Support

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn

Kỹ năng

Nằm lòng những lưu ý về kỹ năng đàm phán bạn cần biết
Nằm lòng những lưu ý về kỹ năng đàm phán bạn cần biết Xin chào các bạn đã quay trở lại với Blog Unica. Ở những chuyên mục trước, chúng tôi đã chia sẻ đến các bạn 2 bài viết xoay quanh vấn đề “kỹ năng đàm phán”. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều bạn trẻ thắc mắc và đưa ra nhiều câu hỏi như: “Cần lưu ý những kỹ năng gì trong quá trình đàm phán?”. Vì vậy, trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ giúp các bạn đi tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây. Các bạn hãy cùng tham khảo. 1. Những lưu ý “vàng” trong kỹ năng đàm phán Không ngại giao tiếp Ngại giao tiếp hoặc không muốn giao tiếp sẽ là một rào cản lớn với bạn. Vì vậy, nếu bạn muốn cải thiện kỹ năng đàm phán thì trước hết hãy cải thiện kỹ năng giao tiếp bằng cách học giao tiếp và hãy cố gắng làm quen, bắt chuyện với bạn bè, đồng nghiệp nhiều hơn để vừa có thể học hỏi được các kỹ năng mềm cần thiết lại hạn chế được sự nhút nhát của mình Hãy chú ý vào yếu tố phi ngôn từ để tăng tính thuyết phục Giáo sư tâm lý học Albert Mehrabian ở đại học UCLA đã khẳng định rằng: “Yếu tố ngôn ngữ cơ thể chiếm 55% sự ảnh hưởng trong cuộc giao tiếp. Trong khi đó, các yếu tố như âm lượng, giọng nói,… lại lấy cho mình 38%. Còn ngôn từ và nội dung chỉ chiếm vẻn vẹn 7% sức tác động từ phía đối phương”. Như vậy, yếu tố ngôn ngữ cơ thể là một trong những yếu tố quan trọng không thể thiếu trong công cuộc đàm phán. Chắc chắn rằng, một người biết vận dụng linh hoạt ngôn ngữ sẽ được đối phương đánh giá cao hơn về trình độ và năng lực. “Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói” Nếu chỉ biết vận dụng linh hoạt ngôn ngữ thì chưa đủ, bạn nên kết hợp thế mạnh đó kèm theo sự suy nghĩ chín chắn trước khi “buông” ra lời nói. Bởi, trong một cuộc đàm phán nếu bạn không suy nghĩ trước sau mà “tuột” miệng ra những lời lẽ không hay thì đối phương sẽ đánh giá thấp về bạn, đồng nghĩa với việc cuộc đàm phán của bạn sẽ bị thất bại và bao công sức sẽ bị “đổ sông đổ bể”. “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng” Đây là một câu nói được giới kinh doanh tâm đắc nhất mỗi khi đi đàm phán, thương lượng. Bởi vì, nếu như bạn không nắm bắt và am hiểu về đối phương thì rất khó có thể lấy được phần thắng về phía mình. Hơn nữa, “biết người biết ta” sẽ giúp các bạn hiểu được phần nào tính cách của đối phương để có phương án hành xử cho phù hợp.  Học hỏi từ những sai lầm Ai cũng sẽ có lúc mắc phải sai lầm, dù lớn dù nhỏ. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là “biết sai mà sửa” thì sẽ ngày càng tốt đẹp hơn, còn người biết sai mà vẫn vấp phải sẽ ngày càng bị thụt lùi đi. Vì vậy, lời khuyên dành cho bạn đó là khi mắc phải những sai lầm thì hãy bình tĩnh và biết nhận ra vấn đề bạn đã sai ở đâu, sai như thế nào để tìm ra những ưu nhược điểm của bản thân để rồi khắc phục. Tìm một người thầy giỏi Người ta nói: “Một cuốn sách hay không bằng một người thầy giỏi”. Việc đi theo một người thầy có nhiều kinh nghiệm sẽ giúp bạn rút ngắn thời gian học tập và rèn luyện. Các bí quyết đọc vị đối phương trong đàm phán - thương lượng từ các chuyên gia hàng đầu sẽ là sự lựa chọn tuyệt vời mà bạn không thể bỏ qua. 2. Những điều cần tránh để quá trình đàm phán không thất bại Không nên nói quá nhỏ  Nếu nói quá nhỏ khi đàm phán sẽ làm đối tác không tập trung và có thể dẫn đến hiểu lầm. Vì vậy cần phải nói đủ nghe rõ, ngắn gọn và nên nói chậm hơn lúc bình thường. Như thế đối tác sẽ có thời gian để nghe, tiếp nhận và hấp thụ các thông tin, lý lẽ mà nhà đàm phán muốn truyền đạt. Không nhìn vào mắt đối tác đàm phán Điều này sẽ gây cảm giác không thiện cảm, không tin tưởng, thậm chí gây nghi ngờ từ phía đối tác. Vì vậy, trong khi đàm phán bạn nên nhìn vào mắt đối phương để hiểu được phần nào đó suy nghĩ của họ. Tuy nhiên, bạn hãy nhìn một cách khéo léo chứ không nên nhìn chằm chằm vào mắt họ sẽ gây nên sự thiếu thiện cảm với đối phương.  Không có kế hoạch cụ thể  Cuộc đàm phán không có kế hoạch cụ thể định trước sẽ không đem lại kết quả như mong muốn. Nếu có nhiều nội dung, lĩnh vực đàm phán thì cần phải phân loại, sắp xếp trước để tránh lẫn lộn khi đàm phán. Trên đây, chúng tôi đã giúp các bạn giải đáp những thắc mắc xoay quanh vấn đề “Cần lưu ý gì khi đi đàm phán”. Hy vọng với những thông tin bổ ích này sẽ giúp ích nhiều cho các bạn trong quá trình đàm phán thương lượng. Cảm ơn các bạn đã quan tâm đón đọc Blog Unica. Chúc các bạn dồi dào sức khỏe!
22/06/2019
720 Lượt xem
3 tuyệt chiêu đàm phán “chuẩn” trong lĩnh vực bất động sản bạn cần biết
3 tuyệt chiêu đàm phán “chuẩn” trong lĩnh vực bất động sản bạn cần biết Kỹ năng đàm phán là một bước “chốt” để hoàn thành cho một dự án môi giới bất động sản thành công. Vậy, kỹ năng đàm phán có vai trò gì? Làm thế nào để đàm phán bất động sản thành công? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây. 1. Tầm quan trọng của kỹ năng đàm phán bất động sản Là một chuyên viên môi giới bất động sản bạn được đào tạo bài bản và được công nhận và hành nghề của pháp luật, bạn được học đầy đủ về các kiến thức trong lĩnh vực bất động sản cũng như các kỹ năng giao tiếp và đàm phán trong các khóa học bất động sản. Vậy bạn đã thực sự hiểu được tầm quan trọng của đàm phán? Sự chuyên nghiệp của bạn không chỉ thể hiện ở việc bạn có kiến thức về pháp lý, kiến thức sâu rộng ở bất động sản bạn đang phụ trách mà sự chuyên nghiệp còn thể hiện qua sự đàm phán như thế nào để chốt được đơn kết thúc giao dịch bằng việc bạn làm cho bên mua và bên bán ký kết hợp đồng. Ảnh minh họa. Nguồn Internet 2. Một số kỹ năng đàm phán trong bất động sản  Tài liệu cho một cuộc đàm phán Trong một cuộc đàm phán bạn không thể bỏ qua những thông tin quan trọng liên quan tới bất động sản như: - Giá bán, với một người mua thì họ quan tâm lớn nhất 2 vấn đề đó là bất động sản đó có phù hợp với bản thân họ không và về giá cả. Vậy nên khi đã đi đến việc ngồi xuống đàm phán giữa 2 bên thông tin đầu tiên là về giá bán. - Người mua sẽ quan tâm tới cả vấn đề tài sản đi kèm, khi mua bất động sản đó, họ sẽ được hưởng những tài sản nào đi kèm. - Người môi giới bất động sản còn chuẩn bị cả các vấn đề pháp lý liên quan đến thuế chuyển nhượng. - Các thông tin liên quan đến lịch thanh toán. - Cuối cùng là các thủ tục bàn giao nhà và tài sản đi kèm. >> Vận dụng phong thủy trong kinh doanh bất động sản Hiểu được những vấn đề đối tượng cần thuyết phục Việc mua nhà hay khu đất nào đó không phải là điều đơn giản như mua một cái áo, ở đây là một tài sản giá trị, nên bên mua sẽ không dễ dàng trả giá. Vấn đề này không chỉ nằm ở khách hàng mà nằm ở cách bạn đàm phán, nếu như bạn nói rõ ràng và khiến cho 2 bên thấy hợp lý và rõ ràng thì bạn sẽ thành công, nhưng ngược lại nếu như 2 bên không thấy được rõ ràng thì mọi chuyện cũng sẽ không đi đến đâu cả. - Là một nhà môi giới bạn cần phải hiểu được trách nhiệm và sứ mệnh của mình, bạn là người tạo niềm tin cho khách hàng, củng cố sự an tâm của khách hàng về việc họ đưa ra quyết định mua và trả một số tiền lớn sẽ khiến họ cảm thấy đây là quyết định đúng đắn. Hãy khiến người mua có sự ưng ý ngay từ những lần nói chuyện đầu tiên của dự án này. - Hiểu về tâm lý người bán và mua: xoáy sâu vào vấn đề này là việc giá cả, tất nhiên là như vậy, người mua luôn luôn tâm lý rằng liệu ngôi nhà này có thật với mức giá này không, liệu rằng mình bỏ ra số tiền lớn này là hợp lý hay bị đắt, nhưng người bán, họ nghĩ rằng đây là những gì rất trân quý với họ bởi vậy họ sẽ đưa ra giá cao, ai cũng muốn có lợi cho bản thân, gây nên sự bất đồng. Vậy nên hiểu được tâm lý khách hàng bạn cần phải tìm cách giải quyết êm đẹp cho việc này. - Giải quyết vấn đề bất đồng 2 bên giao dịch, đây chính là lúc cho bạn thể hiện sự chuyên nghiệp, hãy sử dụng kỹ năng đàm phán thuyết phục của bạn một cách hợp lý để đưa ra sự thống nhất và kết thúc thành công. Đàm phán để đưa ra sự thống nhất Mục đích chính của môi giới bất động sản là vấn đề bạn nắm rất rõ, vậy bạn đã có kế hoạch gì để đưa ra sự thống nhất cho 2 bên? Hãy xem xét lại vấn đề, mức giá như vậy đã hợp lý với các yếu tố thị trường, vị trí, tài sản đi kèm và phù hợp với nhu cầu tìm kiếm của người mua chưa. Là người bán có thể bạn sẽ cần thương lượng đàm phán lại và thuyết phục họ rằng các yếu tố trên với mức giá như vậy là quá cao và cần điều chỉnh, bên mua như vậy họ sẽ không thấy sự vô lý nào và hoàn toàn phù hợp. Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về kỹ năng đàm phán trong bất động sản sẽ giúp bạn chinh phục mọi đối tượng khách hàng. Vậy đâu là cách tiếp cận khách hàng tiềm năng, duy trì mối quan hệ và thành công chinh phục mọi khách hàng để chốt đơn hoàn hảo? Cùng chúng tôi theo dõi ngay khóa học Bí quyết kiếm tiền từ môi giới bất động sản để nắm trọn kỹ năng nhé. Chúc các bạn thành công! >> 5 lý do khiến bạn thất bại trong chốt sale bất động sản >> Bỏ túi 5 kỹ năng thuyết phục thành công
21/06/2019
940 Lượt xem
Kỹ năng đàm phán là gì? Những lưu ý
