường, khi gặp nhau, mỗi người sẽ thể hiện sự lịch sự của mình với người đối diện thông qua hình thức bắt tay. Và bàn tay được xem là ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp đóng vai trò quan trọng nhất. Tuy nhiên, nhiều người lại không biết cách bắt tay hoặc giao tiếp bằng tay như thế nào để tạo cảm giác tin tưởng và thiện chí cho người đối diện.  Vì vậy, khi giao tiếp, bạn nên chú ý úp bàn tay xuống như vậy sẽ tạo được phong thái tự tin. Hoặc trong buổi nói chuyện, hãy đặt tay lên đùi hoặc trên bàn để thể hiện sự đĩnh đạc và quyền lực. Tuyệt đối không cho tay vào túi quần vì sẽ tạo cảm giác phô trương và hách dịch với người đối diện.  >> Kỹ năng giao tiếp và ứng xử hiệu quả Ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp qua ánh mắt  Trong giao tiếp, ánh mắt chính là bộ phận thể hiện cảm xúc, thái độ và suy nghĩ một cách rõ nét nhất. Vì vậy, khi giao tiếp, hãy chú ý không nhìn chằm chằm và người đối diện, không đảo mắt liên tục, không dùng ánh mắt để nhìn chằm chằm vào những điểm yếu trên cơ thể người đối diện. Bởi sẽ khiến cho người đối diện cảm thấy khó chịu, từ đó khiến cho buổi nói chuyện không được thoải mái, thậm chí có thể có tạo nên suy nghĩ tiêu cực.  Ánh mắt là bộ phận thể hiện cảm xúc rõ nét nhất khi giao tiếp Cách tốt nhất, bạn nên sử dụng ánh mắt như một ngôn ngữ giao tiếp tích cực bằng sự tự nhiên và chân thành của mình. Một bí kíp nhỏ đó là khi người đối diện với bạn, hãy cố gắng nhìn thẳng vào mặt họ với sự thiện chí và gần gũi.  Giao tiếp bằng nụ cười  “Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ” chính là câu tục ngữ mà cha ông vẫn truyền tai nhau qua nhiều thế hệ. Và quả thật đúng như vậy, nụ cười ở đây không chỉ tạo cảm giác vui vẻ, bớt căng thẳng mà trong giao tiếp nó còn đóng vai trò rất quan trọng.  Khi bạn giao tiếp với người đối diện bằng nụ cười, chứng tỏ bạn đang thể hiện sự cởi mở, ấm áp của mình với họ. Từ đó, sẽ tạo được sợi dây liên kết về mặt tình cảm gần gũi hơn. Tuy nhiên, bạn cũng cần chú ý trao cho người đối diện mình nụ cười chân thật, tránh cười mỉm hoặc cười nhếch mép sẽ khiến cho người khác cảm thấy bị khinh thường và vô tình tạo cảm giác căng thẳng khi trò chuyện.  Bạn nên tạo cảm giác thoái mái vui vẻ cho người đối diện qua nụ cười Tư thế  Tư thế là ngôn ngữ giao tiếp mang tính tổng thể. Theo đó, bạn sẽ sử dụng kết hợp các bộ phận trên cơ thể với nhau để giao tiếp với người đối diện. Một mẹo nhỏ để cuộc trò chuyện được thoải mái hơn thì bạn nên tạo cho mình một tư thế thoải mái, tránh tư thế thõng vai hay quá gồng mình sẽ khiến cho người khác cảm thấy bạn đang cố gồng mình. Tốt nhất là bạn nên đứng thẳng, vai mở rộng và ưỡn ngực, tuyệt đối tránh cử động quá nhiều khi nói chuyện.  Trên đây là 5 bí kíp sử dụng ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp mà bạn nên áp dụng nhằm tăng thêm tính hiệu quả cho cuộc trò chuyện.  Chúc bạn thành công! >> Bật mí 5 cách xử lý tình huống trong giao tiếp bạn cần nắm vững >> Top 4 phép lịch sự trong giao tiếp giúp bạn dễ dàng chinh phục đối phương >> Những điều bạn cần biết về kỹ năng giao tiếp qua điện thoại
11/07/2019
808 Lượt xem
Làm sao để tập trung? “Tuyệt kỹ” từ những thói quen nhỏ nhất