Kỹ năng đàm phán là gì? Những lưu ý "vàng" khi đàm phán Cuộc sống hàng ngày luôn luôn cần đến kỹ năng đàm phán, thương lượng và thuyết trình thuyết phục để đạt được những mục tiêu mà bạn mong muốn. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách vận dụng kỹ năng đàm phán một cách linh hoạt và khéo léo để tạo dựng được thành công. Trong bài viết này UNICA sẽ chia sẻ đến các bạn trọn bộ 5 kỹ năng đàm phán thành công trong kinh doanh. Các bạn hãy cùng tham khảo. 1. Kỹ năng đàm phán trong kinh doanh là gì? Đàm phán là hành động giao tiếp giữa hai hoặc nhiều người, qua đó các bên cùng nhau đi đến sự thỏa thuận chung, kèm theo đó là các điều khoản, điều kiện với mục đích tối đa lợi ích cho bản thân hoặc người đại diện. Kỹ năng đàm phán là việc một người vận dụng các kiến thức, kinh nghiệm về thương lượng và thuyết phục một cách linh hoạt để đạt được mục tiêu trong cuộc giao tiếp với đối phương hoặc một đại diện công ty khác. Từ năm 1716, một nhà đàm phán, thương thuyết nổi tiếng của Pháp Francois de Cailere đã từng khẳng định: “Một nhà đàm phán kinh doanh giỏi là người mềm dẻo như ngọn cỏ và cũng phải cứng rắn như một khối đá.” Chính vì vậy, kỹ năng đàm phán được coi là một kỹ năng mềm cực kỳ quan trọng trong kinh doanh nói riêng và trong cuộc sống nói chung. >> Xem thêm: Tuyệt chiêu giao tiếp với khách hàng giúp bạn chốt đơn thành công  Đàm phán là một kỹ năng không thể bỏ qua trong kinh doanh 2. Một số kỹ năng đàm phán trong kinh doanh Ấn tượng ban đầu Ấn tượng ban đầu là một trong những yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của cuộc đàm phán. Vì vậy, để tạo một thái độ tin cậy cho đối phương trước hết bạn nên chú ý cách ăn mặc, đi đứng và hãy giữ một thái độ vui vẻ, hòa đồng. Bạn nên nhớ rằng sẽ không bao giờ có cơ hội lần thứ hai để gây ấn tượng ban đầu.  Khai thác điểm tương đồng với người đối diện Bạn hãy cho người đối diện thấy bạn đang chú ý lắng nghe bằng cách có cùng những cử chỉ tương đối giống với họ như: nghiêng đầu cùng phía với đối phương, cách cầm 1 ly nước hay cùng vỗ tay khi có một quan điểm tương đồng. Kỹ năng này tưởng chừng rất đơn giản nhưng cực kỳ hiệu quả. Hỏi nhiều thay vì nói nhiều Trong đàm phán kinh doanh, bên nào hỏi nhiều bên đó sẽ có lợi thế hơn; không chỉ về thông tin mà về cả tâm lý, về tính chủ động trong đàm phán.  Nếu muốn giữ ghế “thượng phong”, các bạn hãy chú ý đưa ra những câu hỏi hợp lý và khôn khéo. Tuy nhiên tùy vào từng trường hợp các bạn có thể đặt câu hỏi trực tiếp hay gián tiếp như: - Câu hỏi trực tiếp: dùng trong trường hợp khi mới bắt đầu cuộc đàm phán để giúp giảm bớt sự căng thẳng từ hai bên, đồng thời bạn sẽ có được nhiều thông tin hơn từ phía đối tác để lên kế hoạch đặt những câu hỏi tiếp theo. - Câu hỏi gián tiếp: là những câu hỏi “đón đầu”, thường được sử dụng ở những giai đoạn sau của cuộc đàm phán thương thuyết. Tuy nhiên, bạn cần cân nhắc kỹ trước khi đưa ra loại câu hỏi này để không gây cảm giác bực mình hay khó chịu cho đối phương. Đưa ra quan điểm khôn khéo, linh hoạt Nếu bạn chỉ lắng nghe mà không đưa ra được chứng kiến riêng, chắc chắn cuộc đàm phán sẽ thất bại. Vì vậy, hãy biết cách trình bày quan điểm và lập trường của mình một cách khôn khéo và thông minh nhất. Bởi xét cho cùng thì đích đến của bạn vẫn là đạt được lợi ích mà mình muốn. Do đó, hãy tập trung quan sát tới thái độ của đối phương và khéo léo đưa ra ý kiến của mình trong các trường hợp. Không thành công cũng phải thành bạn Cuộc thi nào cũng vậy, sẽ có người thắng kẻ thua và trong đàm phán cũng không ngoại lệ điều này. Sẽ có lúc cuộc đàm phán đổ vỡ do bất đồng quan điểm hay chưa thể dung hòa được hai bên. Trong tình thế đó, các bạn cũng không nên đè nặng bản thân và tự trách mình mặc dù đã cố gắng hết sức, hãy luôn mỉm cười và ghi nhớ “không thành công cũng thành bạn”, biết đâu trong cuộc đàm phán này bạn không thành công nhưng không đồng nghĩa là cuộc đàm phán khác bạn vẫn thất bại. Vì vậy, hãy hình thành cho mình một thói quen “thêm bạn bớt thù” để có thêm những mối quan hệ tốt đẹp.  Trên đây là 5 kỹ năng đàm phán kinh doanh hiệu quả mà Unica đã chia sẻ đến các bạn. Hy vọng với những kiến thức bổ ích này sẽ là hành trang cho các bạn trong quá trình tạo dựng mối quan hệ.  Chúc bạn thành công! >> Xem thêm: 5 kỹ năng giao tiếp trong kinh doanh hiệu quả nhất
21/06/2019
1138 Lượt xem
 KPI là gì? Cách xây dựng KPI cho nhân viên đạt hiệu quả cao
KPI là gì? Cách xây dựng KPI cho nhân viên đạt hiệu quả cao KPI được hiểu là cách đánh giá, đo lường hiệu suất làm việc của một nhân viên trong khoảng thời gian xác đinh. Ngày nay rất nhiều doanh nghiệp đã sử dụng KPI vào trong các chiến lược kinh doanh mang lại hiệu quả cao. Trong bài viết này, Unica sẽ bật mí cho bạn cách xây dựng KPI hiệu quả cho nhân viên mà bạn không nên bỏ qua. Cùng theo dõi nhé! 1. KPI là gì?  KPI theo tiếng anh là viết tắt của Key Performance Indicator là chỉ số đánh giá thực hiện công việc, là công cụ đo lường, đánh giá hiệu quả công việc được thể hiện qua số liệu, tỷ lệ, chỉ tiêu định lượng, nhằm phản ánh hiệu quả hoạt động của các tổ chức hoặc bộ phận chức năng hay cá nhân. - Mỗi đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp thường sử dụng KPI ở nhiều cấp độ khác nhau để đánh giá mức độ thành công của họ đối với một mục tiêu đề ra từ trước. - Nếu KPI ở level cao sẽ tập trung vào các chỉ số, mục tiêu chung của toàn doanh nghiệp. Ngược lại, KPI ở level thấp được sử dụng cho các hệ thống quy trình, cá nhân, phòng ban, nhằm đánh giá hiệu suất những công việc, tiến trình đơn lẻ. 2. Phân loại KPI  Do tính chất công việc khác nhau các bộ chỉ số KPI cũng có sự khác biệt về cách đánh giá chất lượng hiệu quả công việc, đơn cử chỉ cần nhìn tính chất công việc của bộ phận marketing và bộ phận Sales cũng đã có sự khác biệt rõ ràng. Hơn nữa KPI còn có thể phân ra riêng cho từng cá nhân khác nhau. Thế nhưng đánh giá tổng quan, chỉ số đánh giá công việc KPI vẫn có thể được chia ra thành hai loại chỉ số phổ biến, đó là KPI gắn với mục tiêu chiến lược và KPI gắn với mục tiêu chiến thuật. - KPI gắn với mục tiêu mang tầm chiến lược Các nhà quản lý, lãnh đạo doanh nghiệp công ty sẽ thực hiện đưa ra các chỉ số KPI lớn, thông thường là KPI cho cả một bộ phận. Ví dụ yêu cầu bộ phận kinh doanh tháng này phải đạt KPI là 2 tỷ/tháng, đến cuối năm phải đạt 100 tỷ/năm. Từ KPI lớn này, các nhà quản lý lãnh đạo sẽ "xé nhỏ" KPI này ra cho các bộ phận nhỏ hơn, các cá nhân nhỏ hơn như mỗi một nhân viên kinh doanh  để cả bộ phận đạt được 2 tỷ thì họ cần phải đạt được 200 triệu/1 người/10 người.  - KPI gắn với mục tiêu mang tính chiến thuật  Có thể hiểu chiến thuật ở đây là làm thế nào để đạt được KPI, tức những phương pháp, những cách thức để đạt được KPI đó. Có một điều cần phải chú ý đó là KPI chiến thuật đạt thì chưa chắc KPI chiến lược sẽ đạt, thông thường KPI chiến thuật sẽ có tính lâu dài hơn. Ví dụ KPI nhà quản lý đưa ra là phải đạt 50.000 lượt traffic tại website chính. Thế nhưng đạt lượt traffic thôi thì chưa hẳn doanh nghiệp sẽ đạt được chỉ số KPI doanh thu ban đầu đưa ra. Thay vào đó chúng sẽ giống như việc đánh giá đo lường hiệu quả của chiến thuật hơn, nghĩa là lượt traffic tăng thì doanh nghiệp sẽ có khả năng tiếp cận đến nhiều khách hàng hơn từ đó tăng tỉ lệ chốt sale và tăng doanh thu cho doanh nghiệp. 3. Vai trò của KPI trong doanh nghiệp Thông qua việc đánh giá hiệu quả công việc, có thể thấy chỉ số KPI đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của mỗi cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp. Cụ thể: Đánh giá chính xác năng lực nhân viên Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp đều dùng KPI là doanh số để đánh giá hiệu quả công việc của nhân viên. Vì vậy, khi xây dựng KPI người quản lý phải đưa ra các chỉ số rõ ràng, cụ thể, phải căn cứ vào tình kinh doanh của doanh nghiệp, cũng như vị trí công việc của từng cá nhân, phòng ban để đưa ra KPI phù hợp nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất. Đây cũng là phương pháp giúp cho người quản lý dễ dàng đánh giá chính xác các điểm mạnh và điểm yếu của từng nhân viên. Hoạch định lại chiến lược kinh doanh Cũng như việc đánh giá nhân viên, hiệu quả của các chiến lược kinh doanh trong doanh nghiệp cũng không chỉ dừng lại ở chỉ số doanh thu. Họ sẽ xem xét kênh nào đang có tỷ lệ khách hàng sử dụng sản phẩm nhiều nhất? Kênh nào nên đầu tư và kênh nào nên cắt bỏ? Và những câu hỏi này chỉ có thể được giải đáp khi doanh nghiệp đo được chỉ số KPI chi tiết cho chiến lược. Còn nếu không, các chiến lược đưa ra sẽ không mang lại hiệu quả cao khi quy trình thực hiện cứ na ná, tương tự nhau. Tạo ra môi trường học hỏi Bằng cách đo lường KPI, nhà quản lý có thể tạo ra một môi trường học tập ngay chính trong công ty của bạn. Theo kinh nghiệm của các nhà quản lý, khi đưa ra các chỉ số KPI cho các cá nhân, tổ chức sẽ tạo ra nhiều cuộc hội thoại quan trọng ở nơi làm việc. Ví dụ, khi bạn phát hiện ra một điểm không thuận lợi trên KPI, bạn sẽ có thể trao đổi trực tiếp với cá nhân, tổ chức hoặc người quản lý trực tiếp bạn về KPI đó. Đây là cơ hội tuyệt vời để nhà quản lý có thể hướng dẫn nhân viên phương cách làm việc để đạt được mục tiêu đề ra. 4. Cách xây dựng KPI cho nhân viên đạt hiệu quả  1. Xác định người phụ trách xây dựng KPI Để xây dựng KPI cho từng vị trí, bộ phận, nhất thiết doanh nghiệp phải xác định được người phụ trách về chuyên môn đảm nhiệm công việc đó. Có 2 cách để doanh nghiệp xác định người phụ trách xây dựng KPI: Cách 1: Giám đốc, trưởng bộ phận hoặc quản lý Thông thường, mỗi một doanh nghiệp, người thực thi công việc xây dựng KPI thường là giám đốc (COO), trưởng bộ phận hoặc người quản lý trực tiếp. Bởi đó là những người nắm bắt rõ nhất công việc của từng vị trí, bộ bận. Việc xây dựng KPI theo cách này sẽ mang lại tính khả thi cao hơn trong việc thể hiện được rõ nét công việc, chức năng và nhiệm vụ của từng cá nhân, bộ phận. Tuy nhiên, cách này cũng có nhược điểm đó là thiếu khách quan dẫn đến mục tiêu chung bị ảnh hưởng.  Cách 2: Các nhà chuyên môn Với cách làm này thì các nhà chuyên môn, bộ phận chuyên trách sẽ xây dựng KPIs cho từng nhân viên để đảm bảo được tính khách quan khoa học và nó cũng khắc phục được tính khách quan từ cách 1. Tuy nhiên, để các chỉ số KPI đưa ra được thực tế để đảm bảo được thể hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận thì việc xây dựng KPI cần có sự góp ý, đánh giá của bộ phận chức năng. 2. KPI phải gắn liền với vị trí cùng các trách nhiệm của từng bộ phận Trong mỗi một doanh nghiệp, các vị trí hay phòng ban đều có những chức năng và nhiệm vụ đặc thù. Để xây dựng hệ thống KPI hiệu quả, người thực thi phải căn cứ vào bản mô tả công việc theo từng bộ phận một cách rõ ràng, cụ thể, có như vậy thì kết quả đạt được mới đúng theo tiêu chí mà doanh nghiệp đã đặt ra. 3. Xác định các chỉ số đánh giá KPIs Yếu tố quan trọng nhất khi xây dựng các chỉ số KPIs là việc phải đảm bảo chúng được gắn bó chặt chẽ với những mục tiêu cụ thể của phòng ban, doanh nghiệp.  