Làm sao để tập trung? “Tuyệt kỹ” từ những thói quen nhỏ nhất Làm sao để tập trung? chính là thắc mắc của nhiều người hiện nay, nhất là khi gặp áp lực trong công việc và học tập. Vậy, nếu bạn đang trong tình trạng mệt mỏi, buồn ngủ, thậm chí là lo lắng và muốn lấy lại tập trung thì hãy áp dụng ngay những “tuyệt kỹ” đơn giản mà cực hiệu quả của UNICA chia sẻ trong bài viết dưới đây.  Bắt đầu với một bài thiền  Nhằm giúp các sinh viên có thể lấy lại được sự tập trung khi học tập, trường đại học North Carolina đã tiến hành một thử nghiệm đó là cho các bạn ngồi thiền khoảng 20 phút mỗi ngày và liên tục 4 ngày. Và kết quả mang lại rất đáng kinh ngạc, các bạn sinh viên đã tiếp nhận bài học một cách tốt hơn. Như vậy, thiền chính là câu trả lời thỏa đáng nhất cho thắc mắc làm sao để tập trung. Đừng quan trọng hóa mọi thứ  Để làm sao để tập trung thì bạn hãy ghi nhớ rằng đừng quan trọng hóa mọi thứ. Việc bạn đặt nặng tính trách nhiệm, vai trò của bản thân quá lớn trước công việc, các mối quan hệ sẽ khiến cho bề dày mệt mỏi ngày càng nặng nề hơn. Như vậy, lâu dần bạn sẽ thấy mệt mỏi, căng thẳng và dẫn đến tình trạng mất tập trung.  Đừng bao giờ nhìn cuộc sống bằng lăng kính màu hồng, tuy nhiên cũng đừng biến nó thành một lăng kính màu xám. Hãy cố gắng điều hòa cảm xúc một cách tốt nhất, biết mình nên làm gì và không nên làm gì.  Tạo một To-do-list cho bản thân  To-do-list là một hình thức ghi chép danh sách những việc mà bạn sẽ làm trong ngày. Hình thức này được nhiều bạn trẻ phương Tây áp dụng và mang lại kết quả cao. Theo đó, bạn chỉ cần ghi chú những việc mà mình cần làm lên giấy và đặt chúng ở vị trí mà bạn dễ thấy nhất.  Phương pháp tăng sự tập trung này chủ yếu được áp dụng với những người có khả năng ghi nhớ kém. Tuy nhiên, phương pháp này xét về mặt lâu dài lại không thực sự hiệu quả. Vì vậy, muốn tăng khả năng ghi nhớ thì bạn nên tập trung vào những bí quyết cụ thể. Hãy thử nhâm nhi một tách cà phê  Khi được hỏi làm sao để tập trung tốt nhất, nhiều người thường tìm đến một ly cà phê. Bởi trong cà phê có chứa chất cafein có tác dụng giúp não bộ được kích thích hoạt động cao hơn, giúp cho con người cảm thấy tỉnh táo, tránh được cơn buồn ngủ.  Tuy nhiên, đây chỉ là phương pháp tạm thời và bạn không nên quá lạm dụng. Bởi chất kích thích trong cà phê sẽ gây nên những ảnh hưởng xấu cho sức khỏe như: vàng răng, mất ngủ, hư tổn dạ dày, nguy hiểm đối với bệnh tim.... Tập luyện thể dục thể thao  Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, việc tiếp luyện thể dục thể thao thường xuyên sẽ giúp não bộ kích thích sự phát triển của dây thần kinh nơron. Từ đó, giúp cho việc ghi nhớ được tốt hơn, đặc biệt tránh được trạng thái mệt mỏi, ủ rũ, thiếu tập trung.  Thời điểm tập luyện thể dục tốt nhất đó là vào buổi sáng và chiều tốt. Để đảm bảo sức khỏe, bạn có thể kết hợp nhiều bộ môn khác nhau như: chạy bộ, boxing, yoga… vừa giúp cơ thể khỏe mạnh vừa giúp giữ cho não bộ luôn được tỉnh táo, tập trung hơn.  Tập luyện thể dục thể thao sẽ giúp bạn tăng cường sự tập trung hơn Đừng làm việc vào những lúc mà bạn mệt mỏi Marry - một nhân viên kinh doanh của một công ty truyền thông lớn tại Mỹ chia sẻ, cô chỉ làm việc vào những lúc mà não bộ của cô cảm thấy thoải mái và thư giãn nhất. Đó cũng là lúc mà cô có thể sản xuất được những kịch bản truyền thông tốt nhất. Chính vì vậy, nếu bạn đang trong tình trạng thiếu tập trung, mệt mỏi, ủ rũ. Bởi nếu bạn càng cố gắng, tình trạng này càng căng thẳng hơn, lâu dần sẽ tạo nên một thói quen làm việc thiếu tập trung mãn tính.  Như vậy, qua bài viết trên đây, bạn đã giải đáp được thắc mắc làm sao để tập trung cụ thể, chính xác và khoa học nhất. Cùng với đó, việc nâng cao các kỹ năng để cải thiện hiệu suất công việc được xem là yếu tố quan trọng nhất giúp bạn chinh phục và làm chủ mọi lĩnh vực. Hy vọng với những thông tin này sẽ giúp bạn có được hiệu quả cao trong công việc và học tập. UNICA chúc bạn luôn thành công!  >> Các cách giữ bình tĩnh hiệu quả dành cho người hay căng thẳng >> Thăng tiến nhanh trong công việc với 10 kỹ năng cần thiết cho mọi ngành nghề >> Mách bạn 8 cách làm giảm căng thẳng trong công việc giúp bạn có cuộc sống mãi an vui
11/07/2019
1369 Lượt xem