KPI của từng bộ phận Để xây dựng KPI của từng bộ phận, người xây dựng KPI cần phải dựa trên chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban từ đó đưa ra những mục tiêu, kế hoạch cụ thể. KPI cho từng vị trí chức danh Để xây dựng được KPI cho từng chức danh người quản lý phải dựa trên bản mô tả và yêu cầu của công việc và phải có phương án đo lường, nghiệm thu công khai. Sau khi đã thống nhất được KPI với phần mục tiêu của phòng ban, doanh nghiệp, bước tiếp theo, bạn cần ứng dụng những tiêu chí SMART để đánh giá từng chỉ số thực hiện\ công việc: Xây dựng KPI là việc làm cần thiết đối với mỗi một doanh nghiệp S - Specific: Mục tiêu cụ thể M -  Measurable: Mục tiêu đo lường được A  - Attainable: Mục tiêu có thể đạt được R - Relevant: Mục tiêu thực tế T - Timebound: Mục tiêu có thời hạn cụ thể Trong trường hợp KPI của nhóm không đạt được tiêu chí SMART nó không những gây ảnh hưởng đến việc đánh giá nói riêng mà còn gây hậu quả tiêu cực cho hệ thống quản trị nói chung. Nếu mục tiêu không đạt được tiêu chí cụ thể (Specific) thì người lao động không biết mình phải làm gì và làm như thế nào để đạt được hiệu quả công việc như mong muốn. Các chỉ số không đo lường được (Measurable) thì kết quả thực hiện công việc sẽ không có ý nghĩa Các chỉ số KPIs nếu không thể đạt được (Achievable) hay không thực tế (Realistic) thì mục tiêu xây dựng quá xa vời, nhân viên không thể đạt được dù đã cố gắng hết mình. Điều này ảnh hưởng đến tâm lý, gây mệt mỏi, chán nản và thiếu động lực làm việc. Các chỉ số KPIs không có hạn định cụ thể (Time-bound) khiến người lao động không biết công việc này phải làm trong thời gian bao lâu hay khi nào phải hoàn thành; gây ra tình trạng khó kiểm soát chính việc họ đang làm. 4. Đánh giá mức độ hoàn thành KPI Thông thường, các doanh nghiệp đều đưa ra mức độ hoàn thành KPI theo thang điểm 100 và được chia theo từng mức độ (có thể là 30 – 50 – 70 – 80). Việc đưa ra càng nhiều nấc mức độ thì việc đánh giá hiệu quả thực thi công việc càng khách quan. Tuy nhiên, bạn cũng không nên chia các thang điểm nhỏ quá bởi như vậy việc đánh giá mức độ hoàn thành công việc sẽ gặp khó khăn. 5. Mối liên hệ giữa hệ thống đánh giá KPI cho nhân viên và lương thưởng  Căn cứ vào tiến độ hoàn thành công việc theo từng mức độ người quản lý sẽ đưa ra hiệu suất và sẽ xây dựng quy chế trả lương thưởng cụ thể đối với từng vị trí, phòng ban. theo chỉ số đo lường KPI để xác định mối liên kết giữa đánh giá hiệu suất và đãi ngộ cụ thể phù hợp. 5. Một số sai lầm khi xây dựng KPI cho nhân viên  KPIs không liên kết với những mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp KPI là những chỉ số thực rất quan trọng, chúng được xây dựng và theo dõi trên những mục tiêu mang tính chiến lược của các phòng ban trong doanh nghiệp. Việc xây dựng và đánh giá KPI không ăn khớp với những mục tiêu đã đưa ra có thể khiến doanh nghiệp lãng phí nguồn lực và tài nguyên, đồng thời không đem lại kết quả như kỳ vọng. Chỉ tập trung tới các chỉ số KPI kết quả Ví dụ như doanh nghiệp “Tăng tỉ lệ chuyển đổi bán hàng của website lên 20%” là chỉ số đánh giá kết quả cuối cùng, nhưng chúng ra không thất nguyên nhân để có được kết quả này. Vô hình chung, chỉ số này sẽ trở nên mông lung và khó có thể đạt được nếu như không được xây dựng tập các KPI thể hiện nguyên nhân bổ sung thêm (Ví dụ trong trường hợp này có thể là “Tung ra thị trường 3 sản phẩm mới trong năm”).  6. Tại sao doanh nghiệp của bạn không đạt được KPI? Mặc dù doanh nghiệp đã hiểu rất rõ về KPI nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng có thể đạt được mục tiêu đề ra ban đầu. Bạn cùng chúng tôi đi tìm hiểu những lý do ảnh hưởng lớn đến KPI khiến cho doanh nghiệp của bạn không đạt KPI. - Mục tiêu không rõ ràng và không phù hợp với tình hình công ty cũng như năng lực đội ngũ nhân viên. Không đủ SMART. - Hệ thống mục tiêu không đủ thiết thực và quá xa so với thực tế của công ty. - Khi triển khai mục tiêu KPI không có sự đồng thuận của nhân viên.  - Đề xuất KPI và truyền thông chưa đủ rộng. - Người quản lý không đủ năng lực giám sát cũng như chưa có đánh giá kịp thời.  -  Quy trình xây dựng KPI phức tạp không tập trung vào mục tiêu chung của công ty. - Năng lực của nhân viên còn nhiều hạn chế, phân bổ các đầu công việc cho nhân viên chưa hợp lý.  - ... Nếu công ty của bạn đang bị một trong lý do trên thì việc này cũng đủ ảnh hưởng đến KPI khiến cho doanh nghiệp của bạn rơi vào tình trạng không đạt được KPI. Như vậy bạn cần hạn chế ít nhất những trường hợp mà chúng tôi liệt kê phía trên để đảm bảm đạt được KPI.  Với những thông tin mà Unica chia sẻ trên đây, chắc hẳn đã giúp bạn hiểu được phần nào cách xây dựng KPI cho nhân viên. Một gợi ý cho bạn sử dụng ứng công cụ OKR giúp cho bạn nắm bắt được số lượng công việc mình sẽ hoàn thành trong một ngày. Chúc bạn thành công!
21/06/2019
2832 Lượt xem
Quản lý thời gian là gì? Những phương pháp quản lý thời gian hiệu quả nhất
Quản lý thời gian là gì? Những phương pháp quản lý thời gian hiệu quả nhất Quản lý thời gian là một vấn đề muôn thuở và vô cùng cần thiết, đặc biệt là đối với những người trẻ - người có nhiều sự lựa chọn cho công việc, học tập, vui chơi hay mở rộng các mối quan hệ. Tuy nhiên, giữa guồng quay hối hả của cuộc sống hiện nay thì thời gian lại là điều khiến con người ta cần phải suy nghĩ. Vậy, thời gian là gì? Làm thế nào để quản lý thời gian một cách hiệu quả nhất? Các bạn hãy cùng UNICA tham khảo bài viết dưới đây.. Một số kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả Xác định mục tiêu rõ ràng, cụ thể  Mục tiêu là đích đến cuối cùng mà mỗi người cần đạt được trong lộ trình xây dựng công việc. Mục tiêu đạt được nhanh hay chậm, tốt hay xấu sẽ phụ thuộc rất nhiều vào việc quản lý thời gian trong quá trình thực hiện các bước để đi đến mục tiêu. Mục tiêu càng rõ ràng, các bước thực hiện càng chi tiết thì việc quản lý thời gian càng tốt và hiệu quả thành công càng cao.  Vì vậy, nếu bạn muốn nâng cao kỹ năng quản lý thời gian của mình thật hiệu quả thì bạn cần đưa ra được mục tiêu rõ ràng. Phương pháp thực hiện tốt nhất cho điều này đó chính là lên thời khóa biểu rõ ràng, thường sẽ có thời khóa biểu theo ngày, theo tuần, theo tháng và theo năm. Thậm chí, có nhiều người còn lập thời khóa biểu cho cả quá trình tương lai của mình.  Xác định mục tiêu rõ ràng, cụ thể giúp bạn quản lý thời gian hiệu quả Duy trì thói quen sắp xếp nơi làm việc sao cho khoa học  Một trong những cách quản lý thời gian tốt nhất đó chính là sắp xếp nơi làm việc sao cho thật khoa học. Ý nghĩa của việc làm này đó chính là giúp cho bạn không mất quá nhiều thời gian cho việc tìm kiếm tài liệu, hồ sơ hay các thứ liên quan nhằm phục vụ cho công việc trong ngày của mình. Hãy thử tưởng tượng, nếu nơi làm việc của bạn là một mớ hỗn độn, lộn xộn, giấy tờ bị đảo lộn lung tung lên thì bạn sẽ mất nhiều thời gian như thế nào cho việc tìm kiếm, sắp xếp.  Để không mất quá nhiều thời gian trong quá trình làm việc thì hãy luôn nhớ sắp xếp nơi làm việc của mình sao cho thật khoa học nhé! Và thói quen sắp xếp khoa học này cũng cần được duy trì một cách đều đặn và nghiêm khắc, chứ không phải là ngày một ngày hai. Điều này lại góp phần tạo nên một tính hiệu quả kép đó chính là: quản lý thời gian tốt và hiệu quả công việc đạt được cao hơn.  Duy trì thói quen sắp xếp nơi làm việc ngăn nắp là cách tốt nhất để tiết kiệm thời gian Sắp xếp công việc theo thứ tự ưu tiên  Sau khi đã có mục tiêu công việc rõ ràng cũng như thời khóa biểu cụ thể, thì một kỹ năng cũng rất quan trọng trong việc quản lý thời gian đó chính là sắp xếp công việc theo thứ tự ưu tiên. Cụ thể, bạn sẽ tiến hành thực hiện những công việc quan trọng trước, còn những công việc ít quan trọng hơn thì bạn có thể dành thời gian thực hiện chậm hơn.  Đây được xem là kỹ năng quản lý thời gian siêu hiệu quả, bởi nó không chỉ giúp bản thân bạn có thể tiết kiệm được thời gian một cách tốt nhất mà hiệu quả công việc đạt được cũng cao hơn. Bên cạnh đó, với việc sắp xếp công việc theo hướng ưu tiên sẽ giúp cho bạn tránh được sự vội vàng, căng thẳng vì không may sắp đến hạn công việc mà chưa kịp hoàn thành.  Bạn có thể tham khảo cách xây dựng thời gian biểu một cách khoa học và hợp lý cũng như loại bỏ các thói quen trì hoãn, cân bằng công việc và cuộc sống để tối ưu hóa thời gian và nâng cao hiệu suất công việc của mình với khóa học Bí quyết quản lý thời gian - Làm việc hiệu quả. Ưu tiên những việc quan trọng cần làm trước sẽ giúp bạn quản lý và sắp xếp thời gian hiệu quả Tập trung cao độ khi làm việc Nếu bạn đã xác định được mục tiêu rõ ràng, lên thời gian biểu cụ thể nhưng lại không chú trọng đến tính tập trung trong việc thực hiện thì mọi thứ mà bạn lập nên từ đầu sẽ không đạt được bất cứ kết quả nào, thậm chí là thất bại. Vì vậy, tính xâu chuỗi trong việc rèn luyện kỹ năng quản lý sao cho hiệu quả về mặt thời gian đó chính là sự tập trung.  Sự tập trung ở đây không chỉ bao gồm trí tuệ mà còn cả sức lực, tuy nhiên điều quan trọng cần quan tâm đến vẫn là tính khoa học. Bởi đôi lúc sự tập trung quá đà cũng khiến cho hiệu quả công việc của bạn bị hạn chế. Vì vậy, hãy cố gắng duy trì tính tập trung một cách tốt nhất, bởi đây là chìa khóa giúp nâng cao kỹ năng quản lý thời gian của bạn một cách hiệu quả.  Với 4 bí quyết về kỹ năng quản lý thời gian nêu trên, hy vọng sẽ giúp cho các bạn có thể tiết kiệm được thời gian một cách tốt nhất, từ đó giúp hiệu quả công việc đạt được cao hơn. Cảm ơn các bạn đã theo dõi Blog Unica. >> Cách lập thời gian biểu hàng ngày mang lại hiệu quả cao nhất >> Bỏ túi 6 kỹ năng ra quyết định cần phải có trong công việc >> Thăng tiến nhanh trong công việc với 10 kỹ năng cần thiết cho mọi ngành nghề
21/06/2019
1484 Lượt xem
KPI là gì? Vai trò của KPI trong doanh nghiệp?
KPI là gì? Vai trò của KPI trong doanh nghiệp? Thông thường mỗi chức danh, vị trí trong doanh nghiệp sẽ có kế hoạch làm việc hoặc bản mô tả công việc hàng tuần, hàng tháng. Dựa trên các chỉ số và mức độ hoàn thành công việc KPI, nhà quản lý sẽ có các chế độ thưởng phạt cho từng cá nhân phù hợp. Vậy KPI là gì? Trong sự phát triển của  doanh nghiệp, KPI có vai trò gì? Tất cả sẽ được Unica giải đáp trong bài viết dưới đây. 1. KPI là gì?  KPI là từ viết tắt của Key Performance Indicator - Chỉ số đánh giá thực hiện công việc. KPI sẽ giúp chúng ta hiểu rõ một công ty, một đơn vị kinh doanh hay một cá nhân đang thực hiện công việc và hoàn thành công việc tốt đến đâu so với các mục tiêu chiến lược đã đề ra. Để giúp doanh nghiệp có thể đánh giá được tổng thể hiệu quả kinh doanh thì việc quan trọng là doanh nghiệp phải xây dựng hệ thống KPI cấp cao, còn đối với hệ thống KPI cấp thấp doanh nghiệp sẽ tập trung đánh giá hiệu quả dựa vào quy trình làm việc tại các bộ phận như bán hàng, tiếp thị hay chăm sóc khách hàng. KPI là từ viết tắt của Key Performance Indicator - Chỉ số đánh giá thực hiện công việc 2. Vai trò của KPI trong doanh nghiệp Thông qua việc đánh giá hiệu quả công việc, có thể thấy chỉ số KPI đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của mỗi cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp. Cụ thể: Đánh giá chính xác năng lực nhân viên Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp đều dùng KPI là doanh số để đánh giá hiệu quả công việc của nhân viên. Vì vậy, khi xây dựng KPI người quản lý phải đưa ra các chỉ số rõ ràng, cụ thể, phải căn cứ vào tình kinh doanh của doanh nghiệp, cũng như vị trí công việc của từng cá nhân, phòng ban để đưa ra KPI phù hợp nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất. Đây cũng là phương pháp giúp cho người quản lý dễ dàng đánh giá chính xác các điểm mạnh và điểm yếu của từng nhân viên. Hoạch định lại chiến lược kinh doanh Cũng như việc đánh giá nhân viên, hiệu quả của các chiến lược kinh doanh trong doanh nghiệp cũng không chỉ dừng lại ở chỉ số doanh thu. Họ sẽ xem xét kênh nào đang có tỷ lệ khách hàng sử dụng sản phẩm nhiều nhất? Kênh nào nên đầu tư và kênh nào nên cắt bỏ? Và những câu hỏi này chỉ có thể được giải đáp khi doanh nghiệp đo được chỉ số KPI chi tiết cho chiến lược. Còn nếu không, các chiến lược đưa ra sẽ không mang lại hiệu quả cao khi quy trình thực hiện cứ na ná, tương tự nhau. Tạo ra môi trường học hỏi Bằng cách đo lường KPI, nhà quản lý có thể tạo ra một môi trường học tập ngay chính trong công ty của bạn. Theo kinh nghiệm của các nhà quản lý, khi đưa ra các chỉ số KPI cho các cá nhân, tổ chức sẽ tạo ra nhiều cuộc hội thoại quan trọng ở nơi làm việc. Ví dụ, khi bạn phát hiện ra một điểm không thuận lợi trên KPI, bạn sẽ có thể trao đổi trực tiếp với cá nhân, tổ chức hoặc người quản lý trực tiếp bạn về KPI đó. Đây là cơ hội tuyệt vời để nhà quản lý có thể hướng dẫn nhân viên phương cách làm việc để đạt được mục tiêu đề ra. Hy vọng với những thông tin mà Unica chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn hiểu được KPI là gì và tại sao đối với doanh nghiệp việc xây dựng KPI lại quan trọng như vậy.  Chúc bạn thành công! >> Cách xây dựng KPI hiệu quả cho nhân viên mà bạn không nên bỏ qua >> Các tiêu chí đánh giá nhân viên hiệu quả nhất hiện nay mà bạn không nên bỏ qua
21/06/2019
1092 Lượt xem
Bơi bướm là gì? Các kỹ thuật bơi bướm đúng bạn cần biết
Bơi bướm là gì? Các kỹ thuật bơi bướm đúng bạn cần biết Bơi bướm là một kiểu bơi khó so với tất cả các kiểu bơi còn lại. Nếu muốn học bơi bướm thì bạn phải có một sức khỏe dẻo dai và một thể lực tốt.  Vậy, các thao tác kỹ thuật trong bơi bướm có gì đặc biệt? Hãy cùng Unica học bơi qua bài viết dưới đây để tìm ra câu trả lời nhé. 1. Bơi bướm là gì? Bơi bướm là kiểu bơi úp sấp ngực, động tác của đôi tay tương tự, đối xứng nhau, kết hợp đạp chân bướm (còn gọi là đạp chân cá heo). Trong khi các kiểu bơi trườn sấp, bơi ếch, bơi ngửa có thể tương thích cho người mới tập bơi, thì bơi bướm là kiểu khó, đòi hỏi kỹ thuật cũng như thể lực thật tốt.  Bơi bướm xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1993 và khởi nguồn của kiểu bơi bướm là bơi ếch. Tốc độ cực đại trong bơi bướm cao hơn trong bơi trườn sấp, bởi sự kết hợp đồng thời kéo, đẩy nước của 2 tay. Vì vậy, bạn phải biết và thật thành thạo với 2 kiểu bơi ếch và bơi sải thì khi học bơi bướm sẽ dễ dàng hơn. 2. Các kỹ thuật của bơi bướm Để bơi bướm chuẩn và hiệu quả, bạn phải thực hiện theo các giai đoạn: Giai đoạn 1: Tư thế cơ thể Bơi bướm là một kiểu bơi bằng thân rất nhẹ nhàng và uyển chuyển. Tuy nhiên đây được coi là kiểu bơi khó nhằn với tư thế bơi cũng không phải dễ dàng.  Tư thế bơi bướm được thể hiện qua câu châm ngôn: “Vai xuống, hông nhô cao - Vai cao, hông hạ thấp”. Vì vậy, khi bơi ếch bạn phải luôn đảm bảo tư thế trên và phối hợp nhịp nhàng các động tác tay và chân. Ngoài ra, trong bơi bướm bạn không nên bỏ qua tư thế “uốn sóng”. Với tư thế này các bạn hãy chú ý để cơ thể không phải uống quá sâu hoặc quá cạn trong quá trình bơi. Tư thế cơ thể trong quá trình bơi bướm Giai đoạn 2: Động tác chân + Cách thực hiện: Để hai chân khép lại với nhau và hoạt động cùng lúc như một chân vịt bản lớn, động tác chân được phối hợp với động tác uốn sóng tự nhiên của cơ thể. Sau đó, bạn bắt đầu động tác này từ hông, đập lên bằng mặt sau của gối rồi đập xuống bằng mặt trước của đầu gối. Tiếp theo, bạn thực hiện động tác đập chân bướm càng mạnh cả 2 chân và dứt khoát về phía sau. Khi kết thúc động tác chân, bạn đập chân xuống và duỗi thẳng hoàn toàn. Động tác chân khi bơi bướm + Thời điểm thích hợp để thực hiện động tác chân  Chân 1: Thực hiện khi tay vào nước, hông ở vị trí cao hơn đầu và vai. Tuy nhiên, bạn hãy lưu ý đặt hông phải lướt trên mặt nước trong lần đập nước đầu tiên.  Chân 2: Thực hiện khi tay quạt lên và đang di chuyển trên không. Sự kết hợp của “hông cao” và “chân duỗi thẳng” sẽ làm cho cơ thể có thể “bay xa” hơn trên bề mặt nước. Giai đoạn 3: Động tác quạt tay Để thao tác quạt tay đúng kỹ thuật, bạn thực hiện như sau: - Tư thế vào nước: bạn để lòng bàn tay hướng ra ngoài và để sát trục vai  - Tư thế tỳ nước (Quạt ra ngoài): duỗi dài để tay tách ra phía ngoài vai và hướng ngược trở lên mặt nước. Lưu ý tại vị trí tỳ nước, bạn phải giữ cùi chỏ cao và không nhìn thấy được bàn tay (vì đầu nằm dưới cánh tay cản trở tầm nhìn).  - Quạt vào trong: sau khi động tác đập chân đã chuyển hướng mông đến bề mặt nước thì mới quạt tay vào trong  - Quạt lên: thực hiện liên tục, càng về sau càng nhanh  - Vung trên không: tay gần như thẳng đứng và cách khỏi mặt nước, cánh tay hơi gập khi vung qua đầu Giai đoạn 4: Kết hợp các động tác Ở giai đoạn kết hợp các động tác của bơi bướm bạn cần nhớ kỹ câu châm ngôn “hông nhô cao khi bàn tay vào nước” thì chắc chắn kỹ thuật bơi bướm sẽ trở nên chuẩn xác hơn. Tuy nhiên để kết hợp thực hiện các động tác này, bạn cần cố gắng làm sao để cho đầu, thân, cánh tay vào nước như một khối thống nhất, lưng thẳng. Bởi sự kết hợp này là yếu tố quyết định bạn có thích hợp với kiểu bơi này hay không.  Bạn cũng nên nhớ kỹ, khi tay quạt ra ngoài thì mặt phải nhìn nước, đồng thời cằm hơi nâng lên khi tay quạt vào trong. Ngược lại, khi tay vung ngang vai bạn cần để đầu cúi xuống và để tay vào nước đổ theo trọng lực. Điều này sẽ giúp cho việc uốn sóng cơ thể trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Tư thế đầu khi bơi bướm Giai đoạn 5: Cách thở trong bơi bướm Thở chính là kỹ thuật quan trọng nhất giúp bạn thực hiện tốt mọi động tác. Khi thở phải kết hợp uyển chuyển, linh hoạt với chuyển động toàn thân. Khi bơi bướm, cứ hai chu kỳ tay thì bạn thở một lần bằng cách đưa cằm về trước. Nhớ rằng nếu bạn nâng người quá cao khi thở sẽ làm mất tư thế của cơ thể.  Bạn có biết bơi bướm sẽ tiêu tốn năng lượng hơn bơi sải gấp 2 lần và nhanh đuối sức hơn bơi ếch gấp 4 lần. Chính vì thế nếu thở đúng cách bạn sẽ lâu bị đuối sức hơn. Như vậy, trong bài viết này chúng tôi đã chia sẻ đến các bạn tất tần tật các kỹ thuật bơi bướm chuẩn. Hy vọng với những kiến thức bổ ích trên đây sẽ là tiền đề để bạn có được một phương pháp học bơi bướm chính xác nhất. Chúc các bạn thành công! >> Nằm lòng những lưu ý “vàng” trước khi bơi lội bạn nên biết >> Top 4 kiểu bơi lội hot nhất dành cho người mới bắt đầu >> Hướng dẫn cách lấy hơi khi bơi bạn nên biết >> Tiết lộ bí kíp 8 bước tự học bơi không cần phao
21/06/2019
5533 Lượt xem
Quy trình tuyển dụng nhân sự hiệu quả nhất hiện nay
Quy trình tuyển dụng nhân sự hiệu quả nhất hiện nay Nhân sự được xem là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến sự thành bại của mỗi một doanh nghiệp, công ty. Tuy nhiên, để thu hút được nhân tài, nhà tuyển dụng cần phải xây dựng cho mình một quy trình tuyển dụng thật khoa học và hợp lý. Vậy làm thế nào để có một quy trình tuyển dụng hiệu quả? Hãy cùng Unica tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Tuyển dụng nhân sự là gì?  - Là quá trình thu hút những người lao động có khả năng, nguyện vọng làm việc trong doanh nghiệp. Từ các bước như xác định, thu hút, sàng lọc, tuyển chọn, phỏng vấn, lựa chọn, tuyển dụng và giới thiệu nhân viên - Một trong những phương pháp thu hút tuyển dụng hiện nay là sử dụng các trang tuyển dụng, hay các trang mạng xã hội thông qua báo. Tuyển dụng nhân sự là quá trình chọn những người lao động có khả năng, nguyện vọng làm việc trong doanh nghiệp Mục đích của quy trình tuyển dụng Mục đích của quá trình tuyển dụng nhân sự là chọn ra những ứng viên tiềm năng cho những bộ phận còn thiếu người trong doanh nghiệp. Những ứng viên tham gia dự tuyển cần đáp ứng được những yêu cầu công việc đưa ra. Có thể nói, tuyển dụng là quy trình quan trọng góp phần làm mới và củng cố bộ máy doanh nghiệp. Đây là công việc diễn ra hàng ngày ở nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước.  Ngoài ra, tuyển dụng còn có một mục đích khác là pr thương hiệu cho doanh nghiệp. Khi tin tuyển dụng của một công ty liên tục xuất hiện trên nhiều nền tảng sẽ thu hút được sự chú ý của nhiều người. Mặc dù vậy, nếu tin tuyển dụng xuất hiện tràn lan trong thời gian dài lại có thể gây ra hiệu quả ngược nên bạn cần kiểm soát cẩn thận quy trình tuyển dụng.  Lợi ích của quy trình tuyển dụng hiệu quả Quy trình tuyển dụng đem lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như tiết kiệm thời gian, gắn kết nhân viên, tăng tính chủ động và cải thiện hiệu suất. Từng lợi ích cụ thể như sau: 1. Tiết kiệm thời gian Một công ty nếu đầu tư quy trình tuyển dụng nhân sự chu đáo giúp cho việc tuyển chọn nhân sự nhanh hơn, thu hút được nhiều ứng viên đủ tiêu chuẩn. Không chỉ tối ưu nguồn lực thời gian và chi phí, điều này còn phần nào phản ánh tính chuyên nghiệp của thương hiệu công ty trong mắt các ứng viên. 2. Gắn kết nhân viên Quy trình tuyển dụng chất lượng sẽ giúp doanh nghiệp lựa chọn được những ứng viên phù hợp với tầm nhìn và sứ mệnh của công ty, đảm bảo năng suất làm việc và cống hiến ở mức cao nhất.  3. Tăng tính chủ động - Việc chuẩn bị những kế hoạch tuyển dụng từ trước sẽ đảm bảo tính chủ động về mặt chiến lược cho cá quản lý và phòng nhân sự. Nếu cần thiết, doanh nghiệp có thể tinh chỉnh chiến lược này để cải thiện chất lượng ứng viên, nâng cao uy tín thương hiệu. Việc chuẩn bị những kế hoạch tuyển dụng từ trước sẽ đảm bảo tính chủ động về mặt chiến lược cho cá quản lý và phòng nhân sự 4. Cải thiện hiệu suất - Quy trình tuyển dụng giúp doanh nghiệp xác đinh được năng lực và các kỹ năng của ứng viên. Trong quá trình phỏng vấn nhiều nhà Headhunter thường hỏi bạn nững điểm mạnh và điểm yếu của ứng viên đây chính là cách họ giúp bạn dự đoán năng suất trong tương lai của ứng viên Các bước trong quy trình tuyển dụng Quy trình tuyển dụng của một doanh nghiệp gồm các bước sau đây: 1. Bước 1: Xác định nhu cầu tuyển dụng Một quy trình tuyển dụng hiệu quả trong doanh nghiệp bắt đầu từ việc xác định các vị trí còn trống và phân tích những đặc điểm công việc như kiến thức kỹ năng cần thiết cho vị trí này. Doanh nghiệp cần xác định những vấn đề gì cần được giải quyết, cân năng lực như thế nào, hiệu suất và tính cách đặc thù của nhân viên. Theo dõi đầu vào so với đầu ra, tính toán xem liệu có sự gia tăng khối lượng công việc cần giải quyết khi tuyển dụng người mới hay không. 2. Bước 2: Đăng tin tuyển dụng Sau khi đã xác định được nhu cầu tuyển dụng, doanh nghiệp sẽ chuẩn bị tuyển dụng. Có thể nói, chuẩn bị tuyển dụng được xem là bước quan trọng nhất, là một “đòn bẩy” tạo đà cho các bước còn lại trong quy trình tuyển dụng. Vì vậy, ở phần này người quản lý nhân sự càng chuẩn bị chi tiết, cụ thể bao nhiêu thì các bước tiếp theo càng dễ thực hiện bấy nhiêu. Cụ thể, trước khi đưa ra thông báo tuyển dụng, nhân sự phải mô tả rõ ràng về vị trí công việc mà doanh nghiệp đang cần, về điều kiện làm việc, các quyền lợi và nghĩa vụ của ứng viên.  Để tuyển được nhân tài, bạn phải có bước chuẩn bị tuyển dụng chi tiết, cụ thể Bên cạnh đó, người tuyển dụng cũng phải đưa ra những yêu cầu dành cho các ứng viên như bằng cấp, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm làm việc…để từ đó xây dựng bản chi tiết về chế độ tiền lương và phúc lợi của các ứng viên một cách phù hợp. Sau khi đã hoàn tất mọi công việc từ bước chuẩn bị tuyển dụng, nhà tuyển dụng sẽ bắt đầu đăng tin tuyển dụng để thu hút sự chú từ các ứng viên. Việc thông báo này cần phải ngắn gọn, súc tích nhưng những nội dung cơ bản về việc tuyển dụng vẫn phải được truyền đạt tới ứng viên một cách rõ ràng. Có rất nhiều cách để nhà tuyển dụng truyền đạt thông tin tuyển dụng, có thể thông báo trên trang chính của công ty, các hội nhóm, diễn đàn, thông báo trên mạng xã hội, hay thông báo qua kênh truyền hình,...Tuy nhiên, nhà tuyển dụng cũng cần xem xét song song với chi phí để lựa chọn những phương tiện truyền thông phổ biến nhất. 3. Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ ứng viên Trong thời buổi kỹ thuật số hiện nay, thông tin tuyển dụng của doanh nghiệp lan đi rất nhanh. Chỉ sau khoảng 1 tiếng đăng tuyển, phòng nhân sự sẽ nhận được hàng chục hoặc hàng trắm hồ sơ ứng tuyển. Những hồ sơ này được gửi qua email, kênh tuyển dụng hoặc thông qua các trang mạng xã hội.  4. Bước 4: Sàng lọc và lựa chọn hồ sơ Khi nhận được hồ sơ của các ứng viên qua các thông báo tuyển dụng, phòng nhân sự sẽ tiến hành thu nhận và chọn lọc hồ sơ. Đây là bước rất quan trọng bởi qua đó, nhà tuyển dụng sẽ căn cứ vào hồ sơ của ứng viên về bằng cấp, trình độ, sức khỏe, cũng như căn cứ vào các yêu cầu của công việc để chọn lọc một lượng hồ sơ nhất định. Trong quá trình chọn lọc hồ sơ nhà tuyển dụng phải luôn minh bạch và công bằng để tìm ra được những ứng cử viên sáng giá nhất. 5. Bước 5: Phỏng vấn ứng viên Trong quy trình tuyển dụng hiệu quả, sau khi đã lọc hồ sơ, nhà tuyển dụng sẽ liên hệ với các ứng viên được chọn và tiến hành kỹ năng phỏng vấn. Trong bước này, nhà tuyển dụng sẽ đặt ra những câu hỏi liên quan đến vị trí ứng tuyển nhằm khai thác năng lực, tiềm năng, kĩ năng của các ứng viên.  Phỏng vấn là bước quan trọng trong quy trình tuyển dụng nhân sự của mỗi công ty Ngoài ra, trong quá trình phỏng vấn, ứng cử viên sẽ được nhà tuyển dụng cung cấp các thông tin về quy trình làm việc, công việc cụ thể ứng viên sẽ làm cũng như mức lương và các chế độ phúc lợi mà nhân viên được hưởng nhằm giúp ứng viên đưa ra quyết định có vào làm việc tại công ty không. Bước 6: Kiểm tra thông tin tham chiếu Sau khi phỏng vấn ứng viên, nhà tuyển dụng sẽ kiểm tra thông tin tham chiếu để xác thực những thông tin được cung cấp có đúng hay không. Bước này sẽ mất thời gian nhưng đổi lại, doanh nghiệp sẽ chọn được những ứng viên chất lượng và có nhân phẩm tốt.  Bước 7: Đưa ra quyết định tuyển dụng Dựa trên những câu trả lời trong quá trình phỏng vấn, doanh nghiệp sẽ quyết định xem bạn có phù hợp với những yêu cầu mà họ đề ra hay không. Nếu phù hợp, phòng nhân sự sẽ gửi email mời bạn nhận việc vào khoảng thời gian cụ thể. Trong thư mời, nhân viên tuyển dụng sẽ đưa ra mức lương, phúc lợi dành cho vị trí của bạn. Mặt khác, địa điểm làm việc và quy trình đào tạo cơ bản cũng có thể được đính kèm trong email gửi tới bạn.  Nếu doanh nghiệp đã lựa chọn được những ứng cử viên sáng giá nhất qua các vòng phỏng vấn, thì bước tiếp theo sẽ là thời gian thử việc của ứng viên. Trong bước này, nhà tuyển dụng cần phải theo dõi từng “đường đi nước bước” của ứng viên. Đây cũng được xem là giai đoạn khó khăn và thử thách của ứng viên, việc họ chứng minh được năng lực của bản thân chính là điều kiện tiên quyết để nhà tuyển dụng có thể đưa ra quyết định cuối cùng. Các yếu tố ảnh hưởng đến quy trình tuyển dụng hiệu quả Các yếu tố ảnh hưởng tới quy trình tuyển dụng gồm có thời gian tuyển dụng, nguồn tuyển dụng, phương pháp và đội ngũ tuyển dụng. Mỗi yếu tố sẽ có những ảnh hưởng khác nhau như sau: 1. Thời gian tuyển dụng Một quy trình tuyển dụng hiệu quả sẽ có thời gian tuyển dụng ngắn nhưng có thể chọn được nhân sự phù hợp cho công ty. Thời gian tuyển dụng càng kéo dài sẽ khiến chi phí tăng và làm tốn thời gian của bộ phận nơi đang cần tuyển người. Thời gian tuyển dụng lý tưởng hiện nay thường kéo dài khoảng 1 tháng. Ngay khi đã tìm được ứng viên phù hợp, doanh nghiệp nên gỡ tin tuyển dụng để tránh làm mất thời gian của những người khác. Thời gian tuyển dụng không nên quá lâu 2. Nguồn tuyển dụng Muốn có được nhân sự chất lượng thì việc chọn nguồn vô cùng quan trọng. Những nguồn tuyển dụng chất lượng hiện nay tới từ những kênh tuyển dụng uy tín như Topcv, glints, Jobsgo, CareerBuider, Joboko,... Những ứng viên nộp đơn từ nguồn nay phần nhiều là người có kinh nghiệm.  Ngoài ra, nhiều đơn vị tuyển dụng hiện nay chọn tuyển dụng từ Facebook vì không tốn phí, thời gian tìm kiếm ứng viên nhanh. Bạn chỉ cần đăng tuyển khoảng 30 phút là đã nhận được hàng chục CV của các ứng viên trên toàn quốc. Nhược điểm của nguồn ứng viên này không đảm bảo, bạn sẽ phải mất thời gian chọn lọc người phù hợp với vị trí công việc doanh nghiệp đưa ra. 3. Phương pháp tuyển dụng Phương pháp tuyển dụng cũng ảnh hưởng rất nhiều tới kết quả của quá trình tuyển dụng. Một số công ty sẽ yêu cầu ứng viên thực hiện bài kiểm tra để chọn lọc ứng viên tiềm năng trước buổi phỏng vấn. Những bạn vượt qua kiểm tra sẽ có được điểm cộng từ phía nhà tuyển dụng. Ở vòng 2 chính là phỏng vấn, trong vòng này, một số doanh nghiệp lớn sẽ tiếp tục đưa ra những câu hỏi hoặc bài kiểm tra năng lực ngắn dành cho ứng viên. Sau khi kết thúc vòng này, những người có số điểm hoặc đánh giá cao nhất sẽ được cân nhắc mời làm việc. Phương pháp tuyển dụng thông qua các bài test này sẽ giúp doanh nghiệp chọn được những nhân tố tài năng ngay từ đầu.  Một số ngành nghề đặc thù như thiết kế, các doanh nghiệp thường yêu cầu ứng viên gửi sản phẩm của mình. Sau đó, họ sẽ mời ứng viên tới phỏng vấn để nghe giới thiệu chi tiết về sản phẩm mà họ đã làm. Thông qua đó, nhà tuyển dụng sẽ chọn được những nhân sự tiềm năng cho vị trí công việc đang trống. 4. Đội ngũ tuyển dụng Quy trình tuyển dụng của doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng bởi đội ngũ tuyển dụng. Một đội ngũ chuyên nghiệp, lịch sự và nhẹ nhàng sẽ khiến ứng viên không còn cảm thấy căng thẳng và muốn ra nhập công ty làm việc. Ngược lại, nếu đội ngũ tuyển dụng khó tính hoặc hời hợt sẽ khiến ứng viên có cái nhìn không tốt về doanh nghiệp. Đội ngũ tuyển dụng giỏi sẽ tạo ra một bản mô tả công việc chính xác và chọn được nguyền tuyển nhân sự chất lượng. Nhờ đó, thời gian tuyển dụng giảm xuống giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí.  Đội ngũ tuyển dụng đóng vai trò quan trọng với doanh nghiệp Các lưu ý khi thực hiện quy trình tuyển dụng hiệu quả Công việc tuyển dụng là một phần quan trọng trong hoạt động của các công ty. Bộ phận trực tiếp đảm nhận quy trình này là phòng nhân sự. Mặc dù không quá khó nhưng để hoàn thành công việc này, người tuyển dụng cần ghi nhớ những lưu ý dưới đây: 1. Phải tuân thủ các quy định pháp luật liên quan đến tuyển dụng Quy trình tuyển dụng của doanh nghiệp cần tuân thủ các quy định của pháp luật về luật lao động. Bản mô tả công việc phải sát với thực tế, không được cường điệu hóa vị trí công việc đang cần tuyển người. Đồng thời, công ty cần gửi mail mời ứng viên tham ra tuyển dụng, gửi thư từ chối hoặc mời ứng viên nhận việc (sau phỏng vấn). Mọi quy trình cần được diễn ra minh bạch, rõ ràng, cụ thể và chi tiết.  2. Sử dụng công nghệ và phần mềm hỗ trợ tuyển dụng Xu hướng làm việc online trong những năm gần đây ngày càng tăng nên kéo theo đó là nhu cầu phỏng vấn online cũng tăng theo. Để bắt kịp xu hướng, các nhà tuyển dụng cần ứng dụng nhiều phần mềm và công nghệ vào quy trình tuyển dụng để tiết kiệm thời gian và chi phí cho cả ứng viên và doanh nghiệp. Bên cạnh những phần mềm mất phí sẽ có những phần mềm miễn phí dành cho việc tuyển dụng và quản lý nhân sự. Tùy vào nhu cầu và quy mô công ty mà bạn sẽ chọn cho mình ứng dụng phù hợp nhất. 3. Tập trung vào đào tạo và phát triển nhân viên mới Sau khi đã tìm ra được những nhân sự chất lượng, bạn cần tập trung đào tạo và phát triển họ thì mới có thể hoàn thành được quy trình tuyển dụng hiệu quả. Phương pháp đào tạo và người trực tiếp đào tạo cần được bàn luận cẩn thận để giúp nhân viên có thể làm được việc trong thời gian ngắn. Ở giai đoạn này, doanh nghiệp không nên yêu cầu quá khắt khe với nhân viên, hãy cho họ thời gian để làm quen với môi trường trước. Khi đã quen việc, nhân viên sẽ dần dần nâng được hiệu suất công việc của mình. Tập trung vào phát triển nhân sự mới Tổng kết Trong bài viết dưới đây chúng tôi đã chi tiết đến bạn quy trình tuyển dụng hiệu quả, nó rất phức tạp và tốn rất nhiều thời gian, công sức và chi phí, đòi hỏi sự chuẩn bị chu đáo nhất. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn có cái nhìn toàn diện nhất về quy trình tuyển dụng cũng như quản lý nhân sự hiệu quả nhất. Chúc bạn thành công!
21/06/2019
3489 Lượt xem
Cách học bơi từ A đến Z cho người mới bắt đầu
Cách học bơi từ A đến Z cho người mới bắt đầu Bơi lội là môn thể thao dành cho mọi lứa tuổi. Bơi lội không chỉ giúp cho cơ thể phát triển toàn diện về cả mặt thể lực và trí lực mà còn giúp chúng ta giải tỏa được những căng thẳng, mệt mỏi trong cuộc sống hàng ngày. Thế nhưng, không phải ai cũng biết cách tìm cho mình phương pháp học bơi hiệu quả. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ bật mí cho các bạn 4 cách học bơi nhanh nhất mà không phải ai cũng biết. Các bạn hãy cùng tham khảo nhé! 1. Nắm chắc kỹ thuật nín thở Nín thở là một kỹ năng rất quan trọng trong bơi lội. Trước khi học bơi, bạn phải học nín thở, nếu như bạn không nín thở được thì rất khó để biết bơi. Quá trình học bơi sẽ thuận lợi và nhanh chóng hơn nếu như bạn có thể nín thở tốt. Nếu bạn là người mới bắt đầu học bơi, bạn nên tập nín thở dưới nước từ 10 – 20 giây, sau đó tăng dần sức chịu đựng của cơ thể. Cách nín thở tốt nhất là bạn nên ngâm mình dưới bể bơi chừng 30 phút mỗi ngày. Hãy hít một hơi thật sâu rồi từ từ thả lỏng cơ thể dưới mặt nước. Cách này vừa giúp bạn nín thở hiệu quả, vừa giúp cơ thể làm quen dần với việc ở dưới nước. >> Hướng dẫn cách lấy hơi khi bơi bạn nên biết Nín thở là một kỹ thuật quan trọng trong quá trình học bơi Ngoài ra, nếu bạn vẫn lo sợ dưới nước thì hãy dùng xô chậu và úp mặt vào tập nín thở. Luyện tập thường xuyên sẽ giúp bạn có thể nín thở được lâu hơn. 2. Kết hợp hít thở dưới nước và tập nổi trên mặt nước Sau khi đã thuần thục với bài tập nín thở trên cạn, bạn hãy chuyển sang giai đoạn thực hành nín thở dưới nước và tập nổi trên mặt nước. Để thực hành 2 kỹ thuật này, bạn hãy tận dụng vị trí sát thành bể bơi và thực hiện động tác: hai tay bám chắc vào thành bể sau đó há miệng lấy hơi và ngụp xuống nước. Ban đầu, khi ngụp xuống nước bạn hãy thả lỏng cơ thể rồi nín thở và duỗi thẳng cẳng chân ngang với mặt nước. Khi bạn cảm nhận được cơ thể của mình đang dần dần nổi lên trên mặt nước, lúc này bạn hãy thở hết khí ra bằng mũi rồi ngoi lên mặt nước và tiếp tục lấy hơi bằng miệng. Cứ lặp đi lặp lại động tác này nhiều lần bạn sẽ nhanh chóng hít thở và nổi trên mặt nước. Kết hợp nín thở và tập nổi trên mặt nước sẽ giúp cơ thể không bị chìm khi học bơi Sở dĩ, việc lấy hơi bằng miệng và thở ra bằng mũi sẽ giúp bạn lấy được lượng hơi hít vào vừa đủ để không bị ngạt thở khi xuống nước.  3. Học lướt nước Để có thể thuần thục trong quá trình bơi, bạn phải trải qua một giai đoạn đó là học lướt nước. Muốn thực hiện điều này, bạn hãy đứng tựa lưng vào thành bể, há miệng lấy hơi và nín thở. Hai tay duỗi thẳng rồi ép chặt vào thân người, hai vai khép hẹp lại sau đó ngả người về phía trước. Mặt úp xuống nước, chân đạp mạnh vào thành bể tạo lực đẩy cơ thể lướt trên mặt bể.  Tuy nhiên đây là một kỹ thuật khá khó học vì vậy nếu bạn muốn học bơi nhanh thì phải luyện tập động tác này thật kỹ lưỡng. 4. Tham gia khóa học bơi  Một trong những cách học bơi nhanh nhất là bạn đến các trung tâm đăng ký tham gia theo học. Thế nhưng, với cuộc sống bận rộn như hiện nay thì việc sắp xếp 2-3 buổi học bơi trong tuần sẽ là điều rất khó, nhất là với những người đã đi làm hoặc đã có gia đình. Vậy, làm thế nào để họ không cần đến trung tâm học bơi mà vẫn biết bơi? Khoá học bơi được xem là một trong những sự lựa chọn hàng đầu giúp bạn loại bỏ chướng ngại thời gian và mang lại hiệu quả tốt nhất. Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi Blog Unica. Chúc các bạn thành công! >> Nằm lòng những lưu ý “vàng” trước khi bơi lội bạn nên biết >> Top 4 kiểu bơi lội hot nhất dành cho người mới bắt đầu
20/06/2019
1026 Lượt xem
5 Kỹ thuật bơi sải đúng cách cho người mới bắt đầu
5 Kỹ thuật bơi sải đúng cách cho người mới bắt đầu Bơi sải là một trong những kiểu bơi phổ biến, đơn giản và dễ học nhất hiện nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm được các kỹ thuật bơi sải đúng cách để mang lại hiệu quả cao nhất khi bơi. Bài viết dưới đây Unica sẽ chia sẻ đến các bạn 5 kỹ thuật bơi sải đúng và hiệu quả. 1. Động tác chân Khác với bơi ếch, bạn sẽ không cần chú trọng vào việc đá chân về sau để đẩy mình về phía trước. Thay vào đó, bạn sẽ tiến hành thả lỏng chân và đầu gối tạo ra lực đẩy nhẹ nhàng đưa người về phía trước. Để động tác chân được thành thục, bạn nên kết hợp giữa tập đá chân trườn sấp trên cạn và dưới nước. Động tác chân trườn sấp trên cạn Để thực hiện động tác này, bạn hãy tận dụng thành hồ bơi sau đó hơi ngả người về phía sau và hai chân duỗi thẳng. Tiếp đến, bạn thực hiện nâng chân lên và đạp xuống liên tục cho đến khi thực hiện động tác thành thục. Giai đoạn tập sải chân trên cạn Lưu ý: Trong khi tập động tác này phải giữ đầu gối luôn thật thẳng. Động tác chân trườn sấp dưới nước Đầu tiên, bạn hãy nằm sấp trên mặt nước, 2 tay nắm chặt thành bể đồng thời duỗi thẳng 2 tay cùng 2 chân, đầu gối để thẳng. Tiếp đến, bạn đập chân trườn sấp liên tục như đã tập ở trên cạn cho đến khi thành thục. Khi bạn đã tập quen với những động tác trên, bạn hãy thả lỏng cổ chân và đập chân trườn sấp với ván sau đó bơi theo chiều ngang thành bể. Lưu ý: Bạn nên duy trì cho mực nước ở ngang ngực hoặc bụng và hãy giữ đầu gối luôn thẳng nhé.  2. Động tác tay Khi bơi sải, hai tay của bạn sẽ đóng vai trò như một cần gạt kéo người và định hướng cho bạn tiến về phía trước. Vì vậy, trong quá trình bơi sải, bạn không nên đập tay xuống nước vì động tác tay khi vươn lên giống như bạn đang cố gắng níu một vật gì đó để trượt về sau. Để bơi sải đúng kỹ thuật bạn nên kết hợp sử dụng cả vai và tay để tạo lực kéo sẽ giúp bạn không bị đau cơ. Ngược lại, nếu bạn không làm chủ được động tác tay của mình đồng nghĩa với việc sẽ gây khó khăn cho những người tập xung quanh và ảnh hưởng đến sức khỏe của chính mình. Giai đoạn tập chân, tay trườn sấp phối hợp thở dưới nước 3. Tư thế xoay người Xoay người đúng cách có thể giúp bạn trong nhiều yếu tố của kỹ thuật bơi sải. Khi xoay người đúng bạn sẽ tăng thêm lực và sức mạnh cho động tác tay, đồng thời nó sẽ giúp bạn sửa lỗi kéo lê người chứ không phải bơi. Hơn nữa tập xoay người đúng cách còn tạo cho bạn khả năng hít thở tốt hơn. Khi xoay người trái phải liên tục và quạt tay thì người của bạn sẽ như một cái bập bênh và cách mặt nước hồ khoảng 30 độ ở cả hai bên sườn. Bạn không chỉ xoay tay mà còn là cả người, chú ý không để cho bụng của mình luôn luôn hướng xuống phía đáy hồ mọi lúc. Xoay người chủ yếu bằng hông chứ không phải bằng vai bạn nhé! 4. Tư thế đầu Một “mẹo” bơi sải rất hữu ích cho các bạn đó là đừng nhìn xuống quá sâu xuống dưới đáy hồ khi đang tập bơi. Hãy luôn luôn hướng mắt của mình về phía trước để định hướng cho bản thân cũng như giữ cho mình không bị cảm giác nặng đầu. Trong quá trình bơi, bạn hãy giữ cho phần cổ và lưng được thoải mái và không gập đầu quá sâu. Hãy lưu ý rằng, trong khi bơi sải bạn không nên để đầu quá cao để tránh bị căng cơ dẫn đến chấn thương không đáng có. 5. Thả lỏng toàn thân Thả lỏng toàn thân sẽ giúp các bạn có một tư thế bơi thoải mái mà không bị mệt hay căng thẳng. Việc làm này tưởng chừng như đơn giản khi ở trên cạn nhưng khi xuống dưới nước thì hầu hết mọi người đều mắc sai lầm ở lỗi kỹ thuật này. Vì vậy, để bơi sải đúng kỹ thuật các bạn không nên quá gồng mình để kéo cơ thể về phía trước mà hãy cố gắng thả lỏng toàn thân để giữ sức lực.  Trên đây, chúng tôi đã chia sẻ đến các bạn 5 kỹ thuật bơi sải đúng cách và hiệu quả. Hy vọng với những kiến thức bổ ích này sẽ giúp ích nhiều cho các bạn trong quá trình mới bắt đầu học bơi sải.  >> Gợi ý 6 tuyệt chiêu bơi sải không mệt không phải ai cũng biết >> Những “rào cản” lớn nhất khiến bạn không thể học bơi sải >> Nằm lòng những lưu ý “vàng” trước khi bơi lội bạn nên biết                                                                                                             
20/06/2019
6536 Lượt xem
Những rào cản lớn nhất khiến bạn không thể học bơi sải
Những rào cản lớn nhất khiến bạn không thể học bơi sải Bơi sải là kiểu bơi được ưa chuộng nhất trên thế giới. Tuy nhiên, khác với bơi ếch, bơi sải được coi là kiểu bơi “khó nhằn” nhất trong tất cả các kiểu bơi còn lại như: bơi ếch, bơi bướm, bơi ngửa,... Có những người dành cả “tuổi thanh xuân” để học bơi sải mà vẫn chưa thành tài, còn có người đang học giữa chừng thì phải bỏ cuộc. Vậy, nguyên nhân do đâu bơi sải lại khó tiếp cận? Các bạn hãy cùng Unica tham khảo bài viết dưới đây để tìm ra câu trả lời nhé! 1. Bơi sải là gì? Bơi sải hay còn gọi là bơi trườn sấp (tiếng Anh gọi là Freestyle stroke) là kiểu bơi nhanh nhất trong các kiểu bơi. Tư thế bơi sải: Khi bơi sải, bạn sử dụng 2 tay liên tục để so le về phía trước, gạt nước về phía sau làm động lực chính đưa cơ thể tiến lên. Thân hình giữ thẳng, không lên xuống như bơi ếch, bơi bướm; đôi chân vẫy so le với hình thức giữ thẳng gối, duỗi thẳng 2 bàn chân, biên độ góc gấp ít thay đổi. Trong quá trình bơi nên để cơ thể được thoải mái nhất và động tác bơi nhẹ nhàng để giữ cho phần thân sau được nổi, toàn bộ thân thể thẳng hàng gần như ngang với mặt nước. Vì động tác đạp chân của bơi sải thường mạnh hơn, gây nhiều tiếng động nên bơi sải ít được sử dụng hơn bơi ếch và bơi bướm. Tuy nhiên, tốc độ bơi sải nhanh nên thường được áp dụng trong các trường hợp cứu người bị đuối nước. Lưu ý: Bơi sải là một kiểu bơi vô cùng khó, cho nên để học được bơi sải đúng kỹ thuật, bạn sẽ phải học trong một thời gian rất dài. Vì vậy, muốn học bơi sải bạn phải thật kiên trì thì mới có thể đạt được thành công. 2. Những lý do khiến bạn không thể học bơi sải Chưa nắm được các kỹ thuật bơi sải Có thể nói, bơi sải là sự phối hợp nhịp nhàng của tất cả bộ phận trên cơ thể để đẩy người về phía trước. Vì vậy, các kỹ thuật trong bơi sải sẽ khó hơn rất nhiều so với với ếch. Nếu bạn không nắm vững được các động tác kỹ thuật cơ bản trong bơi sải như: cách đạp chân, kỹ thuật đạp tay, cách lấy hơi, hít thở,... thì rất khó để học bơi. Hơn thế nữa, nếu muốn học bơi sải thì trước hết bạn phải thuộc lòng các động tác khi ở trên bờ rồi mới xuống nước. Tuy nhiên, nhiều bạn thường chủ quan “vỗ ngực ta đây” nên thường bỏ qua bước này. Và kết quả là sẽ bị “lai” giữa bơi ếch và bơi sải. Thiếu kiên trì Nếu bạn muốn học bơi sải đồng nghĩa với việc bạn phải kiên trì. Bởi nếu bạn học bơi ếch trong vòng 1 tuần là có thể thuần thục tất cả các động tác nhưng với bơi sải thì đối lập hoàn toàn. Để học được bơi sải, bạn phải có một lộ trình và xây dựng một kế hoạch cụ thể chi tiết, vì các động tác kỹ thuật của bơi sải vô cùng khó và dễ nhầm nên nhiều người thường thiếu đi sự kiên nhẫn mà bỏ cuộc giữa chừng. Nếu không có sự kiên trì thì rất khó học bơi sải Đốt cháy giai đoạn Thực tế cho thấy, nhiều bạn trẻ khi học bơi sải thường tự tin thái quá cho rằng mình đã biết bơi thì kiểu bơi nào cũng có thể học được nên rất hay bỏ qua các động tác kỹ thuật cần thiết và chuyển qua giai đoạn thực hành luôn. Nhưng vì bơi sải có quá nhiều kỹ thuật và động tác khó, nên chính vì sự “đốt cháy giai đoạn” này là nguyên nhân khiến cho các bạn không thể nào bơi đúng kỹ thuật. Vì vậy mà các bạn dần sẽ trở nên chán nản và không muốn học động tác bơi này. Học thành thục các kỹ thuật bơi sải trước khi xuống nước sẽ giúp bạn hạn chế được những rủi ro cần thiết Trên đây là những nguyên nhân chính khiến các bạn không thể học bơi sải. Hy vọng với những kiến thức bổ ích này sẽ là động lực giúp các bạn cố gắng hơn trong quá trình học bơi sải. >> Hướng dẫn cách lấy hơi khi bơi bạn nên biết >> Gợi ý 6 tuyệt chiêu bơi sải không mệt không phải ai cũng biết >> Bật mí 5 kỹ thuật bơi sải đúng cách cho người mới bắt đầu
20/06/2019
4049 Lượt xem
Quy trình đào tạo nhân viên mới hiệu quả cho doanh nghiệp
Quy trình đào tạo nhân viên mới hiệu quả cho doanh nghiệp Hiện nay, việc xây dựng một quy trình đào tạo cho nhân viên mới được xem như là yếu tố tiên quyết, quan trọng hàng đầu đối với mỗi một doanh nghiệp. Bởi đây có thể nói là dấu ấn ban đầu của nhân viên đối với công ty, giúp họ xua tan đi sự bỡ ngỡ và nhanh chóng làm quen với công việc một cách tốt nhất. Vậy làm sao để lập một quy trình đào tạo nhân viên mới hiệu quả? Hãy cùng Unica tìm hiểu các bước qua bài viết dưới đây. 1. Tại sao doanh nghiệp cần có quy trình đào tạo nhân viên mới Tại sao phải đào tạo nhân viên mới? Với các doanh nghiệp hiện nay đều có xây dựng một quy trình đào tạo định hướng cho nhân viên mới, hướng dẫn những nhân viên mới nhằm các mục đích như sau: Đào tạo nhân viên mới là cách giữ nhân sự hiệu quả - Giảm bớt chi phí đào tạo: để nhân viên mới nha chóng bắt kịp cũng như làm quen với công việc mới và làm việc hiệu quả hơn thì doanh nghiệp phải định hướng đúng đắn cho nhân viên. Điều này làm giảm bớt thời gian và chi phí đào tạo cho doanh nghiệp. - Giảm căng thẳng cho nhân viên mới: một quy trình đào tạo có bài bản giúp những nhân viên mới họ biết được định hướng rõ ràng về việc họ phải làm, bớt lo sợ và giảm áp lực. Họ sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi làm việc, cũng như tiếp thu nhanh hơn. - Giúp quản lý thời gian hiệu quả: những định hướng của công ty ban đầu tốt sẽ khiến người quản lý không mất nhiều thời gian để đào tạo nhân viên mới.  - Tối ưu doanh số: khi nhân viên mới nắm bắt được quy trình đào tạo họ hiểu và làm việc hiệu quả và năng suất hơn, hơn nữa họ cảm thấy vị trí này phù hợp với năng lực của mình. Doanh nghiệp cần có định hướng đúng đắn cũng như cung cấp các công cụ làm việc giúp nhân viên mới hoàn thành công việc và tăng doanh số cho team. - Giúp giữ chân nhân viên mới: một quy trình đào tạo nhân sự hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp có ấn tượng tốt với nhân viên, giúp họ tin tưởng và ở lại cống hiến hết mình.  2. Lợi ích của quy trình đào tạo nhân viên mới Đào tạo nhân viên mới đem tới rất nhiều lợi ích cho danh nghiệp. Lợi ích đầu tiên là giúp doanh nghiệp có đội ngũ nhân viên mới - Những người nhiệt huyết, có nhiều ý tưởng và dám dấn thân vào công việc. Lợi ích tiếp theo của đào tạo nhân lực là giúp công ty tổng hợp được quy trình và kiến thức chuyên môn. Đây sẽ là những tài liệu quan trọng giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và chi phí đào tạo trong những năm tiếp theo. Đào tạo nhân viên mới còn là một cách giữ nhân sự hiệu quả, không quá tốn kém mà lại đem tới hiệu quả cao. Doanh nghiệp có thể tổ chức các khóa học online để giảm chi phí thay vì tổ chức các khóa học offline. Thời gian học nên tổ chức vào buổi tối hoặc vào cuối tuần sẽ thuận lợi hơn cho nhân viên. Một lợi ích khác của đào tạo nhân viên mới đó là giúp tinh thần của nhân viên ổn định, giảm bớt nỗi sợ để có thể hoàn thành công việc tốt nhất.  3. Các loại yêu cầu đào tạo Nhu cầu đào tạo có thể phát sinh do sự thay đổi của nhiệm vụ, hiệu suất kém hoặc sự thay đổi của nhân viên. Loại yêu cầu đào tạo đầu tiên bao gồm mỗi và mọi nhân viên của tổ chức. Loại thứ hai phục vụ cho các nhóm người cụ thể trong tổ chức. Thứ ba giải quyết các nhu cầu cá nhân của một nhân viên phải đảm nhận một vị trí mới trong tổ chức. Đào tạo có thể là yêu cầu một lần, định kỳ hoặc liên tục Đào tạo có thể là yêu cầu một lần, định kỳ hoặc liên tục, hoặc nó có thể thay đổi trong một khoảng thời gian. Phạm vi đào tạo có thể ngắn hạn hoặc dài hạn tùy theo yêu cầu. Việc xác định các yêu cầu đào tạo được thực hiện thông qua phiếu thẩm định, đánh giá của người giám sát, tự đánh giá, đánh giá đồng cấp, điều tra có hệ thống và đánh giá có cấu trúc. Mục tiêu của một chương trình đào tạo - Để đảm bảo rằng tổ chức không bị lỗi thời - Để cải thiện một cách hiệu quả và có hệ thống các kỹ năng của nhân viên - Nâng cao kỹ năng của nhân viên với các bản cập nhật và công nghệ mới nhất và đảm bảo cải thiện hiệu suất tổng thể - Nâng cao kiến ​​thức để thực hiện các công việc cụ thể - Trang bị cho nhân viên những kỹ năng đa dạng để họ có khả năng giải quyết các công việc khác nhau - Để tạo ấn tượng tích cực đối với nhân viên đối với tổ chức - Hướng dẫn và giáo dục nhân viên cách xử lý hiệu quả thiết bị, vật liệu và nhà máy - Đào tạo nhân viên bảo tồn tài nguyên, tránh lãng phí và ngăn ngừa ô nhiễm - Để đảm bảo sức khỏe và an toàn lao động trong việc xử lý thiết bị - Giới thiệu các kỹ năng quản lý cho nhân viên để giúp họ đảm nhận các trách nhiệm và vị trí cao hơn…. 4. Các yếu tố quan trọng trong quy trình đào tạo nhân viên mới Các yếu tố quan trọng trong khung chương trình đào tạo nhân viên mới gồm có thời gian và kế hoạch, người thực trực tiếp đào tạo, nội dung chương trình, phương pháp đào tạo, đánh giá và đo lường. Từng yếu tố cụ thể như sau: Thời gian và kế hoạch Một chương trình đào tạo nhân sự mới cần có kể hoạch cụ thể chi tiết. Trong bản kế hoạch cần có những phần sau đây: - Thời gian khóa học: Kéo dài bao lâu? Mỗi buổi gồm bao nhiêu phút? - Địa điểm thực hiện khóa học - Dụng cụ và tài liệu cần cho khóa học - Bài giảng chi tiết trong khóa học Đặc biệt, bản kế hoạch cần nhấn mạnh vào thời gian đào tạo bên cạnh nội dung đào tạo. Lý do là bởi tâm lý của phần đông các bạn khi đi làm thường sẽ ngại học. Thời gian càng dài, các bạn càng ngại học, lười học và chán nản.  Thời gian đào tạo nhân sự mới không nên dài quá Người thực hiện chương trình đào tạo Người thực hiện chương trình đào tạo đóng vai trò rất quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo. Nếu người đào tạo có kiến thức chuyên môn vững vàng cùng kinh nghiệm dày dặn sẽ đưa ra được những ví dụ và bài tập thực tiễn giúp nhân viên cảm thấy hào hứng. Còn nếu người trực tiếp đào tạo có chuyên môn kém thì sẽ khó hấp dẫn được người nghe. Một số người chỉ có kiến thức chuyên môn mà không có kinh nghiệm thực tiễn sẽ đưa ra các bài học thuần về lý thuyết. Điều này sẽ khiến người nghe cảm thấy buồn ngủ, khó tập trung vào bài học. Ngược lại, những người chỉ có kinh nghiệm thực tiễn, không có kiến thức chuyên môn sẽ khó thuyết phục được người nghe vì không thể giải thích nguyên lý. Nội dung chương trình đào tạo  Yếu tố quan trọng tiếp theo của chương trình đào tạo nhân viên mới là nội dung đào tạo. Nội dung đào tạo nhân viên mới càng chi tiết sẽ giúp giảng viên dễ dàng soạn giáo án, tiết kiệm thời gian nghiên cứu. Song song với đó, nội dung chi tiết sẽ giúp nhân viên hiểu nhanh hơn và dễ dàng sắp xếp thời gian để hoàn thành khóa học.  Phương pháp đào tạo Phương pháp đào tạo là yếu tố quan trọng tiếp theo trong một khóa đào tạo nhân viên mới. Phương pháp đào tạo thông minh sẽ tiết kiệm thời gian đào tạo và học hành. Việc này sẽ góp phần giảm thiểu chi phí của công ty. Điều quan trọng hơn là phương pháp đào tạo tốt sẽ giúp nhân viên hiểu vấn đề nhanh hơn, hạn chế tình trạng không hiểu hoặc hiểu sai. Đánh giá và đo lường kết quả Để có được một khóa học chất lượng thì việc đánh giá và đo lường kết quả là điều không thể bỏ qua. Quá trình đánh giá sẽ giúp lãnh đạo thấy được ưu nhược điểm của khóa học để tìm cách nâng cao chất lượng đào tạo. Toàn bộ quá trình đánh giá và đo lường cần được thực hiện trên kết quả báo cáo bằng số liệu mới có thể đảm bảo tính khách quan và chính sách. Đo lường và đánh giá là bước quan trọng trong quá trình đào tạo 5. Quy trình đào tạo nhân viên mới hiệu quả Muốn đào tạo được những lứa nhân viên tốt, chất lượng cần có một quy trình đào tạo cụ thể. Mỗi doanh nghiệp sẽ có những quy trình riêng sao cho phù hợp với từng sản phẩm và dịch vụ doanh nghiệp cung cấp. Dẫu vậy, các bước đào tạo nhân viên mới tổng quan nhất gồm 4 bước như sau: Bước 1: Xác định nhu cầu đào tạo Trước khi tiến hành đào tạo, bạn cần xác định nhu cầu đào tạo nhân viên dành cho mục đích gì. Ví dụ, với các khóa học dành cho nhân viên mới là những người chưa có kinh nghiệm thì mục đích đào tạo nhân viên mới là để giúp họ hiểu về công ty, quy trình làm việc và những đầu mục công việc họ cần thực hiện. Còn với những người mới nhưng đã có kinh nghiệm thì sẽ chia ra thành hai nhóm nhỏ sau đây: - Nhóm nhân viên mới: Chương trình đào tạo tập trung vào việc giúp họ nắm được quy trình làm việc của công ty. Đồng thời, khóa học cần củng cố thêm kiến thức, công cụ giúp nhân viên mới có thể thực hiện và hoàn thành công việc trong thời gian ngắn nhất. - Nhóm quản lý mới: Đối với nhóm quản lý, khóa đào tạo cần tập trung vào quy trình làm việc, cách quản lý nhân sự và mục tiêu của công việc hướng tới. Có thể nói, mỗi nhóm nhân viên khác nhau sẽ có những mục tiêu khác nhau trong công việc. Chính vì vậy, công ty cần xác định chính xác nhu cầu của từng đối tượng để có thể đưa ra nội dung giảng dạy và thời lượng học phù hợp. Đón tiếp nhân viên mới là việc làm rất quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp  Bước 2. Thiết kế và phát triển chương trình đào tạo Sau khi đã xác định nhu cầu đào tạo của từng nhóm, bạn nên thiết kế chương trình đào tạo dành cho từng nhóm nhân viên. Dù chương trình đào tạo có đơn giản hay phức tạp thì đều cần có những thông tin sau đây: - Lịch sử thành lập và tổng quan về công ty     - Bộ máy tổ chức, quy định, chính sách của công ty. - Nội quy và quy trình làm việc tại công ty làm việc  - Hệ thống thông tin liên hệ của công ty Mục đích để nhân viên nắm bắt được những thông tin quan trọng cũng để bắt tay vào công việc trong những ngày đầu tiên một cách dễ dàng. Bên cạnh những thông tin cơ bản này, khóa học cần cung cấp thêm những thông tin về vị trí công việc nhân viên làm. Việc phát triển chương trình đào tạo tới đâu sẽ phụ thuộc vào mục đích đào tạo ban đầu của công ty đề ra. Bước 3. Triển khai chương trình đào tạo Đây cũng được xem là một trong những bước quan trọng trong quy trình đào tạo nhân viên mới của mỗi một doanh nghiệp, công ty. Chương trình đào tạo nên được triển khai ngay sau khi nhân viên vào công ty, địa điểm và thời gian cụ thể sẽ do công ty sắp xếp. Mỗi buổi học nên có ít nhất một chuyên gia đứng lớp, đây có thể là chuyên gia do công ty mời về hoặc là một lãnh đạo có nhiều năm kinh nghiệm tại công ty. Những kiến thức sẽ được triển khai trong các buổi đào tạo gồm có: - Giới thiệu tổng quan về thị trường, ngành, sản phẩm, dịch vụ trong lĩnh vực mà công ty bạn hoạt động  - Phổ biến những thông tin cơ bản về công ty - Kiến thức cơ bản cho vị trí công việc mà nhân viên mới sẽ đảm nhiệm - Nội dung công việc và các đặc trưng riêng của từng vị trí. - Kiến thức nâng cao bạn cần phải có hoặc sẽ được đào tạo tại công ty - Kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp và thuyết phục khách hàng (đối với nhân viên kinh doanh), kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng telemarketing, kỹ năng đàm phán, v.v… để bồi dưỡng thêm những kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ và tác phong làm việc thật chuyên nghiệp và hiệu quả cho các nhân viên mới.  Doanh nghiệp cũng có thể đào tạo qua các kiến thức của các bộ phận có liên quan để nhân viên có thêm nhiều kỹ năng để phối hợp nhịp nhàng trong công việc. Qua đó giúp nhân viên có định hướng rõ ràng về nghề nghiệp, để góp phần phát triển công ty. Triển khai chương trình đào tạo Bước 4. Đánh giá và cải thiện chương trình đào tạo Sau khi kết thúc chương trình đào tạo, quản lý cũng như bộ phận nhân sự cần trao đổi cụ thể hơn với nhân viên trong suốt quá trình đào tạo. Việc đưa ra đánh giá từ người quản lý với nhân viên mới cũng là cách để họ nắm bắt rõ hơn năng lực thực tế làm việc cũng như định hướng nghề nghiệp theo đúng yêu cầu và nguyện vọng của họ. Bên cạnh đó, việc đánh giá giúp công ty hoàn thiện hơn quy trình đào tạo nhân viên mới để phát huy tốt hơn trong tương lai. Có thể thấy quản trị nhân sự đang trở thành một trong những nghề hấp dẫn bởi sự năng động linh hoạt. Tuy nhiên, để trở thành nhà quản lý nhân sự chuyên nghiệp thành công bạn cần phải nỗ lực học hỏi, trau dồi thêm rất nhiều. 6. Lưu ý khi xây dựng quy trình đào tạo nhân viên mới Cách đào tạo nhân viên mới mới sẽ phát huy hiệu quả nếu doanh nghiệp chú ý những vấn đề sau: - Bạn phải biết mục đích của quy trình đào tạo này là gì cũng như ấn tượng đầu tuên mà bạn mong muốn đọng lại với nhân viên mới là gì? - Nhân viên mới họ cần biết về môi trường làm việc mới như thế nào để họ có thể yên tâm và thoải mái trong ngày đầu làm việc - Những quy định nào mà nhân viên cần nắm được để không vi phạm trong ngày đầu làm việc. Đồng thời những chính sách nào cần phổ biến trong những ngày đầu làm việc. - Biết được những công cụ nào cần thiết để cho nhân viên mới dễ dàng làm việc hơn - Người quản lý cần làm những gì để đào tạo nhân viên mới? Họ cần làm gì để tạo cầu nối gắn kết nhân viên với môi trường mới? Tổng kết Trên đây là vai trò và toàn bộ quy trình đào tạo nhân viên mới đối với các doanh nghiệp mà chúng tôi đã thông tin chi tiết. Hy vọng doanh nghiệp của bạn có thể xây dựng quy trình đào tạo nhân viên mới chuẩn mang lại nhiều lợi ích.
19/06/2019
5840 Lượt xem